Mỗi khi vào mùa mưa, thành phố lại lênh láng nước. Người dân vẫn ngán ngẫm nhận xét rằng, từ chỗ có nhiều điểm ngập, đến nay TP.HCM chỉ còn có một điểm ngập. Đó là toàn thành phố!  

Sài Gòn bắt đầu bước vào mùa... ngập nước

Một Thế Giới | 23/07/2014, 11:06

Mỗi khi vào mùa mưa, thành phố lại lênh láng nước. Người dân vẫn ngán ngẫm nhận xét rằng, từ chỗ có nhiều điểm ngập, đến nay TP.HCM chỉ còn có một điểm ngập. Đó là toàn thành phố!  

Mùa mưa đến, TP.HCM lại tái diễn tình trạng ngập úng. Cứ vào mùa mưa, cuộc sống của người dân lại bị đảo lộn, thiệt hại nghiêm trọng vì những trận ngập kéo dài. Một loạt giải pháp chống ngập đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực.
“Cứ sau mỗi trận mưa, chúng tôi chỉ còn nước ngồi bó gối chờ nước rút. Người sống với ngập lụt không khác gì bị đày ải. Muốn đi đâu làm gì cũng không được vì bị nước bao vây, cô lập” - chị Ngô Thị Thu Vân, nhà trên đường Phạm Thế Hiển, Q.8 nói.

Thê thảm vì... nước

Chị Vân cho biết, cứ sau mỗi trận mưa, nước lại tràn vào nhà lênh láng. Nước có khi ngập cao hơn nửa mét. Nhà nào cũng phải huy động hết “nhân sự” để di dời bảo vệ đồ đạc. Những vật nặng như xe máy thì vô phương cứu. Mỗi lần ngập là một lần thiệt hại lớn. 
“Dân ở đây quen rồi. Vào mùa mưa gần như không làm ăn gì được. Chỉ mỗi việc trực chống ngập” - chị than thở. Sau mỗi lần ngập, phải dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, có khi mất cả nửa ngày.
Chị cho biết thêm, ở khu phố, nhà nào có lầu, gác thì mỗi lần ngập lại dắt díu nhau lên cao chờ nước rút. Còn nhà cấp 4 thì không biết xoay xở bằng cách nào. Từ việc ăn uống, sinh hoạt, học hành đều bị bao vây, cô lập bởi bốn bề nước bẩn. 
Không chỉ sinh hoạt gặp khổ sở, người dân nơi chị ở còn phải “chạy đua” với công việc để về nhà kịp lúc. Nếu đi làm về trễ, gặp lúc đường ngập sâu thì không có cách nào để vào nhà.
Sai Gon bat dau buoc vao mua... ngap nuoc
Cảnh thường thấy ở Q.8, TP.HCM vào mỗi mùa mưa. 
“Trần ai” nhất vì ngập nước, phải kể đến hàng ngàn hộ dân sống dọc đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức. Mỗi lần có mưa lớn, cả con đường ngập ngụa trong nước. Xe cộ chết máy hàng loạt. Con đường loang lỗ ổ gà sau khi ngập nước thành những cái bẫy khiến không ít người gặp nạn. 
“Trước đây mỗi lần mưa, người dân hay lấy bao tải đắp trước nhà ngăn nước. Bây giờ chịu rồi, nước lên lớn và cao quá không ngăn nổi” - ông Nguyễn Ngọc Sơn, một hộ dân sống ở mặt tiền đường Kha Vạn Cân nói.
Nhà ông Sơn ở mặt tiền, cứ vào mùa mưa là không buôn bán gì được vì cả khu ngập lênh láng. Cứ sau mỗi cơn mưa, người nhà ông thi nhau thu dọn hàng hóa treo cao rồi bó gối ngồi chờ. Thi thoảng xe buýt chạy ngang dồn sóng đập vào tường nhà ướt sũng. Sống giữa phố mà không khác gì ở bờ sông. 
“Tội nghiệp mấy đứa nhỏ. Mùa mưa ngập nước thúi rình. Đủ thứ bệnh từ hô hấp đến ghẻ lở” -ông Sơn thở dài nói. Người dân ở khu vực này đã quen sống chung với “lũ” nhưng càng ngày càng bất an vì những trận ngập cao hơn và kéo dài hơn so với trước đây.
Không riêng gì khu vực Q.8 hoặc Q.Thủ Đức, một loạt các địa bàn khác đang có những điểm ngập “kinh niên”, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân. 
Có thể điểm mặt những điểm ngập gay gắt kéo dài như: Đường Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Hồ Ngọc Lãm, Trần Đại Nghĩa (Q.Bình Tân), Quốc Lộ 1A, Nguyễn Văn Quá (Q.12), Đỗ Xuân Hợp (Q.9), Quang Trung (Q.Gò Vấp), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Dương Văn Cam, Hồ Văn Tư, Kha Vạn Cân và Đặng Thị Rành (Q.Thủ Đức)...

