Đan Mạch là quốc gia thường được ngưỡng mộ vì các tiêu chuẩn cao về bình đẳng giới đang phải đối phó với các cáo buộc quấy rối tình dục có hệ thống ở cấp cao nhất của cơ sở chính trị.

Scandal các nhà lập pháp cưỡng hiếp nữ sinh rúng động nước có tiêu chuẩn cao bình đẳng giới

04/10/2020, 16:42

Đan Mạch là quốc gia thường được ngưỡng mộ vì các tiêu chuẩn cao về bình đẳng giới đang phải đối phó với các cáo buộc quấy rối tình dục có hệ thống ở cấp cao nhất của cơ sở chính trị.

Thủ tướng Mette Frederiksen đối mặt áp lực khi các nhà pháp nam bị tố cưỡng hiếp và ép nữ thực tập sinh quan hệ

Theo trang Bloomberg, Quốc hội Đan Mạch trong nhiều năm đã bị cáo buộc là nơi làm nền cho các hành vi sai lầm, gồm cả việc các nhà lập pháp nam cưỡng hiếp và đe dọa đòi nữ thực tập sinh quan hệ tình dục. Đó là những gì có trong danh sách các cáo buộc có chữ ký của 322 nữ chính trị gia cùng nhân viên quốc hội đương nhiệm và cũ.

Nữ Thủ tướng Mette Frederiksen nói "không thể tranh cãi" rằng có vấn đề và đã thuê luật sư bên ngoài để xem xét các cáo buộc. Bản thân bà cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích vì bổ nhiệm Jeppe Kofod, ngoại trưởng thừa nhận đã quan hệ tình dục với cô gái 15 tuổi khi ông 34 tuổi.

Ngoại trưởng Jeppe Kofod gọi bê bối tình dục liên quan đến cô gái 15 tuổi là “lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời” và thừa nhận điều này sẽ ám ảnh cả sự nghiệp, song vụ việc không dẫn đến hậu quả pháp lý nào.

Ông Jeppe Kofod xin lỗi vì hành động quan hệ với cô gái 15 tuổi, là thành viên của tổ chức thanh niên thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đan Mạch (DSU), hồi năm 2008. “Tôi đã say xỉn và hành động ngu ngốc. Tôi biết rất rõ rằng lời xin lỗi là không đủ. Tôi ước gì có thể thay đổi điều này. Tôi thực sự rất hối hận”, Ngoại trưởng Đan Mạch cho biết trên truyền hình.

Theo kênh TV2 của Đan Mạch, trước đó, vị ngoại trưởng này nói không hề biết tên tuổi cô gái khi mời em ấy lên phòng sau buổi thuyết trình hôm đó. Ngay sau sự việc xảy ra 12 năm trước, khi đó 34 tuổi, ông Jeppe Kofod đã từ bỏ tất cả vai trò chính trị của mình, bao gồm cả vị trí phát ngôn viên chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ Xã hội. Dù vậy, Jeppe Kofod trở lại chính trường không lâu sau đó và trở thành ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ Xã hội trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu năm 2014.

Năm 2019, Jeppe Kofod trở thành Ngoại trưởng trong nội các của Thủ tướng Mette Frederiksen.

Ngoại trưởng Jeppe Kofod xin lỗi trên truyền hình vì từng quan hệ với cô gái 15 tuổi - ảnh: AFP

Những sự việc trên gây ra cuộc tranh luận quốc gia xung quanh vấn đề lạm dụng ở nước tự coi là pháo đài của bình đẳng và cởi mở. Theo Helle Thorning-Schmidt, cựu thủ tướng và là người phụ nữ đầu tiên từng lãnh đạo Chính phủ Đan Mạch, một phần của vấn đề đến từ sự tự mãn.

Helle Thorning-Schmidt nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với trang Bloomberg: “Từ lâu, chúng tôi đã cho rằng chúng tôi đã đạt được bình đẳng giới. Vì thế, chúng tôi cho rằng có lẽ không có quấy rối tình dục, nhưng những tiết lộ trong vài tuần gần đây là một lời cảnh tỉnh".

Sofie Linde tiết lộ từng bị quan chức cấp cao ép quan hệ năm cô 18 tuổi

Khoảnh khắc #MeToo của Đan Mạch xuất hiện trên truyền hình từ tháng 8 vừa qua. Sofie Linde, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng 31 tuổi, khiến khán giả choáng váng tại một chương trình trao giải khi cô làm trái kịch bản và nói về cuộc gặp gỡ diễn ra năm 18 tuổi. Sofie Linde nói rằng một quan chức cấp cao đã ra lệnh cho cô quan hệ tình dục bằng miệng, nếu không sự nghiệp của cô trật bánh.

Dù Sofie Linde nói đã từ chối làm điều đó nhưng gây ra một loạt phản ứng ở Đan Mạch. Trong những tuần sau đó, hàng trăm lời chứng thực đã được đăng trên báo chí và mạng xã hội, tiết lộ những trải nghiệm tương tự, trong đó phụ nữ trẻ ở nhiều ngành nghề tiết lộ từng là nạn nhân của quấy rối tình dục.

Các cột ý kiến ​​trên báo đã được lấp đầy với ngập tràn các bình luận. Một số bác bỏ, một số chế nhạo, nhưng nhiều ý kiến ​​cho rằng Đan Mạch đang phải đối mặt với một thời điểm chấn động.

Cựu Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt từng tước bỏ chức vụ của Jeppe Kofod trong đảng Dân chủ Xã hội - ảnh: Bloomberg​

Bà Helle Thorning-Schmidt trở thành thủ tướng vào 2011, 96 năm sau khi phụ nữ Đan Mạch được quyền bỏ phiếu bầu cử.

Helle Thorning-Schmidt nói rằng sự tự nhận thức của người Đan Mạch đã khiến quốc gia này khó tin rằng nơi đây lại có xu hướng xảy ra các hình thức lạm dụng tình dục từng thấy ở Mỹ. Cựu thủ tướng cũng chỉ ra mối nghi ngại rộng rãi về tính đúng đắn chính trị ở Đan Mạch.

Trong bối cảnh đó, quốc hội Đan Mạch đã trở thành môi trường mà những người nắm quyền thường không bị phụ nữ khiếu nại, theo cáo buộc của các nữ nhân viên.

Kira Marie Peter-Hansen (22 tuổi, người Đan Mạch), thành viên của nghị viện châu Âu và là 1 trong 322 người ký bức thư, nói rằng có xu hướng chấp nhận quấy rối tình dục ở Đan Mạch.“Nhưng thế hệ của tôi có ý thức rõ ràng hơn về ranh giới cần phải ở đâu”, cô nói qua điện thoại.

Lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội mà Helle Thorning-Schmidt từng điều hành, Thủ tướng Mette Frederiksen hiện cần phản ứng trước những cáo buộc rằng bà cố gắng giảm bớt lo ngại về ngoại trưởng Jeppe Kofod.

Năm 2008, Jeppe Kofod là đảng viên cấp cao của Đảng Dân chủ Xã hội, đại diện của đảng trong một số ủy ban quốc hội. Cô gái 15 tuổi mà ông ngủ cùng là thành viên của tổ chức thanh niên thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đan Mạch.

Jeppe Kofod đã xin lỗi công khai vào thời điểm đó và Helle Thorning-Schmidt, người giữ chức chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội vào năm 2008, đã tước bỏ chức vụ của ông ta. Lúc đó, Mette Frederiksen cùng những người khác đã chỉ trích Helle Thorning-Schmidt là quá gay gắt.

Thủ tướng Mette Frederiksen bảo vệ quyết định ủng hộ Jeppe Kofod bằng cách đề cập đến lời xin lỗi công khai của ông ấy. “Tôi nghĩ điều quan trọng là nếu một người mắc sai lầm nghiêm trọng, đó là lỗi gì, người đó phải xin lỗi và tránh lặp lại lỗi đó. Và không còn gì để nói nữa”, Mette Frederiksen phát biểu trên đài truyền hình TV2.

Thế nhưng, nhận thức mới ở Đan Mạch về vấn đề lạm dụng tình dục lại đưa vụ việc ra ánh sáng.

Bà Helle Thorning-Schmidt nói: “Những người trong vai trò lãnh đạo đã giúp che đậy những trường hợp như vậy cần tự hỏi bản thân liệu họ có phải là một phần của giải pháp hay một phần của vấn đề”.

Phong trào #MeToo được khởi xướng đầu tiên tại Mỹ vào ngày 5.10.2017 khi nữ diễn viên người Mỹ - Ashley Judd lên tiếng cáo buộc nhà sản xuất truyền thông có thế lực ở Hollywood là Harvey Weinstein có hành vi quấy rối tình dục.

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Scandal các nhà lập pháp cưỡng hiếp nữ sinh rúng động nước có tiêu chuẩn cao bình đẳng giới