Tiến bộ y học https://1thegioi.vn/rss/thong-tin-y-hoc/tien-bo-y-hoc Fri, 4 Apr 2025 05:18:55 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Tiến bộ y học https://1thegioi.vn/rss/thong-tin-y-hoc/tien-bo-y-hoc 140 60 Phát hiện sớm, sống lâu hơn: Xét nghiệm máu mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư https://1thegioi.vn/phat-hien-som-song-lau-hon-xet-nghiem-mau-mo-ra-hy-vong-moi-cho-benh-nhan-ung-thu-230742.html Mon, 24 Mar 2025 16:47:01 +0700 Nhịp đập khoa học https://1thegioi.vn/phat-hien-som-song-lau-hon-xet-nghiem-mau-mo-ra-hy-vong-moi-cho-benh-nhan-ung-thu-230742.html Một xét nghiệm máu tưởng như đơn giản đã giúp John Gormly (Mỹ), 77 tuổi, phát hiện ung thư ruột kết ở giai đoạn 2 - khi ông hoàn toàn không có triệu chứng gì. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Nhịp đập khoa học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phát hiện sớm, sống lâu hơn: Xét nghiệm máu mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">24/03/2025 16:47</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Một xét nghiệm máu tưởng như đơn giản đã giúp John Gormly (Mỹ), 77 tuổi, phát hiện ung thư ruột kết ở giai đoạn 2 - khi ông hoàn toàn không có triệu chứng gì.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo <i>Live Science</i>, nhờ phát hiện kịp thời và phẫu thuật nhanh, ông Gormly quay lại làm việc chỉ 10 ngày sau đó. Sau 4 năm, Gormly đã gần như khỏi bệnh hoàn toàn nhờ phát hiện sớm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/benh-nhan-ung-thu.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/benh-nhan-ung-thu.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/benh-nhan-ung-thu.png" alt="benh-nhan-ung-thu.png" data-src-mobile="" data-file-id="245330"><figcaption class="align-center">John Gormly đã đi xét nghiệm máu thường quy và biết rằng ông có khả năng bị ung thư ruột kết. Sau các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo và một cuộc phẫu thuật để loại bỏ ung thư, hiện tại bệnh của ông đã thuyên giảm - Ảnh: Guardant Health</figcaption></figure><p>Ông hy vọng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho người khác: “Tôi chia sẻ điều này để ai đó, chỉ một người thôi, quyết định đi sàng lọc – và có thể, cũng được cứu sống như tôi”. Xét nghiệm đã thay đổi cuộc đời ông - và rất có thể, sẽ thay đổi cả tương lai ngành y.</p><p><b>Một giọt máu, cả bức tranh ung thư</b></p><p>Xét nghiệm mà Gormly sử dụng có tên Shield, do công ty Guardant Health phát triển. Sau khi được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận vào tháng 7.2024 và được Chương trình phúc lợi Medicare chi trả, Shield đánh dấu một bước ngoặt trong việc chẩn đoán ung thư ruột kết bằng máu - thay vì nội soi hay xét nghiệm phân như trước.</p><p>Không chỉ Shield, hàng loạt xét nghiệm máu khác đang được nghiên cứu để phát hiện sớm nhiều loại ung thư: vú, dạ dày, tụy, phổi... Những “sinh thiết lỏng” này có thể mở ra cách tiếp cận dễ dàng, ít xâm lấn và sớm hơn – điều cực kỳ quan trọng trong điều trị ung thư.</p><p>Tuy nhiên, nhiều xét nghiệm vẫn đang ở giai đoạn đầu, với độ chính xác chưa bằng các phương pháp truyền thống. Một số có tỷ lệ dương tính giả cao, dẫn đến hoang mang hoặc xét nghiệm bổ sung không cần thiết. Dù vậy, các chuyên gia tin rằng với sự hoàn thiện dần, sàng lọc ung thư qua máu sẽ trở thành tiêu chuẩn y tế mới trong tương lai.</p><p>Một trong những lý do khiến bác sĩ khuyên Gormly làm xét nghiệm Shield là vì ông đã lâu không nội soi đại tràng - một tình trạng khá phổ biến. Theo thống kê, cứ 3 người từ 45 - 75 tuổi thì có 1 người chưa từng được sàng lọc ung thư ruột kết, dù đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 và gây tử vong cao thứ 2.</p><p>Tiến sĩ William Grady, người dẫn đầu nghiên cứu Shield tại Trung tâm ung thư Fred Hutchinson, cho biết: “Nhiều người ngại nội soi vì lo ngại đau, bất tiện hoặc xấu hổ. Nhưng ai cũng quen với việc xét nghiệm máu”. Shield được thiết kế để phát hiện các đoạn DNA đặc trưng của ung thư trong máu, cùng các dấu hiệu hóa học gọi là nhóm methyl.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/nghien-cuu-shield-ung-thu.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/nghien-cuu-shield-ung-thu.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/nghien-cuu-shield-ung-thu.png" alt="nghien-cuu-shield-ung-thu.png" data-src-mobile="" data-file-id="245329"><figcaption class="align-center">Một nhà nghiên cứu làm việc tại phòng xét nghiệm máu Shield - Ảnh: Guardant Health</figcaption></figure><p>Kết quả từ nghiên cứu gần 10.000 người cho thấy Shield phát hiện 83% ca ung thư ruột kết xác nhận bằng nội soi và có tỷ lệ dương tính giả khoảng 10%. Dù thấp hơn một chút so với nội soi (95%) và xét nghiệm phân (92%), nhưng Shield mang lại thêm một lựa chọn – giúp nhiều người sàng lọc sớm hơn, đặc biệt là những người ngại tiếp cận phương pháp truyền thống.</p><p>Hiện Shield được khuyến nghị sử dụng 3 năm/ lần, nhưng các nhà nghiên cứu đang xem xét hiệu quả nếu áp dụng hằng năm.</p><p><b>Ung thư tuyến tụy: Thách thức lớn, cơ hội mới</b></p><p>Không giống ung thư ruột kết, ung thư tuyến tụy hiếm hơn nhưng cực kỳ nguy hiểm vì khó phát hiện sớm. Khi có triệu chứng, bệnh thường đã ở giai đoạn nặng với tỷ lệ sống sót rất thấp. Đó là lý do nhóm của giáo sư Ajay Goel tại Viện nghiên cứu Beckman (California, Mỹ) đang phát triển một xét nghiệm máu phát hiện ung thư tụy giai đoạn đầu.</p><p>Xét nghiệm này tìm kiếm các phân tử microRNA - dấu hiệu đặc trưng của ung thư - và khi kết hợp với chỉ dấu CA-19 trong máu, nó phát hiện tới 97% ca ung thư tụy giai đoạn đầu trong nghiên cứu gần 1.000 người từ Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù kết quả này chưa được bình duyệt chính thức, nhưng tiềm năng là rất lớn.</p><p>Goel hy vọng xét nghiệm có thể trở thành một phần trong khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt hữu ích cho người có tiền sử gia đình mắc ung thư tụy.</p><p><b>Sàng lọc nhiều loại ung thư cùng lúc?</b></p><p>Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu xét nghiệm phát hiện nhiều loại ung thư (MCD), cho phép kiểm tra hàng loạt chỉ với một mẫu máu. Ví dụ như Galleri của Công ty Grail hay Cancerguard của Exact Sciences là những xét nghiệm máu đa ung thư (MCD) đang được phát triển với mục tiêu phát hiện nhiều loại ung thư khác nhau chỉ từ một mẫu máu.</p><p>Galleri là một xét nghiệm thương mại đã có mặt trên thị trường, được thiết kế để phát hiện hơn 50 loại ung thư - bao gồm cả những loại không có chương trình sàng lọc định kỳ như ung thư tụy, gan hay buồng trứng. Nó hoạt động bằng cách tìm kiếm các dấu hiệu di truyền (DNA khối u) trong máu có nguồn gốc từ các tế bào ung thư. Tuy nhiên, Galleri hiện chưa được FDA phê duyệt chính thức, và giá mỗi lần xét nghiệm còn khá cao (khoảng 950USD).</p><p>Cancerguard của Exact Sciences - hãng nổi tiếng với sản phẩm xét nghiệm ung thư đại tràng qua phân Cologuard – cũng là một xét nghiệm máu MCD đang được thử nghiệm. Cancerguard tập trung vào việc phát hiện nhiều loại ung thư ở giai đoạn sớm, sử dụng công nghệ phân tích DNA trong máu và các dấu hiệu sinh học khác để định vị chính xác cơ quan bị ảnh hưởng.</p><p>Cả hai xét nghiệm này hứa hẹn sẽ đơn giản hóa quá trình sàng lọc, giảm thiểu số lượng xét nghiệm cần thực hiện riêng biệt cho từng loại ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn thận trọng, vì độ chính xác, khả năng phân biệt chính xác loại ung thư, và cách xử lý kết quả dương tính giả vẫn đang là những vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn.</p><p>Ngoài ra, phát hiện ung thư sớm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với kết quả điều trị tốt, đặc biệt với những loại ung thư hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, kết quả dương tính giả vẫn là rào cản lớn - người bệnh có thể phải chờ nhiều tháng và làm hàng loạt xét nghiệm bổ sung để xác định chính xác.</p><p>“Hiện không có hướng dẫn rõ ràng nào cho các bác sĩ xử lý kết quả MCD dương tính, điều này dễ gây hoang mang và áp lực tâm lý cho người bệnh”, TS Jennifer Croswell từ Viện ung thư quốc gia Mỹ cho biết.</p><p><b>Xét nghiệm máu là tiêu chuẩn mới?</b></p><p>Dù còn nhiều thách thức, các chuyên gia tin rằng trong vài năm tới, một số xét nghiệm máu sẽ trở thành công cụ chẩn đoán quan trọng.</p><p>Giáo sư Goel đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xem liệu xét nghiệm của ông có thể phát hiện ung thư tuyến tụy ở những người chưa có triệu chứng nhưng có nguy cơ cao hay không. Nếu thành công, mục tiêu là triển khai rộng rãi trên toàn thế giới.</p><p>Cùng lúc, nhóm của tiến sĩ Grady lên kế hoạch dùng Shield để tiếp cận các nhóm dân cư ít được sàng lọc – như cộng đồng thiểu số, người sống ở vùng sâu vùng xa hoặc không có bảo hiểm.</p><p>“Shield chỉ là sự khởi đầu. Trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy hàng loạt xét nghiệm máu mới ra đời - không chỉ cho ung thư ruột kết mà còn cả ung thư vú, phổi và gan”, ông Grady cho biết.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Phát hiện vi rút mới ở dơi có thể lây sang người giống COVID-19 https://1thegioi.vn/phat-hien-vi-rut-moi-o-doi-co-the-lay-sang-nguoi-giong-covid-19-229568.html Fri, 21 Feb 2025 14:50:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/phat-hien-vi-rut-moi-o-doi-co-the-lay-sang-nguoi-giong-covid-19-229568.html Mới đây, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một loại vi rút corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó sử dụng cùng thụ thể ACE2 như vi rút gây ra đại dịch COVID-19. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phát hiện vi rút mới ở dơi có thể lây sang người giống COVID-19</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Đan Thùy</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">21/02/2025 14:50</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Mới đây, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một loại vi rút corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó sử dụng cùng thụ thể ACE2 như vi rút gây ra đại dịch COVID-19.