Ngày 20.6, Sở Y tế TP.HCM có công văn hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND TP.HCM ra ngày hôm qua về việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn tổ chức lễ tang đúng cách giữa dịch COVID-19

Tú Viên | 20/06/2021, 19:36

Ngày 20.6, Sở Y tế TP.HCM có công văn hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND TP.HCM ra ngày hôm qua về việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Sở Y tế TP.HCM nêu rõ, các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hoạt động gồm:

Các cơ sở kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông, các cửa hàng kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc; cơ sở khám, chữa bệnh (trừ các phòng khám thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ, các hoạt động thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở: bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa); kinh doanh dược và quốc phòng, an ninh; ngân hàng, các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, kho bạc; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường.

Các cửa hàng tiện ích, khu vực kinh doanh lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm trong các siêu thị và các chợ truyền thống được hoạt động nhưng phải đảm bảo quy định phòng chống dịch, tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế, điều tiết phân luồng 1 chiều số lượng người đến mua hàng tại cùng một thời điểm tùy theo điều kiện không gian và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người mua.

Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi, gồm: Kinh doanh vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng; kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như: Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng tuyệt đối không phục vụ tại chỗ, chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về, đặt hàng trực tuyến. Người giao hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 mét trong khi chờ lấy hàng.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ngoài các loại hình trên không được phép mở cửa hoạt động (như cơ sở kinh doanh thời trang, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, điện thoại, mắt kính, kim khí, điện máy nội thất, kinh doanh xe...). Các phòng khám thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ

Người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác theo hướng dẫn của ngành y tế như để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng COVID-19...

Đáng chú ý, Sở Y tế TP.HCM cũng nêu hướng dẫn về việc tổ chức đám tang trong thời gian giãn cách xã hội:

- Trong vùng đang cách ly y tết thi hài phải được xử lý theo Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29.5.2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc ban hành hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp vì vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng. Không quá 3 người đến viếng tại cùng thời điểm và phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét.

- Ngoài vùng cách ly y tế, thực hiện theo Quyết định số 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29.5.2020 về việc ban hành Hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại lễ tang.

Hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại lễ tang

1. Với gia đình có người tử vong:

- Phối hợp với ban tổ chức lễ tang thông tin cho các cơ quan, đoàn thể, họ hàng, bạn bè liên quan hạn chế tối đa người đến viếng, tham dự lễ tang bằng cách cử đại diện tham dự để tránh tập trung đông người theo quy định hiện hành.

- Bố trí bàn đón tiếp và phát khẩu trang cho người tham dự lễ tang (trong trường hợp người tham dự không có khẩu trang).

- Bố trí nơi rửa tay có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các địa điểm thuận tiện cho người tham dự lễ tang.

- Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, nhà vệ sinh cùng với bản chỉ dẫn tại địa điểm tổ chức lễ tang.

- Nếu tổ chức lễ tang tại nhà, gia đình phối hợp với chính quyền địa phương:

+ Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà cửa trong và sau lễ tang: lau bề mặt tiếp xúc ít nhất 2 lần/ngày (đặc biệt là tường nhà, nền nhà, mặt bàn ghế, tay nắm cửa, vòi nước và các vật dụng khác mà người tham dự lễ tang thường xuyên tiếp xúc...). Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm dung dịch khử khuẩn bề mặt lau sạch các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

+ Không tổ chức ăn, uống tại lễ tang cho người tham dự lễ tang. Việc tổ chức ăn uống chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định.

- Bố trí phòng hoặc khu cách ly tạm thời cho người tham dự lễ tang có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đau rát họng, khó thở hoặc viêm phổi với yêu cầu như sau:

+ Đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.

+ Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch và có thùng đựng rác có nắp đậy.

2. Với ban tổ chức lễ tang

- Phối hợp với y tế địa phương bố trí người đo và giám sát nhiệt độ người trong gia đình và người tham dự lễ tang, nếu phát hiện có người có biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì báo cho cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế (điện thoại: 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn.

- Thông báo, hướng dẫn người tham dự lễ tang phải đeo khẩu trang, không tập trung đông người và giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định.

- Tổ chức tiếp đón, phân luồng, bố trí người tham dự lễ tang đảm bảo số lượng người và khoảng cách theo quy định của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống dịch COVID-19.

3. Với người tham dự lễ tang

- Người có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đau rát họng, khó thở hoặc viêm phổi không tham dự lễ tang.

- Tuân thủ quy định và hướng dẫn của gia đình, ban tổ chức lễ tang.

- Hạn chế đi đoàn đông người, phải luôn đeo khẩu trang trong suốt thời gian tham dự lễ tang.

- Hạn chế nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh, giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định.

- Không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi.

- Khi ho, hắt hơi cần che kín mũi, miệng bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn giấy; bỏ khăn giấy vào thùng rác đúng quy định sau khi sử dụng; rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay.

- Hạn chế chạm trực tiếp với các bề mặt vật dụng tại lễ tang.

4. Với nhà tang lễ  

- Bố trí người đo và giám sát nhiệt độ người trong gia đình và người tham dự lễ tang, nếu phát hiện có người có biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì gọi điện cho cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế (điện thoại: 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn.

- Tổ chức tiếp đón, phân luồng, bố trí người tham dự lễ tang đảm bảo số lượng người và khoảng cách theo quy định của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia hoặc Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19.

- Sắp xếp số lượng người có mặt tại cùng một thời điểm trong nhà tang lễ theo quy định.

- Bố trí điểm rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các địa điểm thuận tiện cho người tham dự lễ tang.

- Cung cấp khẩu trang cho người tham dự lễ tang (trong trường hợp người tham dự không có khẩu trang).

- Bố trí đủ thùng đựng rác đúng quy định để thu gom khẩu trang, khăn giấy, các chất thải khác phát sinh từ quá trình tổ chức lễ tang và rác thải phải được thu gom và đổ đúng nơi quy định.  

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà tang lễ trong và sau mỗi lễ tang: Lau bề mặt tiếp xúc ít nhất 2 lần/ngày (đặc biệt là tường nhà, nền nhà, mặt bàn ghế, tay nắm cửa, vòi nước, bồn cầu và các vật dụng khác mà người tham dự lễ tang thường xuyên tiếp xúc). Dùng giẻ hoặc khăn lau thấm dung dịch khử khuẩn bề mặt lau sạch các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

- Bố trí phòng hoặc khu cách ly tạm thời cho người tham dự lễ tang có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi đau rát họng, khó thở hoặc viêm phổi với yêu cầu như sau:

+ Đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.

+ Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch và có thùng đựng rác có nắp đậy.

Quyết định số 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29.5.2020

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn tổ chức lễ tang đúng cách giữa dịch COVID-19