Việc Nhật Bản có thể chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ sớm hơn dự đoán có thể sẽ tạo ra một tác động đáng kể tới nền kinh tế thế giới. Một số nền kinh tế lớn cũng đang duy trì chính sách nới lỏng tài khóa, như Liên minh châu Âu (EU), nhiều khả năng sẽ thực hiện điều tương tự, và kéo theo một loạt các quốc gia trên khắp thế giới.

Sau khi ông Trump đắc cử, Nhật sẽ kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ?

Nhàn Đàm | 12/11/2016, 08:07

Việc Nhật Bản có thể chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ sớm hơn dự đoán có thể sẽ tạo ra một tác động đáng kể tới nền kinh tế thế giới. Một số nền kinh tế lớn cũng đang duy trì chính sách nới lỏng tài khóa, như Liên minh châu Âu (EU), nhiều khả năng sẽ thực hiện điều tương tự, và kéo theo một loạt các quốc gia trên khắp thế giới.

Chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi sau khi ứng cử viên Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Nhật Bản mới đang trở thành tâm điểm của nền kinh tế giữa hai bờ Thái Bình Dương. Hai sự kiện kinh tế quan trọng vừa liên tiếp diễn ra ở Nhật Bản, trước tiên là việc Hạ viện nước này chính thức thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như một sự thúc giục Quốc hội Mỹ tiến hành điều tương tự; và thứ hai là Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trong bản báo cáo quý 3 vừa được công bố đã đưa ra một thông tin gây sốc: nước này nhiều khả năng sẽ chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ đã được duy trì trong suốt gần 3 năm qua. Không phải chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã từ bỏ những nỗ lực cải cách nền kinh tế, mà chỉ là vì một kế hoạch cải cách chỉ dựa vào chính sách tiền tệ sẽ không thể thành công.

Bản báo cáo quý 3 của Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang được xem là một bất ngờ lớn. Trong bản báo cáo này, BOJ thừa nhận rằng đã làm tất cả những gì có thể trong suốt 3 năm qua để giúp nền kinh tế Nhật đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và mức lạm phát lớn hơn, trong đó chính sách tài khóa và nới lỏng tiền tệ giữ một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ duy trì chính sách tiền tệ không thôi thì sẽ là chưa đủ để đạt được mục tiêu lạm phát kỳ vọng của chính phủ Nhật Bản là 2%.

Đây có thể xem như một sự thừa nhận đầy dũng cảm, khi nới lỏng tiền tệ là một trong những chính sách được duy trì liên tục ở quy mô lớn nhất trong số các giải pháp của chương trình Abenomics để vực dậy nền kinh tế Nhật trong suốt 3 năm qua. Nó là một sự thừa nhận rằng, việc chỉ dựa vào các chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ Nhật Bản trong 3 năm qua đã không có tác dụng như mong đợi.

Sự tuyên bố này của BOJ cũng đồng nghĩa với việc, nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ không tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như trước, và nó cũng có thể là điều sẽ diễn ra tại Liên minh châu Âu (EU) nơi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn đang duy trì chương trình nới lỏng định lượng (QE) để hy vọng vực dậy nền kinh tế khu vực.

Về lý thuyết cũng như thực tế, BOJ là cơ quan hội đủ những điều kiện tối ưu nhất để có thể đưa ra tuyên bố này, trước hết là vì BOJ chính là ngân hàng trung ương lớn nhất và đi xa nhất trong việc triển khai chính sách nới lỏng tiền tệ trên thế giới. Quy mô chương trình nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản trong 3 năm qua lớn hơn bất cứ chương trình tương tự nào ở một nền kinh tế nào khác. Nó cũng khiến cho những nhà kinh tế theo xu hướng tin rằng chính sách tiền tệ là chìa khóa để điều khiển kinh tế vĩ mô phải thất vọng, vì trường hợp của Nhật Bản là dẫn chứng điển hình và có sức thuyết phục nhất cho việc một ngân hàng trung ương có thể không đủ khả năng kiểm soát được mức lạm phát của nền kinh tế như ý muốn.

Trường hợp của Nhật Bản đã chỉ ra một thực tế rằng, trong ngắn hạn chính sách tiền tệ hoàn toàn có thể là chìa khóa hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng và tăng lạm phát như mong muốn, nhưng về dài hạn thì không. Thực tế là trong năm 2014, giảm phát đã kết thúc, giá cả đã tăng khá cao và lạm phát trong nền kinh tế Nhật đã tăng lên mức hơn 3%. Tuy nhiên, lạm phát đã trở về mức 0% vào cuối năm 2015 và sang năm 2016 thì giảm phát đã quay trở lại.

Việc Nhật Bản có thể chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ sớm hơn dự đoán có thể sẽ tạo ra một tác động đáng kể tới nền kinh tế thế giới. Một số nền kinh tế lớn cũng đang duy trì chính sách nới lỏng tài khóa, như Liên minh châu Âu (EU), nhiều khả năng sẽ thực hiện điều tương tự, và kéo theo một loạt các nền kinh tế trên khắp thế giới cũng đang duy trì lãi suất thấp. Nó có thể sẽ là điểm khởi đầu cho sự kết thúc của một giai đoạn thử nghiệm các chính sách tiền tệ táo bạo tại nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng sẽ là điểm khởi đầu của một quá trình trong đó các quốc gia sẽ thiên về các sáng kiến tài chính và cải cách nền kinh tế sâu rộng hơn để thúc đẩy tăng trưởng thay vì dựa dẫm vào chính sách tiền tệ.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau khi ông Trump đắc cử, Nhật sẽ kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ?