Bản tin dịch COVID-19 sáng 26.7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.708 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP.HCM là 1.714 ca.

Sáng 26.7: Thêm 2.708 ca COVID-19, nâng tổng số lên 101.000 ca bệnh, hơn 5 triệu liều vắc xin Moderna đã về Việt Nam

PV (tổng hợp) | 26/07/2021, 05:54

Bản tin dịch COVID-19 sáng 26.7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.708 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP.HCM là 1.714 ca.

Số còn lại ghi nhận tại: Bình Dương (407), Tiền Giang (201), Đồng Nai (125), Vĩnh Long (49), Đà Nẵng (27), Phú Yên (26), An Giang (25), Bình Thuận (23), Bình Định (19); Đồng Tháp (19), Bến Tre (19), Đắk Lắk (16), Khánh Hòa (12), Cần Thơ (7), Hậu Giang (7), Đắk Nông (5), Lâm Đồng (2), Hưng Yên (1) và 4 ca nhập cảnh.

Trong số các ca mắc được công bố sáng nay có 507 ca trong cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, tính đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 101.173 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.182 ca nhập cảnh và 98.991 ca mắc trong nước.

Nếu tính đợt dịch thứ 4 từ 27.4 đến nay là 97.421 ca trong nước (riêng TP.HCM hơn 62.100 ca), trong đó có 16.564 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.

Tình hình điều trị

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 19.342 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 130 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 17 ca.

Tiểu ban điều trị cung cấp bổ sung số ca tử vong của các địa phương gửi về thêm 154 trường hợp (TP.HCM 129, Đồng Tháp 9, Long An 7, Cần Thơ 2, Khánh Hoà 2, Ninh Thuận 1, Bắc Ninh 1, Trà Vinh 1, Kiên Giang 1, Đồng Nai 1).

Bộ Y tế vừa yêu cầu khẩn trương rà soát các điều kiện để thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 với quy mô 500 giường bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với diễn biến tình hình dịch; đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố có tình trạng gia tăng nhanh số lượng, tốc độ và phạm vi lan truyền dịch COVID-19.

Đã có hơn 5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna về Việt Nam

xe-truong-hai(1).jpg
Ngay tại buổi tiếp nhận vắc xin, các xe của Cục Vận tải- Bộ Quốc phòng và xe tải lạnh chuyên dụng cuả Quân 2 đã vận chuyển vắc xin về kho của bảo quản của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Trần Minh/SK&ĐS

Theo SK&ĐS, chiều tối ngày 25.7, chiếc máy bay chở hơn 1,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna đáp xuống Sân bay Quốc tế Nội Bài. Số vắc xin này nằm trong hơn 3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã dự buổi tiếp nhận số vắc xin này.

Cùng dự buổi tiếp nhận có ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; ông Christopher Klein, Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam; Bà Lesley Miller, Quyền Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam.

Trước đó, tối 24.7, gần 1,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna cũng đã được chuyển đến TP.HCM. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với Cục Vận tải, Tổng Cục Hậu cần và Viện Pasteur TP.HCM đã tiến hành tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản số vắc xin này tại kho vắc xin của Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm MAY.

Số vắc xin hơn 3 triệu liều này là lô vắc xin Moderna thứ hai đến Việt Nam trong tháng này, nâng tổng số vắc xin do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX lên đến hơn 5 triệu liều.

Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 thông qua các nguồn khác nhau, trong đó có 7.493.300 liều vắc xin COVID-19 với 4 lô hàng từ Cơ chế COVAX bao gồm 5.000.100 liều vắc xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 2.493.200 liều AstraZeneca…

Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 25.7, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 4.535.741 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 4.163.388 liều, tiêm mũi 2 là 372.353 liều.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 26.7: Thêm 2.708 ca COVID-19, nâng tổng số lên 101.000 ca bệnh, hơn 5 triệu liều vắc xin Moderna đã về Việt Nam