Dự tính năm nay lỗ tới hơn 15.000 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và lương của hàng loạt phi công và tiếp viên hàng không...

Sợ vỡ lịch bay nghiêm trọng, 'ông lớn' hàng không giảm lương phi công và tiếp viên thế nào?

06/08/2020, 18:47

Dự tính năm nay lỗ tới hơn 15.000 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và lương của hàng loạt phi công và tiếp viên hàng không...

Dịch COVID-19 dự kiến tác động lớn đến tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines - Ảnh: Internet

Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 dự kiến sẽ diễn ra vào sáng ngày 10.8 tới, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự tính năm nay lỗ 15.177 tỉ đồng (trong đó, công ty mẹ lỗ 14.487 tỉ đồng), doanh thu giảm còn 40.586 tỉ đồng (chỉ đạt 40,5% so với năm ngoái), tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu là âm 44,5%. Nguyên nhân là do dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến tình hình đi lại của người dân nên doanh thu vận tải hàng không sụt giảm mạnh.

Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2020 của Vietnam Airlines

Về năng suất lao động, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sản lượng vận tải thị trường quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, những tháng tới, Vietnam Airlines cho biết sẽ tiếp tục điều hành các giải pháp về nguồn lực như: tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương, làm việc không trọn thời gian...

Thay vào đó chỉ dùng nguồn lực trong những vị trí then chốt, hạn chế tối đa việc chảy máu chất xám... nghiên cứu và triển khai các giải pháp tối ưu cho hệ thống đối phó với khủng hoảng theo kịch bản điều hành mức độ 4 là vỡ lịch bay nghiêm trọng, giảm 26% nhân sự so với cùng kỳ còn 4.785 lao động. Cụ thể, 80% lao động mặt đất buộc phải ngừng việc trong tháng 4. Trong tháng 5 và tháng 6 có 50% lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động và nghỉ không hưởng lương...

Bên cạnh những giải pháp cắt giảm nhân sự, hãng hàng không này sẽ giảm thu nhập cả năm của người lao động từ 40 - 50%. Từ tháng 4 - 6, người lao động đi làm hưởng tiền lương chức danh, nhiều người tự nguyện không hưởng lương và chỉ hưởng lương tối thiểu vùng...

Theo đó, lương phi công năm nay dự tính sẽ bị cắt giảm 52,4% so với năm ngoái còn 77 triệu đồng từ 147 triệu đồng, lương tiếp viên bị cắt giảm 47,8% còn 13,8 triệu đồng từ mức 28,8 triệu đồng, lương lao động mặt đất bị cắt giảm 44,5% từ 31,4 triệu đồng xuống còn 14 triệu đồng...

Lương của phi công, tiếp viên... đều bị cắt giảm mạnh

Ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc Vietnam Airlines nhận định tác động của đại dịch COVID-19 tới ngành hàng không rất nặng nề. Ông Thành cho biết Tổng công ty có lãi liên tục từ 2010 và ngày càng tăng trưởng, nhưng đến năm 2020 dự kiến lỗ ròng 13.000 tỉ đồng.

Sau khi đóng toàn bộ đường bay quốc tế từ ngày 23.3 thì từ 1.4 đến nay Vietnam Airlines không có doanh thu vận tải hàng không quốc tế, khách quốc tế tháng 6 giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước. Với thị trường nội địa, sản lượng khách nội địa mới đạt 84% so với tháng 6.2019 và doanh thu tháng 6 năm nay chỉ bằng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Để ứng phó với ảnh hưởng dịch bệnh, ông Thành cho biết tổng công ty đã đưa ra một loạt các giải pháp để giảm các chi phí cố định như xin Chính phủ giãn thời gian khấu hao trong thời gian máy bay không hoạt động, bố trí lại sản xuất như cho nghỉ phi công nước ngoài, lãnh đạo đi làm không lương, nhân viên tháng 4 - 5 thì 80% nghỉ ở nhà…các chi phí về nhân sự giảm được 1.700 tỉ đồng, đàm phán với các công ty cho thuê khoảng 2.300 tỉ đồng, tiết kiệm nhiên liệu bay khi giá dầu xuống thấp…

Ngoài các chi phí cố định, tiền thuê tàu bay vẫn phải trả thì đặc thù của ngành hàng không là tiền mua vé máy bay của hành khách trả trong tương lai. Khi các đường bay quốc tế bị hủy, khách hàng đòi hoàn vé đã khiến dòng tiền của Vietnam Airlines đi vào suy kiệt.

Theo ông Thành, dòng tiền dự trữ của các hãng hàng không lớn trên thế giới tương đương 2 tháng doanh thu, trong trường hợp của Vietnam Airlines doanh thu 1 tháng khoảng từ 10.000 - 15.000 tỉ đồng. Dự kiến dòng tiền thâm hụt khoảng 16.000 tỉ đồng (trên vốn điều lệ 14.000 tỉ đồng), thời điểm này đến cuối tháng 8 hết sức khó khăn về thanh khoản.

Bài và ảnh: Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sợ vỡ lịch bay nghiêm trọng, 'ông lớn' hàng không giảm lương phi công và tiếp viên thế nào?