Kinh nghiệm y học https://1thegioi.vn/rss/thong-tin-y-hoc/kinh-nghiem-y-hoc Fri, 4 Apr 2025 04:54:40 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Kinh nghiệm y học https://1thegioi.vn/rss/thong-tin-y-hoc/kinh-nghiem-y-hoc 140 60 Người đàn ông đầu tiên trên thế giới sống 100 ngày bằng trái tim titan https://1thegioi.vn/nguoi-dan-ong-dau-tien-tren-the-gioi-song-100-ngay-bang-trai-tim-titan-230323.html Wed, 12 Mar 2025 16:57:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/nguoi-dan-ong-dau-tien-tren-the-gioi-song-100-ngay-bang-trai-tim-titan-230323.html CNN cho biết một nam công dân Úc ngoài 40 tuổi đã sống đến 100 ngày với trái tim nhân tạo bằng titan trong lúc chờ đợi được ghép tim từ người hiến. Đây là khoảng thời gian dài nhất từ trước đến nay với trường hợp sử dụng công nghệ này. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Người đàn ông đầu tiên trên thế giới sống 100 ngày bằng trái tim titan</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Cẩm Bình</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">12/03/2025 16:57</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo"><i>CNN</i> cho biết một nam công dân Úc ngoài 40 tuổi đã sống đến 100 ngày với trái tim nhân tạo bằng titan trong lúc chờ đợi được ghép tim từ người hiến. Đây là khoảng thời gian dài nhất từ trước đến nay với trường hợp sử dụng công nghệ này.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Bệnh nhân nhận tim titan sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện St.Vincent’s tháng 11 năm ngoái. Đến tháng 2 năm nay, ông là người đầu tiên trên thế giới xuất viện với thiết bị như vậy và thiết bị này giúp bệnh nhân sống sót cho đến lúc có người hiến tim vào đầu tháng 3.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/12/screenshot-2025-03-12-161530.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/12/screenshot-2025-03-12-161530.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/12/screenshot-2025-03-12-161530.png" alt="screenshot-2025-03-12-161530.png" data-src-mobile="" data-file-id="244424"><figcaption class="align-center">Trái tim nhân tạo titan - Ảnh: BiVACOR</figcaption></figure><p>Theo tuyên bố đưa ra ngày 12.3 bởi bệnh viện St.Vincent’s, Đại học Monash cùng Công ty BiVACOR - đơn vị phát minh ra tim titan, bệnh nhân suy tim nặng đã hồi phục tốt. Khả năng duy trì sự sống trong thời gian dài của thiết bị được ca ngợi như minh chứng cho thấy trái tim nhân tạo đủ khả năng trở thành lựa chọn lâu dài cho người suy tim. Hiện tại, tim titan vẫn còn trong quá trình thử nghiệm nên chưa được chấp thuận sử dụng rộng rãi.</p><p>Nhà sáng lập BiVACOR Daniel Timms phát minh tim titan sau khi cha ông qua đời vì bệnh tim. Kỹ sư sinh học người Úc này rất vui mừng vì ​​công sức của ông bỏ ra suốt nhiều thập kỷ thành hiện thực.</p><p>“Toàn bộ đội ngũ BiVACOR vô cùng biết ơn bệnh nhân và gia đình đã tin tưởng vào trái tim nhân tạo mà chúng tôi tạo ra. Lòng dũng cảm của họ sẽ mở đường cho vô số bệnh nhân khác được tiếp nhận công nghệ cứu sống này”, theo ông Timms.</p><p>Tim titan có một bộ phận chuyển động duy nhất là rotor được giữ cố định bằng nam châm, không có van hay ổ trục nào có thể bị mòn. Thiết bị bơm máu đến cơ thể và phổi thay thế cả hai tâm thất của một trái tim đang suy yếu.</p><p>Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, giết chết khoảng 18 triệu người mỗi năm. Không ít bệnh nhân đang phải mòn mỏi chờ đợi người hiến.</p><p>Giáo sư Chris Hayward (Viện nghiên cứu tim mạch Victor Chang) - người giám sát quá trình phục hồi của bệnh nhân người Úc - đánh giá cao tim titan: “Trong thập kỷ tới chúng ta sẽ thấy trái tim nhân tạo trở thành giải pháp thay thế cho bệnh nhân không thể chờ tim hiến tặng hoặc khi không có tim hiến tặng”.