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Nghiên cứu này được dẫn đầu bởi Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ), nhà vi rút học hàng đầu Trung Quốc. Bà Shi được gọi là "người dơi", nổi tiếng với các nghiên cứu về vi rút corona trên dơi tại Viện vi rút học Vũ Hán (Trung Quốc). Công trình này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Quảng Châu, phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Quảng Châu, Đại học Vũ Hán và Viện vi rút học Vũ Hán.</p><p>Loại vi rút mới thuộc một nhánh của chủng HKU5, lần đầu tiên được phát hiện trên dơi Nhật Bản ở Hồng Kông (Trung Quốc). Vi rút này thuộc nhóm Merbecovirus, trong đó có vi rút gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/21/virology-lab-gty-jef-200422_hpmain_2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/21/virology-lab-gty-jef-200422_hpmain_2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/21/virology-lab-gty-jef-200422_hpmain_2.jpg" alt="virology-lab-gty-jef-200422_hpmain_2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242780"><figcaption>Bà Shi Zhengli - Ảnh: Internet</figcaption></figure><p>Theo <i>South China Morning Post, </i>vi rút HKU5 có khả năng liên kết với enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE2) của con người, cùng một thụ thể được vi rút gây COVID-19 SAR-CoV-2 sử dụng để lây nhiễm tế bào. Trong bài báo công bố trên tạp chí khoa học <i>Cell</i>, nhóm nghiên cứu viết: "Chúng tôi đã phát hiện và phân lập một dòng vi rút HKU5-CoV mới (dòng 2), có thể sử dụng không chỉ thụ thể ACE2 của dơi mà còn của con người và nhiều loài động vật có vú khác".</p><p>Khi vi rút được phân lập từ mẫu dơi, nó có thể xâm nhập vào tế bào người cũng như các mô nhân tạo mô phỏng cơ quan hô hấp và đường ruột. "Vi rút Merbecovirus từ dơi có nguy cơ cao lây nhiễm sang người, thông qua con đường truyền trực tiếp hoặc thông qua vật chủ trung gian", báo cáo cho biết.</p><p>Vi rút HKU5-CoV-2 không chỉ có khả năng bám vào thụ thể ACE2 của con người mà còn ở nhiều loài động vật khác, tạo ra nguy cơ lây lan sang người thông qua các vật chủ trung gian.</p><p>Song báo cáo cũng cho biết vi rút này có nguy cơ gây dịch nhưng chưa đáng lo ngại. Vi rút thuộc nhóm Merbecovirus gồm 4 loài riêng biệt: Vi rút MERS, 2 loại vi rút tìm thấy trên dơi và một loại vi rút tìm thấy trên nhím.</p><p>Do nguy cơ gây dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa nhóm vi rút này vào danh sách mầm bệnh mới cần theo dõi trong công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch.</p><p>Tuy nhiên, một nghiên cứu khác gần đây do Đại học Washington, Seattle (Mỹ) và Đại học Vũ Hán thực hiện lại cho thấy vi rút HKU5 tuy có thể bám vào thụ thể ACE2 của dơi và động vật có vú nhưng không có khả năng bám kết hiệu quả trên người.</p><p>Phát hiện mới tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh luận về nguồn gốc của COVID-19. Ngày 2.12.2024, một báo cáo dài 520 trang từ Tiểu ban đặc biệt về đại dịch COVID-19 của Hạ viện Mỹ đã công bố kết quả điều tra kéo dài 2 năm, chỉ ra rằng vi rút SARS-CoV-2 nhiều khả năng xuất hiện do một sự cố liên quan đến nghiên cứu hoặc rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Trung Quốc. Kết luận này được đưa ra sau 25 buổi họp, hơn 30 cuộc phỏng vấn, và phân tích hơn 1 triệu trang tài liệu.</p><p>Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc vi rút SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Trong các tuyên bố trước đây, Trung Quốc nhấn mạnh rằng truy tìm nguồn gốc COVID-19 là vấn đề khoa học và cáo buộc Mỹ chính trị hóa vấn đề này. Bắc Kinh từng yêu cầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giữ lập trường khoa học và không trở thành công cụ của bất kỳ quốc gia nào.</p><p>Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố rằng các nhà khoa học tại Viện vi rút học Vũ Hán nên được vinh danh thay vì bị đổ lỗi, bởi họ là những người đầu tiên phát hiện ra trình tự gien của vi rút SARS-CoV-2.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ thành lập Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim https://1thegioi.vn/benh-vien-da-khoa-trung-uong-can-tho-thanh-lap-khoa-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-229288.html Fri, 14 Feb 2025 11:10:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/benh-vien-da-khoa-trung-uong-can-tho-thanh-lap-khoa-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-229288.html Ngày 14.02.2025, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, với sự hỗ trợ chuyên môn của Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim BV Chợ Rẫy các bác sĩ của BV thực hiện 6 trường hợp triệt đốt điện sinh lý thành công; đồng thời BV công bố thành lập Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim, trực thuộc Trung tâm Tim mạch của BV. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ thành lập Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hạ Vĩ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">14/02/2025 11:10</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 14.02.2025, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, với sự hỗ trợ chuyên môn của Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim BV Chợ Rẫy các bác sĩ của BV thực hiện 6 trường hợp triệt đốt điện sinh lý thành công; đồng thời BV công bố thành lập Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim, trực thuộc Trung tâm Tim mạch của BV.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Một trường hợp điển hình bệnh nhân nữ Đ. T. K. N., sinh năm 1977, tiền sử thỉnh thoảng xuất hiện cơn hồi hộp trống ngực, tim đập rất nhanh vã mồ hôi, nhịp tim lên đến 160 chu kỳ/phút. Gần đây, bệnh nhân lại xuất hiện triệu chứng như trên với tần suất nhiều hơn, có ngất 2 lần nên đã nhập viện địa phương và chuyển đến BV đa khoa Trung ương Cần Thơ.</p><p>Bệnh nhân chẩn đoán: Rung nhĩ – Hội chứng Wolff - Parkison – White (WPW) có rối loạn huyết động, sau khi sốc điện chuyển nhịp động bộ, nhịp tim bệnh nhân trở về 80 chu kỳ/phút. Bệnh nhân chỉ định thăm dò và triệt đốt điện sinh lý tim.</p><p>Kết quả thăm dò điện sinh lý và triệt đốt có đường dẫn truyền phụ bên phải. Tiến hành đốt đường dẫn truyền phụ, theo dõi 30 phút và test thuốc không ghi nhận tái phát.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/ekip-tham-do-va-triet-dot-dien-sinh-ly-tren-benh-nhan.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/ekip-tham-do-va-triet-dot-dien-sinh-ly-tren-benh-nhan.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/ekip-tham-do-va-triet-dot-dien-sinh-ly-tren-benh-nhan.jpg" alt="ekip-tham-do-va-triet-dot-dien-sinh-ly-tren-benh-nhan.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242184"><figcaption>Ê kíp thăm dò và triệt đốt điện sinh lý trên bệnh nhân</figcaption></figure><p>Thủ thuật thành công sau 60 phút, nhịp tim trở về ổn định, bệnh nhân được xuất viện sau đó 2 ngày.</p><p>Ths-BS Thân Hoàng Minh phụ trách Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Hội chứng WPW liên quan tới sự tồn tại một đường dẫn truyền bất thường (đường dẫn truyền phụ).</p><p>Biểu hiện lâm sàng là các cơn tim nhanh với tần số từ 140 - 220 chu kỳ /phút... Mặt khác, hội chứng WPW đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp rung nhĩ (tim loạn nhịp hoàn toàn).</p><p>Hiện tại, Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim của BV đa khoa Trung ương Cần Thơ với 10 nhân sự (5 bác sĩ, trong đó có 4 bác sĩ sau đại học; 5 điều dưỡng), 20 giường kế hoạch.</p><p>Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim được chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự với định hướng phát triển từ năm 2019. Trong những năm qua, khoa thực hiện đặt máy tạo nhịp tim tạm thời và máy tạo nhịp tim vĩnh viễn khoảng 1.500 trường hợp.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/bac-si-khoa-nhip-hoc-benh-vien-cho-ray-ho-tro-triet-dot-dien-sinh-ly.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/bac-si-khoa-nhip-hoc-benh-vien-cho-ray-ho-tro-triet-dot-dien-sinh-ly.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/bac-si-khoa-nhip-hoc-benh-vien-cho-ray-ho-tro-triet-dot-dien-sinh-ly.jpg" alt="bac-si-khoa-nhip-hoc-benh-vien-cho-ray-ho-tro-triet-dot-dien-sinh-ly.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242185"><figcaption>Bác sĩ Khoa Nhịp học BV Chợ Rẫy hỗ trợ triệt đốt điện sinh lý</figcaption></figure><p>Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim là khoa chuyên sâu về điều trị rối loạn nhịp. Bên cạnh khám điều trị nội khoa, Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim còn thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như: Thăm dò và triệt đốt điện sinh lý, lập trình máy tạo nhịp tim, nghiệm pháp bàn nghiêng, nghiệm pháp ăn no, nghiệm pháp gắng sức, theo dõi nhịp tim 24 giờ….</p><p>Kế hoạch sắp tới sau khi thành lập, khoa tiếp tục triển khoa các kỹ thuật chuyên sâu: Đặt máy phá rung, đặt máy tái đồng bộ cơ tim, đặt máy tạo nhịp hệ thống dẫn truyền, đặt máy tạo nhịp không dây, thăm dò và cắt đốt điện sinh lý hệ thống 3D, sốc điện chuyển nhịp chương trình…</p><p>Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Tim mạch của BV đa khoa Trung ương Cần Thơ với 4 khoa trực thuộc gồm: Nội tim mạch, Tim mạch can thiệp, Phẫu thuật tim và Điều trị rối loạn nhịp tim. Đây là Trung tâm Tim mạch hoàn chỉnh, trong đó Khoa Phẫu thuật tim là đơn vị thực hiện độc lập mổ tim duy nhất của ĐBSCL. Nhiều năm qua, trung tâm đã triển khai hàng loạt kỹ thuật chuyên khoa sâu, qua đó góp phần cùng bệnh viện từng bước làm chủ kỹ thuật khó, kỹ thuật chuyên sâu, hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Phát hiện mới về ‘vòng xoay miễn dịch’ và tương lai điều trị bệnh tự miễn, ung thư https://1thegioi.vn/phat-hien-moi-ve-vong-xoay-mien-dich-va-tuong-lai-dieu-tri-benh-tu-mien-ung-thu-227097.html Fri, 13 Dec 2024 17:30:01 +0700 Nhịp đập khoa học https://1thegioi.vn/phat-hien-moi-ve-vong-xoay-mien-dich-va-tuong-lai-dieu-tri-benh-tu-mien-ung-thu-227097.html Tại sao cùng bị một loại vi rút tác động nhưng tình trạng mỗi người lại khác nhau? Có người chỉ bị triệu chứng nhẹ, nhưng người khác phải nhập viện hoặc có các biến chứng kéo dài. Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học đã cố gắng trả lời từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Nhịp đập khoa học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phát hiện mới về ‘vòng xoay miễn dịch’ và tương lai điều trị bệnh tự miễn, ung thư</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">13/12/2024 17:30</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tại sao cùng bị một loại vi rút tác động nhưng tình trạng mỗi người lại khác nhau? Có người chỉ bị triệu chứng nhẹ, nhưng người khác phải nhập viện hoặc có các biến chứng kéo dài. Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học đã cố gắng trả lời từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Giờ đây, một nghiên cứu từ Đại học Colorado Boulder đã phát hiện điều bất ngờ và công bố trên tạp chí khoa học <i>Cell</i> ngày 12.12. Bí mật nằm ở một "vòng xoay" bên trong hệ miễn dịch của chúng ta, giúp giải thích tại sao phản ứng của cơ thể mỗi người lại khác biệt.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/12/13/te-bao-vi-rut.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/12/13/te-bao-vi-rut.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/12/13/te-bao-vi-rut.png" alt="te-bao-vi-rut.png" data-src-mobile="" data-file-id="236969"><figcaption class="align-center">Nghiên cứu phát hiện 'vòng xoay miễn dịch' trong protein IFNAR2 mở hướng điều trị bệnh tự miễn, ung thư - Ảnh: CDC Mỹ</figcaption></figure><p><b>Hệ miễn dịch và vai trò của Interferon</b></p><p>Hệ miễn dịch giống như đội quân bảo vệ cơ thể. Khi vi rút xâm nhập, cơ thể kích hoạt "chuông báo động" bằng cách giải phóng interferon - một loại protein phát tín hiệu cảnh báo các tế bào khác chuẩn bị chiến đấu. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi rút.</p><p>Tuy nhiên, nếu "chuông báo động" này bị hỏng - quá yếu hoặc quá mạnh - nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chuông quá yếu cho phép vi rút lây lan, trong khi chuông quá mạnh có thể khiến cơ thể tự tấn công chính mình, dẫn đến viêm hoặc tổn thương mô. Điều này có thể giải thích tại sao một số người bị COVID-19 nặng hoặc kéo dài.</p><p>Các nhà khoa học phát hiện rằng một phần nguyên nhân nằm ở lỗi di truyền từ hàng chục triệu năm trước. Lỗi này xuất hiện ở một protein quan trọng có tên IFNAR2, hoạt động giống như một "vòng xoay" để điều chỉnh tín hiệu interferon. "Vòng xoay" này quyết định phản ứng miễn dịch sẽ mạnh hay yếu.</p><p>"Nếu chúng ta có thể điều chỉnh 'vòng xoay' này, chúng ta có thể kiểm soát phản ứng miễn dịch, mở ra các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhiễm trùng, tự miễn và ung thư", giáo sư Ed Chuong, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.</p><p><b>Transposon: ADN "rác" hay tài sản tiến hóa</b></p><p>Bí mật nằm ở một phần nhỏ trong mã gien gọi là transposon, hay còn được gọi là "kẻ nhảy gien". Đây là các đoạn ADN được di truyền từ vi rút cổ đại, tồn tại trong bộ gien con người từ hàng chục triệu năm trước. Ngày nay, chúng chiếm hơn một nửa bộ gien của chúng ta.</p><p>Trong nhiều thập kỷ, transposon bị coi là "ADN rác", không mang lại giá trị gì. Nhưng nghiên cứu này đã chứng minh điều ngược lại: chúng có thể thay đổi cách gien hoạt động và tác động lớn đến chức năng miễn dịch.</p><p>"Hãy hình dung gien giống như một câu văn hoàn chỉnh, và transposon là những từ lạ xuất hiện trong câu. Chúng có thể làm thay đổi ý nghĩa câu văn, đôi khi theo hướng tích cực, đôi khi gây hại", bà Giulia Pasquesi, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích.</p><p><b>Biến thể IFNAR2 ngắn: Kẻ "phá bĩnh" trong hệ miễn dịch</b></p><p>Nhóm nghiên cứu tập trung vào một biến thể protein đặc biệt: IFNAR2 ngắn. Đây là một ăng-ten nhận tín hiệu interferon nhưng không thể truyền tín hiệu đầy đủ. Thay vì hỗ trợ hệ miễn dịch, biến thể này hoạt động như một "mồi nhử", làm giảm hiệu quả của protein IFNAR2 bình thường.</p><p>Thí nghiệm cho thấy IFNAR2 ngắn xuất hiện trong hầu hết các tế bào và thường có số lượng lớn hơn dạng bình thường. Khi các nhà khoa học loại bỏ biến thể IFNAR2 ngắn khỏi tế bào trong phòng thí nghiệm, các tế bào phản ứng mạnh mẽ hơn trước vi rút như SARS-CoV-2 (gây ra COVID-19) và sốt xuất huyết. Điều này cho thấy biến thể này có thể khiến một số người dễ bị nhiễm trùng nặng, nhưng nếu thiếu nó thì có thể dẫn đến các bệnh tự miễn như viêm mãn tính hoặc bệnh vẩy nến.</p><p>"Điều này cho thấy sự mất cân bằng giữa IFNAR2 ngắn và bình thường có thể là nguyên nhân khiến một số người dễ mắc bệnh nặng hơn, trong khi thiếu hụt biến thể này có thể dẫn đến viêm mãn tính hoặc bệnh tự miễn", giáo sư Chuong giải thích.