Một đêm tháng 3. Khuya thanh. Gió tịnh. Một mình ngồi đọc sách, lướt web, đọc lại những dòng nhật ký trước thời khắc ngày mới, lòng chợt trào lên một niềm xót xa khôn tả về những gì mà mình có…

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình…

Một Thế Giới | 24/03/2014, 10:21

Một đêm tháng 3. Khuya thanh. Gió tịnh. Một mình ngồi đọc sách, lướt web, đọc lại những dòng nhật ký trước thời khắc ngày mới, lòng chợt trào lên một niềm xót xa khôn tả về những gì mà mình có…

Ngồi sắp xếp lại mọi thứ, hồi tưởng lại những bài giảng giữa mớ hỗn độn, một điểm sáng rõ nhất hiện ra trong đầu là những chuyến băng rừng lội suối về với đồng bào vùng sâu vùng xa để đem nụ cười đến với trẻ thơ, niềm vui đến với người nghèo, những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
imageview.aspx

Chiến sĩ Mùa hè xanh đang xây cầu cho người dân

Có đi mới thấm thía hết những khó khăn, gian khổ mà họ phải cam chịu. Những điều ước giản đơn như bữa cơm có cá thịt, xem tivi, nghe đài, đọc báo… dường như cũng quá xa vời với họ.

 Tôi vẫn biết dù cuộc sống hiện tại chưa thật đủ đầy nhưng ít nhất trong đêm khuya lạnh này tôi vẫn có tô phở nóng, bát cơm ngon để ăn, áo ấm để mặc. Nhưng ngẫm lại, ngoài kia bao cảnh đời bất hạnh vẫn đang “trầm mình” trong giữa đời thường, đang mơ về một giấc mơ nhỏ nhoi, bình dị.

 Đất nước đã hòa bình gần 40 năm, cuộc sống người dân đã lắm đổi thay nhưng ở một vùng quê nghèo vẫn còn có một hoàn cảnh đánh thương như thế. Có những người mẹ cả đời tần tảo vì con, có những mảnh đời không bao giờ dám mơ ngày sẽ có bát cơm no sống qua ngày.

Cái nghèo, cái khổ, cái bệnh tật cứ bủa vây họ như cái một kiếp người. Có những phận đời mù lòa, tâm thần phải chăm mẹ bại liệt. Có những người phải sống trong căn nhà nằm giữa cánh đồng trũng có thể bị ngập bất cứ khi nào khi mùa mưa đến. Điện nước không có. Vật dụng trong nhà không có gì đáng kể.

Cuộc sống của họ chỉ toàn là bóng tối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không nơi nương tựa, không người giúp đỡ và cả … không lối thoát. Dường như bất hạnh của bao nhiêu kiếp người đều đổ lên đầu họ. Họ chỉ còn như ngọn đèn dầu leo lét, lắt lay trước gió đông mà có thể tắt lúc nào chỉ cần có một cơn gió nhẹ vô tình thoáng qua.

Còn nhớ, cách đây vài hôm, tôi đọc được trên một tạp chí chuyên đề về “cái tôi của giới trẻ”. Đại để, giới trẻ bây giờ sống vì bản thân, vì mình nhiều quá. Điều đó xuất phát từ chính nhu cầu khẳng định bản thân, cái tôi cá nhân, muốn thể hiện mình, đề cao vai trò của mình trong mắt người khác. Điều đó chẳng có gì là sai trái, nếu như yếu tố này không được đề cao quá mức, dẫn đến lối sống ích kỉ, chỉ biết đến mình.

 Nhiều người cho rằng, ở thế hệ trước, cha mẹ là người đi gây dựng lại đất nước, xã hội sau chiến tranh. Do vậy, ý thức tập thể, tinh thần tương thân tương ái, đùm dọc nhau qua khó khăn, gian khổ đã trở thành thói quen của họ. Làm việc tập thể, hưởng theo tập thể, hướng bản thân vào cái chung của gia đình, xã hội. Còn thế hệ trẻ chúng tôi bây giờ được sinh ra khi đất nước đã phát triển, cha mẹ muốn bù đắp cho con cái vì những ngày khó khăn trươc đây của mình, cho con cái hưởng thụ nhiều hơn về mặt vật chất.

