Sau vụ cô giáo chửi học viên là "con lợn", Bộ GD-ĐT yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra việc cấp phép và hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ.

Sau vụ việc cô giáo chửi học viên là 'óc lợn', Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát lại toàn bộ các trung tâm ngoại ngữ

Hải Yến | 10/05/2018, 12:20

Sau vụ cô giáo chửi học viên là "con lợn", Bộ GD-ĐT yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra việc cấp phép và hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ.

Sau sự việc giáo viên chửi học viên là "óc lợn", BộGD-ĐT ra văn bản rà soát

Công văn do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ ký, đề nghị các Sở GD-ĐT, đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm rà soát, đánh giá tổng thể hoạt động của các trung tâm đang hoạt động trên địa bàn hoặc thuộc phạm vi quản lý. Các đơn vị phối hợp ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về thành lập, cấp phép hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm và có biện pháp xử lý kiên quyết những hiện tượng vi phạm quy định hiện hành.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin về danh sách trung tâm ngoại ngữ, tin học cả công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn được cấp phép hoạt động. Trong đó, phải ghi rõ thông tin như điều kiện đảm bảo chất lượng, thời gian thành lập, thời gian, địa điểm được cấp phép, công khai thông tin về danh sách học viên được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Bộ GD-ĐT yêu cầu thông tin phải được cập nhật thường xuyên. Sở GD-ĐT, các trường chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc những vấn đề trên, báo cáo Bộ trước ngày 25.5.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, cho rằng để xảy ra sự việc một trung tâm tiếng Anh hoạt động “chui”, có giáo viên xúc phạm học viên là “lợn” thì trách nhiệm trong phân cấp quản lý ở cơ sở đã xuất hiện lỗ hổng. Trách nhiệm thuộc về Sở GD-ĐT Hà Nội khi chưa kết nối với địa phương để kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lơ là, sai trái, vi phạm pháp luật.“Tôi cho rằng qua sự việc này, các cơ quan quản lýphải nghiêm túc nhìn nhận lại trách nhiệm của mình. Để tồn tại giữa thủ đô có những trung tâm ngang nhiên hoạt động, cấp chứng chỉ cho học viên nhưng không có sự quản lý về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý là sai sót quá lớn".

Các trung tâm tiếng Anh nở rộ như nấm sau mưa, ai đứng sau?

Với hàng loạt vụ việc liên quan tới các trung tâm tiếng Anh, khi các thầy cô giáo đứng giảng dạy chưa đủ trình độ và bằng cấp. Chưa kể đến việc các giảng viên đó có những ngôn từ không phù hợp với học sinh khiến nhiều người lo ngại về việc truyền tải kiến thức tới học sinh trong thời đại công nghệ nở rộ.

Trên các diễn đàn chia sẻ về địa chỉ, trung tâm dạy tiếng Anh ở Hà Nội, các bố mẹ cũng chỉ quan tâm tới việc thầy cô đó dạy giỏi thế nào, học sinh học ở đó đỗ vào các trường chuyên, lớp chọn ra sao… chứ hầu như không ai hỏi rằng, trung tâm thầy cô đó được cấp phép hoạt động hay không, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của giáo viên thế nào… Có trung tâm/lớp học nhồi nhét cả trăm học viên vào một lớp, ai đến thì mua phiếu vào lớp, đến sớm thì có chỗ ngồi, đến muộn chấp nhận đứng… Lớp học chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu an toàn về phòng chống cháy nổ… nhưng người học có vẻ không quan tâm điều đó. Tâm lý là các thầy cô càng đông, càng “kén” người học thì lại càng đổ xô đến học.

Hàng loạt các trung tâm tiếng Anh mở ra nhưng không ai biết được trung tâm nào được cấp giấy phép đầy đủ và các giảng viên có nghiệp vụ sư phạm hay không

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chị Lan Hương (Hải Dương) cho biết bản thân chị cũng đã từng đến trung tâm MST English do chính cô Kim Tuyến làm giám đốc. Tuy nhiên, chị không hề biết trung tâm này có được phép hoạt động hay không, các giáo viên có đầy đủ bằng cấp hay không?! "Bản thân tôi được bạn bè giới thiệu, thấy cô giáo này hay livestream trên facebook dạy phát âm khá tốt nên tôi đăng ký theo học chứ không hề biết trung tâm có phép hay không",chị Hương cho hay.

