Hôm qua là COVID-19. Giờ đây là mưa bão, đất núi sụp đổ liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người dân, người lính đang muốn sống an lành.

Tại sao thiên tai liên tiếp xảy ra trên thế gian này?

Nhà báo Nguyễn Công Khế | 18/10/2020, 15:43

Hôm qua là COVID-19. Giờ đây là mưa bão, đất núi sụp đổ liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người dân, người lính đang muốn sống an lành.

Tôi đang sống trên bờ sông Đồng Nai, chứng kiến hàng giờ với sự tàn phá môi trường do bàn tay con người. Từ sáng tinh mơ đến đêm hôm khuya khoắt, cảnh tượng khai thác cát ồ ạt, đánh bắt cá bất chấp, từ đàn cá con các loại, bị cào diệt bằng điện, bằng thuốc độc, bằng lưới cào các loại... Không có sinh vật nào dưới đáy sông này sống sót được...

Cách nay 10 năm, 20 năm hay xa hơn về trước, người ta nghèo hơn bây giờ, nhưng lương thiện hơn rất nhiều. Cá, tôm, cua dưới đáy các dòng sông đầy ắp. Người ta chỉ đánh bắt những con cá, con tôm cỡ lớn để đem ra chợ, sông rạch đầy ắp cá tôm, những đàn cá con sống hoà thuận với hạt phù sa sông Đồng Nai.

Tôi từng viết thư trực tiếp cho Giám đốc công an mới của tỉnh Đồng Nai nói về nạn cát tặc trên dòng sông này. Tôi đã nói rất nhiều lần với anh em cảnh sát đường sông, bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác trên dòng sông này, với phường sở tại và cũng thuyết phục những người đi đánh cá trên sông, nhưng hiện tình hình có vẻ như không được cải thiện bao nhiêu. Cá lớn, cá con đều muốn sạch bóng. Những người đi đánh bắt cá tôm, ngày càng thưa cập ghe vào nhà tôi để bán cá, vì sắp cạn kiệt nguồn tài nguyên cá tôm từng vô tận trên dòng sông này.

Những khu rừng nguyên sinh tôi từng nhìn thấy vẻ hùng vĩ của nó trước và sau chiến tranh cũng đã cạn kiệt. Lúc còn thơ bé, mỗi chiều bụng đói cồn cào, nhìn lên dãy núi giáp biên giới Lào, nghe câu ca dao Mẹ tôi thường ngân nga: “Chim bay về núi, tối rồi. Mẹ ơi, lo liệu lấy nồi nấu cơm...". Tôi nhớ lại một dãy núi màu xanh trước đôi mắt tuổi thơ tôi, hồn nhiên và trùng điệp.

Gỗ và cây của những cánh rừng bất tận của quê hương đã không được bảo vệ. Đốn cây lấy gỗ, cày ủi rừng già, rừng non vô tội vạ, ngăn sông làm thuỷ điện thiếu quy hoạch khoa học, bất chấp tất cả vì những lợi ích trước mắt của một số nhóm người tham lam và các nhà quản lý chính quyền các cấp vô trách nhiệm, mà trước đây, những nhà lâm học và môi trường tâm huyết của miền Trung như ông Hoàng Đình Bá đã từng cảnh báo gay gắt.

Ngày hôm nay, trước cảnh mưa lũ tàn phá miền Trung, dân chết, bộ đội cứu nạn chết thảm thương liên tiếp. Núi lở, đất chùi, ngập lụt diễn ra ở quy mô lớn, báo hiệu một sự trừng phạt từ thiên nhiên, từ trời đất đối với con người.

Con người. Hãy dừng lại tội ác mà mình từng gieo, khi đã quá muộn!

Bài liên quan

(3) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
2 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao thiên tai liên tiếp xảy ra trên thế gian này?