Con tôi sinh hút, liệu sau này trí não trẻ có được phát triển bình thường hay không? Làm sao giúp trẻ không rướn người nữa? Đó là những câu hỏi của các bạn đọc đã gửi đến địa chỉ email tư vấn sức khỏe miễn phí của Một Thế Giới trong tuần qua. Kỳ này Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, khoa sơ sinh, bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.

Sinh hút có gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ?

06/01/2015, 12:28

Con tôi sinh hút, liệu sau này trí não trẻ có được phát triển bình thường hay không? Làm sao giúp trẻ không rướn người nữa? Đó là những câu hỏi của các bạn đọc đã gửi đến địa chỉ email tư vấn sức khỏe miễn phí của Một Thế Giới trong tuần qua. Kỳ này Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, khoa sơ sinh, bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi được ba tháng tuổi, khi sinh được 4,4kg, dài 54cm, cháu sinh thường. Nhưng vì lớn hơn những bé bình thường nên trong quá trình sinh có dùng biện pháp hút để hỗ trợ. Nên phần đầu của cháu có dài hơn so với các bé khác. Xin bác sĩ tư vấn giúp liệu sau này lớn lên đầu của cháu có phát triển bình thường và trí não bé có bị ảnh hưởng hay không?

Vân Liên, Ba Đình, Hà Nội

Bác sĩ Kim Anh: Với những trẻ sinh thường phần đầu luôn dài hơn so với các bé sinh mổ. Nên không thể cho rằng cháu sinh có hỗ trợ dụng cụ khiến cho đầu cháu dài hơn những bé khác.
sinh hut,
Sinh hút đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ
Một điều nữa đa phần các cháu sinh hút, sau sinh đều phát triển bình thường không ảnh hưởng đến trí não. Nhưng để an tâm hơn, người nhà có thể chia sẻ với bác sĩ điều trị những lo lắng của mình để được tư vấn đầy đủ hơn trước khi quyết định siêu âm não cho bé sau sinh hút.
Xin lưu ý thêm, sinh hút đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động của em bé. Chỉ khi bị ngạt thì bé mới bị ảnh hưởng. Nếu thật sự sinh hút làm ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động thì kỹ thuật này đã bị cấm rồi. Chị cứ yên tâm, các bác sĩ luôn chọn lựa cách sinh nào tốt nhất cho cả mẹ và bé.
sinh hut,

Câu hỏi: Bé nhà tôi đã sinh được hơn một tháng nhưng cháu không chịu bú mẹ. Nguyên nhân có thể do đầu vú tôi ngắn, tụt vào trong. Nên tôi phải vắt sữa ra bình cho bé bú. Xin bác sĩ hướng dẫn giúp tôi cách bảo quản sữa như thể nào là tốt nhất để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

Trúc Phạm, Quận 9, TP.HCM

Bác sĩ Kim Anh: Cách bảo quản sữa tốt nhất là bạn nên tập cho trẻ bú mẹ. Có thể lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chất lượng sữa sẽ tốt hơn. Trong thời gian đầu chưa tập cho bé bú mẹ được bạn có thể vắt sữa để bé bú ngoài bằng cách lưu trữ sữa như sau: Bạn nên vắt sữa khoảng 3 giờ một lần.
Nếu để sữa bên ngoài bạn có thể giữ sữa mẹ trong khoảng 4 giờ. Nếu bạn muốn lưu trữ sữa trong ngày có thể để vào ngăn mát của tủ lạnh, ở nhiệt độ này sữa mẹ để được khoảng 24 giờ. Nếu lưu trữ sữa ở ngăn đá của tủ lạnh cũng chỉ được khoảng 7 ngày.
Nhiều người vẫn chia sẻ rằng các chuyên gia nước ngoài cho rằng sữa mẹ có thể lưu trữ được khoảng 6 tháng ở ngăn đá. Điều này có thể đúng vì ở các nước phát triển ngăn đá của họ nhiệt độ có thể lên đến -20 độ c. Hiện tại, Việt Nam những gia đình có khả năng sử dụng loại tủ này chưa được phổ biến.
sinh hut,

Câu hỏi:Thưa bác sĩ, bé nhà tôi khi mới sinh chỉ được 2.600g nhưng khi đầy tháng bé được 4.000g. Bé hoàn toàn khỏe mạnh, bú giỏi nhưng có một vấn đề là tôi không cho bé nằm điều hòa nhưng khi về đêm bé thở nghe tiếng khò khè. Một điều nữa là bé rất hay bị nấc cục sau mỗi lần bú. Như vậy không biết cháu có gặp phải bất thường gì hay không, xin bác sĩ tư vấn giúp?