Cũng như chị Hương, anh Hoàng Lực (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bản thân anh cũng theo học mấy lớp tại các trung tâm tiếng Anh được mở ngay Dịch Vọng gần nhà anh. Tuy nhiên, khi được hỏi về giấy phép của các trung tâm anh theo học thì anh chia sẻ bản thân anh cũng không hề biết vì thấy các thầy cô ở đây giảng dạy có cả người Việt, cả người Anh và được quảng cáo là trung tâm có uy tín, các thầy cô giáo giảng dạy ở các trường ĐH lớn.

Về việc này, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng các cơ quan ban ngành phải vào cuộc và rà soát lại toàn bộ các trung tâm tiếng Anh trên địa bàn. Làm rõ các trung tâm tiếng Anh "vươn vòi bạch tuộc" như thế nào, có ai đứng sau hay không bởi vì có những trung tâm tiếng Anh mở tới 2 - 3 cơ sở để tăng uy tín, lợi dụng sự tin tưởng của học viên. Ngoài ra, phải nghiêm túc xem xét việc tổ chức nào đang làm việc không đến nơi đến chốn, khi đã phát hiện sai phạm mà vẫn để sai phạm tiếp diễn, thể hiện sự quản lý lỏng lẻo.

Học Tiếng Anh thế nào cho hiệu quả

Nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Đối tượng học cũng rất đa dạng từ học sinh, sinh viên tới công nhân viên chức đã đi làm… Khi học Tiếng Anh thì mỗi người sẽ có cho mình một mục đích hướng đến nhưng không phải ai cũng trung thành với mục tiêu nâng cao khả năng ngoại ngữ, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độ chuyên môn cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp. Chính vì thế, các trung tâm ngoại ngữ đang mọc lên như nấm sau mưa với những lời giới thiệu đầy "mật ngọt".

Có nhiều trung tâm đã đánh vào tâm lý người theo học là trung tâm có những giáo viên bản ngữ, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của phóng viên thì những giáo viên bản ngữ đó chính là những anh Tây ba lô không có bằng cấp hay nghiệp vụ sư phạm mà chỉ là sang Việt Nam với nhu cầu du lịch là chủ yếu. Giáo viên Việt Nam thì đa số là giáo viên trẻ mới ra trường, họ nhiệt tình nhưng trình độ còn hạn chế. Nhiều người dạy tiếng Anh mà phát âm sai cơ bản, không có phương pháp truyền dạy hợp lý, chưa kể có những trung tâm còn tự ý trưng biển gắn với tên các tổ chức uy tín hay giảng viên nổi tiếng để lừa bịp những người học.

Không chỉ các trung tâm mở vô tội vạ, mà các giáo trình học ngoại ngữ nói chung hay tiếng Anh nói riêng cũng loạn, khiến người học chẳng biết đâu mà lần. Các giáo trình này được biên soạn rất nghiệp dư, thiếu khoa học và do đó có nhiều lỗi nghiêm trọng, từ khâu trình bày cho đến nội dung, chất lượng bài học. Có những lỗi chính tả cơ bản hay đôi khi là những hình ảnh không phù hợp, thiếu liên quan…

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị An Quyên, Giám đốc IvyPrep Education khẳng định, xu hướng học tiếng Anh sẽ thay đổi mạnh mẽ trong thế kỷ 21,tiếng Anh sẽ không còn là một môn học mà sẽ là công cụ giúp học sinh Việt Nam học tập các môn học, thu nạp kiến thức mới và sử dụng như một ngôn ngữ thứ 2. Tuy nhiên, để học tiếng Anh hiệu quả, người học cần phải biết lắng nghe, tham khảo, để chọn được địa chỉ học tiếng Anh đáng tin cậy, giảng viên có trình độ sư phạm và chuyên môn cao, chất lượng được đánh giá bởi thực tế từ kết quả của mỗi học viên khi học xong và ứng dụng vào thực tế.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ việc cô giáo chửi học viên là 'óc lợn', Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát lại toàn bộ các trung tâm ngoại ngữ