NSƯT Út Bạch Lan đã nhắm mắt xuôi tay vào tối 4.11.2016 tại nhà riêng ở TP.HCM.

Sầu nữ Út Bạch Lan qua đời

Tiểu Vũ | 05/11/2016, 05:53

NSƯT Út Bạch Lan đã nhắm mắt xuôi tay vào tối 4.11.2016 tại nhà riêng ở TP.HCM.

Người thân của NSƯT Bạch Lan cho biết, bà đã qua đời vào lúc 22 giờ 55 ngày4.11.2016 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 82 tuổi. Khi nghe tin bà mất, các nghệ sĩ đồng nghiệp thuộc nhiều thế hệ đã không khỏi bàng hoàng. Nghệ sĩHữu Quốc, Thoại Mỹ, đạo diễn Thanh Hiệp... rất đau đớn khi nghe tin bà ra đi.

82 tuổi đời, hơn 60 năm trên sân khấu, NSƯT Út Bạch Lantừ lâu đã trở thành huyền thoại của nghệ thuật cải lương nước nhà. Giọng ca của bà theo cách nói của người Nam bộ là "quá mùi"vàcó một không hai. Người ghiền cải lương chỉ cần nhắc đến tên Út Bạch Lanđã nhớ vanh vách cácvai diễn để đời của bà nhưHương trong Nửa đời hương phấn, vai Hằng trong Con gái chị Hằng... Những vai diễn ấy vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ dù bà đãđi xa.

NSƯT Út Bạch Lan

Nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hòa, Long An. Bà được đồng nghiệp, báo giới đương thời và khán giả mộ điệu phong tặng nhiều danh hiệu nhất.Ở làng dĩa nhựa người ta gọi bà là "Nữ hoàng vọng cổ", ở sân khấu là "Đệ nhất đào thương", "Nữ hoàngsầu mộng", "Vương nữ sương chiều"…. nhưng cái danh hiệu nhiều người nhớ nhất là "Sầu nữ Út Bạch Lan". Bà nổi tiếng qua nhiều vở diễn nhưNửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa lòng, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa...

Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ bénghệ sĩ Út Bạch Lan đã theo mẹ đi làm để kiếm tiền sinh sống. Người chị em kết nghĩa với mẹ Bạch Lan có một người con trai là danh cầm Văn Vĩ. Nghệ sĩ Văn Vĩ thời ấy cũng biết đàn nên thường đàn và dạy cho Út Bạch Lan hát. Năm 11 tuổi, bà cùng danh cầm Văn Vĩ bắt đầu đi hát dạo từ Chợ Lớn mới qua các phố phường Chợ Lớn cũra tới chợ Bến Thành, Sài Gòn.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan thời trẻ

Năm 1955, bà gia nhập đoàn Kim Thanh của nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thanh Tao, Kim Chưởng và Thúy Nga. Ở sân khấu Kim Thanh, Út Bạch Lan chỉ học múa và thỉnh thoảng đóng một vai đào phụ.

Năm 1958, nghệ sĩ Út Bạch Lan được bà bầu Kim Chưởng mời về hát cho đoàn Kim Chưởng. Tại đây, bà diễn chung với nghệ sĩ Thành Được. Trên sân khấu đoàn Kim Chưởng, nghệ sĩ Út Bạch Lan gây ấn tượng với nhiều vở diễn cải lương nổi tiếngthời đó.

Từ những năm đầu của thập niên 60, nghệ sĩ Út Bạch Lan – Thành Được đã làm nên thương hiệu của đoàn Thanh Minh, Thanh Nga với những vai diễn để đời trong các vở tuồng Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Rồi ba mươi năm sau, Tiếng hạc trong trăng, Tình xuân muôn tuổi...

Năm 1961, Út Bạch Lan lập đoàn hát lấy tên Út Bạch Lan - Thành Được. Đoàn có những tuồng như: Trảm mã trà, Đêm huyền diệu, Chân trời hạnh phúc, Khi rừng mới sang thu, Bốn mùa hoa nở, Bao giờ vườn sứ mưa hoa, Tìm suối tiên, Cuối đường hoa mộng, Thuyền về bến Ngự, Em đi trên phím nhạc, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu trúc, Sầu qua mấy nhịp cầu duyên.

Sau 1975, Út Bạch Lan hát cho đoàn cải lương Sài Gòn 1, rồi về quê nhà hát cho đoàn cải lương Long An với chức vụ trưởng đoàn đến năm 1986. Sau năm 1986, bà tiếp tục hoạt động nghệ thuật tại TP.HCM và tham gia các hoạt động gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão lụt, giúp người nghèo cô đơn ở thành phố và giúp bệnh nhân nghèo được điều trị miễn phí.

Trong thời kỳ hoàng kim của sự nghiệp, nghệ sĩ Út Bạch Lan cũng được nhiều hãng đĩa tranh nhau mời thu thanh đĩa đơn, đĩa tuồng đa dạng từ xã hội, cổ tích, sử Việt Nam đến Trung Hoa, Tây, Nhật... với số lượng nhiều nhất so với những danh ca khác. Vai diễn thành công rực rỡ nhất của bàchính là vai chị Hằng trong vở Con gái chị Hằng. Đây là vở diễn do hai soạn giả nổi tiếng Hà Triều và Hoa Phượng viết.

Khi tuổi đã xế chiều, Út Bạch Lan cùng một số anh chị em nghệ sĩ thường đi biểu diễn văn nghệ để gây quỹ từ thiện cho chùa, hoặc giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những năm cuối đời bà gắn bó với Câu lạc bộ sân khấu Lạc Long Quân và Câu lạc bộ sân khấu Hoa Lan Trắng để biểu diễn các chương trình văn nghệ từ thiện.

Đầu năm 2016, nghệ sĩ Út Bạch Lan đã trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ khối u ở vùng bụng. Tháng 10.2016, bệnh tình của NSƯT Út Bạch Lan trở nên nặng hơn, bà được đưa về nhà riêng để người thân chăm sóc.

Nghệ sĩ Út Bạch Lan đã ra đi vào đêm 4.11.2016 tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 82 tuổi.

Bài vọng cổ Hoa lan trắng (soạn giả Viễn Châu) do NSƯT Út Bạch Lan ca:

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sầu nữ Út Bạch Lan qua đời