Trong bản tin mới nhất hôm 13.4, NHK đã ghi chú rõ "Biển Đông" trên tựa khi nói về khu vực mà trước đó họ chỉ dùng cụm từ biển "Nam Trung Hoa". Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nếu độc giả Việt Nam tiếp tục cùng báo điện tử Một Thế Giới gửi thư đề nghị thì đài NHK cũng như các kênh quốc tế khác sẽ phải ưu tiên dùng từ Biển Đông trong các bản tin của mình.

Sau đề nghị của báo Một Thế Giới, đài NHK đã ghi chú rõ Biển Đông trên tựa

Anh Tú | 16/04/2018, 10:31

Trong bản tin mới nhất hôm 13.4, NHK đã ghi chú rõ "Biển Đông" trên tựa khi nói về khu vực mà trước đó họ chỉ dùng cụm từ biển "Nam Trung Hoa". Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nếu độc giả Việt Nam tiếp tục cùng báo điện tử Một Thế Giới gửi thư đề nghị thì đài NHK cũng như các kênh quốc tế khác sẽ phải ưu tiên dùng từ Biển Đông trong các bản tin của mình.

Thời gian trước đây, trang Việt Ngữ của đài NHK (Nhật Bản) thường chỉdùng cụm từ "biển Nam Trung Hoa"khi nhắc đến Biển Đông trên tựa bài.Phải khi vào bài, NHK mới ghi chú rõ đó là Biển Đông.Việc NHK ghi vậy khiến nhiều độc giả Việt Nam cảm thấy bức xúc, khó chịu.

Ảnh chụp màn hình trang NHK hồi cuối tháng 3.2018

Cuối tháng 3 vừa qua,báo điện tử Một Thế Giới đã gửi thư cho đài NHK đề nghị đài này cần ghi rõ đây là Biển Đông chứ không thể dùng từ "Nam Trung Hoa". Trong thư, chúng tôi nêu rõ các bản tin tiếng Việt của nhiều đài quốc tế như BBC (Anh), RFI (Pháp) hay VOA (Mỹ)... đều sử dụng cụm từ Biển Đông và việc NHK dùng cụm từ biển "Nam Trung Hoa" là không thích hợp đối với người đọc Việt Nam.

Lá thư được nhân viên phụ trách Tin tức nước ngoài củabáo điện tử Một Thế Giớichuyển tới NHK

Chúng tôi cũng lưu ý với phía đàiNhật rằng hiện Nhật cũng đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông nên cần hiểu rằng việc dùng danh từ chỉ các địa danh là vô cùng nhạy cảm. Chúng tôi cũng đưa ra dẫn chứng rằng báo chí Việt Nam (trong đó có báo điện tử Một Thế Giới) luôn ghi là quần đảo Senkaku hay Senkaku/Điếu Ngư chứ không bao giờ ghi đơn thuần Điếu Ngư để tránh gây khó chịu người Nhật khi nói về quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku (còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Trong bản tin mới nhất hôm 13.4, NHK đã ghi chú rõ "Biển Đông" trên tựa khi nói về khu vực mà trước đó họ chỉ dùng cụm từbiển "Nam Trung Hoa". Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nếu độc giả Việt Nam tiếp tục cùng báo điện tử Một Thế Giới gửi thư đề nghị thì đài NHK cũng như các kênh quốc tế khác sẽ phải ưu tiên dùng từ Biển Đông trong các bản tin của mình. Quốc tế không thể làm ngơ khi nhiều người dân Việt Nam cùng lên tiếng.

Biển Đông là một danh từ thiêng liêng với người Việt Nam ở cả trong nước và ngoài nước. Việc vận động để báo chí nước ngoài dùng từ Biển Đông là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Xin hãy cùng báo điện tử Một Thế Giới chung tay vì Biển Đông.

Tên gọi quốc tế hiện nay "không có cơ sở lịch sử"

Năm 2016,Indonesia đã đề xuất việc đặt lại tên cho Biển Đông. Khi ấy, Chính phủ Indonesia thông báo sẽ đệ trình bản kiến nghị lên Liên Hợp Quốc liên quan đến Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh quần đảo Natuna (ở Biển Đông) mà Jakarta đang tuyên bố chủ quyền. Theo đó, Indonesia sẽ gọi tên vùng biển ở phía Bắc, bao gồm vùng biển xung quanh các quần đảo Natuna và Anambas là "Biển Natuna" (Natuna Sea) như một cách để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển có tên gọi quốc tế là "South China Sea". Ông Ahmad Santosa, người đứng đầu cơ quan đặc trách chống đánh bắt cá trái phép của Indonesia cho biếtđây không phải là một quyết định mang tính dân tộc chủ nghĩa đơn thuần, mà còn cho thấy tên gọi "South China Sea" chỉ là một "sáng tạo không có cơ sở lịch sử".

Trước đó, năm 2012, Philippines đã chính thức đặt lại tên một phần của Biển Đông, sử dụng tên mới trên bản đồ và trong các công văn của Chính phủ. Manila tuyên bố vùng biển nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của họ là Biển Tây Philippines (West Philippines Sea). Thời điểm đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố việc đổi tên như vậy là một bước quan trọng để làm sáng tỏ vùng tranh chấp nào là của Philippines và khẳng định vùng biển này về mặt lịch sử cũng như thực tại không thuộc về Trung Quốc. Philippines cũng đã gửi công văn và một bản đồ chính thức lên Liên Hợp Quốc.

Tại một hội nghị về quốc phòng ở London (Anh) hồi tháng 9.2015, Phó đô đốc Viên Dự Bách (Yuan Yuba), Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc khẳng địnhBiển Đông là của Trung Quốc, bởi lẽ trong tên gọi quốc tế bằng tiếng Anh của biển này có từ "China", nghĩa là Trung Quốc, đồng thời cho rằngvùng biển này thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán cách đây 2.000 năm. Trên thực tế, người Trung Quốc chưa tới vùng biển này trước năm 960, tức là khi bắt đầu triều đại nhà Tống.

Về phần mình, Việt Nam gọi vùng biển này là Biển Đông, bao gồm phần lớn vùng nước được gọi là "South China Sea" theo tên quốc tế bằng tiếng Anh. Các nhà nghiên cứu độc lập đã kết luận rằngBiển Đông tiếp giáp với "Biển Tây Philippines". Trong khi đó, người Trung Quốc sử dụng hai tên gọi "Nam Hải" và "Nam Dương" để chỉ toàn bộ vùng biển ở phía nam, bao gồm cả biển Java và eo biển Malacca.

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ở La Hay (hồi 2016), nhiều ý kiến lên tiếng về sự rắc rối trong cách gọi tên vùng biển này. Trong bài viết trên trang mạng Quartz ngày 23.8.2016, nhà báo Mỹ Steve Mollman ghi nhận một quan điểm ngày càng phổ biến cho rằng, sở dĩ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng rắc rối phức tạp một phần là do tên gọi quốc tế của vùng biển này.

Theo Như Trung/báo Biên Phòng

MTG
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau đề nghị của báo Một Thế Giới, đài NHK đã ghi chú rõ Biển Đông trên tựa