Những nghệ sĩ lớn thường phát tiết “tinh anh”, cảm xúc của mình qua hình thể tác phẩm nhiều loại hình nghệ thuật. Bùi Giáng là một nhà thơ tài năng như vậy. Sau ngày Trung niên thi sĩ mất (7.10.1998), nhiều tác phẩm hội hoạ của ông tiếp tục được tìm thấy.

Sự thật về những bức tranh của Bùi Giáng

Nguyễn Hữu Hồng Minh | 08/08/2017, 09:19

Những nghệ sĩ lớn thường phát tiết “tinh anh”, cảm xúc của mình qua hình thể tác phẩm nhiều loại hình nghệ thuật. Bùi Giáng là một nhà thơ tài năng như vậy. Sau ngày Trung niên thi sĩ mất (7.10.1998), nhiều tác phẩm hội hoạ của ông tiếp tục được tìm thấy.

Mới đây, mộtbức tranhcủa Bùi Giáng vừa được đưa ra gâychú ý tronggiới thưởng ngoạn mỹ thuật. Bức chân dung Trung niên Thi sĩ vẽ từ năm 1988. Cái lạ của ký hoạ này tuy là một gương mặt nhưng được ông chú thích hai người đó là vẽNguyễnDu và PhạmThái.

"Nguyễn Du - Phạm Thái", bức chân dung vừa được tìm thấy của Trung niên Thi sĩ

Có nhiều lý giải về chú thích bức tranh. Một phía nghiêng về trạng thái mê mê tỉnh tỉnh lên đồng của "Thi sĩ điên". Khi sướng lên là ông vẽ thôi. Bất cần biết ai. Nhưng một phíakhác lý giải Bùi Giáng hoàn toàn không điên mà ông vẽ rất có ý thức.

Ai cũng biết sinh thời ngoài thơ ông còn viết rất nhiều khảo luận,nghiên cứu về một số tác phẩm kiệt tác cổ điển Việt Nammà ông đặc biệt yêu thích trong đó có tác phẩm Kiều của Nguyễn Du và Văn tếTrương Quỳnh Như của PhạmThái. Tuy nhiên cả Nguyễn Du (1766 - 1820) và Phạm Thái (1777 - 1813) đều không để lại cho hậu thế một di ảnh nào.

Bức tranh có thể đã đi ra từ những nhân vật của các tác phẩm đó là hai ôngTừ Hải, Trương Đăng Thụvới những câu thơ tài hoa mô tả,oanhliệt,uy dũng, đại trượng phu như "Râu hùm hàm én mày ngài/Vai năm tấc rộng thân mười thước cao" chăng? Như vậy Bùi Giángkhông vẽ người mà là... vẽ thơ!

Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt. Cuộc đời ông để lại gia tài thơ đồ sộ có lẽ phải lên tới hàng ngàn bài và không hiếm những giai thoại thơ. Tuy nhiên, ngoài thơ, thời gian gần đâytranh của ông cũng có rất nhiều giai thoạithú vị nhưtrên.

Trong một bài viết trước đây,chúng tôi có kể câu chuyện khiđến tư giacủa nhà thơ Ngô Văn Tao trên đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1, TP. HCM tìm tư liệu cho bài viết tranh ký họa Trịnh Công Sơn thì bất ngờ phát hiện ra ông Tao còn sưu tập, lưu trữđược một sốtranh "hiếm quý" của Bùi Giáng.

Bức tranh "Quê chàng là Ithaque" ông Ngô Văn Tao sở hữu của thi sĩ Bùi Giáng

Bức tranh ông Tao sở hữu có khổ 1m x 1,5m, vẽ sơn dầu, có tênQuê chàng là Ithaque,chữ ký của Bùi Giáng và bút tích của ông ghi năm thực hiện là 63 (có lẽ viết tắt năm 1963) tại Sài Gòn. Bức tranh vẽ chủ đạo 3 gam màu vàng, đỏ và đen. Bố cục nổi rõ lên một chàng thi sĩ tóc bềnh bồng đang ngồi trên một cỗ xe có hai con ngựa kéo.

Theo ghi nhận riêng của chúng tôi thì bức sơn dầu này "ý tại ngôn ngoại", có kỹ thuật và rất độc đáo. Tuy là thể hiện bằng màu sắc nhưng có lẽ nội dung gửi gắm hướng đến một đề tài trừu tượng hơn là thuần túy phản ánh hiện thực. Đó có thể là trạng thái thoát tục của người làm nghệ thuật, đặc biệt là một tâm hồn thi ca thường xuyên thăng hoa như Bùi Giáng. Nhìn bức tranh như hiểu thêm ý một câu thơ ông viết mà nhiều người cho là bí hiểm: "Lạc loài đã rớt đi đâu/Chiếc chìa khóa mộng rực màu so le". Tranh ông như giải thêm nghĩa cho thơ.

