Đến 17 giờ ngày 20.3, tài công Nguyễn Văn Thưởng, người lái sà lan đâm sập cầu Ghềnh đã ra đầu thú. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương khắc phục sự cố sớm nhất.

Tài công lái sà lan đâm sập cầu Ghềnh ra đầu thú

Một Thế Giới | 20/03/2016, 18:02

Đến 17 giờ ngày 20.3, tài công Nguyễn Văn Thưởng, người lái sà lan đâm sập cầu Ghềnh đã ra đầu thú. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương khắc phục sự cố sớm nhất.

Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-1
 Xử lý sự cố điện tại hiện trường 
Chiều 20.3, tài công Nguyễn Văn Thưởng là chủ của sà lan, cũng là người lái sà lan đã ra đầu thú. Còn chủ của chiếc tàu lai dắt sà lan là một phụ nữ tên Hồng (ngụ quận Phú Nhuận) cũng đã làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã phân công Thứ trưởng phụ trách Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường và lãnh đạo Ủy ban ATGT quốc gia và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương có mặt tại hiện trường phối hợp cùng lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng xử lý và khắc phục hậu quả. Phó thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn để làm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do vụ tai nạn gây ra.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo Tổng công ty đường Sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị liên quan của Trung ương và tỉnh Đồng Nai tiến hành các hoạt động cứu hộ, cứu nạn cần thiết; tổ chức cảnh báo, hướng dẫn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông qua khu vực; huy động tối đa các nguồn lực, khẩn trương sửa chữa những kết cấu bị hư hỏng, phục hồi tình trạng kỹ thuật để thông tuyến đường sắt Bắc-Nam trong thời gian ngắn nhất.

Phó thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông và Công an tỉnh Đồng Nai bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, chỉ huy giao thông và khẩn trương điều tra xác minh nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật dẫn đến vụ tai nạn trên.

Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng công ty điều chỉnh phương án tổ chức chạy tàu phù hợp với tình hình vụ việc, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông; phối hợp với các doanh nghiệp vận tải khác để điều chỉnh phương thức vận tải hợp lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho chủ hàng và đảm bảo lịch trình đi lại lợi nhất cho hành khách bị ảnh hưởng do sự gián đoạn của tuyến sắt Bắc-Nam gây nên.

Ngoài ra, Bộ GTVT vừa có thông báo chính thức gửi các cơ quan báo chí thông tin về vụ sà lam đâm vào trụ cầu Ghềnh (tại Km 1699+860 thuộc khu gian đường sắt Biên Hòa - Dĩ An) làm gãy trụ cầu và làm sập hai nhịp 2 và 3 của cầu.

Vụ đâm đã làm nhịp 3 bị rơi xuống sông hoàn toàn, nhịp 2 đầu nam rơi xuống sông, đầu bắc rơi gác lên trụ số 1; sà lan bị lật úp trên sông. Hiện chưa xác định được thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân ban đầu được xác định do sà lan đã vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông qua cầu Ghềnh.

Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, các Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Nhật vàđoàn công tác của Bộ GTVT đã đến hiện trường để chỉ đạo công tác xử lý, khắc phục sự cố.

Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác đặc biệt giúp Bộ chỉ đạo khắc phục sự cố cầu Ghềnh. Tổ công tác do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm Tổ trưởng, thành viên là lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, Cục Đường thủy nội địa VN và các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ GTVT. Tổ công tác có nhiệm vụ trực tiếp đến hiện trường sự cố để xác định nguyên nhân; sơ bộ đánh giá, xác định mức độ hư hỏng cầu Ghềnh và chỉ đạo công việc liên quan đến khắc phục sự cố cầu; đề xuất các giải pháp ban đầu để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa; đề xuất, thẩm định các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục sự cố cầu.

Công an Đồng Nai bước đầu đã thông tin về chiếc sà lan “hung thần” này. Chủ phương tiện được xác định là bà Nguyễn Thu Hồng (quê Đồng Nai, ngụ chung cư 43 Hồ Văn Huê, Phú Nhuận, TP HCM). Chiếc sà lan này được đăng ký để chở hàng khô. Tuy nhiên, khi xảy ra tai nạn lực lượng chức năng ghi nhận chở cát, sỏi khô.

Sà lan này có chiều dài 42,83 m, rộng 12,23 m, ngang 2,9 m, mạn khô 0,41 m, chiều cao mạn là 3,3m. Vỏ sà lan được làm bằng thép, được thiết kế vào năm 2007.

Theo công an, sở hữu đầu kéo chở chiếc sà lan gây tai nạn là ông Phan Thế Thượng (quê Tiền Giang), lần kiểm tra kỹ thuật gần nhất là giữa tháng 10.2015.

Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-2
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-3
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-4
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-5
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-6
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-1
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-8
 
Tai cong lai sa lan dam sap cau Ghenh ra dau thu-hinh-anh-9
 
Giang Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tài công lái sà lan đâm sập cầu Ghềnh ra đầu thú