Bộ LĐ-TB-XH cho biết trong năm 2018-2019 sẽ sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Sáp nhập, giải thể các trường cao đẳng, trung cấp kém hiệu quả

nguyentuyet | 29/08/2018, 12:01

Bộ LĐ-TB-XH cho biết trong năm 2018-2019 sẽ sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Theo số liệu thông kế của Bộ Lao động - Thương binh -Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) hiện nay cả nước có 1.979 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này tuyển khoảng 2,2 triệu học viên nhưng việc đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực. Cụ thể, ở trình độ cao đẳng và trung cấp, thực tế mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Con số này ở trình độ sơ cấp còn thấp hơn nhiều.

Trong khi đó, trước các thách thức lớn, giáo dục nghề nghiệp nước ta đặt mục tiêu đến năm 2020, 75% học viên có việc làm ngay sau đào tạo. Điều này chứng tỏ đào tạo nghề đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Nghịch lý này xuất phát từ việc đào tạo trong trường chưa sát với nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 83 trường cao đẳng tư thục và hơn 250 trường trung cấp tư thục. Thời gian gần đây, hoạt động mua bán, sápnhập các trường tư thục diễn ra khá sôi nổi. Nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm và đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp. Trên thực tế, một số trường tư thục đang dẫn đầu hệ thống, vượt xa trường công về quy mô và chất lượng đào tạo.

Bên cạnh những trường trung cấp, cao đẳng hoạt động hiệu quả vẫn còn nhiều trường đang rất yếu kém về chất lượng đào tạo, dẫn đến đầu ra không hiệu quả, học sinh, sinh viên ra trường thất nghiệp không có việc làm vì tay nghề không đạt chuẩn.

Vì vậy việc sắp xếp lại các trường nghề nhằmgiảm đầu mối, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục chồng chéo, dàn trải, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển có hiệu quả hơn đang được Bộ LĐ-TB-XH tính đến.

Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Quân đánh giá: "Hiện giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc. Nhiều trường nghề hoạt động hiệu quả và có chất lượng. Trên bình diện chung toàn quốc, quy mô đào tạo nghề tăng, mức độ hài lòng của người học và của doanh nghiệp được cải thiện”.

Tuy nhiên, dạy nghề có cơ hội phát triển khi gắn với cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó, các trường nghề ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch dịch vụ, các khu kinh tế, khu công nghiệp đang khởi sắc. Ngược lại, các trường nghề tại các địa bàn kinh tế tư nhân chậm phát triển và đang gặp nhiều khó khăn", Thứ trưởng Quân cho biết.

Do đó, về chủ trương sáp nhập, giải thể các trường cao đẳng, trung cấp, Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Nghị quyết 8 của Chính phủ đã đưa ra các định hướng cơ bản. Bên cạnh sắp xếp các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, với các trung tâm cấp huyện, sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thành một trung tâm. Tại nhiều huyện mà nhu cầu học nghề thấp hoặc gần các trường cao đẳng, trung cấp thì không cần tổ chức trung tâm dạy nghề cấp huyện. Tiến tới, các trung tâm cấp huyện trở thành vệ tinh cho các trường cao đẳng, trung cấp.

Việc gom các trường một cách hành chính, không đi liền với tái cấu trúc, cắt giảm nhân sự thì có nguy cơ cao tạo xung đột và làm cản trở sự phát triển của các trường. Trường nghề không nhất thiết phải quy mô lớn, mà cần sự linh hoạt và năng động để cung cứng nhân lực cho doanh nghiệp.

Tại các địa phương khó khăn, nhu cầu nhân lực trên địa bàn chưa nhiều, việc duy trì nhiều trường cao đẳng, trung cấp sẽ tạo áp lực cho ngân sách nhà nước, dẫn đến đầu tư dàn trải,vì vậysáp nhập, giải thể các trường là cần thiết.

Từ quá trình sắp xếp lại sẽ dẫn đến dôi dư nhân lực, tình trạng thừa thiếu cục bộ. Do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đề án tái cấu trúc nguồn nhân lực để triển khai đồng bộ công tác tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động, đào tạo lại.

Kiểm tra việc mở địa điểm đào tạo và liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp

Ngày 28.8Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN, Bộ LĐ-TB-XH) có văn bản gửi Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kiểm tra việc mở địa điểm đào tạo và liên kết đào tạo trên địa bàn.

Theo Tổng cục GDNN, qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDNN, cũng như phản ánh của một số địa phương, một số phương tiện thông tin đại chúng, thời gian qua có một số cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN khi mở địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để đào tạo ngoài địa điểm đã được cấp quy mô tuyển sinh trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN nhưng không thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động GDNN với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và xử lý hành vi vi phạm, Tổng cục đề nghị các sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN trực thuộc và các cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Các sở kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Tổng cục GDNN xử lý theo quy định đối với các cơ sở mở địa điểm đào tạo hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổ chức hoạt động đào tạo GDNN nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhân đăng ký bổ sung hoạt động GDNN theo quy định. Trước mắt tập trung kiểm tra các cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác đến mở địa điểm đào tạo hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáp nhập, giải thể các trường cao đẳng, trung cấp kém hiệu quả