Người dùng TikTok đang lan truyền một ý tưởng tiềm ẩn nguy hiểm: mím chặt môi để ngừng thở bằng miệng vào ban đêm.

Sự nguy hiểm của trào lưu dán miệng khi ngủ trên TikTok

Sơn Vân | 26/10/2022, 18:53

Người dùng TikTok đang lan truyền một ý tưởng tiềm ẩn nguy hiểm: mím chặt môi để ngừng thở bằng miệng vào ban đêm.

su-nguy-hiem-cua-trao-luu-dan-mieng-khi-ngu-tren-tiktok.jpg
Lên lịch thăm khám với chuyên gia về giấc ngủ là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề y tế tiềm ẩn đằng sau việc thở bằng miệng

Nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thì điều này có thể rất nguy hiểm”, bác sĩ Raj Dasgupta, chuyên gia về giấc ngủ, phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California (Mỹ), cho biết.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn gồm các giai đoạn đóng lại toàn bộ hoặc một phần của đường thở trên xảy ra trong thời gian ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là giai đoạn ngưng thở hoặc giảm hô hấp trên 10 giây). Đó là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm và phổ biến nhất. Hơn 1 tỉ người trong độ tuổi từ 30 đến 69 được cho là mắc chứng này, theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Lancet Respiratory Medicine. Các chuyên gia cho biết hàng triệu người khác vẫn chưa được chẩn đoán.

Có rất ít bằng chứng về lợi ích của việc băng miệng và tôi sẽ rất cẩn thận, thậm chí nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi thử”, Raj Dasgupta chia sẻ.

Tuy nhiên, không có video TikTok nào mà CNN đã xem đề cập đến việc thực hành này có thể gây hại theo bất kỳ cách nào.

Một cô gái đã coi những lợi ích của làm đẹp trong giấc ngủ là lý do để dán miệng mỗi đêm.

Tôi ngậm miệng mỗi ngày. Ngủ đúng cách thực sự quan trọng để chống lão hóa, giúp bạn có được vẻ ngoài và tinh thần tốt nhất”, cô nói.

su-nguy-hiem-cua-trao-luu-dan-mieng-khi-ngu-tren-tiktok1.jpg
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có liên quan đến tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường loại 2, trầm cảm, thậm chí tử vong sớm

Bất chấp những mặt trái của việc rụng lông một cách đau đớn hoặc làm tổn thương mô mềm xung quanh miệng, một video khác trên TikTok khuyến nghị dùng “băng giấy cũ thông thường”.

Tôi biết có rất nhiều loại băng dán miệng lạ mắt trên thị trường nhưng bạn không cần. Bạn chỉ cần hình vuông nhỏ này ngay trên môi", một người dùng TikTok cho hay.

Tất cả những điều này có thể bị coi là ngớ ngẩn, ngoại trừ một video cho thấy người phụ nữ nói không thể nhớ lại lý do tại sao cô bắt đầu dán băng vào miệng của mình vào ban đêm. “Sự thật mà nói, tôi không biết. Tôi đã xem trên TikTok và không thể nhớ lợi ích là gì. Nhưng nó giúp tôi ngủ ngon!”, cô nói.

Nguy hiểm khi thở bằng miệng

Dán miệng không phải là điều mới mẻ. Nhiều người đã tìm kiếm cách để ngậm miệng vào ban đêm và có lý do chính đáng để làm điều đó. Thở bằng miệng có thể dẫn đến ngáy và khát nước quá mức vào ban đêm, cũng như khô miệng và hơi thở có mùi vào buổi sáng. Theo thời gian, thở theo cách này có liên quan đến bệnh nướu răng và tình trạng lệch lạc khi răng trên và dưới không thẳng hàng.

Thời thơ ấu, khi xu hướng thở bằng miệng thường bắt đầu, tình trạng này có thể khiến trẻ em phát triển “khuôn mặt thở bằng miệng”. Đó là khuôn mặt thu hẹp với cằm hoặc hàm thụt vào, theo trung tâm y tế học thuật đa khoa Cleveland Clinic.

Trẻ em cũng có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có liên quan đến những khó khăn trong học tập và các vấn đề về hành vi trong thời thơ ấu.