Hạ Lan, Quận 7, TP. HCM

Bác sĩ Kim Anh: Như bạn miêu tả, có thể đường thở của bé nhà bạn hẹp như so với bình thường. Bạn không nên lo lắng theo thời gian đường thở của bé sẽ phát triển bình thường như các bé khác.
Để giảm tình trạng khò khè vào ban đêm, bạn nên thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho bé. Hiện tượng khò khè sinh lý này sẽ nhanh hết khi đến mốc ba tháng. Ngoài ra, hiện tượng nấc cục của bé do thần kinh hoành bị kích thích.
Để hạn chế nấc cục, sau khi cho bé bú xong, mẹ nên vỗ lưng với thời gian dài hơn cho bé. Đây là tình trạng nấc cục sinh lý cũng có thể hết khi trẻ được ba tháng.
sinh hut,

Câu hỏi:Thưa bác sĩ, con trai tôi sinh được 40 ngày. Cháu rất hay rướn người và mỗi lần như vậy cháu điều nôn sữa. Những người lớn trong gia đình bảo rằng do phần lưng của cháu mọc nhiều lông đen khiến cho cháu khó chịu nên mới vậy. Họ Khuyên tôi nên dùng bã trầu để nhổ hết phần lông này. Tôi hoang mang xin bác sĩ hướng dẫn giúp tôi cách khắc phục tốt tình trạng hiện nay của con tôi.

Minh Quân, Ba Tri, Bến Tre

Bác sĩ Kim Anh: Rướn người hay còn gọi là vặn mình. Đây là tình trạng phổ biến ở các trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi. Để điều trị bạn bổ sung thêm vitamin D cho bé. Sau khi cho bé bú no nên vác bé lên vai để vỗ lưng sẽ hạn chế được bé nôn khi vặn mình.
Một điều nữa là hiện tượng vặn mình không liên quan đến những sợi lông ở lưng của bé. Phần lông này sẽ tự rụng khi bé được 3-4 tháng tuổi. Không nên tự ý dùng dao lam để cạo có thể làm tổn thương da của bé.
sinh hut,

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi sinh được 30 ngày, khi sinh được 3,5kg. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Trước đây, một ngày cháu đi tiêu khoảng 7-8 lần. Nhưng gần đây cháu chỉ đi ngày một lần hoặc có khi 3 ngày mới đi. Vì không đi tiêu được nên cháu bứt rứt không ngủ được. Xin bác sĩ cho biết có phải do sữa mẹ nóng nên khiến cháu bị táo bón hay không. Trong trường hợp cháu bón tôi có thể dùng thuốc bơm hậu môn để kích thích giúp cháu đi tiêu được không?

Thùy Linh, Quận 4, TP.HCM

Trả lời: Trường hợp của bé nhà bạn có thể gọi là chậm đi tiêu sinh lý. Việc đi tiêu của bé sẽ thay đổi khi bé được một tháng tuổi. Bé sẽ giảm số lần đi tiêu lại còn một lần/ngày hoặc cách nhiều ngày/lần.
Cũng có nhiều trường hợp bé đến 7-10 ngày mới đi tiêu. Nhưng quan trọng là phân của bé vẫn mềm, bé không bị táo bón thì bạn có thể an tâm. Như đã nói đây là hiện tượng sinh lý sẽ thay đổi theo thời gian, việc này không phải do nguyên nhân sữa mẹ. Ngoài ra, nên hạn chế việc dùng thuốc bơn hậu môn cho bé.
Vì sẽ tạo thói quen xấu, không bơm bé sẽ không đi tiêu. Bạn có thể dùng tăm bông sạch thấm nước ấm để nong hậu môn bé. Đồng thời massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Nên chú ý thực hiện theo một giờ nhất định trong ngày, tập cho bé phạn xạ đi tiêu đúng giờ khi trưởng thành.
sinh hut,

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, Sau khi sinh tôi được khuyên nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Xin bác sĩ cho biết thêm thế nào là bú mẹ hoàn toàn. Sau khi bú có cần cho bé uống thêm nước hay không. Khi thóp của bé phập phù có phải là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước?

Cẩm Nhung, Ninh Kiều, Cần Thơ

Trả lời: Sau khi sinh tất cả các thai phụ thường được khuyên nên cho trẻ bú mẹ ngay giờ đầu sau sinh. Không nên cho bé uống bất kỳ thứ nước nào trước sữa mẹ. Có trường hợp vài giờ đầu hoặc ngày đầu mẹ chưa có sữa (do sinh mỗ) bạn cũng không nên quá nóng lòng nên kiên nhẫn để trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

Hiện nay, số trẻ được bú mẹ hoàn toàn không được nhiều. Vì phần lớn phụ huynh hiểu không đúng. Bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời có nghĩa là trẻ sẽ không nạp bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ, ngay cả nước tráng miệng cũng không cần.

Dấu hiệu thóp phập phòng không phải là dấu hiệu trẻ thiếu nước. Đây chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường. Phần thóp sau của trẻ sẽ đóng lại khi bé được ba tháng. Thóp trên sẽ tự đóng lại khi bé bước vào tháng thứ sáu.

Một Thế Giới
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh hút có gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ?