Rất nhiều người nhận định, cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài hẳn sẽ rất "thoáng" về vấn đề đồng tính. Tuy nhiên, theo trải nghiệm của Nguyễn Thanh Tùng, một người đồng tính nam sinh ra và lớn lên tại Úc, mọi chuyện dường như không phải như vậy. Nếu không nói là hoàn toàn trái ngược. 

Tâm thư của một người đồng tính nam gốc Việt tại Úc

Một Thế Giới | 27/02/2014, 19:44

Rất nhiều người nhận định, cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài hẳn sẽ rất "thoáng" về vấn đề đồng tính. Tuy nhiên, theo trải nghiệm của Nguyễn Thanh Tùng, một người đồng tính nam sinh ra và lớn lên tại Úc, mọi chuyện dường như không phải như vậy. Nếu không nói là hoàn toàn trái ngược. 

Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
 Nguyễn Thanh Tùng (tên tiếng Anh Michael) sinh năm 1981. Anh sinh ra và lớn lên tại Úc. Toàn bộ gia đình của anh cũng đang cư ngụ tại đây. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, trái tim của anh vẫn luôn hướng về quê hương của mình: Việt Nam.
Công việc chính của anh Nguyễn Thanh Tùng là luật sư. Bên cạnh đó, anh còn hoạt động như một nhà báo tự do ủng hộ cho bình quyền của cộng đồng LGBT ở Úc. Năm 2013, trong một chuyến đi về Việt Nam, anh đã có dịp tiếp xúc với những đại diện của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội và Môi trường ICS và Trung tâm ICS. Tại đây, anh đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đến với những thành tựu mà cộng đồng LGBT Việt Nam đã đạt được trong vài năm trở lại đây. Đồng thời, thông qua đó, chia sẻ về câu chuyện của chính mình.
Đây là lá thư mà anh Nguyễn Thanh Tùng đã nhờ báo Một Thế Giới gửi đến iSEE, ICS nói riêng cũng như cộng đồng LGBT Việt Nam nói chung. Theo đó, nói lên những cảm xúc của chính anh sau chuyến đi và gửi lời chúc đến những người đã và đang đấu tranh cho những điều tốt đẹp đang diễn ra tại quê hương mình.
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Từ trái sang: Trần Khắc Tùng (tổng giám đốc ICS) - Nguyễn Thanh Tùng - Huỳnh Minh Thảo (giám đốc truyền thông ICS) 
Hỡi các đồng chí của tôi, 
Tôi muốn dùng từ đồng chí bởi vì sau hôm gặp mặt bàn luận chiến dịch vì bình quyền ở Việt Nam, tôi nhận thấy có một sự bình đẳng và tình đồng chí với các bạn, với các nhà hoạt động vì quyền bình đẳng tại Việt Nam. 
Hy vọng lá thư này sẽ bắt được tinh thần lạc quan, ý chí ngùn ngụt cùng sự lạc quan ở lần chúng ta gặp nhau. Cảm ơn các bạn đã dành thời gianđể chia sẻ với tôi về những gì đã phải chịu đựng trong cuộc đấu tranh vì cộng đồng chúng ta. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Sự chia sẻ cởi mở, chân thành của các bạn đã cho tôi dũng khí để kể câu chuyện của riêng tôi, khi làm một nhà hoạt động tại Úc và hành trình nhận ra mình là người đồng tính. Tôi cho rằng những người đồng tính có thể sống độc lập và công khai xu hướng tính dục nên tự hào về bản thân mình, để từ đó trở thành nguồn cảm hứng và tiếp thêm sức mạnh cho những ai chưa thể công khai. 
Ngày còn bé, tôi không bao giờ dám đối mặt với khả năng mình không phải người dị tính. Áp lực từ cái xã hội không chấp nhận người đồng tính và việc học ở trường nam sinh cũng không giúp ích được gì hơn. Tôi cứ cố nghĩ mìnhchỉ đang lớn lên và dễ bị “hấp dẫn” vềtâm sinh lý bởi cả hai giới mà thôi. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Sau khi chia tay với mối tình đầu đã quen nhiều năm là một người con gái, tôi bắt đầu nhận ra sự khác biệt. Lên trung học, việc tham gia vào các hoạt động văn nghệ nghiêm túc và được chọn vào vai chính trong vở nhạc kịch của trường đã giúp tôi ngày càng nhận thức rõ hơn về xu hướng tính dục của mình. 
