Cuốn sách“Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier được chính thức giới thiệu tại Việt Nam.
Văn hóa

Sách ‘Nghệ thuật hiện đại Đông Dương’ của Charlotte Aguttes-Reynier đến Việt Nam

Tiểu Vũ 19:46 16/01/2024

Cuốn sách“Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” của chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier được chính thức giới thiệu tại Việt Nam.

Ngày 16.1, bà Charlotte Aguttes-Reynier, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ châu Á đã có mặt tại TP.HCM để giới thiệu cuốn sách Nghệ thuật hiện đại Đông Dương (L'art moderne en Indochine) – tác phẩm do chính bà lên ý tưởng và biên soạn từ năm 2014. Đây là ấn phẩm đầu tiên đề cập một cách toàn diện về vai trò của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Trường Mỹ thuật Đông Dương) trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường (1925 – 2025).

417451983_7440462445971909_606858055734906587_n.jpg
Bà Charlotte Aguttes-Reynier trong buổi gặp gỡ báo chí tại TP.HCM vào chiều 16.1.2024 - Ảnh: Tiểu Vũ

Nghệ thuật hiện đại Đông Dương được viết bằng 3 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Việt). Sách được phát hành bởi In Fine éditions d’art (NXB Nghệ thuật In Fine của Pháp) vào tháng 12.2023. Tác phẩm của Charlotte Aguttes-Reynier sẽ hé lộ một phần của lịch sử nghệ thuật thế giới bị lớp bụi thời gian làm mờ phai gần một trăm năm nay. Tác phẩm cũng góp phần làm sáng tỏ những góc khuất đã che phủ sự phong phú và tầm quan trọng của nền nghệ thuật giai đoạn 1925 -1945 tại Đông Dương.

418834115_7440462879305199_776575485432788163_n.jpg
Bà Charlotte Aguttes-Reynier chia sẻ về quá trình viết cuốn sách - Ảnh: Tiểu Vũ

Đặc biệt cuốn sách đã đề cập đến những danh họa xuất thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương như Inguimberty, Alix Aymé, Nguyễn Phan Chánh, Vũ Cao Đàm, Trần Văn Cẩn, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Lê Phổ... Tác giả cũng nhấn mạnh đến vai trò của ngôi trường danh tiếng này dưới sự điều hành bởi Victor Tardieu và sau đó là Evariste Jonchère. Từ năm 1925 đến năm 1945 là giai đoạn hết sức đặc biệt của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Đây là nơi khơi nguồn cho sự canh tân nghệ thuật hiện đại của Việt Nam. Charlotte Aguttes-Reynier đã đưa ra những diễn giải về bước đi quan trọng trong việc giảng dạy để sau đó những sinh viên của trường đã trở thành lớp nghệ sĩ ưu tú mà họa sĩ Tardieu thật sự hài lòng.

capture-20240105-215949.png
Các danh họa Việt Nam có mặt trong cuốn sách Nghệ thuật hiện đại Đông Dương - Ảnh chụp từ sách

432 trang sách, cùng với 319 hình ảnh minh họa, 28 tiểu sử của sinh viên và giáo viên Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng nhiều tài liệu quý hiếm được Charlotte Aguttes-Reynier đưa vào sách sẽ mở ra cánh cửa dẫn tới thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú đối với các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và các bảo tàng mỹ thuật khắp nơi.

417392588_7440463005971853_7795932247817529094_n.jpg
Tác phẩm "L'art moderne en Indochine" được trưng bày tại sự kiện ở TP.HCM - Ảnh: Tiểu Vũ

“Công tác quảng bá tác phẩm của các nghệ sĩ đã có sự thành công nhất định khi tên tuổi của những họa sĩ này cuối cùng đã được đông đảo công chúng chú ý tới. Dự án đã hỗ trợ thực hiện và nhân rộng nhiều cuộc triển lãm của các tổ chức và cơ quan. Hành động của tôi chính là tia sáng đánh thức ngọn lửa đã tắt quá lâu”, bà Charlotte Aguttes-Reynier chia sẻ.

Video chia sẻ của bà Charlotte Aguttes-Reynier về quá trình ra đời cuốn sách:

Tác giả Charlotte Aguttes-Reynier là chuyên gia về nghệ thuật hiện đại châu Á. Hiện bà giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris (AAP). Trong hiệp hội này, bà tập trung nghiên cứu và tổng hợp tài liệu về nhiều khía cạnh của nghệ thuật hiện đại châu Á, đặc biệt là tác phẩm của các nghệ sĩ người Việt gồm Mai Trung Thứ, Lê Phổ và Vũ Cao Đàm.

Tại nhà đấu giá Aguttes, Charlotte Aguttes-Reynier đã dành 10 năm cống hiến cho sự nghiệp của những nghệ sĩ thụ hưởng các nền giáo dục Pháp và Việt Nam, Trung Quốc.

Bà Charlotte Aguttes-Reynier tập trung toàn bộ vào nghệ thuật hiện đại kể từ những năm 2000 và song hành cùng sự phát triển của ban nghệ thuật cổ điển. Kể từ năm 2013, bà nghiên cứu thúc đẩy mua bán các tác phẩm của những nghệ sĩ đến từ châu Á.

Charlotte Aguttes-Reynier đã góp phần vinh danh khoảng 70 nghệ sĩ, giám định và bán đấu giá khoảng 1.000 tác phẩm hội họa, sơn mài và điêu khắc (trong đó có hơn 115 tác phẩm của Mai Trung Thứ, khoảng 150 tác phẩm của Lê Phổ và gần 100 tác phẩm của Vũ Cao Đàm).

Nhà xuất bản In Fine éditions d’art là đơn vị chuyên phát hành các ấn phẩm nghệ thuật và catalogue triển lãm, là đơn vị trực thuộc Société française de Promotion Artistique (Tổ chức Xúc tiến Nghệ thuật của Pháp). Aguttes là nhà đấu giá hàng đầu trên thị trường hội hoạ quy tụ các hoạ sĩ đến từ châu Á. Ban Họa sĩ châu Á được điều hành bởi chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier.

Hơn 10 năm qua Aguttes đã làm sáng tỏ tác phẩm của những nghệ sĩ Châu Á thế kỷ 20 còn ít được biết đến và thường xuyên ghi nhận nhiều kỷ lục thế giới mới. Nơi này đã nỗ lực không ngừng giúp nhà đấu giá đạt được vị thế hàng đầu châu Âu và trên thị trường hội họa châu Á, thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của người mua quốc tế.

Liên tục từ năm 2013, mỗi quý Aguttes đã tổ chức một cuộc đấu giá “Họa sĩ châu Á”. Cuộc đấu giá lần thứ 41 sẽ diễn ra vào ngày 7.3.

Bài liên quan
​Mơ ước một bộ sách về Trường Mỹ thuật Đông Dương
Phỏng vấn nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi (Pháp), tác giả cuốn sách nghiên cứu vừa ra đời về họa sĩ Thang Trần Phềnh, một trong những họa sĩ tài danh ở buổi ban đầu của hội họa Việt Nam hiện đại. Ngô Kim Khôi là cháu ngoại họa sĩ Nam Sơn, một trong hai họa sĩ (cùng với Victor Tardieu) được xem có vai trò sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sách ‘Nghệ thuật hiện đại Đông Dương’ của Charlotte Aguttes-Reynier đến Việt Nam