</p><p>Qua thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự cân bằng giữa hai dạng protein này là yếu tố quyết định phản ứng miễn dịch mạnh hay yếu.</p><p><b>Ứng dụng trong y học</b></p><p>Những phát hiện này mở ra những tiềm năng lớn. Nếu các nhà khoa học có thể điều chỉnh cân bằng giữa các biến thể IFNAR2, điều đó sẽ giúp cải thiện phản ứng miễn dịch, mở ra hướng điều trị mới cho nhiều bệnh từ ung thư đến COVID-19 kéo dài.</p><p>“Chúng tôi đã phát hiện ra một 'vòng xoay điều chỉnh' mới, giúp giải thích tại sao phản ứng miễn dịch của mỗi người lại khác nhau”, ông Chuong cho biết. Nhóm nghiên cứu đang phát triển các hợp chất có thể nhắm vào IFNAR2 để điều chỉnh cân bằng miễn dịch.</p><p>Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế và đang phát triển các hợp chất nhắm vào "vòng xoay" miễn dịch này. Họ hy vọng rằng phát hiện này sẽ tạo ra các liệu pháp hiệu quả hơn, phù hợp với từng cá nhân.</p><p>Theo các nhà khoa học, IFNAR2 ngắn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều phần khác trong mã gien, từng bị coi là "ADN rác", có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh miễn dịch. Những "kho báu di truyền" này đang chờ được khám phá.</p><p>"Ngay cả những phần nhỏ nhất trong bộ gien, từng bị bỏ qua, cũng có thể giữ chìa khóa để cải thiện sức khỏe con người", ông Chuong chia sẻ.</p><p>Nghiên cứu này không chỉ giúp giải mã tại sao COVID-19 tác động khác nhau ở mỗi người, mà còn mở ra những hướng đi mới trong y học. Từ việc điều chỉnh hệ miễn dịch đến phát triển liệu pháp điều trị ung thư, phát hiện về IFNAR2 ngắn cho thấy rằng những gì từng bị coi là vô dụng có thể nắm giữ bí mật thay đổi cuộc sống con người. Đây không chỉ là bước tiến trong khoa học mà còn là hy vọng cho tương lai y học cá nhân hóa.</p><div class="sc-empty-layer"></div> BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân ngưng tim bằng kỹ thuật ECMO https://1thegioi.vn/bv-da-khoa-trung-uong-can-tho-cuu-song-benh-nhan-ngung-tim-bang-ky-thuat-ecmo-225636.html Mon, 4 Nov 2024 15:36:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/bv-da-khoa-trung-uong-can-tho-cuu-song-benh-nhan-ngung-tim-bang-ky-thuat-ecmo-225636.html Ngày 4.11, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân ngưng tim bằng kỹ thuật ECMO</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hạ Vĩ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">04/11/2024 15:36</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 4.11, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 23.10, BV đa khoa Trung ương Cần Thơ nhận điện thoại hội chẩn từ xa với tuyến trước về một trường hợp viêm cơ tim rất nguy kịch, qua trao đổi thông tin tình trạng bệnh nhân, Ban Giám đốc BV chỉ đạo khoa Cấp cứu tổng hợp, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, huy động ê kíp ECMO, ê kíp tạo nhịp sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân được chuyển đến.</p><p>Theo đó, bệnh nhân nữ N.T.Y.N. (sinh năm 1998, địa chỉ ở Vĩnh Long) được chuyển đến BV đa khoa Trung ương Cần Thơ vào lúc 15 giờ 40 phút ngày 23.10 trong tình trạng suy hô hấp, bệnh mê, bóp bóng, kích thích, vật vã, thở nhanh, nhịp tim rất nhanh, da xanh, chi lạnh, toan chuyển hóa nặng, huyết áp thấp và đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao.</p><p>Trước đó 2 ngày, chị N. bị sốt, đau đầu, đau họng đau cơ, có dùng thuốc nhưng không thuyên giảm. Khi bệnh nhân N. đưa con (8 tháng tuổi) đi khám tại BV Nhi đồng Cần Thơ thì chị bị mệt, khó thở nên đã nhập viện tại BV địa phương trong tình trạng nguy kịch khó thở, vật vả, loạn nhịp thất có biến chứng ngưng tim 10 phút và được xử trí cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn liên tục, sốc điện 10 lần, dùng thuốc chống loạn nhịp. Bệnh nhân sau đó được nhanh chóng chuyển đến BV đa khoa Trung ương Cần Thơ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" alt="z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="233855"><figcaption>Sau can thiệp ECMO ngày thứ 5, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, huyếp áp ổn định</figcaption></figure><p>Ngay khi nhập viện khoa Cấp cứu, bỏ qua mọi thủ tục hành chánh bệnh nhân được chuyển thẳng đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, kết quả kiểm tra ghi nhận giảm động gần toàn bộ các thành tim, siêu âm tim phân suất tống máu giảm nặng EF còn 20% (bình thường ≥60%). Chẩn đoán viêm cơ tim cấp biến chứng loạn nhịp thất - choáng tim ngưng tim đã hồi sức thành công - suy đa cơ quan. Cùng lúc, 2 ê kíp thực hiện: đặt máy tạo nhịp tạm thời, kỹ thuật ECMO-VA (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) được thực hiện nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng tim và tuần hoàn cho người bệnh. Tiếp tục thở máy, duy trì thuốc vận mạch, điều chỉnh toan , an thần, giảm đau, giãn cơ, kháng sinh, điều trị loạn nhịp, tăng sức co bóp cơ tim, lọc máu liên tục cho bệnh nhân.