 Thời gian gần đây, đã có không ít cảnh báo từ các nhà nghiên cứu về việc giới trẻ sống vì bản thân, ích kỷ với những người xung quanh, không quan tâm đến các mối quan hệ xã hội, quá lệ thuộc vào internet…

Chưa hết, sự chiều chuộng của gia đình cùng với sự lơ là của bản thân người trẻ khiến họ thiếu hụt đi nhiều những kĩ năng sống cần thiết. Những người bạn xung quanh tôi, và đôi khi, tôi thấy có cả bản thân mình trong ấy, trong một lúc có thể vừa thao tác trên điện thoại, máy tính và một thiết bị số nào khác, thông tin về âm nhạc, thần tượng, những cái mới nhất trên thế giới được cập nhật liên tục từ internet, tuy nhiên không phải ai cũng biết quét nhà, nấu một nồi cơm khi nhà bị cúp điện, hoặc tự dọn phòng mình, nấu tô cháo cho mẹ khi mẹ bị ốm…

Đã có nhiều câu chuyện của các bà mẹ được đưa ra bàn luận trên các diễn đàn, khi con cái chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi: thấy người bạn cùng bàn nhà nghèo, mặc quần áo cũ thì xa lánh, không chơi cùng, lập hội chơi theo khả năng tài chính. Ra đường thấy người quét rác thì bịt mũi tránh xa, khinh khi người nghèo, đối xử tàn ác với động vật…

65_12_khan-gia

 Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển như vũ bảo của thời đại công nghệ thông tin, giới trẻ được thừa hưởng rất nhiều “tiện ích” quá đà từ nó đem lại. Rồi đến một khi lại giật mình với những thứ hư ảo, viễn vông, tầm thường. Số ít có đủ bản lĩnh, lập trường trụ chân, không sa ngã. Còn số nhiều thì ảo tưởng với những gì mình đang có nên tự cao, hiếu thắng, xem mình là trung tâm của vũ trụ mà “trèo cao, té đau”…

 So với trước đây, giới trẻ giờ lanh hơn, sống gan lì, táo bạo và suy nghĩ thoáng hơn, nhưng đồng thời cũng ích kỷ hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng bản thân mìn. Những hiện tượng “cuồng” (cuồng yêu, cuồng hâm mộ, cuồng suy nghĩ, …) lại xuất hiện ngày càng nhiều. Đơn cử như hiện tượng Quân Kun “yêu mì” quỳ gối năn nỉ ban giám khảo VietNam idol để xin được một vé vớt vào vòng trong. Hiện tượng “bà Tưng, bà Tửng, Phương Trinh” quá trớn vì muốn nổi danh mà bất chấp thủ đoạn khi tung những clip, hình ảnh nhạy cảm, khoe thân xác kệch cỡm để hòng được nhiều người biết đến mình. Hay là dạng cuồng thần tượng như chen lấn đợi thâu đêm suốt sáng để được gặp Bi Rain, khóc lóc khi thần tượng ra đi…

…Rồi những hiện tương ăn theo mốt ăn mặc, ứng xử, ẩm thực bị pha nhiễm phim Hàn Quốc để cho ra những cái tôi khác biệt. Đơn cử như chuyện yêu đương các bạn trẻ cũng “coppy-paste” mô típ khá lãng mạn bay bổng không kém những bộ phim tình cảm Hàn.

12145739

Các bạn trẻ đi đón fan hâm mộ

Để được nổi tiếng giới trẻ ngày nay đã sẵn sàng đánh đổi hình ảnh, lòng tự trọng và cả danh dự của mình. Kể từ khi mạng xã hội (Facebook) ra đời như một công cụ phương tiện để kết nối giới trẻ chia sẻ, kết nối cộng đồng, tự sướng …

Mạng xã hội như mảnh đất “béo bỡ” để cái tôi giới trẻ có dịp phát triển, thổi phình thông qua những phát ngôn gây sốc hoặc những hình ảnh phản cảm nhằm câu like mọi người, rồi nhận được nhiều lời chặt chém, ném đá dữ dội.

 Ai đó đã nói: “Muốn thay đổi thế giới, trước hết bạn hãy thay đổi chính mình”. Vâng tôi đã thấm thía điều đó từ khi lao vào vòng quay mưu sinh cuộc đời… Và đến bây giờ, tôi lại tự tin để nói rằng: xin cảm ơn đời, cảm ơn mẹ, cảm ơn ba, luôn đồng hành cùng con trên cuộc đời này! Gửi đến những người bạn thân thương nhất của tôi một ngày hạnh phúc bình yên và đừng quên “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”…

 Dương Văn (Ảnh TL)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự báo khả quan về tăng trưởng GDP năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 6,4% và sẽ tăng lên mức 6,6% năm 2025, nhờ các yếu tố nội tại mạnh mẽ và nhiều cải thiện.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình…