Tại buổi họp báo về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM vào chiều 29.11, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, các cơ sở giáo dục đã xây dựng phương án phòng chống dịch để tổ chức đón học sinh trở lại trường.

Sở GD-ĐT TP.HCM: Đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trực tiếp trở lại

Tú Viên | 29/11/2021, 20:15

Tại buổi họp báo về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM vào chiều 29.11, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, các cơ sở giáo dục đã xây dựng phương án phòng chống dịch để tổ chức đón học sinh trở lại trường.

Theo đó, để chuẩn bị cho việc đón học sinh trở lại trường, ông Trịnh Duy Trọng cho biết, Sở đã hướng dẫn các trường chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng phương án phòng chống dịch, đặc biệt là cơ sở giáo dục được trưng dụng làm cơ sở phòng chống dịch. Ngoài ra, cần chuẩn bị phương án cụ thể và diễn tập xử lý nếu xuất hiện F0, F1. Mỗi trường phải dự thảo kịch bản và phân công cán bộ phụ trách phòng chống dịch của nhà trường từ khi đón học sinh đầu giờ đến cuối giờ.

Việc tiêm vắc xin cũng là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh. Theo khảo sát ban đầu, 93% phụ huynh đồng thuận tiêm mũi 1, nhưng khi tổ chức tiêm thì tỷ lệ đồng thuận lên tới 98%. Đến 29.11, các quận, huyện, TP đã cơ bản hoàn thành tiêm mũi 2 cho học sinh và tiêm mũi 1 bổ sung cho một số trường hợp chưa tiêm, những ngày sắp tới tổ chức tiêm vét cho các em.

acxcxcx.jpeg
Toàn cảnh buổi họp báo - Ảnh: P.V

Tính đến 26.11, TP.HCM còn 124 cơ sở giáo dục đang được trưng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch. Trong đó, 3 cơ sở là bệnh viện dã chiến; 57 nơi làm khu cách ly tập trung; 15 khu lưu trú và 43 cơ sở được sử dụng làm điểm tiêm và trạm y tế lưu động…

Khi tiếp nhận bàn giao từ ngành y tế, các nhà trường đã tiến hành cải tạo, sửa chữa, khử khuẩn, đảm bảo an toàn trước khi học sinh đến trường. Kinh phí cải tạo, sửa chữa do UBND quận, huyện chi trả theo hướng dẫn.

TP.HCM cần 33.000 - 42.000 lao động dịp cuối năm

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH thông tin, đến thời điểm này, số lao động quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp là hơn 39.752 người. Trong đó lao động từ các tỉnh miền Tây có hơn 18.500 người, khu vực Tây Nguyên là 478 người và tại các tỉnh Đông Nam bộ là 22.700 người. Hiện tại TP.HCM có 127 đơn vị giới thiệu việc làm, trong đó có hai đơn vị nòng cốt là Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM và Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên. Từ ngày 1.10, hai trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 63.000 người và giới thiệu các doanh nghiệp làm việc 26.500 lượt người.

Dự kiến, nhu cầu từ nay đến cuối năm gia tăng do các doanh nghiệp chuẩn bị để giao hàng cho đối tác vào cuối năm. Ông Lâm cho biết nhu cầu cần 33.000 - 42.000 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Trong đó, 70% nhu cầu liên quan các ngành như may mặc, giày da, cơ điện điện tử, chế biến và các ngành thương mại, dịch vụ khác.

9 nhóm giải pháp khắc phục tình trạng trộm cắp

Về tình hình an ninh trật tự thời gian qua, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, thống kê của Công an TP.HCM, từ 1.10 đến 28.11, trên địa bàn thành phố xảy ra 548 vụ phạm pháp hình sự về trật tự xã hội. So với cùng kỳ giảm 283 vụ, tương ứng 34,05%; so với thời gian liền kề tăng 272 vụ tương ứng 98,55%. Riêng án trộm cắp tài sản xảy ra 233 vụ, trong đó, trộm cắp mô tô, xe gắn máy là 156 vụ, chiếm 66,95%.

Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin: “Cứ 3 vụ trộm cắp tài sản có 2 vụ trộm cắp xe gắn máy. Nhìn chung số vụ trộm cắp tài sản so với cùng kỳ có giảm nhưng so với khoảng thời gian liền kề lại tăng”. Ông Hà cũng cho biết Công an TP.HCM đã chỉ đạo 9 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng này, trong đó tuyên truyền nâng cao cảnh giác cùng lực lượng chức năng đấu tranh để phòng chống tội phạm; củng cố, kiện toàn, nâng cao toàn diện chất lượng hiệu quả hoạt động của công an xã, phường, thị trấn; điều chỉnh bố trí lực lượng, phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát, mật phục, công khai nhằm phát hiện xử lý tội phạm vi phạm pháp luật; triển khai giải pháp hệ thống kỹ thuật như camera giám sát.

Bên cạnh đó, Công an TP còn phát động triển khai đợt cao điểm trấn áp tội phạm; tăng cường kiểm tra quản lý cơ sở kinh doanh có điều kiện, xử lý nghiêm đối tượng tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có; xử lý nghiêm băng nhóm trộm cắp tài sản.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc. Riêng 10 tháng đầu năm 2021, số nghỉ việc là 968 trường hợp.

Sở Y tế TP.HCM nhận thấy số nhân việc nghỉ việc có sự tăng nhẹ ở khu vực điều dưỡng, bác sĩ và một số ở trạm y tế. Dựa trên đơn thư, các trường hợp nghỉ do hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố cá nhân.

Theo bà Mai, ở ngành y tế, các bác sĩ nếu không nằm trong hệ thống công lập thì sẽ hoạt động tư nhân vì công hay tư đều có thể chăm sóc sức khỏe người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở GD-ĐT TP.HCM: Đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trực tiếp trở lại