Bìa tập thơ in chung của thi sĩ Bùi Giáng và Ngô Văn Tao với chủ đạobức tranh"Quê chàng là Ithaque". Bên trái là chân dung Bùi Giáng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ông Tao cho biết đã mua bức tranh này một cách khá tình cờ của một độc giả yêu tác phẩm thơ Bùi Giáng bán lại: "Tôi cũng không rõ làm sao anh ta có bức tranh này", ông Tao hồi tưởng. Khi chúng tôi đặt câu hỏi nghi hoặc liệu có phải đúng là tranh Bùi Giáng hay không thì ông Tao quả quyết ngày còn sống, giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng và ông Tao là thân hữu. Rất nhiều lần ông Tao hỏi Bùi Giáng về tác giả bức tranh. Bùi tiên sinh đã xác nhận chính là tranh ông vẽ.

Tự họaBùi Giáng thưởBài ca quần đảo - 1972

Khi làm bìa cho tập thơ chung in song ngữ Việt Pháp của hai ôngVào chung cục thơ- La commune poétique aventure (NXB Hội nhà văn 2004), ông Tao đã chụp hình bức tranh này làm bìa. Kết thúc câu chuyện, ông Tao nói: "Còn bao nhiêu tranh của Bùi Giáng quả là câu hỏi kỳ thú. Từ bấy đến nay, tôi cố ý tìm thêm nhưng chưa thấy".

Thi sĩ tự họatrên tờ lịch

Nhà thơ trẻ Vương Huy ở Cai Lậy, Tiền Giang - một người mê thơ Bùi Giáng đã sưu tầm gần đầy đủ các tác phẩm thơ, dịch, khảo luận của ông từ trước đến nay vừa thông tin cho chúng tôi biết, anh từng tìm thấy một phiên bản chụp bức tranhQuê chàng là Ithaquevới chỉ hai màu đen trắng in trong tác phẩm Heidegger và tư tưởng hiện đại do Bùi Giáng viết và dịch in ở Sài Gòn năm 1963. Tấm hình này minh họa cho mục Heidegger và hình bóng của Nietzsche là một phần quan trọng trong cuốn sách đã kể trên của ông. Như vậy có thể thấy Bùi Giáng là tác giả bức tranh trên là có cơ sở.

Bức tranh "Gửi đêm" của Bùi Giáng từng được đấu giá 27 ngàn đô

Chúng tôi cũng đã tìm được nhiều tư liệu khẳng định Bùi Giáng từng vẽ rất nhiều tranh. Ví dụ cuốnBùi Giáng trong tôi(NXB Văn nghệ 2005), một cuốn sưu tầm khá công phu của nhà thư pháp Hồ Công Khanh. Theo lời kể của tộc Bùi ở Vĩnh Trinh, Duy Xuyên - Quảng Nam, cụ thể là ông Bùi Vịnh, một bào đệ thì:

"Năm 1950, Bùi Giáng đỗ tú tài II ban văn chương. Năm 1952 vào Sài Gòn dạy học, viết sách và vẽ tranh". Và một người thầy của Bùi Giáng là giáo sư Vũ Ký khi gặp lại ở Sài Gòn thời gian trên thì: "Bùi Giáng đã nghỉ dạy học tư để cầm cọ bôi mực loay hoay vẽ tranh trong căn nhà lụp xụp ở hẻm Trương Minh Giảng". Đặc biệt, tập sách trên còn tìm được rất nhiều tranh vẽ bằng mực tàu, bút bi khá độc của Bùi Giáng.

Hoạ sĩ Đinh Cường và thi sĩ Bùi Giáng

Đáng chú ý vàthuyết phụcnhất, gần đây, họa sĩ Đinh Cường trong bài viết có nhan đề"Bùi Giáng - Đi về với gió du côn"ông xác tín: "Anh (Bùi Giáng) đã ở qua rất nhiều nơi, những năm 1960, đường Phan Thanh Giản, nhà cháy, về đường Trương Tấn Bửu, có lúc ở trong Đại học Vạn Hạnh. Thời kỳ này anh vẽ nhiều tranh bột màu trên giấy, có khi là bút chì sáp, nhiều nhất là bút bi. Đã triển lãm tranh bột màu lần duy nhất tại nhà sách Albert Portail (về sau là nhà sách Xuân Thu, đường Đồng Khởi, TP.HCM)".

Theo nguồntin đáng tin cậy từ một Nhà sưu tập, bức tranh Gửi đêm của Bùi Giáng đã từng đấu giá thành công 27 ngàn đô trong một triển lãm.

Như vậy xem ra khó có thể xem tranh Thi sĩ là "nghiệp dư" bởi chínhgiá tranh của ông cũng đang là ước mơ của nhiều hoạ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng xem ravẫn khóđủ khi ngày còn sống, thi sĩ đã từng thao thiếttự hỏi"Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu?"

Nguyễn Hữu Hồng Minh
Bài liên quan
Chính quyền An Giang vào cuộc vụ khai thác trái phép hơn 875.000m3 đất
UBND tỉnh An Giang đã việc thành lập Tổ xem xét, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng đất của Công ty cổ phần Xây lắp An Giang tại cụm công nghiệp, thị trấn An Phú, huyện An Phú.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật về những bức tranh của Bùi Giáng