</p><p>Sau 45 phút thực hiện xong 2 kỹ thuật, tình trạng rối loạn nhịp và huyết động bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được thay huyết tương do tình trạng suy gan nặng, tắc mật, điều trị nội khoa tích cực, dinh dưỡng hỗ trợ, tập vật lý trị liệu...</p><p>Sau can thiệp ECMO ngày thứ 5, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, huyếp áp ổn định, nhịp tim đều, liều thuốc vận mạch giảm dần, chức năng co bóp cơ tim cải thiện tốt.</p><p>Ngày 30.10.2024, bệnh nhân được chỉ định ngưng hệ thống ECMO thành công, đã cai được máy thở, rút ống nội khí quản, phổi thông khí tốt.</p><p>Tình trạng hiện tại (ngày 4.11), bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp tim, siêu âm tim sức co bóp cơ tim trở về gần như bình thường, các xét nghiệm các cơ quan dần ổn định.</p><p>Sự phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân đã mang lại niềm vui mừng rất lớn cho tập thể y, bác sĩ bệnh viện và cũng là phần thưởng cho sự nỗ lực không ngừng, quyết tâm cứu sống bệnh nhân của tập thể nhân viên y tế bệnh viện.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" alt="z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="233854"><figcaption>Ngày 4.11, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt</figcaption></figure><p>BS.CKII Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, thông tin: Thành công của ca bệnh phối hợp nhiều yếu tố: nỗ lực cấp cứu ban đầu, sự chuyển viện an toàn và kịp thời của tuyến trước, sự phối hợp đồng bộ, vững chuyên môn giữa các chuyên khoa, quyết tâm của các y bác sĩ BV đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đặc biệt là ê kíp thực hiện kỹ thuật ECMO của bệnh viện.</p><p>Cũng theo bác sĩ Phước, kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) hay hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể là phương pháp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi hay cả hai không thể hoạt động bình thường. Phương pháp này giúp thay thế tim hoặc phổi hay cả hai trong thời gian ngắn<b>.</b> ECMO cũng là cầu nối cho người bệnh nặng đang chờ ghép tim, ghép phổi.</p><p>Đây cũng là một kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại được thực hiện thường quy tại bệnh viện. Trước đó, rất nhiều trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch trong nhiều chuyên khoa khác nhau đã được hồi sinh ngoạn mục nhờ kỹ thuật nói trên.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Khai trương Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City https://1thegioi.vn/khai-truong-benh-vien-da-khoa-quoc-te-vinmec-smart-city-225111.html Mon, 21 Oct 2024 15:24:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/khai-truong-benh-vien-da-khoa-quoc-te-vinmec-smart-city-225111.html Ngày 21.10, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City được kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía tây Hà Nội. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Khai trương Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hạ Vĩ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">21/10/2024 15:24</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 21.10, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City được kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía tây Hà Nội.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Vinmec Smart City tọa lạc tại Khu đô thị Vinhomes Smart City (đường Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Bệnh viện có<b> </b>quy mô gần 60.000m<sup>2</sup>, công suất phục vụ tối thiểu 70.000 lượt khám/năm, gồm 14 chuyên khoa, nổi bật là sản – phụ khoa, ngoại khoa với các phương pháp phẫu thuật nội soi và xâm lấn tối thiểu điều trị bệnh lý tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 3D để cá thể hóa việc điều trị.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a1.jpg" alt="a1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="232709"><figcaption>Vinmec Smart City có vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng với quy mô gần gần 60.000m<sup>2</sup>, kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía tây Hà Nội</figcaption></figure><p>Là bệnh viện thứ 8 trong hệ thống y tế Vinmec chính thức đi vào hoạt động, Vinmec Smart City không chỉ được đầu tư đồng bộ, hiện đại mà còn được thừa hưởng các thành tựu y khoa và phương pháp quản trị chuyên môn theo các tiêu chuẩn cao nhất thế giới nhằm đảm bảo chất lượng điều trị và an toàn người bệnh.</p><p>Cụ thể, về chuyên môn, bên cạnh các chuyên khoa mũi nhọn phục vụ cộng đồng, Vinmec Smart City được định hướng để trở thành đơn vị hàng đầu khu vực về cung cấp dịch vụ sàng lọc và chẩn đoán kỹ thuật cao phát hiện ung thư sớm. Bệnh viện cũng sẽ vận hành Trung tâm huyết học và Trị liệu tế bào tư nhân nhằm giúp người bệnh ung thư tiếp cận với các phương pháp điều trị mới và hiệu quả như CAR-T hay liệu pháp tế bào, liệu pháp miễn dịch.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a2.jpg" alt="a2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="232710"><figcaption>Vinmec Smart City sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị y tế tối tân từ các nhà cung cấp uy tín nhất thế giới</figcaption></figure><p>Về cơ sở vật chất, Vinmec Smart City sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị y tế tối tân từ các nhà cung cấp uy tín nhất thế giới như: GE Healthcare (Mỹ), Drager (Đức), Kalz Storz (Mỹ), Roche (Đức), Olympus (Nhật)… Đồng thời, bệnh viện cũng vận hành hệ thống phòng mổ hiện đại cùng trung tâm tiệt khuẩn công nghệ cao xử lý dụng cụ sau phẫu thuật thủ thuật, đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.</p><p>Về nhân sự, Vinmec Smart City quy tụ được đội ngũ y bác sĩ đa chuyên khoa xuất sắc, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ các cơ sở y khoa hàng đầu trong và ngoài nước; liên tục được cập nhật các kiến thức của y học thế giới như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Singapore…</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a3.jpg" alt="a3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="232711"><figcaption>Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 10 năm 2024</figcaption></figure><p>Về quản trị, Vinmec Smart City là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng hệ thống quản lý bệnh án điện tử SystemOne. Điểm ưu việt của SystemOne là cho phép bác sĩ ở những cơ sở y tế khác nhau có thể chia sẻ dữ liệu để hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất của bệnh nhân, song song với biện pháp bảo mật cao cấp nhất. Ngoài ra, bệnh viện còn kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các bác sĩ phát hiện kịp thời, chẩn đoán chính xác và thiết kế phác đồ điều trị hiệu quả cho từng nhóm bệnh.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a4.jpg" alt="a4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="232712"><figcaption>Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại lễ công bố khai trương Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City</figcaption></figure><p>Đặc biệt, Vinmec Smart City là bệnh viện đầu tiên trong Hệ thống triển khai Chương trình Mô phỏng vận hành bệnh viện một cách bài bản, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống được phát triển bởi các chuyên gia của Vinmec và Trung tâm mô phỏng - Đại học VinUni nhằm nâng cao kỹ năng xử trí tình huống lâm sàng cho đội ngũ y tế; giảm thiểu tối đa các nguy cơ sai sót; phối hợp đa chuyên khoa, liên tục cải tiến nhằm mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn hảo nhất cho người bệnh.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a5.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a5.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a5.jpg" alt="a5.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="232713"><figcaption>Ths-BS Hoàng Đức Vinh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City phát biểu tại sự kiện</figcaption></figure><p>Phát biểu tại lễ khai trương, ThS-BS Hoàng Đức Vinh, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Vinmec Smart City cho biết: “Vinmec Smart City không chỉ hội tụ được những công nghệ tiên tiến nhất, mà còn kế thừa những kinh nghiệm và cải tiến từ các thành tựu của hệ thống về chuyên môn, vận hành trong những năm gần đây. Bệnh viện có sự kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc – đào tạo và nghiên cứu phát triển, hướng tới xây dựng một hình mẫu bệnh viện chuẩn quốc tế hoàn toàn mới, bắt kịp với những xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện đại nhất trên thế giới”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a6.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a6.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/21/a6.jpg" alt="a6.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="232714"><figcaption>Các đại biểu tham quan cơ sở vật chất và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện</figcaption></figure><p>Với việc có thêm bệnh viện đa khoa quốc tế tại đại đô thị Vinhomes Smart City, Tập đoàn Vingroup tiếp tục khẳng định vị thế là nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam trong việc không ngừng nâng cấp chất lượng sống cho cư dân, mở ra lựa chọn chăm sóc sức khỏe đẳng cấp cho cả khu vực phía tây Thủ đô.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p><b>Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1.2012, Hệ thống y tế Vinmec được đầu tư và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất bởi Tập đoàn Vingroup – Tập đoàn kinh tế đa ngành Việt Nam. Hiện hệ thống đã có 8 bệnh viện và 5 phòng khám tiêu chuẩn quốc tế trải dài trên khắp cả nước. Với chiến lược hướng tới đỉnh cao chuyên môn, Vinmec đang hợp tác sâu rộng với các hệ thống y tế hàng đầu trên thế giới như Cleveland Clinic, SUNH… trong việc khám, hội chẩn và điều trị nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho khách hàng.</b></p></div><div class="sc-empty-layer"></div>