Theo NHK, chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh cấm các công ty sử dụng thực tập sinh người nước ngoài làm công việc khử nhiễm xạ tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011.

Sau khiếu nại của thực tập sinh Việt Nam, Nhật ra lệnh cấm liên quan đến khu vực nhiễm xạ

17/03/2018, 06:29

Theo NHK, chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh cấm các công ty sử dụng thực tập sinh người nước ngoài làm công việc khử nhiễm xạ tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011.

Lệnh cấm trên được đưa ra sau khi một thực tập sinh Việt Nam khiếu nại rằng anh bị phân công đi dọn đất nhiễm xạ ở tỉnh Fukushima. Tại cuộc họp báo, thực tập sinh này khẳng sẽ không bao giờ sang Nhật nếu biết mình sẽ phải làm công việc ở khu vực nhiễm xạ vì lo ngại tác động tiêu cực đến sức khỏe.

NHK cho biết thanh niên này tới Nhật theo chương trình thực tập sinh kỹ năng do chính phủ bảo trợ nhằm đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm cho lao động nước ngoài.

Người chịu trách nhiệm về chương trình này cho biết việc khử nhiễm xạ không phải công việc thích hợp dành cho các thực tập sinh. Phía cơ quan chức năng cho biết sẽ quy định các công ty phải cam kết không yêu cầu thực tập sinh làm những công việc này.

Đầu tháng 3.2018, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị chủ quản nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ sau thảm họa động đất, sóng thần vào năm 2011 tại Fukushima, đã đưa vào hoạt động bức tường băng xây dựng ngầm xung quanh khu vực nhiễm phóng xạ. Chi phí xây dựng và vận hành bức tường này lên đến 310 triệu USD.
Bức tường có độ sâu hơn 38 m, dài gần 1,6 km và được TEPCO cho là có khả năng ngăn lượng nước ngầm nhiễm phóng xạ bên dưới nhà máy thoát ra môi trường ngoài. Tuy nhiên theo tờ South China Morning Post, mỗi ngày vẫn có khoảng 100 tấn nước nhiễm xạ thoát qua khỏi bức tường
Lượng nước này được thu hồi và chứa trong các bồn lớn. Tính cả lượng nước nhiễm xạ thu hồi trước khi xây dựng bức tường, hiện đã có hơn 1.000 bồn chứa với tổng dung tích lên đến khoảng 1 triệu tấn. 7 năm sau vụ thảm họa, chính phủ Nhật vẫn chưa tìm ra cách giải quyết đối với lượng nước nhiễm xạ nêu trên.
Một phương án được đưa ra đó là khử xạ và hòa lượng nước đã được xử lý ra Thái Bình Dương. Phương án này bị ngư dân phản đối kịch liệt do việc khử xạ không thể loại bỏ hoàn toàn chất phóng xạ tritium, dù một số chuyên gia khẳng định chất này là vô hại ở lượng nhỏ.
Tính đến nay, ước tính 55.000 cư dân Fukushima chưa được trở về nhà. Lượng phóng xạ từ vụ rò rỉ hạt nhân vẫn chưa được giải quyết triệt để và đã lấy đi sinh mạng của 50 người kể từ tháng 3.2011.
Bên cạnh đó, số người tự tử vì trầm cảm sau thảm họa vào năm 2011 đã lên đến con số 155 người và vẫn tiếp tục gia tăng. Theo tờ Washington Post, rất nhiều cư dân Fukushima quyết định chọn cái chết vì điều kiện sống nghèo nàn sau khi phải di tản. Ngoài ra, họ cũng chịu áp lực tâm lý khi bị người ngoài xa lánh vì nghi ngờ nhiễm phóng xạ
Hiện mức phóng xạ tại 3 trong số 6 lò hạt nhân của nhà máy Fukushima Daiichi vẫn cao quá sức chịu đựng của con người. Các robot thăm dò của TEPCO đã thất bại trong việc tiếp cận khu vực này nhằm đo đạc chính xác mức phóng xạ.

theo Zing

PV

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau khiếu nại của thực tập sinh Việt Nam, Nhật ra lệnh cấm liên quan đến khu vực nhiễm xạ