Tama là động vật đầu tiên trên thế giới được giao trọng trách lớn lao là làm trưởng ga tàu và đến tận hôm nay, cô mèo này vẫn là biểu tượng văn hóa đáng tự hào trong lòng người dân xứ sở phù tang.

Tama: Từ con mèo hoang đến 'trưởng ga tàu', biểu tượng văn hóa tự hào của Nhật Bản

23/07/2018, 16:25

Tama là động vật đầu tiên trên thế giới được giao trọng trách lớn lao là làm trưởng ga tàu và đến tận hôm nay, cô mèo này vẫn là biểu tượng văn hóa đáng tự hào trong lòng người dân xứ sở phù tang.

Năm 2004, Tama là một con mèo hoang lang thang khắp đường phố Wakayama may mắn được một người chủ Koyama đem về nuôi nấng. Cũng vào thời điểm đó, vì quá ít khách nên nhà ga xe lửa Kishi rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề, thậm chí đứng trên bờ vực bị đóng cửa nhưng lại vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Sau đó, chính phủ quyết định tái cấu trúc bằng cách mời gọi những doanh nhân giúp điều hành và quản lý.

Tháng 4/2006, ông Koyama được giao nhiệm vụ quản lý nhà ga Kishi. Trong lúc đau đầu suy nghĩ về kế hoạch vực dậy nhà ga, ông quyết định tiến cử mèo cưng của mình. 1 năm sau, cô mèo Tama được Thống đốc tỉnh Wakayama lúc đó là Yoshinobu Nisaka bổ nhiệm làm "trưởng ga tàu" đảm nhận nhiệm vụ chào đón các hành khách đến với ga Kishi.

Một tuần, Tama chỉ làm việc từ thứ 3 đến thứ 5 và “lương thưởng”, “phúc lợi” được quy ra thành những phần thức ăn bổ dưỡng dành cho mèo. Vẻ đáng yêu của Tama biến nhà ga trở thành điểm tham quan nổi tiếng. Khách từ khắp nơi kéo đến ga Kishi để được diện kiến Tama và chụp ảnh cùng “cô nhân viên” đặc biệt này. Các bức ảnh và đồ lưu niệm in hình Tama nhờ đó cũng bán rất chạy.

Vị trưởng ga “4 chân” dễ thương trở thành nam châm hút du khách, lượng người đi tàu ở ga Kishi đã tăng vọt 10% và doanh thu của ga tăng 17% ngay trong năm đầu tiên. Theo số liệu thống kê, Tama đã đóng góp 1,1 tỷ yên cho nền kinh tế địa phương.

Nhờ sự nỗ lực trong công việc, vào năm 2008 Tama được thăng chức làm Tổng trưởng ga. Đặc biệt, cô nàng được cấp văn phòng riêng mới toanh, chiếc mũ viền vàng đính kèm huy hiệu. Em và mẹ của Tama sau đó cũng được tuyển vào làm việc tại nhà ga Kishi với tư cách trợ lý, hỗ trợ cho “trưởng ga tàu” trong công việc.

Bắt đầu từ mùa Xuân năm 2009, hình ảnh của Tama đã được sử dụng rộng rãi trên các chuyến tàu. Thời điểm tu sửa lại nhà ga Kishi, người ta cũng tận dụng triệt để hình ảnh của cô mèo đáng yêu này cho phần trang trí. Không chỉ đối với người địa phương mà tất cả người dân Nhật Bản từ lâu đã xem Tama là một biểu tượng văn hóa, chứng tỏ đức tin rằng mèo thật sự mang lại nhiều điều tốt lành.

Tháng 6/2015, Tama qua đời ở tuổi 16 (tương đương 80 năm tuổi mèo) sau cơn suy tim tại bệnh viện dành cho động vật của địa phương. Sự ra đi của cô mèo “trưởng ga” để lại nhiều nỗi tiếc nuối, hơn 3.000 người từ khắp nơi đổ về nhà ga Kishi để dự đám tang của Tama. Thống đốc tỉnh Wakayama sau đó đã chỉ đạo dựng bức tượng đồng cô mèo này và đem thờ trong ngôi đền Shinto.

Hàng nghìn người từ khắp nơi kéo đến dự đám tang của “ga trưởng” Tama.

Tama được thờ trong ngôi đền Shino.

Theo BK/Helino

Bài liên quan
Đánh thức tiềm năng văn hóa của các dân tộc thiểu số
Là một bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia nhưng văn hóa của các dân tộc thiểu số vẫn mang những bản sắc riêng có, mới lạ và đầy hấp dẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tama: Từ con mèo hoang đến 'trưởng ga tàu', biểu tượng văn hóa tự hào của Nhật Bản