Năm thứ ba đại học, tôi tham gia vào chiến dịch phổ cập giáo dục đại học đến nhiều người ở những hoàn cảnh khác nhau. Tại đây, tôi được tiếp xúc với những ý tưởng đấu tranh cho sự công bằng của cộng đồng chúng ta. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Trong thời gian tôi giúp cho nhiều người có thể vào đại học một cách công bằng, nhiều nhà hoạt động vì quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT cũng thường đến các buổi biểu tình của chúng tôi và cho thấy sự đoàn kết của họ với chúng tôi. Họ luôn thoải mái với chính con người thật của mình. 
Tôi vẫn còn nhớ tại một sự kiện, nhóm nhà hoạt động đồng tính có một gian hàng để phát những bộ dụng cụ an toàn tình dục và tờ rơi về chiến dịch vì bình quyền. Điều làm tôi ngạc nhiên là gian hàng của họ được bao phủ sắc cầu vồng rực rỡ. Chính cách sống tự hào về bản thân của họ đã truyền cảm hứng, khiến cho tôi khát khao được đứng chung hàng ngũ với họ. Tôi tiến đến quầy hỏi thăm về chiến dịch, tìm hiểu xem mình có thể làm được gì... Đó là lần đầu tiên tôi công khai đứng về phía những gì khác biệt. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Lúc ấy tôi dù chưa nhận thức được hoàn toàn việc bản thân là người đồng tính, tôi vẫn cảm thấy một mối liên hệ mạnh mẽ với các nhà hoạt động và muốn tìm cách làm thế nào để góp phần vào chiến dịch ngăn chặn sự phân biệt đối xử và định kiến. Có lẽ đó chính là thời điểm quan trọng giúp tôi có thể “mặt dày” hơn - một yếu tố quan trọng khi làm một nhà hoạt động đấu tranh vì những điều bản thân tin tưởng. Một thời gian ngắn sau đó, tôi nhận ra tôi càng cần phải “mặt dày” hơn để có thể yêu một người đồng tính công khai.
Tôi bắt đầu học cách đối mặt với những khó khăn tăng dần theo hoàn cảnh. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Khi tôi nói với anh trai tôi đang hẹn hò với một chàng trai khác, anh ấy đã bảo những lời nói đó như “đâm vào trái tim mình". Tuy nhiên, sau đó anh ấy cũng nói sẽ yêu thương tôi dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa và chấp nhận con người thật của tôi. Mặc dù vậy, để đạt được điều đó, tôi cũng đã trải qua một chặng đường rất dài. 
Khi hẹn hò bạn trai đầu tiên, tôi luôn cảm thấy khó khăn khi thể hiện tình cảm nơi công cộng. Không phải lúc nào tôi cũng đủ dũng khí như cái ngày tôi đứng ở gian hàng cầu vồng mà công khai thể hiện sự khác biệt của bản thân. Chính sự thiếu tự tin đã làm lung lay các mối quan hệ của tôi, thậm chí nó đã khiến cho một vài mối quan hệ chấm dứt. 
Phải trải qua một thời gian dài tôi mới có đủ dũng khí để hài lòng với chính mình một cách công khai. Kinh nghiệm này là một phần quan trọng giúp tôi tìm ra con người thật của mình. Chính vì thế, tôi không hề hối hận một chút nào cả mà chỉ ước rằng có thể học nhanh hơn. 
Ở Úc vẫn có rất nhiều người kì thị đồng tính (homophobia) và thế giới quan của cộng đồng người Việt tại Úc vẫn chẳng thay đổi mấy kể từ năm 1975. Những cuộc hội đàm về đồng tính vẫn xoay quanh vấn đề đồng tính là bệnh. Họ cứ hiểu sai rằng đồng tính có khả năng lây nhiễm và có thể điều trị được. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Việc liên hệ được với Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội & Môi trường và Trung tâm ICS đã dạy tôi những từ tiếng Việt cần thiết để diễn tả mối quan hệ đồng tính, tham gia vào cuộc chiến chống những người kỳ thị người đồng tính trong cộng đồng người Việt tại Úc, thậm chí là trong chính gia đình tôi. 
