Khi dự Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2018 (WEF) ở Thụy Sĩ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp rằng “chúng tôi hy vọng điều đó”, khi hãng tin nhà nước TASS (Nga) hỏi ông có muốn xây dựng quan hệ đối thoại với Nga hay không.

Tại diễn đàn Davos, Tổng thống Mỹ tỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Nga

Trần Trí | 28/01/2018, 14:53

Khi dự Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2018 (WEF) ở Thụy Sĩ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp rằng “chúng tôi hy vọng điều đó”, khi hãng tin nhà nước TASS (Nga) hỏi ông có muốn xây dựng quan hệ đối thoại với Nga hay không.

Hồi đầu tháng 1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói Moscow sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Washington, nhưng “tình hình chính trị ở Mỹ chưa yên hẳn”.

Khi tranh cử tổng thống, ông Trump từng hứa sẽ có quan hệ tốt hơn với Nga. Nhưng nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, cùng những bất đồng về chính sách đối ngoại đã khiến chưa có sự tiến bộ nào.

Ngày 26.1 tại Davos, xem ra ông Trump sẵn sàng thực hiện lời hứa. Sau đó, TASS dẫn lời người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin: “Điều này phù hợp với quan điểm mà Tổng thống Nga đã nói nhiều lần”.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, hai kình địch Nga-Mỹ có thời gian ngắn quan hệ ấm nồng. Nhưng theo Newsweek, ông Putin từ lâu muốn phục hồi sức mạnh quân sự và thế lực chính trị cho Nga, khiến phương Tây và nhất là Mỹ chỉ trích, sau thời gian hưởng lợi vì sự suy yếu của cường quốc Liên Xô.

Hai Tổng thống Mỹ George W.Bush và Barack Obama đều muốn làm việc với Nga. Vấn đề là sau khi Mỹ-Nga tái ký thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân START năm 2010 (thời Tổng thống Nga Dmitry Medvedev), đã xảy ra một loạt cuộc biểu tình phản đối cuộc bầu cử quốc hội Nga năm 2011.

Theo Newsweek, Thủ tướng Nga lúc đó là ông Putin, đã chỉ trích Mỹ chi tiền cho dân Nga gây rối. Năm 2012, ông Putin trúng cử tổng thống, lại chỉ trích ông Obama can thiệp vào Trung Đông, gồm cho phép CIA chống lưng quân nổi dậy toan lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, một đồng minh của Nga.

Tiếp đó là cuộc nổi dậy ở Ukraine tháng 2.2014, buộc Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich phải bỏ chạy qua Nga. Tiếp đó, Nga sáp nhập Crimea, khiến NATO xem đó là mối đe dọa. Khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và Nga đã chạy đua vũ trang ở vùng biên giới châu Âu.

Trong thời gian cuối nhiệm kỳ 2, ông Obama tăng những quan điểm chống Nga, khiến quan hệ Nga-Mỹ càng xuống cấp trầm trọng.

Ông Trump thường xuyên ca ngợi lãnh đạo Nga, muốn đối thoại với Nga, thậm chí cùng Nga quyết tâm đánh bại bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).Nhưng ông Trump lại quyết ủng hộ NATO, tấn công căn cứ không quân Syria hồi tháng 4.2017, khiến ông có quan hệ căng thẳng với Tổng thống Putin. Các nghị sĩ Mỹ liên tục đòi trừng phạt Nga với cớ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Cho đến nay, Mỹ vẫn là thế lực quân sự vượt trội nhất thế giới, nhưng Nga và Trung Quốc đều tăng tốc hiện đại hóa quân đội, mở rộng tầm ảnh hưởng đến khắp thế giới, khiến NATO đã phải đánh giá lại vị thế của liên minh này.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại diễn đàn Davos, Tổng thống Mỹ tỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Nga