</p><p>Trong thử nghiệm tính khả thi ban đầu của Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA), 5 bệnh nhân đã được cấy ghép thành công tim titan. Trường hợp đầu tiên là nam bệnh nhân 58 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối, trái tim nhân tạo giúp ông sống 8 ngày đến lúc có người hiến. Bốn trường hợp khác cũng được theo dõi nhằm kiểm tra tính an toàn lẫn hiệu suất của thiết bị.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Hành tây có thực sự là 'thần dược' đuổi cúm? https://1thegioi.vn/hanh-tay-co-thuc-su-la-than-duoc-duoi-cum-229373.html Mon, 17 Feb 2025 09:44:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/hanh-tay-co-thuc-su-la-than-duoc-duoi-cum-229373.html Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc dùng hành tây để "hút" vi rút cúm, song bác sĩ nhận định việc này phản khoa học. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Hành tây có thực sự là 'thần dược' đuổi cúm?</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Đan Thùy</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">17/02/2025 09:44</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc dùng hành tây để "hút" vi rút cúm, song bác sĩ nhận định việc này phản khoa học.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Một tài khoản chia sẻ câu chuyện về gia đình nông dân tại châu Âu vào năm 1919, thời điểm diễn ra đại dịch cúm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, vẫn sống khỏe mạnh giữa đại dịch nhờ đặt hành tây trong nhà. Khi kiểm tra dưới kính hiển vi, bác sĩ phát hiện hành tây chứa đầy vi khuẩn<a href="https://suckhoedoisong.vn/suc-khoe-cua-mc-mai-ngoc-ra-sao-sau-khi-nhiem-loai-vi-khuan-nguy-hiem-169241209191621429.htm" target="_blank"></a>.</p><p>Bài viết đã thu hút nhiều lượt tương tác. Tuy nhiên, thông tin về việc hành tây có thể hút vi rút cúm là không chính xác và chưa được khoa học chứng minh.</p><p>Theo Đông y, hành tây chứa các hợp chất như acid malic, phytin, alylsunfit, tinh dầu, tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, lợi tiểu và hỗ trợ điều trị một số bệnh như cảm, sốt, nhức đầu; có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như E. coli, Pseudomonas fluorescens, Bacillus cereus…</p><p>Hành tây có vị cay ngọt, tính bình, không độc, chủ trị bệnh mạch vành tim, đái tháo đường, thương phong nhiều đờm, chán ăn... song chưa có nghiên cứu nào cho thấy hành tây có tác dụng đối với vi rút, đặc biệt là vi rút cúm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/16/anh-man-hinh-2025-02-16-luc-22.47.47.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/16/anh-man-hinh-2025-02-16-luc-22.47.47.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/16/anh-man-hinh-2025-02-16-luc-22.47.47.png" alt="anh-man-hinh-2025-02-16-luc-22.47.47.png" data-src-mobile="" data-file-id="242370"><figcaption>Chuyên gia cho rằng hành tây có thể hỗ trợ tăng đề kháng, nhưng không thể tiêu diệt vi rút cúm.</figcaption></figure><p>Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thông tin về việc hành tây chữa cúm đã xuất hiện từ lâu và thường được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người tin rằng hành tây có thể lọc sạch không khí và phòng bệnh cúm mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, ông khẳng định: "Hành tây có thể hỗ trợ tăng đề kháng nhưng không thể tiêu diệt vi rút cúm".</p><p>Việc tin tưởng vào phương pháp trồng hành tây có thể khiến nhiều người chủ quan, không tiêm vắc xin, không giữ ấm cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.</p><p>Theo <i>Very Well</i>, hành tây không phải là môi trường tốt cho vi khuẩn hoặc vi rút sinh sôi hay phát triển. Ngay cả khi giả thiết (mặc dù điều này là không thể về mặt khoa học) rằng hành tây có thể hút vi khuẩn, vi rút khỏi người bệnh, thì không có gì đảm bảo được củ hành tây có thể tiêu diệt những vi sinh vật này.