SpaceX tiếp tục thiết lập kỷ lục tái sử dụng tên lửa khi phóng thành công Falcon 9 mang 60 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp hôm 4.2.

SpaceX lập kỷ lục tái sử dụng tên lửa Falcon 9

Long Hải | 05/02/2021, 16:00

SpaceX tiếp tục thiết lập kỷ lục tái sử dụng tên lửa khi phóng thành công Falcon 9 mang 60 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp hôm 4.2.

falcon9.jpg
Tên lửa Falcon 9 mang theo lô vệ tinh internet Starlink thứ 18 lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp - Ảnh: SpaceX

SpaceX đã phóng thêm 60 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo vào sáng nay (ngày 4 tháng 2) trong một sứ mệnh ghi dấu mốc về khả năng tái sử dụng cho công ty.

Tên lửa hai tầng Falcon 9 đã cất cánh từ Tổ hợp phóng 40 tại Trạm Không quân mũi Cape Canaveral ở bang Florida, Mỹ vào lúc 1 giờ 19 phút ngày 4.2 (giờ địa phương). Falcon 9 mang theo lô vệ tinh internet Starlink thứ 18 của SpaceX lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Khoảng 9 phút sau khi phóng, tầng 1 của tên lửa (mã hiệu B1060) đã tách ra và quay trở lại Trái đất, hạ cánh thuận lợi xuống tàu không người lái “Of Course I Still Love You” đậu trên Đại Tây Dương. Theo SpaceX, đây là lần phóng thứ năm của B1060, cách nhiệm vụ gần nhất Turksat 5A chỉ 27 ngày, đồng thời lập kỷ lục mới về tốc độ tái sử dụng tên lửa Falcon 9.

Tên lửa Falcon 9 đưa 60 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo - Video: SpaceX

Vụ phóng này cũng có thể đánh dấu lần đầu tiên hai sứ mệnh Starlink được triển khai chỉ trong vòng 24 giờ. Lô vệ tinh Starlink thứ 19 (cũng bao gồm 60 vệ tinh) dự kiến được phóng lên vào sáng ngày 5.2 (giờ địa phương) tại một bãi phóng khác tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1966, hai nhiệm vụ trên quỹ đạo được phóng vào cùng một ngày. Vào tháng 11.1966, tên lửa Gemini và Atlas Agena được phóng cách nhau chỉ 99 phút.

Với vụ phóng thành công này, SpaceX hiện đã đưa 1.085 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo. Dự kiến đến năm 2024, công ty này sẽ đưa vào không gian khoảng 12.000 vệ tinh Starlink hoạt động trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp ở độ cao khoảng 550 km.

Mục tiêu cuối cùng của SpaceX là phát triển một mạng lưới gồm hơn 40.000 vệ tinh phủ sóng Internet tốc độ cao, băng thông rộng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học lo ngại quá nhiều vệ tinh nhân tạo phát sáng có thể làm “hỏng” quang cảnh bầu trời đêm và ảnh hưởng đến các quan sát thiên văn.

SpaceX đã bước vào giai đoạn thử nghiệm beta cho “chòm sao Starlink” để tối ưu hóa độ trễ và kết nối ở nhiều bang của Mỹ, Canada và Anh từ tháng 10.2020. Công ty có thể sớm cung cấp dịch vụ mạng cho những khách hàng đầu tiên ở Bắc Mỹ.

CEO Elon Musk cho biết, mạng lưới Starlink có thể mang lại 30 tỉ USD doanh thu hàng năm cho SpaceX. Số tiền này sẽ được dùng để phát triển dự án Starship - hệ thống tên lửa và tàu vũ trụ với sứ mệnh đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa.

Bài liên quan
SpaceX không thu hồi phần đẩy tên lửa trong lần thử nghiệm mới nhất
Trong lần thứ 6 phóng thử nghiệm Starship ngày 19.11, Công ty SpaceX không dùng cánh tay lớn bắt lại phần đẩy của tên lửa như dự kiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
SpaceX lập kỷ lục tái sử dụng tên lửa Falcon 9