Nhà báo James Nestor cho phép các nhà khoa học bịt mũi anh bằng silicone và băng phẫu thuật trong 10 ngày để xem việc thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Như James Nestor đã mô tả trong cuốn sách Breath: The New Science of a Lost Art, tác động này diễn ra nhanh chóng đến kinh ngạc.

James Nestor mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, huyết áp, mạch, nhịp tim của ông tăng vọt và nồng độ oxy trong máu giảm mạnh, khiến não ông chìm vào một màn sương mù âm u.

Chúng tôi không biết mọi chuyện sẽ tồi tệ như vậy. Chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ rất đáng sợ. Nó xảy ra nhanh chóng, khiến mọi người đều khá ngán ngẩm”, James Nestor nói với CNN.

Tại sao thở bằng mũi là tốt nhất?

Theo các chuyên gia, thở bằng lỗ mũi sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Những sợi lông mịn trong mũi được gọi là lông mao lọc sạch bụi, chất gây dị ứng, vi trùng và các mảnh vụn của môi trường.

Raj Dasgupta nói rằng hít thở bằng mũi cũng làm ẩm không khí đi vào, trong khi không khí khô thở vào bằng miệng có thể gây kích ứng phổi.

Ông nói thêm: “Thở bằng mũi có thể làm giảm huyết áp bằng cách tăng oxit nitrit, một hợp chất trong cơ thể bạn có thể hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp của bạn”.

Ngoài ra, thở bằng mũi giúp thư giãn, đó là lý do tại sao nó thường được khuyến khích, cùng với yoga và thiền, như một cách để thúc đẩy ngủ ngon.

Tuy nhiên, nếu bạn quyết định muốn thử băng miệng, đừng băng miệng theo chiều ngang giống như đang là con tin của kẻ giết người. Ngay cả người dùng TikTok cũng nhấn mạnh điều đó. Chỉ cần một chút băng dính đặt dọc trên môi là có tác dụng.

Nhìn chung, thông điệp quan trọng nhất là phải được đánh giá về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trước thời điểm bạn thử ngủ với băng dán miệng, Raj Dasgupta nói.

Ông nói: “Một khi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được loại trừ hoàn toàn, chúng ta có thể gọi nó là ngáy ngủ. Có nhiều lựa chọn khác để giải quyết chứng ngáy ngủ bên cạnh việc băng miệng, chẳng hạn như miếng dán mũi, thuốc giãn mũi và các bài tập miệng, cổ họng và lưỡi”.

Bạn cũng tránh nằm ngửa khi ngủ, tư thế dẫn đến miệng há ra và lưỡi rơi trở lại cổ họng. Đẩy không khí đi qua chỗ tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra ngáy.

Thở bằng miệng thường liên quan đến dị ứng, cảm lạnh và nghẹt mũi mãn tính. Một vách ngăn lệch (sụn ngăn cách lỗ mũi của bạn) cũng có thể là nguyên nhân. Vách ngăn vẹo có thể chặn đường thở của bạn. Raj Dasgupta nói rằng polyp mũi cũng có thể gây ra điều đó.

Polyp mũi là một u có cuống mềm, không đau, không phải là ung thư, phát triển trên niêm mạc mũi hoặc xoang.

Trẻ em có thể bị viêm VA phì đại, tuyến sau mũi được thiết kế để tránh vi khuẩn và vi rút. Chúng co lại theo tuổi tác, vì vậy đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây thở bằng miệng ở người lớn.

Tất cả các vấn đề y tế tiềm ẩn này có thể được xử lý bằng cách đến gặp bác sĩ tai mũi họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ. Bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị cá nhân cho bạn.

Những vấn đề này nên được giải quyết và đánh giá trước khi băng miệng. Theo quan điểm của tôi, việc ngậm miệng không có khả năng giúp bạn ngủ ngon hơn”, Raj Dasgupta cho hay.

Bài liên quan
Nước châu Á thứ 3 cấm TikTok vì đăng nội dung 'vô đạo đức'
Theo chân Ấn Độ và Pakistan, Afghanistan đã trở thành quốc gia châu Á thứ ba cấm TikTok và các ứng dụng di động của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự nguy hiểm của trào lưu dán miệng khi ngủ trên TikTok