</p><p>Còn thực chất, cơ thể con người được vi khuẩn, vi rút coi là "vật chủ" với điều kiện môi trường sinh sôi phù hợp - nhưng rất may là cơ thể có cơ chế chống lại sự xâm nhập và phát triển của chúng. Cụ thể, khi hệ miễn dịch nhận thấy có "vật lạ" xâm nhập, nó sẽ giải phóng các kháng thể tấn công lại - chính điều này gây ra phản ứng viêm và các triệu chứng khi nhiễm bệnh chẳng hạn như sự dư thừa chất nhầy, ho, đau họng và đau đầu.</p><p>Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi bị cúm người bệnh cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, đặc biệt là corticoid, vì có những tác hại khó lường. Đối với người cao tuổi và người có bệnh nền, cúm có thể gây nguy hiểm hơn, vì vậy cần đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện triệu chứng hô hấp.</p><p>Mặc dù hành tây không được chứng minh là có thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm khi đặt trong phòng, nhưng hành tây là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, giàu chất dinh dưỡng và vitamin C, vì thế, việc ăn hành tây sẽ có lợi cho sức khỏe như sau:</p><p>Giảm nguy cơ ung thư nhờ giàu hợp chất flavonoid; tăng cường miễn dịch; ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch nhờ hợp chất organosulfur; tăng cường sức khỏe của da và tóc nhờ vitamin C giúp tăng sinh collagen cho làn da và mái tóc khỏe mạnh; giảm trầm cảm do hành tây chứa nhiều vitamin B9 (folate) có thể hiệu quả trong việc hỗ trợ các tình trạng sức khỏe tâm thần và nguy cơ như trầm cảm.</p><p></p><div class="sc-empty-layer"></div> BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân ngưng tim bằng kỹ thuật ECMO https://1thegioi.vn/bv-da-khoa-trung-uong-can-tho-cuu-song-benh-nhan-ngung-tim-bang-ky-thuat-ecmo-225636.html Mon, 4 Nov 2024 15:36:01 +0700 Thông tin Y học https://1thegioi.vn/bv-da-khoa-trung-uong-can-tho-cuu-song-benh-nhan-ngung-tim-bang-ky-thuat-ecmo-225636.html Ngày 4.11, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thông tin Y học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">BV đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân ngưng tim bằng kỹ thuật ECMO</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hạ Vĩ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">04/11/2024 15:36</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 4.11, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 23.10, BV đa khoa Trung ương Cần Thơ nhận điện thoại hội chẩn từ xa với tuyến trước về một trường hợp viêm cơ tim rất nguy kịch, qua trao đổi thông tin tình trạng bệnh nhân, Ban Giám đốc BV chỉ đạo khoa Cấp cứu tổng hợp, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, huy động ê kíp ECMO, ê kíp tạo nhịp sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân được chuyển đến.</p><p>Theo đó, bệnh nhân nữ N.T.Y.N. (sinh năm 1998, địa chỉ ở Vĩnh Long) được chuyển đến BV đa khoa Trung ương Cần Thơ vào lúc 15 giờ 40 phút ngày 23.10 trong tình trạng suy hô hấp, bệnh mê, bóp bóng, kích thích, vật vã, thở nhanh, nhịp tim rất nhanh, da xanh, chi lạnh, toan chuyển hóa nặng, huyết áp thấp và đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao.</p><p>Trước đó 2 ngày, chị N. bị sốt, đau đầu, đau họng đau cơ, có dùng thuốc nhưng không thuyên giảm. Khi bệnh nhân N. đưa con (8 tháng tuổi) đi khám tại BV Nhi đồng Cần Thơ thì chị bị mệt, khó thở nên đã nhập viện tại BV địa phương trong tình trạng nguy kịch khó thở, vật vả, loạn nhịp thất có biến chứng ngưng tim 10 phút và được xử trí cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn liên tục, sốc điện 10 lần, dùng thuốc chống loạn nhịp. Bệnh nhân sau đó được nhanh chóng chuyển đến BV đa khoa Trung ương Cần Thơ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" alt="z5998156524673_c3be0ecd0366f02e0694dc38270d5535.