Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 3.10 (giờ Mỹ) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi xóa bỏ thỏa thuận này. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 3.10 (giờ Mỹ) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi xóa bỏ thỏa thuận này. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 3.10 (giờ Mỹ) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ

Sếp Lầu Năm Góc chống Trump xóa thỏa thuận hạt nhân Iran

Trần Trí | 04/10/2017, 14:01

Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 3.10 (giờ Mỹ) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi xóa bỏ thỏa thuận này. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 3.10 (giờ Mỹ) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi xóa bỏ thỏa thuận này. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 3.10 (giờ Mỹ) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ

          

Đây là thỏa thuận G5+1-do Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các cường quốc khác (Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) đạt được với Iran hồi năm 2015-với Iran từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lại là được quốc tế dỡ bỏ sự trừng phạt kinh tế Iran.

Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) cũng đồng ý với thỏa thuận bắt buộc có tên chính thức Hành động chung toàn diện (JCPOA) này.

Ngày 3.10, Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ hỏi ông có tin vì quyền lợi an ninh quốc gia, Mỹ có nên giữ JCPOA hay không. Sau một chút suy nghĩ, ông Mattis đáp: “Có, tôi tin, thưa thượng nghị sĩ”.

Cũng tại cuộc giải trình, Chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford đồng ý Iran tuân thủ JCPOA. Tuần trước, ông cũng nói Mỹ nên giữ thỏa thuận, vì không hề có dấu hiệu Iran vi phạm. Ông nói nếu hủy thì Mỹ sẽ chịu nguy cơ mất uy tín khi trong tương lai sẽ có thể ký những thỏa thuận khác với quốc tế.

Theo qui định của Quốc hội Mỹ, cứ 3 tháng chính phủ phải lập báo cáo Iran có vi phạm JCPOA hay không, hoặc thỏa thuận này có ích cho quyền lợi an ninh quốc gia Mỹ hay không.

Báo cáo này phải có chữ ký của Tổng thống Mỹ trước khi trình Quốc hội Mỹ. Ngày 17.7 đã diễn ra sự xác nhận lần thứ hai từ khi ông Trump nhậm chức.

Ngày 15.10 tới là thời hạn ký xác nhận thứ ba. Sau thời hạn này, Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết tái lập trừng phạt Iran hay không.

Ông Trump từng gọi đây là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất mà Mỹ tham gia”, và nói từ nay đến thời hạn mới, ông sẽ quyết hủy JCPOA hay không.

Theo báo Guardian, ông Mattis đang là nhân vật quyền thế nhất trong chính phủ Mỹ, nên ông Trump rất cảnh giác không bày tỏ sự mâu thuẫn với vị Bộ trưởng ngay trước mặt mọi người.

Ngược lại, Tổng thống Mỹ không hề tiếc nuối sau những lần ông ‘bật ngược’ Ngoại trưởng Rex Tillerson. Mới đây nhất, ông Trump nói việc Mỹ đối thoại với CHDCND Triều Tiên là ‘không được tích sự gì”, sau khi ông Tillerson nói Mỹ sẵn sàng nói chuyện với Triều Tiên.

Dù cho ông Mattis không lập tức làm ông Trump thay đổi quan điểm về JCPOA, ý kiến của ông chắc chắn sẽ có sức nặng với các thượng nghị sĩ, những người sẽ có quyền quyết định số phận của thỏa thuận, nếu như ông Trump không ký xác nhận vào thời  hạn 15.10 tới.

Sau cuộc điều trần, ông Mattis giải thích quan điểm của ông về JCPOA: “Nếu chúng ta có thể xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận, nếu chúng ta có thể xác nhận nó là quyền lợi tốt nhất, thì chúng ta nên giữ thỏa thuận. Tôi cho rằng vào lúc không có dấu hiệu ngược lại, thì tổng thống nên xem xét giữ JCPOA”.

Ngày 29.9, Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif của Iran đã kêu gọi châu Âu thách thức việc Mỹ trừng phạt, nếu ông Trump hủy JCPOA.

Nói với các báo GuardianFinancial Times, ông Zarif cảnh báo: nếu châu Âu bắt chước Mỹ, thỏa thuận sẽ sụp đổ và Iran sẽ lại có công nghệ hạt nhân hiện đại hơn trước khi ký JCPOA.

Nhưng ông nhấn mạnh công nghệ này sẽ không dùng vào việc sản xuất vũ khí hạt nhân, phù hợp với vai trò Iran là một quốc gia thành viên của Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Vị Ngoại trưởng nói cách duy nhất để thuyết phục Iran tiếp tục hạn chế ở chương trình hạt nhân dân sự là Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc vẫn cam kết giữ JCPOA và thách thức bất kỳ sự trừng phạt nào của Mỹ. 

Vĩnh Thụy (theo Guardian)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sếp Lầu Năm Góc chống Trump xóa thỏa thuận hạt nhân Iran