Đầu năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn không được tiếp tục tổ chức dạy tăng tiết trái buổi có thu tiền của học sinh như những năm học trước. Điều này đã làm giáo viên chúng tôi không khỏi khốn đốn! Và mấy ai biết rằng, giáo viên khổ lắm ai ơi...

Tâm sự của một cô giáo ngày 20.11: Giáo viên khổ lắm ai ơi...

Một Thế Giới | 20/11/2014, 09:27

Đầu năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn không được tiếp tục tổ chức dạy tăng tiết trái buổi có thu tiền của học sinh như những năm học trước. Điều này đã làm giáo viên chúng tôi không khỏi khốn đốn! Và mấy ai biết rằng, giáo viên khổ lắm ai ơi...

Tôi là một giáo viên dạy Văn cấp 3 với thâm niên gần 20 năm kinh nghiệm. Nhưng buồn thay, mức lương mỗi tháng tôi nhận được cho những giờ dạy chính thức của mình chỉ ở mức khoảng 4 triệu đồng. Dù chỉ có một đứa con nhưng với nguồn thu nhập ít ỏi cộng thêm tiền lương của chồng, cuộc sống của gia đình tôi cũng trở nên chật vật và khó khăn hơn rất nhiều.

Quy định của Sở GD-ĐT không phải là vô lý khi tình trạng học sinh bị học quá tải, thậm chí có nhiều em còn bị áp lực, ám ảnh học tập đến mức phải nhập viện điều trị nhưng xét ở một khía cạnh khác, quy định đó lại vô tình làm khó cho giáo viên chúng tôi. Với nhiều nội dung, kiến thức mới được cải tiến, bổ sung thêm qua mỗi năm nhưng số lượng tiết học vẫn không hề thay đổi.

Mỗi tuần trung bình tôi dạy chính thức từ 5-6 buổi. Trước đây khi còn được cho phép dạy tăng tiết, chúng tôi có thể dạy thêm 2-3 buổi/tuần. Nhưng còn bây giờ, với thời gian lên lớp ít ỏi như vậy, chúng tôi không thể nào dạy hết được nội dung theo chương trình của Sở cho các em, chưa nói đến việc cho các em ôn luyện, kiểm tra và giúp các em mở rộng kiến thức của mình.

Nhiều người có định kiến với chúng tôi, thậm chí còn có những suy nghĩ tiêu cực: Giáo viên cố tình không dạy những nội dung trọng tâm trong giờ học chính thức mà kéo qua những buổi học thêm, học tăng tiết để lấy tiền học sinh. Ai theo học thì được nâng đỡ, điểm số lúc nào cũng đẹp, còn ai cố gắng chống đối thì chỉ có nước “bị đì”.

Thật sự nghe xong những suy nghĩ ấy, chúng tôi không biết nên cười hay nên khóc nữa? Trong cuộc sống, với bao nhiêu lo toan, bao nhiêu bận tâm, người nào lại không cần đến tiền, huống chi là giáo viên chúng tôi. Nhưng đồng thời, chúng tôi là những giáo viên, là những người “gieo kiến thức” cho thế hệ tương lai của đất nước, với đạo đức, với chức trách của mình, ai lại cố tình “làm tiền” học sinh của mình như vậy? Tất nhiên, không thể phủ nhận vẫn có “những con sâu làm rầu nồi canh” nhưng đó chỉ là thiểu số mà thôi, tôi nghĩ không một giáo viên nào lại muốn làm khó học sinh, làm khó phụ huynh của mình.

Không ai muốn mình phải làm thêm ngoài giờ, không ai muốn thời gian nghỉ ngơi mà vẫn phải làm việc, giáo viên chúng tôi cũng không ngoại lệ. Nếu như việc dạy học ở trường giúp chúng tôi trang trải được cuộc sống thì chúng tôi cũng không cần phải lách luật mà dạy thêm làm gì.

Đồng lương quá ít ỏi cộng thêm việc kiến thức không được truyền tải một cách đầy đủ, trọn vẹn, không đem lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp, buộc chúng tôi ngoài giờ dạy chính thức của mình vẫn phải bươn chải với những lớp dạy thêm bên ngoài. Nhân ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, hi vọng ngoài những lời chúc mừng, ca tụng, những cơ quan có thẩm quyền hãy làm những hành động thiết thực để giúp đỡ cho giáo viên chúng tôi!

Quỳnh Mai ghi

(Theo lời kể của cô Nguyễn Thu)

Bài liên quan
ĐBQH: Nhiều giáo viên đang 'ngại' xử lý vi phạm của học sinh
ĐBQH cho rằng đang thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
20 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tâm sự của một cô giáo ngày 20.11: Giáo viên khổ lắm ai ơi...