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="233855"><figcaption>Sau can thiệp ECMO ngày thứ 5, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, huyếp áp ổn định</figcaption></figure><p>Ngay khi nhập viện khoa Cấp cứu, bỏ qua mọi thủ tục hành chánh bệnh nhân được chuyển thẳng đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, kết quả kiểm tra ghi nhận giảm động gần toàn bộ các thành tim, siêu âm tim phân suất tống máu giảm nặng EF còn 20% (bình thường ≥60%). Chẩn đoán viêm cơ tim cấp biến chứng loạn nhịp thất - choáng tim ngưng tim đã hồi sức thành công - suy đa cơ quan. Cùng lúc, 2 ê kíp thực hiện: đặt máy tạo nhịp tạm thời, kỹ thuật ECMO-VA (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) được thực hiện nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng tim và tuần hoàn cho người bệnh. Tiếp tục thở máy, duy trì thuốc vận mạch, điều chỉnh toan , an thần, giảm đau, giãn cơ, kháng sinh, điều trị loạn nhịp, tăng sức co bóp cơ tim, lọc máu liên tục cho bệnh nhân.</p><p>Sau 45 phút thực hiện xong 2 kỹ thuật, tình trạng rối loạn nhịp và huyết động bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được thay huyết tương do tình trạng suy gan nặng, tắc mật, điều trị nội khoa tích cực, dinh dưỡng hỗ trợ, tập vật lý trị liệu...</p><p>Sau can thiệp ECMO ngày thứ 5, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, huyếp áp ổn định, nhịp tim đều, liều thuốc vận mạch giảm dần, chức năng co bóp cơ tim cải thiện tốt.</p><p>Ngày 30.10.2024, bệnh nhân được chỉ định ngưng hệ thống ECMO thành công, đã cai được máy thở, rút ống nội khí quản, phổi thông khí tốt.</p><p>Tình trạng hiện tại (ngày 4.11), bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp tim, siêu âm tim sức co bóp cơ tim trở về gần như bình thường, các xét nghiệm các cơ quan dần ổn định.</p><p>Sự phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân đã mang lại niềm vui mừng rất lớn cho tập thể y, bác sĩ bệnh viện và cũng là phần thưởng cho sự nỗ lực không ngừng, quyết tâm cứu sống bệnh nhân của tập thể nhân viên y tế bệnh viện.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" alt="z5998156509005_c4be0d84b99bb53ab5b1f0f2a324ec34.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="233854"><figcaption>Ngày 4.11, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt</figcaption></figure><p>BS.CKII Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, thông tin: Thành công của ca bệnh phối hợp nhiều yếu tố: nỗ lực cấp cứu ban đầu, sự chuyển viện an toàn và kịp thời của tuyến trước, sự phối hợp đồng bộ, vững chuyên môn giữa các chuyên khoa, quyết tâm của các y bác sĩ BV đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đặc biệt là ê kíp thực hiện kỹ thuật ECMO của bệnh viện.</p><p>Cũng theo bác sĩ Phước, kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) hay hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể là phương pháp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi hay cả hai không thể hoạt động bình thường. Phương pháp này giúp thay thế tim hoặc phổi hay cả hai trong thời gian ngắn<b>.</b> ECMO cũng là cầu nối cho người bệnh nặng đang chờ ghép tim, ghép phổi.</p><p>Đây cũng là một kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại được thực hiện thường quy tại bệnh viện. Trước đó, rất nhiều trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch trong nhiều chuyên khoa khác nhau đã được hồi sinh ngoạn mục nhờ kỹ thuật nói trên.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Phương pháp đột phá mới trong y học khiến tế bào ung thư tự hủy https://1thegioi.vn/phuong-phap-dot-pha-moi-trong-y-hoc-khien-te-bao-ung-thu-tu-huy-225623.html Mon, 4 Nov 2024 11:01:01 +0700 Nhịp đập khoa học https://1thegioi.vn/phuong-phap-dot-pha-moi-trong-y-hoc-khien-te-bao-ung-thu-tu-huy-225623.html Các nhà khoa học vừa công bố một bước đột phá lớn trong cuộc chiến chống ung thư: họ đã tạo ra một hợp chất mới có thể kích hoạt quá trình tự hủy bên trong chính các tế bào ung thư. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Nhịp đập khoa học</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phương pháp đột phá mới trong y học khiến tế bào ung thư tự hủy</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">04/11/2024 11:01</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Các nhà khoa học vừa công bố một bước đột phá lớn trong cuộc chiến chống ung thư: họ đã tạo ra một hợp chất mới có thể kích hoạt quá trình tự hủy bên trong chính các tế bào ung thư.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Kết quả nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 11 trên tạp chí <i>Science</i>, mang đến hy vọng về các phương pháp điều trị hiệu quả và có mục tiêu rõ ràng hơn, giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/mo-phong-ung-thu.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/mo-phong-ung-thu.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/04/mo-phong-ung-thu.png" alt="mo-phong-ung-thu.png" data-src-mobile="" data-file-id="233812"><figcaption class="align-center">Hình ảnh mô phỏng các tế bào ung thư - Ảnh: BGR</figcaption></figure><p>Phát kiến này được dẫn dắt bởi TS Gerald Crabtree, giáo sư về sinh học phát triển tại Đại học Stanford (Mỹ). Nhóm của ông đã tìm cách khai thác một cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể gọi là apoptosis, hay “sự chết tế bào theo chương trình”. Apoptosis là quá trình mà các tế bào tự tiêu hủy khi không còn cần thiết hoặc khi chúng trở nên có hại. Đây là một hệ thống quan trọng để cơ thể giữ được sự cân bằng và an toàn.</p><p>Những phương pháp điều trị ung thư hiện tại như hóa trị và xạ trị, tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn các tế bào khỏe mạnh. Điều này dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch và tổn thương mô. Do đó, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm giải pháp nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư mà không gây hại cho phần còn lại của cơ thể. Việc khiến các tế bào ung thư tự hủy mà không tổn thương đến tế bào khỏe mạnh là một ý tưởng đầy hứa hẹn.</p><p>Nghiên cứu này xoay quanh một protein đặc biệt có tên là BCL6, được biết đến là yếu tố thúc đẩy ung thư, hay oncogen, khi nó bị đột biến. BCL6 có vai trò chính trong một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư máu như u lympho. Nó hoạt động bằng cách khóa các gen cần thiết cho apoptosis, từ đó giữ cho các tế bào ung thư không thể tự hủy và tiếp tục sinh sôi, tạo ra một tình trạng "bất tử" nguy hiểm.</p><p>Nhóm của Crabtree đã tìm ra cách để “lật ngược tình thế” bằng cách kết hợp BCL6 với một protein khác tên là CDK9. CDK9 có tác dụng như một công tắc kích hoạt các gen mà BCL6 đang giữ ở trạng thái tắt. Khi hai protein này được ghép lại, chúng đã kích hoạt gen apoptosis, khiến các tế bào ung thư phải tự hủy. Bằng cách này, điểm mạnh của ung thư — khả năng chặn apoptosis — trở thành chính thứ vũ khí tiêu diệt nó.</p><p>Hiện tại, hợp chất này đang được thử nghiệm trên chuột mang bệnh u lympho tế bào B lớn lan tỏa, một dạng ung thư máu phổ biến và khó điều trị. Mục tiêu là xác định xem hợp chất có thể hiệu quả như thế nào trong việc tiêu diệt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Nếu kết quả tích cực, bước tiếp theo sẽ là các nghiên cứu lâm sàng trên con người, mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi hơn trong tương lai.</p><p>Dù nghiên cứu này còn ở giai đoạn đầu và sẽ cần nhiều thử nghiệm hơn trước khi có thể được áp dụng trên con người, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là rất lớn. Khai thác cơ chế apoptosis tự nhiên không chỉ hứa hẹn một phương pháp điều trị hiệu quả mà còn có thể mở ra các hướng đi mới trong y học. Đội ngũ khoa học đang làm việc không ngừng để biến phát minh này thành hiện thực, nhằm thay đổi cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh ung thư trên khắp thế giới.</p><div class="sc-empty-layer"></div>