Sản lượng trồng rau quả của Việt Nam hơn gấp đôi Thái Lan nhưng giá trị xuất khẩu thu về của Thái Lan lại cao hơn Việt Nam gấp 3 lần.

Sản lượng rau quả Việt Nam gấp đôi Thái Lan nhưng giá trị thu về chỉ bằng 1/3

Tuyết Nhung | 25/07/2023, 18:00

Sản lượng trồng rau quả của Việt Nam hơn gấp đôi Thái Lan nhưng giá trị xuất khẩu thu về của Thái Lan lại cao hơn Việt Nam gấp 3 lần.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nhìn nhận, khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc là khu vực yếu thế nên cần hỗ trợ người dân khu vực này trong các vấn đề và quan trọng là giải pháp tiêu thụ nông sản.

Trong bức tranh của nông sản miền núi hiện nay, theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, dòng sản phẩm nông sản của đồng bào miền núi phía Bắc chủ yếu là trái cây của các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn... Nông sản ở các địa phương này dồi dào, song ở một thời điểm bị ép giá, đặc biệt khi vào thời kỳ thu hoạch rộ.

thu-hoach.jpg
Mở "cánh cửa" tiêu thụ hiệu quả hơn cho nông sản miền núi

Tây Nguyên cũng giống như các tỉnh miền núi phía bắc, có rất nhiều loại nông sản nhưng trục nông sản xuất khẩu như tiêu, cà phê cao su đang thuận lợi. Giá các loại này đang lên.

Đáng chú ý, những năm vừa qua, nhiều địa phương ở miền núi và Tây Nguyên đã có sự chuyển đổi trong sản xuất các loại cây trồng chủ lực và dần loại bỏ nhiều yếu tố bất lợi. Việc bảo vệ cây và bảo quản hàng hóa và siêu thị cũng tốt hơn.

Nhiều địa phương đã áp dụng các công nghệ 4.0 vào sản xuất như dùng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu giúp người dân không cần tiếp xúc với hóa chất độc hại, hoặc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để vừa đảm bảo hiệu quả cây trồng, vừa giảm thiểu lượng nước tưới cho cây.

Đối với việc tiêu thụ, hiện nay 45% tổng sản lượng nông sản của miền núi phía bắc và Tây Nguyên là tiêu dùng tại chỗ, còn xuất khẩu và bán ra vùng miền khác khoảng 25 - 28%. Như vậy, sản phẩm mà chúng ta có thể gọi là lúc lên xuống là khoảng 28 - 30%.

"Bên cạnh đó, các khu vực này có đặc trưng là xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn nên việc vận chuyển hàng hóa cũng gặp khó khăn. Chưa kể, sản lượng sản phẩm chưa lớn, đặc biệt là các loại đặc sản ngon và đặc thù như gạo Séng Cù, gạo Bát Xát... Vì sản lượng chưa nhiều nên bị giả mạo thương hiệu, vừa ảnh hưởng đến người tiêu dùng, vừa ảnh hưởng đến người sản xuất", chuyên gia Hoàng Trọng Thủy chỉ rõ.

Ngoài ra, nhãn mác, thương hiệu và truyền thông cho nông sản miền núi còn hạn chế. Đặc biệt là các hợp tác xã, người dân, chủ trang trại sử dụng nền tảng số để giao dịch còn ít. Làm hình ảnh sản phẩm ra sao, đóng gói như thế nào còn hạn chế. Đây là lý do khiến sản phẩm tiêu thụ còn gặo khó khăn. Nhiều loại nông sản của các địa phương vẫn rơi vào tình trạng "được mùa nhưng mất giá" khi đến mùa thu hoạch rộ; hoặc gặp khó khăn trong đầu ra.

Với bà con khu vực miền núi, những khó khăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ và thu nhập.

Để khơi thông dòng chảy tiêu thụ nông sản khu vực này, ông Hoàng Trọng Thủy cho rằng cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, giải pháp đầu tiên là phát triển hạ tầng giao thông giữa vùng nguyên liệu sản xuất đến trung tâm tiêu thụ sản phẩm của bà con. Do các địa phương miền núi ở quá xa khu vực trung tâm nên sau khi thu hoạch, bà con đưa quả cam, quả dứa, quả bưởi vào sọt, vào bao rồi vận chuyển, khiến chúng va vào nhau, xuống cấp nhanh chóng, tiêu thụ khó. Cho nên, nếu không đầu tư hạ tầng giao thông thì chất lượng sản phẩm sẽ kém và tạo kẽ hở cho tư thương, chủ vựa hạ giá thành sản phẩm.

"Dưới góc độ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các vấn đề sản xuất, quy hoạch, tiêu chuẩn, khuyến nông đã làm nhưng cần làm nhiều hơn nữa. Để có chất lượng thì toàn bộ hoạt động khuyến nông phải được làm bài bản, trước đây khuyến nông từng hộ thì giờ khuyến nông các tổ hợp tác, hợp tác xã để có chuỗi giá trị và liên kết. Trước đây là một khâu thì giờ phải theo chuỗi cho đến khi sản phẩm ra thị trường", ông Thủy nói.

Ông Thủy cũng so sánh, Việt Nam hiện có gần 1 triệu ha hoa trái, sản lượng 11,5 - 12 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ đạt 3,37 tỉ USD. Trong khi đó, sản lượng của Thái Lan có 5 triệu tấn rau quả nhưng kim ngạch xuất khẩu của họ đạt 8,37 tỉ USD. Sản lượng bằng một nửa nhưng giá trị xuất khẩu của họ gấp 3 của mình. Như vậy, cần phải tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào làm cho đúng.

Hiện nay, công nghệ bảo quản và kho lạnh thiếu, chợ đầu mối thiếu. Trong khi đó, phải có công nghệ thì rau quả mới đảm bảo chất lượng. "Đã gọi là lương thực thực phẩm thì ai cũng muốn tươi, ngon, sạch, chất lượng từ khi hái đến khi đến bàn ăn là không chênh lệch. Do đó, việc ứng dụng công nghệ là không thể thiếu", ông Thủy chia sẻ.

"Người Việt Nam ở các quốc gia nhiều, họ vừa là cầu nối, vừa là thông tin viên. Họ hiểu đâu là thị trường đích, sản lượng bao nhiêu, tiềm năng bao nhiêu... Nắm được thông tin sẽ nắm được thị trường, còn nếu không thì sẽ khó có thể mở được trục cho tiêu thụ nông sản", ông Thủy nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng cần phải kiên trì bằng mọi giá để thiết lập hệ thống bán lẻ, phân phối. Cần xây dựng các điểm trung chuyển rau quả, nơi đó có kho lạnh, có công nghệ để xác định tiêu chuẩn của sản phẩm xuất khẩu. Làm được như vậy thì nông sản sẽ bảo quản được tốt hơn, nâng cao giá trị khi đến tay người tiêu dùng.

Bài liên quan
Nông sản Việt không còn ùn tắc ở các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh
Từ ngày 8.1, Trung Quốc khôi phục hoạt động trở lại nhiều cửa khẩu, khiến giao thương giữa hai nước sôi động, nhộn nhịp trở lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sản lượng rau quả Việt Nam gấp đôi Thái Lan nhưng giá trị thu về chỉ bằng 1/3