Vụ quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tấn công nước Pháp ngày 13.11 có thể sẽ phải cần một phản ứng quân sự toàn cầu mạnh mẽ hơn để chống lại IS, bởi chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu từ hơn một năm qua không thể ngăn chúng trở thành một thế lực đe dọa toàn thế giới, theo Reuters.

Sau vụ IS tấn công Pháp, Mỹ buộc phải phản ứng quân sự mạnh hơn

Một Thế Giới | 15/11/2015, 10:22

Vụ quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tấn công nước Pháp ngày 13.11 có thể sẽ phải cần một phản ứng quân sự toàn cầu mạnh mẽ hơn để chống lại IS, bởi chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu từ hơn một năm qua không thể ngăn chúng trở thành một thế lực đe dọa toàn thế giới, theo Reuters.

Chính phủ Mỹ đang chịu sức ép chính trị rất  lớn từ nước ngoài và nội địa, lâu nay bị chỉ trích chậm phản ứng, nay bị ép phải mạnh tay hơn. Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ xem xét các cách tăng cường chiến dịch ngăn chặn IS, gồm tăng tần suất không kích. 
Các quan chức Mỹ nói Washington sẽ trông cậy các đồng minh châu Âu và Ả Rập tăng cường tham gia quân sự vào cuộc chiến chống khủng bố ở Syria và Iraq. 
Không thể rõ liệu Pháp - Mỹ sẽ sẵn sàng tăng cấp liên quan quân sự của họ hay không, dựa trên việc hai nước này không muốn bị kéo sâu vào một cuộc chiến trên bộ cấp độ lớn ở Trung Đông.
Nhưng vài tháng qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có những quyết định Mỹ tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến chống IS ở Syria, như đưa 50 quân đặc nhiệm đến làm cố vấn cho quân nổi dậy.
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố vụ tấn công Paris của IS là một lời tuyên chiến đối với nước Pháp. Nước này có thể tăng cường chiến dịch không kích vào các mục tiêu IS.
Ngày 18.11, tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ được đưa đến Trung Đông để sẵn sàng không kích. Cựu quan chức FBI Martin Reardon nay làm việc cho tổ chức tư vấn Soufan, nói: "Tôi cho rằng Pháp sẽ hành động nhiều hơn".
Các nghị sĩ Mỹ và chuyên gia chống khủng bố nhận định vụ IS tấn công nước Pháp khiến 129 người chết càng cho thấy cần phải tăng cường hoạt động quân sự. 
Đó là vụ bạo lực đẫm máu nhất ở Pháp từ khi kết thúc Thế chiến 2. Trong hai tuần qua cũng có nhiều vụ tấn công tự sát lớn của IS ở Beirut (Lebanon) khiến 43 người chết, vụ máy bay dân dụng Nga rơi ở Ai Cập làm 224 người chết.
Nữ thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ, nói chiến lược không kích hạn chế của chính phủ Obama là "không đủ để bảo vệ đất nước chúng ta và các đồng minh. Chiến tranh đã lan ra khỏi Iraq và Syria, và đó là lý do chúng phải đưa chiến tranh đến với chúng". 
Các ứng cử viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa cũng tăng sức ép đối với chính phủ Obama sau vụ IS tấn công Paris.
Ông Jed Bush nói IS dấn thân vào "một nỗ lực có tổ chức để tiêu diệt nền văn minh phương Tây" nên Mỹ cần đi đầu trong việc chống lại IS. Ông nói vào đêm 13.11: "Đó là cuộc chiến của thời đại chúng ta".  
Bruce Riedel, một cựu chuyên gia CIA cấp cao phân tích về Trung Đông và từng tư vấn cho ông Obama, nói chuỗi tấn công khủng bố gần đây đã dập tắt cuộc tranh luận rằng IS chỉ tập trung vào cuộc chiến ở Syria và Iraq.
Riedel cùng các cựu quan chức Mỹ nói một trong những cách nhanh nhất mà Mỹ và đồng minh có thể gây tổn thất cho IS là tăng sức ép lên bọn cầm đầu tổ chức khủng bố này.
Sức ép này đã tăng dần với những cuộc không kích chính xác trong vài tháng qua. Cùng ngày xảy ra vụ tấn công Paris, Mỹ mở chiến dịch tiêu diệt một thủ lĩnh IS ở Libya.
Một ngày trước đó, Mỹ tuyên bố đã không kích tiêu diệt đao phủ "John Thánh chiến" của IS, kẻ từng chặt đầu nhiều con tin Anh, Mỹ, Nhật.  
Các quan chức Mỹ nói những cuộc không kích này cho thấy Mỹ có thể mở rộng địa bàn chiến đấu. Một người nói: "Chúng tôi đang tìm cách truy diệt IS ở bất kỳ nơi nào chúng tôi có thể đánh chúng".
Nhưng cho đến nay Mỹ chưa không kích trụ sở của IS ở "thủ phủ" Raqqa (Syria) của chúng. Những người biết việc nói lý do là Mỹ sợ gây thương vong cấp độ lớn cho dân thường Syria.
Hiện phải chờ xem sự kiềm chế này sẽ tiếp tục hay không, và liệu chính phủ Mỹ sẽ tăng cường không kích?
Các quan chức và những nhà phân tích cũng đặt vấn đề liệu Anh sẽ tham gia không kích, tăng cường hoạt động do thám trên không ở Iraq và Syria.
Anh chưa tấn công IS ở Syria, dù Thủ tướng David Cameron nói ông sốt ruột muốn hành động, nhưng ông bị các nghị sĩ Anh phản đối. 
Một quan chức Mỹ nói khi IS đã tấn công vào châu Âu thì liệu quốc hội Anh sẽ đổi ý, cho phép ông Cameron tham gia đánh IS?
Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan
Xung đột Israel-Hezbollah: Liệu ngừng bắn có phải là giải pháp tình thế?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đối mặt với một trong những thách thức chính trị và quân sự lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình khi cân nhắc tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah, lực lượng dân quân Lebanon được Iran hậu thuẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ IS tấn công Pháp, Mỹ buộc phải phản ứng quân sự mạnh hơn