Thiệt hại 5.000 tỉ đồng vì ngập nước

Báo cáo của UBND TP.HCM, đối với 58 điểm ngập do mưa từ đầu năm 2011 đến nay, thành phố đã xóa, giảm 45 điểm, chỉ còn lại 13 điểm. Đối với 26 điểm ngập do thủy triều, đã xóa, giảm 16 điểm, chỉ còn lại 10 điểm. 
Tuy nhiên, đó chỉ là những tín hiệu tích cực đến từ “báo cáo đẹp”. Thực tế, mỗi khi vào mùa mưa, thành phố lại lênh láng nước. Người dân vẫn ngán ngẫm nhận xét rằng, từ chỗ có nhiều điểm ngập, đến nay TP.HCM chỉ còn có một điểm ngập, đó là... toàn thành phố.  
Sai Gon bat dau buoc vao mua... ngap nuoc
Không chỉ đời sống sinh hoạt, việc kinh doanh nhiều nơi cũng bị đình đốn vì ngập lụt. 
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2014, thành phố chỉ xóa, giảm được duy nhất một điểm ngập do mưa và không giải quyết được bất cứ điểm ngập thủy triều nào. 
Tại cuộc họp HĐND thành phố mới đây, rất nhiều đại biểu băn khoăn về kế hoạch giảm ngập trong thời gian sắp tới. Từ báo cáo đến thực tế, việc thành phố đặt mục tiêu hướng tới giảm ngập bền vững là rất ì ạch, thậm chí mơ hồ. 
Trong chương trình chống ngập bền vững, thành phố tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp chính là: quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành. 
Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, tình hình ngập nước vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Thậm chí ở những vùng trũng như quận Bình Thạnh, quận 12, Thủ Đức hoặc Nhà Bè, tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ông Trần Chánh Nghĩa, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, tình trạng ngập lụt không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn gây thiệt hại nặng về kinh tế. Ước tính thiệt hại do ngập ở TP.HCM không dưới 5.000 tỉ đồng/năm.
kiếm cứu nạn TP.HCM thừa nhận các công trình chống ngập đang triển khai chậm, không đúng tiến độ đề ra. Ngoài ra, còn rất nhiều sông, kênh rạch và các vị trí xung yếu chưa được đầu tư nên vẫn còn bị động trước triều cường. 
“Trước mắt, thành phố đang nâng cao năng lực cảnh báo. Trong đó dự kiến xây dựng thêm 8 trạm thủy văn để cảnh báo triều cường, ngập nước khi có mưa lớn” - ông Nghĩa cho biết. 
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời trước mắt. Hiện nay, hệ thống thoát nước của thành phố mới chỉ đáp ứng 60% quy hoạch tổng thể thoát nước. Công tác nạo vét, xây dựng đê bao và cống ngăn còn phải kéo dài thêm nhiều năm nữa và không có thời hạn cuối cùng trong việc chấm dứt ngập nước.
Kiến Giang 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sài Gòn bắt đầu bước vào mùa... ngập nước