Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ công tác Tòa án trong năm 2022.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Tòa án điện tử

Nhã Thanh | 09/01/2022, 15:37

Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ công tác Tòa án trong năm 2022.

Sáng 9.1, TAND tối cao đã khai mạc Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2022. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến hơn 800 điểm cầu tại hệ thống Tòa án.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022

Năm 2022, theo lãnh đạo TAND tối cao, ngành Tòa án có 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội, TAND tối cao đã đề ra.

Tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Hoàn thành các dự án luật được Quốc hội giao. Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử, phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ.

Triển khai nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả Đề án cải cách tư pháp trong TAND, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của TAND các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động công vụ.

Tăng cường ứng dụng CNTT xây dựng Tòa án điện tử; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính - tư pháp, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận hành chính tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch hoạt động của Tòa án; và làm tốt công tác xây dựng Đảng; thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về xây dựng chỉnh đốn Đảng.

tang-cuong-ung-dung-cntt-xay-dung-toa-an-dien-tu.jpg
Hội nghị được diễn ra tại trụ sở TAND tối cao - Ảnh: M.H

Trước đó, sáng 8.1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với TAND Tối cao và bấm nút khai trương Trung tâm giám sát, điều hành; Trung tâm thông tin- Thư viện; Phần mềm trợ lý ảo và nền tảng xét xử trực tuyến của TAND Tối cao.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý ngành Tòa án thêm một số nội dung, trong đó nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp trong TAND với nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT và đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số các mặt hoạt động của Tòa án theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Nhiều sự kiện nổi bật trong năm 2021

Trong năm qua, ngành Tòa án đã có nhiều sự kiện nổi bật, trong đó, phải kể đến sự kiện Ban cán sự đảng TAND tối cao quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và đẩy mạnh xây dựng chiến lược cải cách tư pháp mới trong TAND.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình tuyên thệ nhậm chức; Chủ tịch nước trao Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao; Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Hệ thống TAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngoài ra còn có các sự kiện, gồm Triển khai thi hành có hiệu quả Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đưa vào sử dụng Trung tâm Tư liệu - Thư viện TAND, Trung tâm Giám sát và Điều hành TAND và phần mềm Trợ lý ảo; hoàn thành xây dựng mới 35 trụ sở TAND cấp huyện; hoạt động hợp tác quốc tế được mở rộng và tăng cường.

Đặc biệt, trong năm qua, TAND đã tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng lớn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.

Năm 2021, các Tòa án đã xét xử rất nhiều vụ án với nhiều bị cáo phạm các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đã gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm đều được xét xử kịp thời, nghiêm minh.

Điển hình như vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; vụ án “Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Nhận hối lộ” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.

Vụ án xảy ra tại Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí Ethanol Phú Thọ và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam; vụ án xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên. Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại UBND TP.Hà Nội và các đơn vị liên quan do bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội) cùng các đồng phạm thực hiện.

Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Vụ án xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, (cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) và 18 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sài Gòn…

Cùng với đó, Tòa án các cấp tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19; xét xử kịp thời các vụ án vi phạm về phòng chống COVID-19.

Cụ thể, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, TAND tối cao đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Tòa án cùng cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch COVID-19 và hướng dẫn các Tòa án giải quyết, xét xử kịp thời các vụ án hình sự liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Bài liên quan
Tòa án ứng dụng CNTT: Thuận lợi cho người dân, phù hợp thời đại số
Tăng cường ứng dụng CNTT; đổi mới thủ tục hành chính tư pháp; tiếp tục thực hiện công khai bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án trên cổng thông tin điện tử…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Tòa án điện tử