Từ ngày 1.12 tới, từng lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Đài Loan sẽ được kiểm tra chặt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (ATTP).

Siết chặt thủy sản bẩn nhập khẩu từ Đài Loan vào Việt Nam

Một Thế Giới | 26/11/2015, 10:31

Từ ngày 1.12 tới, từng lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Đài Loan sẽ được kiểm tra chặt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (ATTP).

Thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, trong tháng 10, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã thực hiện chuyến thanh tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của Đài Loan (Trung Quốc) xuất khẩu vào Việt Nam.
Căn cứ kết quả thanh tra và thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản quyết định tạm thời dừng xem xét, công nhận bổ sung các doanh nghiệp, tàu cá của Đài Loan vào danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam.
Được biết, biện pháp kiểm tra chặt (từng lô) các chỉ tiêu ATTP đối với các lô hàng thủy sản của Đài Loan nhập khẩu theo quy định của Việt Nam bắt đầu từ ngày 1.12.2015. Chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm do nhà nhập khẩu chi trả. Việc dỡ bỏ các biện pháp trên sẽ được Cục thông báo khi kết quả khắc phục từ phía Đài Loan đạt yêu cầu.
Trước đó, vào cuối tháng 9, cơ quan Thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản giống gồm cá mú giống, tôm giống nhập khẩu vào Việt Nam có mầm bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêu hủy.
Chưa hết, trong tháng 8, cơ quan Thú y cửa khẩu đã phát hiện 6 mẫu dương tính với mầm bệnh đốm trắng (gồm có 4 mẫu tôm thẻ và 2 mẫu tôm sú) đối với tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu để gia công xuất khẩu từ Ấn Độ.
Đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, cơ quan Thú y cửa khẩu cũng phát hiện có 2 lô mực đông lạnh nhập khẩu từ Đài Loan có chất tồn dư kim loại nặng (Cadimi) vượt quá giới hạn cho phép.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đài Loan hiện đang là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Ấn Độ. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Đài Loan vào Việt Nam đạt kim ngạch hơn 75 triệu USD, chiếm thị phần 7%.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt thủy sản bẩn nhập khẩu từ Đài Loan vào Việt Nam