Một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư theo lời kêu gọi của chính quyền tỉnh Sóc Trăng khi tỉnh này quy hoạch lại các lò giết mổ gia súc. Tuy nhiên, quy hoạch sau đó bị bỏ mặc khiến doanh nghiệp lỗ nặng

Sóc Trăng: Mời gọi doanh nghiệp đầu tư, rồi bỏ mặc cho điêu đứng

Hàm Yên | 15/05/2016, 18:28

Một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư theo lời kêu gọi của chính quyền tỉnh Sóc Trăng khi tỉnh này quy hoạch lại các lò giết mổ gia súc. Tuy nhiên, quy hoạch sau đó bị bỏ mặc khiến doanh nghiệp lỗ nặng

Ngày 11.5, ông Lý Minh Chánh và vợ là chủ doanh nghiệp tư nhân Vựa heo Tý ở TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biếtmột năm trướcông nghe theo lời kêu gọi đầu tư của chính quyền tỉnhnên bỏ rahơn 30 tỉđồng xây dựng lò giết mổ gia súc gia cầmvào loạilớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Dây chuyền hiện đại này có công suất giết mổ 800 con heo, 300 con trâu bò/ngày.

Chỉ sau nửa năm hoạt động, ông Chánh phải treo bảng bán lò giết mổ khẩn cấp. Người đàn ông này nói rằngông đành“xin chào tạm biệt” Sóc Trăng vì chính quyềnđịa phương không thực hiện đúng những gì đã đưa ra và cam kết trước đó.

Chủ trương lớn

Tháng 8.2014, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định 841quy hoạch các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. Quyết định này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh trên sản phẩm động vật, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, an toàn dịch tễ và sức khỏe cộng đồng… Đó là một quyết định đúng đắn, hợp lòng dân và có hiệu lực thi hành ngay.

Theo quyết định, đến cuối năm2015 sẽchấm dứt hoạt động 48 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 3 cơ sở giết mổ tập trung nằm trong khu dân cưkhông đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; di dời và hạ công suất nhiều lò mổ khác. Ngoài ra, đến năm 2020 sẽ chấm dứt toàn bộ các điểm giết mổ nhỏ lẻ. Từ khi có quyết định này, nhiều cơ quan chức năng, cán bộ từ cấp phòng, UBND TP.Sóc Trăng và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã kêu gọi cácdoanh nghiệp đầu tư xây dựnglò giết mổ tập trung, công suất lớn. Tin tưởng vào chủ trương ấy, doanh nghiệp tư nhân Vựa heo Tý đã quyết định đầu tư lò giết mổ quy mô, hiện đại bậc nhất khu vực miền Tây Nam Bộvới số vốn đầu tư trên 30 tỉđồng. Theo kế hoạch, ông Chánhcòn đầu tư cho lò giết mổ của mình hiện đại hơn nữavới vốn đầu tưlên đến 50 tỉđồng.

Giữa năm 2015 lò mổ bắt đầu được xây dựng, đến tháng 11.2015 lò mổ được hoàn thành để đón đầu khi các lò mổ nhỏ lẻ,không đảm bảo điều kiện ngưng hoạt động. Thế nhưng, nhiều lò mổ chẳng những không di dời, hạ công suất mà ngược lại còn được chính quyền một số địa phương trong tỉnhvà kể cả ngành quản lý ký văn bản kiến nghị cho các lò mổ này gia hạn hoạt động trong thời gian dài, không chấp hành nghiêm quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kêu gọi đầu tư.

Thậm chí, ngành nông nghiệp còn cho rằng việc chậm di dời, hạ công suất giết mổ, đóng cửa các cơ sở là thuộc thẩm quyền của chính quyền các địa phương;còn ngành thú y nóichỉ có trách nhiệm kiểm soát giết mổ theo quy định. Còn việc có đảm bảo vệ sinh, môi trường sống của người dân xung quanh hay không thì Sở Nông nghiệp -PTNT Sóc Trăng lập luận rằng chưa có ai khiếu nại hay kiện cáo gì.Điều này thể hiện trong công văn 494 do Phó giám đốc Sở Nông nghiệp -PTNT Sóc Trăng Huỳnh Ngọc Vân ký ngày 28.3.2016gửi HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Doanh nghiệp “tự bơi” vì bị tỉnh bỏ mặc

Trưa 11.5, phóng viên đến doanh nghiệp Vựa heo Tý. Ông Chánh treo bảng “bán đất” kèm theo số điện thoại. Ông Chánh bức xúc nói: “Theo lời kêu gọi đầu tư của địa phương, gia đình tôi bỏ hàng chục tỉ đồng đầu tư dây chuyền giết mổ hàng ngàn con gia súcgia cầm mỗi ngày, nhưng hiện nay chỉ giết mổ có 80 con heo và 1-2 con trâu bò, hoạt động nửa năm nay doanh nghiệp lỗ trên 4 tỉđồng và đang kêu bán lò mổ này chịu lỗ thêm 5-7 tỉđồng nữa”.

Theo lời ông Chánh, khi tỉnh có quyết định quy hoạch lại các lò mổ trên địa bàn thì nhiều cấp, ngành và lãnh đạo địa phương đến gặp và kêu ông đầu tư lò mổ bán công nghiệp, tập trung, được hưởng nhiều ưu đãi.

Thấy được tiềm năng nếu hàng chục lò mổ nhỏ lẻ, kém vệ sinh an toàn thực phẩm, nằm trong khu dân cư được sắp xếp lại theo quyết định quy hoạch nên ông Chánh nhận lời đầu tư. Ông bắt đầu lập dự án, vay tiền ngân hàng gần 30 tỉ đồng và bỏ thêm tiền túi ra để mua đất, xây dựng nhà xưởng, dây chuyền giết mổ, hầm tự hoại, khu xử lý nước thải…

Đến tháng 11.2015 lò giết mổ hoàn thành đi vào hoạt động. Đến lúc này gia đình ông mới té ngửakhi lượng heo, trâu bò đã không được tập trung về lò mổ của ông mà tiếp tục đổ về các lò mổ nhỏ lẻ, nằm trong diện quy hoạch phảidi dời, hạ công suất hoặc buộc xóa sổ. Ông Chánh rất nhiều lần kiến nghị ngành thú y, nông nghiệp, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm quyết định của UBND tỉnh Sóc Trăng nhưng không có kết quả.

Sở Nông nghiệp -PTNT và UBND huyện Mỹ Xuyên thậm chí còn “ra mặt” đề xuất điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng có lợi cho một số lò mổ hoặc gia hạn hoạt động trong thời gian dài cho nhữnglò mổ bị buộc di dời, hạ công suất giết mổ theo quy định làchậm nhất đến cuối năm 2015.

“Mỗi tháng tôi trả lãi ngân hànghàng trăm triệu đồng, chưa kể các chi phí khác như điện, nước, nhân công… cũng tốn hàng trăm triệu đồng nữa. Để doanh nghiệp có thể tồn tại thì mỗi ngày phải có nguồn thu trên 22 triệu đồng, còn hiện nay chỉ mổ được có 80 con heo và 1 con bò, nguồn thu chỉ hơn 2 triệu đồng thì làm sao mà doanh nghiệp hoạt động được. Thấy sốt ruột vì càng làm càng lỗ, chúng tôi hạ giá giết mổ xuống thì các lò mổ nhỏ lẻ khác cũng giảm giá thấp hơn. Chính quyền thì kêu gọi đầu tư nhưng các cơ quan có thẩm quyền lại không quyết liệt thực hiện, chấp hành nghiêm quyết định của UBND tỉnh thì làm sao doanh nghiệp sống được. Càng hoạt động càng lỗ lã nên tôi quyết định bán lò mổ này và “xin chào” tỉnh Sóc Trăng để đi tỉnh khác làm ăn.

Chúng tôilạc điện thoại với ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng để phản ánh tình trạng doanh nghiệp gặp khó. Bí thư Thể nóihãy nói vớidoanh nghiệp viết đơn gửi cho ông để ông nắm, rồichuyển cho UBND tỉnh giải quyết.

“Tôi đã 6 lần gửi thư cho Bí thư Tỉnh ủy nhằm “cầu cứu” nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm”, ông Chánh,chồng của chủ doanh nghiệp Vựa heo Tý nói như khóc.

Hàm Yên

Ảnh: Ông Chánh bên lò giết mổ hiện đại nhưng không có gia súc để hoạt động đúng công suất. Vì vậy, ông treo bảng bán đất.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sóc Trăng: Mời gọi doanh nghiệp đầu tư, rồi bỏ mặc cho điêu đứng