Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).

Tài sản trí tuệ mới của người Việt tăng cả về lượng và chất

Thu Anh | 08/10/2019, 19:12

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).

Tại Hội thảo “Phổ biến chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) và tham vấn Báo cáo đánh giá tác động chính sách sửa đổi Luật SHTT” (ngày 7 - 8.10 tại Hà Nội), ông Đinh Hữu Phí (Cục trưởng Cục SHTT) cho biết mục tiêu quan trọng là việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Ngoài ra, theo Cục trưởng Cục SHTT, tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về SHTT của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).

Cụ thể, số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 - 8%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 - 10%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 - 14%/năm, trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài…

Về phía Bộ KH-CN, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết trong thời đại KH-CN phát triển như vũ bão hiện nay, SHTT trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Năm 2018, sau 32 năm đổi mới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 480 tỉ USD, xuất siêu trị giá 6,8 tỉ USD. Năm 2019, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, ước tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 500 tỉ USD.

Với tầm quan trọng của SHTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và hành động để thúc đẩy hoạt động này. Cụ thể như Chiến lược SHTT đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22.8.2019; ngày 14.6.2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật SHTT để thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định CPTPP mà Việt Nam phải thi hành ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Để thực hiện mục tiêu trên, phía Cục SHTT đã có chiến lược rõ ràng bao gồm các nhiệm vụ về hoàn thiện chính sách, pháp luật về SHTT; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT; tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT; thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ; khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ; phát triển các hoạt động hỗ trợ về SHTT…

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tài sản trí tuệ mới của người Việt tăng cả về lượng và chất