Chính phủ vừa có yêu cầu rà soát các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh.

Sau chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ ngành rục rịch cắt giảm điều kiện kinh doanh

Trí lâm | 13/08/2017, 16:12

Chính phủ vừa có yêu cầu rà soát các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh.

Theo kết quả điều tra của VCCI, trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có tổng số 5.719 điều kiện kinh doanh (thường được gọi là giấy phép con). Trong đó, nhiều nhất là Bộ Công Thương có 27 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý với 1.220 điều kiện kinh doanh. Ít nhất là Bộ Xây dựng cũng có tới 17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với 106 điều kiện kinh doanh.

Đây là vấn đềnhức nhối tới nỗiThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải nhấn mạnh: “Giấy phép kinh doanh rất nhiều, rất nhiều, người ta kêu nhiều lắm, cần rà lại. Đây là khâu phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh tới chi phí cấp giấy phép con, cũng nhưchưa có nhiều bằng chứng cho thấy đã giảm.

“Bộ trưởng thấy doanh nghiệp lên xếp hàng rất lâu thì phải xem lại cung cách làm việc của bộ. Phải loại bỏ điều kiện kinh doanh mang tính áp đặt không hợp lý”, Thủ tướng nêu rõ.

Để hiện thực hóa chỉ đạo trên, Chính phủ vừa yêu cầu các bộ ngành rà soát lại các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh. Được biết, OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Theo các chuyên gia, OECD đã đặt ra tiêu chí chuẩn mực nhất về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng cho rằng nhiều điều kiện kinh doanh được cho là bất hợp lý, không cần thiết, gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu các bộ xem xét, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25.8, trong đó có kiến nghị phương án xử lý cụ thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, một số bộ, ngành đã bắt tay vào việc "xử lý" các điều kiện kinh doanh. Bộ Công Thương cho biết vừa thành lập Tổ công tác đặc biệt nhằmrà soát tổng thể thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để lên phương án đơn giản hóa hoặc cắt giảm.

Trong danh mục rà soát thủ tục hành chính của Bộ Công Thương có 25 ngành nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện như: Kinh doanh xăng dầu; kinh doanh khí; sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG); giám định thương mại; kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá; kinh doanh rượu….

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát xong các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực công thương cập nhật đến tháng 8.2017 để chuẩn bị đề xuất với bộ trưởng các phương án đơn giản hóa hoặc cắt giảm.

Theo đó, năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch bãi bỏ và đơn giản hóa 123/443thủ tục hành chính, chiếm gần 30% tổng sốthủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Theo chương trình xây dựng pháp luật năm 2017, trong quý 3/2017, bộ sẽ thực hiện xong 2/3 kế hoạch xây dựng văn bản, đồng nghĩa với việc thực hiện 2/3 kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính năm 2017.

Bộ Tài chính mới đây cũng đã đề xuất bãi bỏ toàn bộ Nghị định số 104/2007 về ngành nghề kinh doanh đòi nợ. Nếu đề xuất này được đồng ý, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ không còn phải đáp ứng hàng loạt điều kiện như vốn tối thiểu 2 tỉ đồng, người quản lý phải có trình độ học vấn từ đại học, trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh…

Còn Bộ Xây dựng đã cắt giảm từ 93 thủ tục hành chính xuống còn 46 thủ tục (đạt 51%) trong lĩnh vực xây dựng. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm 25% so với trước đây.

Cụ thể như thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án giảm từ 30 ngày xuống 25 ngày làm việc (giảm 5 ngày); thời gian phê duyệt quy hoạch không quá 15 ngày làm việc; thời gian cấp phép xây dựng giảm từ 7 - 10 ngày, thời gian kiểm tra nghiệm thu giảm 10 - 20 ngày so với trước đây, đồng thời sẽ nghiên cứu để cắt giảm thêm 5-10 thủ tục nữa.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, bộ sẽ đề xuất Chính phủ lồng ghép một số thủ tục hành chính được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn khác nhau. Ví dụ, trong thẩm định, thiết kế một dự án, có 3 nội dung là thẩm định về xây dựng, thẩm định về phòng cháy chữa cháy, thẩm duyệt về môi trường hiện do 3 cơ quan khác nhau thực hiện.

Đặc biệt là tiến hành phân cấp ủy quyền không làm giảm thủ tục hành chính nhưng làm đơn giản hóa quy trình thủ tục cho doanh nghiệp và người dân có thể dễ dàng tiếp cận với cơ quan chuyên môn ở địa phương thay vì phải lên Trung ương để thực hiện.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ ngành rục rịch cắt giảm điều kiện kinh doanh