Mỗi độ xuân về, người Việt Nam có thói quen ra sạp mua vài ấn phẩm Xuân để dành "nhâm nhi" trong mấy ngày tết. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, trước sự bành trướng của báo mạng, thói quen tao nhã này đang dần bị mai một. Hơn chục năm trước còn thấy người bán báo dạo ở bến xe, bến phà, trên các tuyến đường nhưng giờ đã vắng bóng...

Tâm sự những người bán báo: Báo Xuân năm nay khó bán quá

Lê Ngọc Dương Cầm | 14/01/2017, 07:36

Mỗi độ xuân về, người Việt Nam có thói quen ra sạp mua vài ấn phẩm Xuân để dành "nhâm nhi" trong mấy ngày tết. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, trước sự bành trướng của báo mạng, thói quen tao nhã này đang dần bị mai một. Hơn chục năm trước còn thấy người bán báo dạo ở bến xe, bến phà, trên các tuyến đường nhưng giờ đã vắng bóng...

Sáng nay (13.1), chúng tôi dạo quanh đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM, gần trụ sở cũ của báo Tuổi Trẻ. Hơn chục năm trước, khu vực này là "thiên đường báo chí", có đủ tên các đầu báo của cả nước được bày bán, với hàng chục sạp báo. Bây giờ,số sạp báo đếm được ở đây chưa hết bàn tay.

Ngồi bên sạp báo đủ thểloại nằm trên vỉa hè,bà Thu Nga than: "Tết này nữa làtui đã có 23 năm làm nghề bán báo. Ngày xưa, ở khúc đường này có hơn 30 sạp báo, đâu thưa vắng như bây giờ. Thời buổi công nghệ, giới trẻ đọc báo mạng nhiều, chỉ còn những người lớn tuổi như tui mới đọc báo in nên khó bán lắm. Tui già rồi, không còn sức khỏe để đi làm nghề khác, một phần cũng vì yêu cái nghề này nên vẫn còn ngồi ở đây. Mấy đứa trẻ chuyển nghềhết, một số đứa đi làm nghề chạy taxi, một số khácthìbán quán cà phê hết rồi".

Bà Thu Nga sắp xếplại những chồng báo cho bắt mắt để thu hút người qua lại -Ảnh: Dương Cầm

"Năm nay tui bỏ ra hơn 40 triệu để lấy báo Xuân về bán. Coi tưởngnhiềuvậy chứchỉ lấy bằng 2/3 số lượngnăm ngoái. Có người quanh năm chỉ ghé mua một tờ báo Xuân, còn ngày thường họ đọc báo mạng không hà. Vậy màvẫn khó bán.Tui vẫn còn bán được lai rai vì tui bán lâu năm, sạp lạicó đầy đủ các đầubáo, chủ yếu là khách quen tìm tới. Thôi, còn kiếm cơm được chút đỉnh là mừng rồi", bà Thu Nga chia sẻ thêm.

Gần sạp báo của bà Thu Nga, hai chị em bà Chi Mai đang ngồi đợi khách vào mua báo. Hai chị em này đã có thâm niên 30 nămngồi bán báo trước nhà in Lê Quang Lộc.

Bà Lý, em gái của bà Mai tự hào: "Chị em tui bán báo ở đây từ cái thời chị Kim Hạnh còn là Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tòa soạn chưa chuyển đi. Chắc lúc đó chú còn xách cặp đi học, từ năm 1986 tới giờ.Hỏi tên hai chị em tui thìtrong làng báo nhiều người biết đó".

"Năm trước bán còn đỡ, năm nay khó bán quá. Từ sáng đến giờ, tui mới bán được 13 tờ nhật báo, còn báo Xuân chỉ mới bán được 8 cuốn thôi", bà Chi Mai nói -Ảnh: Dương Cầm

Bà Mai chia sẻ: "Năm nay tui lấy mỗi đầu báo Xuân từ 5 đến 10 cuốn. Trả tiền hết cho họ rồi, giờ đang cố bán cho hết. Năm trước bán còn đỡ, năm nay khó bán quá. Từ sáng đến giờ, tui mới bán được 13 tờ nhật báo, còn báo Xuân chỉ mới bán được 8 cuốn thôi. Kiểu nàynăm sau nếu có đăng ký nhận báo Xuân về bán, chắc tui phải suy nghĩ lại".

"Tui theo nghề bán báo suốt mấy chục nămcũng vì lý do thích đọc báo. Giờ già rồi, không biết làm gì khác, bán được bao nhiêu thì bán", bà Mai buồn bã.

Bà Lýtiếp lời chịmình, nhớ lại: "Ngày xưa, vào những ngày cận tết, mỗi lần có khách tấp vào, có người mua tới 500-600 ngàn đồng báo các loại. Bây giờ bán từ sáng đến tối chỉ được vàitrăm ngàn. Tui cũng không buồn làm gì, báo in ở Mỹ còn chết, huống gì ở Việt Nam. Bây giờ nào là Zalo, Facebook, báo điện tử... một miếng bánh chia ra nhiều người thì mỗi người nhận phần phải ít thôi".

"Thiên đường báo chí" trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 của những ngày xưa, giờ chỉ còn loe ngoe vài sạp báo -Ảnh: Dương Cầm

Hơn 8 giờ tối qua, chúng tôi cũng đến sạp báo của bà Nguyễn Thị Kim Mai, 71 tuổi, trước nhàsố 749 Trần Hưng Đạo, quận 5. Bà Mai tự hào: "Người nước ngoài đi ngang sạp báo của tuihay ghé lại xin chụp ảnh, khen tui trình bày đẹp đó".

Ăn vội hộp cơm của người con trai làm nghề chạy taxi vừa mang đến, bà Mai nhớ về thời hoàng kim của báo giấy: "Tui bán báo Xuân tại chỗ này đã 24 năm, chưa năm nào còn cùbáokhông bán được. Báo lấy vềchỉ cần 3 ngày là người ta mua hết sạch, có người mua cả 4-5 cuốn cùng lúc. Một ngày tui bán được 5 triệu đồngtiền báo là bình thường".

Hơn 8 giờ tối, bà Nguyễn Thị Kim Mai vẫn ngồi bên sạp báo, chờ có người đến mua các ấn phẩm Xuân -Ảnh: Dương Cầm

Bà Kim Mai chia sẻ năm nay bà bỏ ra gần 30 triệu đồng đểlấy các ấn phẩm Xuân về bày bán. Chỉ tay vào các thùng các-tôngnằm dưới sạp, bà Mai than thở: "Tui còn mấy thùng báo nữa, đang rầu muốn chết. Năm nay khó bán vô cùng. Các tòa soạn ra báo Xuân vào thứ 3 tuần rồi. Ngày đầu tiên tôi bán được 1,8 triệu đồng, ngày thứ hai giảm xuống cón 1,4 triệu đồng... và cứ thếgiảm dần. Tuần này, cao lắm mộtngày bán được chỉgần 1 triệu đồng. Tui ngồi tới giờ này, nãy giờ chú thấy có ai mua cuốn nào đâu?".

"Tuivẫn còn hy vọng. Chắc vài ngày nữa người ta lãnh lương cuối năm thìsẽ ra mua hết", bà Mai nói.

Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tâm sự những người bán báo: Báo Xuân năm nay khó bán quá