Hãng Reuters cho biết những quốc gia tổng chiếm hơn 60% sản lượng kinh tế thế giới và hơn một nửa dân số toàn cầu sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay.
Góc nhìn

Tác động kinh tế của các cuộc bầu cử năm nay

Cẩm Bình 11/01/2024 16:38

Hãng Reuters cho biết những quốc gia tổng chiếm hơn 60% sản lượng kinh tế thế giới và hơn một nửa dân số toàn cầu sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay.

Tập đoàn dịch vụ tài chính Morningstar khuyến cáo các thị trường đang đối mặt với “quả bom thùng phiếu”, đồng thời nhắc nhở sự kiện đem lại thay đổi lớn như bầu cử thường gây ra tình trạng bán tháo.

Châu Âu chuẩn bị chứng kiến bầu cử tại Bồ Đào Nha, Bỉ, Croatia, Romania, Áo và Nghị viện châu Âu (EP) trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Phe cánh hữu đang lớn mạnh và nhiều khả năng gia tăng quyền lực trên khắp lục địa già. Họ chủ trương siết chặt hạn chế nhập cư, đảo ngược chính sách khí hậu.

Đà khởi sắc của cổ phiếu và trái phiếu Ý năm 2023 có thể bị ảnh hưởng nếu phe cánh hữu trỗi dậy mạnh mẽ làm suy yếu quá trình hội nhập sâu rộng của lục địa già. Việc Liên minh châu Âu (EU) tăng nợ chung toàn khối để hỗ trợ phục hồi hậu đại dịch đã giúp Ý giảm bớt rủi ro về nợ thời gian qua.

tac00.jpg
Phe cánh hữu đang trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu - Ảnh: Euronews

Cử tri Nga sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 17.3, gần như Tổng thống Vladimir Putin sẽ làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Phương Tây đang cân nhắc tịch thu số tài sản Nga đang bị đóng băng như tiền mặt hay trái phiếu chính phủ nước ngoài, Moscow tuyên bố sẵn sàng trả đũa.

Hai năm qua kinh tế Nga tăng trưởng nhờ chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ, ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất ngăn đồng rúp mất giá quá nhiều.

tac1.jpg
Cử tri Nga trong một lần bầu cử - Ảnh: CNN

Ở Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi nhiều khả năng sẽ tiếp tục nắm quyền. Cường quốc Nam Á này là một trong số điểm đến ưa thích của dòng tiền đầu tư rời khỏi Trung Quốc, tuy nhiên lạm phát dai dẳng có thể gây tổn hại cho đảng Bharatiya Janata cầm quyền.

Năm ngoái Ấn Độ khiến kinh tế thế giới biến động vì áp đặt hạn chế xuất khẩu với gạo, lúa mì và đường. Việc quay trở lại chủ nghĩa dân túy tài chính có nguy cơ đẩy thâm hụt tài chính của Ấn Độ lên cao.

Bầu cử Tổng thống Mỹ chắc chắn tạo ra tác động lớn. Nhiều khả năng năm 2024 chứng kiến màn tái đấu giữa cựu Tổng thống Donald Trump với đương kim lãnh đạo Joe Biden.

Thị trường không bị tác động quá lớn khi bầu cử năm 2020 làm bạo loạn nổ ra, nhưng lời lẽ gay gắt mà hai bên dành cho nhau lần này khiến giới đầu tư lo lắng về nguy cơ bất ổn xã hội. Một cuộc bầu cử quá căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải tìm cách ngăn chặn suy thoái do chính sách tăng lãi suất.

Giá trị đồng USD cũng sẽ dao động theo tình hình bầu cử. Còn chứng khoán đối mặt nguy cơ bị tổn hại do giới đầu tư cẩn trọng với kịch bản cả đảng Dân chủ cùng đảng Cộng hòa đều dùng rào cản thương mại làm công cụ tranh cử khiến căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Giới phân tích lo ngại thuế quan có thể thúc đẩy lạm phát, khiến giá trị đồng USD tăng hơn nữa nên làm suy yếu nhân dân tệ, euro và peso Mexico. Cam kết cắt giảm chi tiêu của đảng Cộng hòa có thể ảnh hưởng giao dịch trái phiếu. Chính sách dầu mỏ cũng rất đáng quan tâm: cựu Tổng thống Trump chủ trương tăng khai thác trong khi đương kim lãnh đạo Biden thì ngược lại.

tac22.jpg
Bầu cử Tổng thống Mỹ chắc chắn tạo ra tác động lớn - Ảnh: AP

Tại Anh, đảng Lao động đối lập đứng trước cơ hội tái nắm quyền khi bầu cử diễn ra vào cuối năm 2024. Họ chủ trương nới lỏng quy định về quy hoạch (đem lại rủi ro cho các đơn vị xây dựng) cũng như sửa đổi chính sách thuế (có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp năng lượng). Đảng này cũng muốn thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Liên minh châu Âu (EU), điều có thể giúp tăng giá trị đồng bảng Anh.

Bài liên quan
Ứng viên thân Nga dẫn đầu bầu cử tổng thống Romania nhờ TikTok?
Calin Georgescu, một chính trị gia cực hữu ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã bất ngờ dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Romania.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác động kinh tế của các cuộc bầu cử năm nay