“Hiện tại, sân khấu đang đối mặt với khó khăn chưa từng thấy. Kịch người lớn đang ế ẩm, may mà kịch thiếu nhi vẫn còn ăn khách. Chúng tôi đang dùng tiền lãi của Ngày xửa ngày xưa để nuôi sống các vở diễn không dành cho trẻ em”, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc sân khấu kịch Idecafe cho biết.

Sân khấu Sài Gòn “khủng hoảng”: Kịch trẻ con nuôi kịch người lớn

CTV Nguyễn Huy | 18/04/2016, 07:01

“Hiện tại, sân khấu đang đối mặt với khó khăn chưa từng thấy. Kịch người lớn đang ế ẩm, may mà kịch thiếu nhi vẫn còn ăn khách. Chúng tôi đang dùng tiền lãi của Ngày xửa ngày xưa để nuôi sống các vở diễn không dành cho trẻ em”, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc sân khấu kịch Idecafe cho biết.

Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, mùa Tết Bính Thân vừa qua, sân khấu Idecaf bán vé ùn ùn. Các vở tưởng chừng như không có gì hấp dẫn vẫn bán hết vé, và diễn nhiều suất. Thế nhưng, ngay sau Tết chừng hơn 1 tháng, vở diễn hay có ngôi sao NSƯT Thành Lộc và NSƯT Hữu Châu cũng bán vé chỉ chừng hơn nửa rạp. Vở nào không có hai ngôi sao kể trên có khi chỉ bán 1/3 tổng số vé.

Doanh số phòng vé cho thấy sức sống của sân khấu kịch mạnh nhất Sài Gòn đang lâm vào tình trạng bấp bênh. Lẽ đương nhiên Idecaf lâm vào tình trạng “nhức đầu” thì các sân khấu khác cũng khó"khỏe mạnh" nổi. Và Idecaf tìm hướng "hồi sinh" mới và trước mắt,tập trung vào thế mạnh không có người đủ sức cạnh tranh, đó là mảng kịch thiếu nhi.

Vì vậy, chương trình Ngày xửa ngày xưa 29 tựa đề Bảo tàng quái vật hội tụ lực lượng diễn viên “ thần tượng” của các em thiếu nhi gồm NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu, Bạch Long, Lê Khánh, Hoàng Trinh, Đức Thịnh, Đình Toàn...Đặc biệt, năm nay có sự xuất hiện của gương mặt mới là Don Nguyễn.

Họ cũngđầu tư mạnh vào trang phục, cảnh trí để tạo nên sự lung linh cho thế giới thiên nhiên trong đôi mắt trẻ thơ vànội dung vở diễn hướng các em đến ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. Câu chuyện đậm tính giáo dục này được kể một các sinh động qua diễn xuất của một dàn diễn viên đã quá nhuần nhuyễn với mảng kịch thiếu nhi.

Theo thông tin nội bộ từ sân khấu, cho đến hiện tại tổng số vé bán ra đã hơn con số 10.000 dù suất đầu tiên của Ngày xửa ngày xưa vào 20.5 mới bắt đầu. Trong đó, phần lớn là vé tập thể của các trường học, hoặc của phụ huynh các công ty nước ngoài, công ty nhà nước. Năm ngoái, tổng số vé của Ngày xửa ngày xưa được tiêu thụ là 30.000 vé, do đó, sân khấu Idecaf hy vọng năm nay doanh số đạt tương đương mức ấy trở lên.

Sân khấu Idecaf của công ty Thái Dương có hai sân khấu gồm Idecaf, và Trần Cao Vân. Sức chứa trung bình mỗi sân khấu tầm 500 ghế ngồi. Nếu một trong hai sân khấu này bán hết vé ở mỗi suất, tức là 500 vé cho mỗi suất, thì mỗi nơi phải đạt mức này liên tục 30 suất thì mới có thể sánh ngang với chương trình Ngày xửa ngày xưa trong một đợt công diễn.

Thực tế, trong suốt nhiều tháng trước Tết và sau Tết Bính Thân rất ít khi các vở diễn ở đây bán hết vé. Tính trung bình mỗi suất diễn ở mỗi sân khấu thuộc Idecaf chỉ bán được tầm 200 vé; mỗi vở hầu như chỉ diễn 1 lần/tuần. Thậm chí có nhiều suất diễn chỉ bán được mấy chục vé nên Idecaf đã xuất hiện tình trạng trả vé. Các con số so sánh cho thấy kịch thiếu nhi vẫn còn thịnh còn kịch người lớn đã rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Để duy trì cho sự tồn tại của sân khấu liên tục dẫn đầu về sức hấp dẫn khán giả tại Sài Gòn, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã đề ra chiến lược “lấy ngắn nuôi dài”. Theo đó, tiền lãi của các vở thiếu nhi được diễn trong một đợt hè, sẽ được dành dụm để đầu tư cho các vở người lớn. Cách mà tập thể nghệ sĩ ở đây hướng tới là vận dụng nhiều kênh thông tin để đo được thị hiếu thực sự của khán giả trong bối cảnh hiện tại để tìm đề tài phù hợp. Sau đó, các nghệ sĩ phải nỗ lực nhiều hơn để tạo ra những vở diễn vừa khẩu vị khán giả vừa bảo toàn yếu tố nghệ thuật.

Xem ra điều này là rất khó nhưng tinh thần và lòng đam mê nghệ thuật không cho phép tập thể nghệ sĩ Idecaf bỏ cuộc. Họ chấp nhận đối mặt với khó khăn để được sống với tình yêu cháy bỏng của mình. Hình như điều này cũng đang lan tỏa trong khắp tất cả các sân khấu đang chịu đấm ăn xôi duy trì sự tồn tại của một loại hình nghệ thuật đã từng rất phát triển, nhưng giờ đây đang trên đà tuột dốc đến ngỡ ngàng.

Nguyễn Huy

Chú thích ảnh đại diện:NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu luôn là những cái tên khiến các bạn thiếu nhi yêu thích
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sân khấu Sài Gòn “khủng hoảng”: Kịch trẻ con nuôi kịch người lớn