Cuối tháng 3 vừa qua, nhà báo Nguyễn Viết Thái công bố bộ ảnh về Trường Sa nhân dịp 39 năm giải phóng Trường Sa (một phần trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975). Những tấm ảnh được nhà báo Nguyễn Viết Thái chụp 26 năm trước khi ông còn là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh. 

T34/85 - Xe tăng huyền thoại của Việt Nam trên đảo Trường Sa

Một Thế Giới | 17/05/2014, 07:59

Cuối tháng 3 vừa qua, nhà báo Nguyễn Viết Thái công bố bộ ảnh về Trường Sa nhân dịp 39 năm giải phóng Trường Sa (một phần trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975). Những tấm ảnh được nhà báo Nguyễn Viết Thái chụp 26 năm trước khi ông còn là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh. 

Đó cũng là thời điểm mà quân ta vừa anh dũng chiến đâu trong chiến dịch Chủ quyền 88 chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. 
Trong ảnh, người ta đã nhìn thấy có một loại xe tăng trên đảo Trường Sa. 
Đó là chiếc xe tăng T-34/85 rất phổ biến trong lịch sử chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, dưới sự điều khiển linh hoạt, thông minh và sáng tạo của các chiến sĩ Việt Nam thì nó là những thứ vũ khí tuyệt vời để bảo vệ đảo, có ý nghĩa đặc biệt trong việc chống đổ bộ.
T34/85 - Xe tang huyen thoai cua Viet Nam tren dao Truong Sa
T-34 trong thế chiến thứ hai 
 Tăng T-34 được sản xuất rất nhiều trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại phát xít Đức. Nhờ lực lượng T-34 hùng hậu, Liên Xô đã thắng giòn giã quân Đức trong cuộc đấu tăng đi vào lịch sử và tạo ra bước ngoặt trong Thế chiến 2. T-34/85 là phiên bản nâng cấp của T-34 được sản xuất vào giai đoạn cuối Thế chiến 2.
Vũ khí chính trên T-34/85 là nòng pháo 85 mm với số đạn tiêu chuẩn 60 viên và có uy lực lớn trong các cuộc đấu tăng. 
Trong thế chiến thứ 2, với các xe tăng hạng nặng của phát xít Đức như Xe con cọp (Tiger) thì đạn của T-34/85 có thể phá hủy tan tành ở cự ly 200 đến 500 mét. 
Còn với loại xe tăng hạng nhẹ của phát xít Đức như xe Con báo (Panther) thì ở ngoài cự ly 500 mét cũng bị đạn của T-34/85 phá hủy. 
Khoảng cách bắn lớn nhất mà pháo của T-34/85 đạt được là 4,6 km. Đạn của T-34/85 cũng được mô tả là có khả năng khoan đào cao và rất hữu hiệu trong việc phá công sự.
Về khả năng phòng ngự, tăng T-34/85 nặng đến 32 tấn và là một trong những loại tăng khá nặng ở thời điểm thế chiến thứ 2. Sở dĩ loại tăng này nặng do có lớp giáp bọc thép rất dày từ 20 đến 90 mm tùy vị trí. 
T-34/85 có thể chạy tối đa khoảng cách 300 cây số và nếu có bình nhiên liệu phụ gắn thêm thì nó còn hoạt động rộng hơn. 
Về tốc độ, T-34/85 đạt tốc độ tối đa 50 cây số/giờ và đó là con số khá ấn tượng vào thời điểm thế chiến thứ 2 nếu biết rằng sẽ tăng con Cọp của Đức khi đó chạy tối đa chỉ là 40 cây số/giờ.
Ngay cả viên tướng nổi tiếng của phát xít Đức là Friedrich von Mellenthin năm 1956 cũng phải dành những lời tán dương khi đánh giá về xe T-34. “Bước vào cuộc chiến, người Nga có một lợi thế lớn về vũ khí, đó là xe tăng T-34 ưu việt hơn bất kỳ một loại xe tăng nào của Đức ở thời điểm đó... 
Thiết kế xe tăng của người Nga rất tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Họ tập trung hiện đại hóa những điểm cốt lõi như nâng cao sức mạnh của pháo tăng, tăng độ dày của khiên chắn trên tháp pháo và thiết kế vỏ giáp nghiêng chống đạn xuyên rất tốt. 
Họ cũng nâng cấp hệ thống treo khiến nó tốt hơn nhiều so với các loại xe tăng của Đức và xe tăng của các cường quốc phương Tây khác. Chúng tôi không có loại xe tăng tương đương với nó”, Mellenthin viết.

Anh Tú (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
T34/85 - Xe tăng huyền thoại của Việt Nam trên đảo Trường Sa