Khải Hoàn Môn, "nhân chứng" lịch sử của nước Pháp bỗng trở thành "nạn nhân" sau vụ biểu tình lớn nhất thập niên ở Paris.

Sự thật ít biết về Khải Hoàn Môn, niềm tự hào của nước Pháp

thyhang | 08/12/2018, 09:33

Khải Hoàn Môn, "nhân chứng" lịch sử của nước Pháp bỗng trở thành "nạn nhân" sau vụ biểu tình lớn nhất thập niên ở Paris.

Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố.

Với hơn 1,3 triệu lượt khách mua vé thăm viếng mỗi năm, Khải Hoàn Môn hiện đứng thứ 10 trong Top những công trình hút khách du lịch bậc nhất ở kinh đô ánh sáng Paris.

Mới đây, niềm tự hào, biểu tượng lịch sử của nước Pháp bỗng trở nên tan hoang, các bức tượng bị đập phá bởi những kẻ chống đối. Có lẽ chưa có cuộc biểu tình nào xâm phạm và gây tổn hại cho văn hóa Pháp như cuộc biểu tình ngày thứ Bảy 1.12 vừa qua.

Khải Hoàn Môn của nước Pháp tan hoang sau cuộc biểu tình

Sau đây là một số điều ít ai biết về Khải Hoàn Môn:

Vào năm 1806, Hoàng đế Napoléon I đã cho xây dựng Khải Hoàn Môn (tiếng Pháp gọi là L’arc de triomphe de l’Étoile) để tôn vinh quân đội, kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng của các đạo quân Pháp.

Tuy nhiên, thật không may mắn là vị Hoàng đế của nước Pháp đã không thấy được công trình khi hoàn thành vì ông mất trước đó 15 năm.

Cấu trúc ban đầu của công trình kiến trúc này mang hình dáng của một con voi khổng lồ!

Công trình do vị kiến trúc sư Jean-Francois Chalgrin (1739-1811) vẽ kiểu theo các đài chiến thắng của thành phố Rome cổ. Bốn tác phẩm điêu khắc lớn nhất là Xuất quân 1792vàKhải hoàn 1810phía Champs-Elysées,Kháng chiến 1814vàHòa bình 1815phía Grande-Armée.

Trong đóXuất quân nổi tiếng hơn cả. Tác phẩm của nhà điêu khắc François Rude cao 11,6 mét, rộng 6 mét. Mặt phía trong bốn chân của Khải Hoàn Môn được trang trí bằng các bức phù điêu miêu tả những trận đánh nổi tiếng. 6 bức phù điêu, 4 phía trên các tượng đài và 2 ở các cạnh bên mô tả những giai đoạn, sự kiện của cách mạng Pháp và đế chế. Ngoài ra bề mặt Khải Hoàn Môn còn có các phù điêu nhỏ khác.

Bức tượng của Marianne bị đập vỡ bởi những kẻ chống đối

Vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm giao của 12 đại lộ và ba quận. Để tới chân công trình, lối đi có tên Passage du Souvenir được xây dựng ngầm dưới quảng trường. Bên dưới vòm cung là phần mộ chiến sĩ vô danh của hai cuộc Thế chiến (từ năm 1920).

Khải Hoàn Môn từng được dùng làm địa điểm cho các lễ quốc táng. Lễ quốc táng lớn nhất là của Đại văn hào Victor Hugo (năm 1885). Linh cữu của ông được đặt dưới vòm cung để toàn dân Paris tỏ lòng tôn kính.

Khải Hoàn Môn là nhân chứng của hai vụ ám sát không thành. Đầu tiên là Tổng thống Charles De Gaulle. Thật may mắn là ông đã sống sót quay trở về. Vụ thứ hai là vào năm 2002, một tay súng đã cố gắng để ám sát Jacques Chirac, nhưng không thành.

Tuy nhiên, Khải Hoàn Môn ở Pháp không phải là duy nhất. Ở Triều Tiên, có một Khải Hoàn Môn lớn nhất nằm ở Pyongyang (Bình Nhưỡng). Đây mới chính là Khải Hoàn Môn lớn nhất thế giới. Công trình kiến trúc này được dựng lên vào năm 1982 để kỷ niệm cuộc kháng chiến chống lại người Nhật.

Khải Hoàn Môn ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên

Ngoài ra, một số nơi còn có những Khải Hoàn Môn cổ nhất thế giới, bao gồm Khải Hoàn Môn Hadrian - Athens, Hy Lạp; Khải Hoàn Môn Marcus Aurelius và Lucius Verus – Tripoli, Libya; hay Khải Hoàn Môn ở Ý.

Minh An (Tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật ít biết về Khải Hoàn Môn, niềm tự hào của nước Pháp