Mặc dù mẹ tôi nói vẫn luôn yêu tôi nhưng tôi biết rằng để nói về chủ đề đó với bà là rất khó. Bà cảm thấy vai trò người mẹ cũng như công dân trong cộng đồng của bà sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó. Tôi không muốn làm bà đau khổ hay khó xử, nhưng tôi cũng đồng thời nhận thức rằng bà sẽ vẫn cảm thấy xấu hổ nếu không có sự thay đổi quan điểm nào về người đồng tính trong cộng đồng dân cư chúng tôi. Thế nhưng việc im lặng và nấp mình trong tủ sẽ không thể xóa bỏ sự xấu hổ cho mẹ tôi. Việc đó cũng chẳng thể thắt chặt mối quan hệ của mẹ con tôi hay đưa chúng tôi lại xích gần nhau hơn. Tôi yêu mẹ, tôi muốn bà biết chuyện gì đang xảy ra trong đời tôi: người tôi đang hẹn hò, người tôi yêu, người tôi sẽ cùng chia sẻ cuộc đời... 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Chỉ có chiến dịch vì bình quyền mới có thể giúp mọi người hiểu rằng tình yêu của các cặp đôi đồng tính cũng không khác gì những cặp đôi dị tính. Chỉ khi mọi người hiểu hơn về cộng đồng chúng tôi thì mẹ tôi mới ngừng xấu hổ khi có đứa con là gay.
Trong suốt những năm qua, Úc và Việt Nam cũng đã có những bước tiến trong công cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng, nhưng những bước tiến này quá chậm. Đến năm 1997, chính quyền bang cuối cùng ở Úc mới công nhận đồng tính không phải là tội. Tới tận năm 2008, Chính phủ Úc mới gỡ bỏ lệnh phân biệt đối xử trong 85 điều luật về vấn đề hưu trí, thuế, an sinh xã hội, nhập cư và quyền công dân. Dù vậy, Úc vẫn chưa công nhận đăng ký quan hệ đồng tính hay quyền bình đẳng hôn nhân trong cả nước. Cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng vẫn chưa kết thúc, thậm chí ở Úc còn có một tổ chức hoạt động để tước đi quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT. Thỉnh thoảng, những tổ chức này thành công trong việc ngăn cản bước tiến bình quyền và nó sẽ khiến cho không ít người nản lòng. 
Nhìn thấy các bạn thành công ở Việt Nam trong việc nâng cao hình ảnh cộng đồng dưới con mắt truyền thông và công chúng khiến tôi rất cảm kích. Việc các bạn xuất hiện trên trang nhất của tờ báo nổi tiếng nhất nước là điều tôi chưa bao giờ dám tưởng tượng sẽ xảy ra sớm đến thế. Những người tôi đã nói chuyện trong cộng đồng đều rất cởi mở khi nói về sức ảnh hưởng của chiến dịch. 
Tam thu cua mot nguoi dong tinh nam goc Viet tai Uc
Vậy nên, một lần nữa, cảm ơn các bạn đã chia sẻ kinh nghiệm với tôi. Tôi chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong chiến dịch những tháng tới khi Quốc hội Việt Nam thảo luận về luật hôn nhân gia đình. 
Điều này rất quan trọng tới cộng đồng chúng ta ở Việt Nam. Và bạn cần biết rằng, điều đó cũng vô cùng quan trọng đối với cộng đồng Việt kiều ở các quốc gia khác trên thế giới. Ba mẹ chúng tôi vẫn sống với những giá trị xã hội và tiêu chuẩn cộng đồng ở Việt Nam. Chiến dịch của các bạn không chỉ có tiềm năng thay đổi nhận thức của người Việt Nam, tôi tin rằng nó còn có khả năng thay đổi nhận thức của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. 
Chào thân ái và quyết thắng, 
Nguyễn Thanh Tùng 

Tuấn Trinh - Thanh Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tâm thư của một người đồng tính nam gốc Việt tại Úc