Góc bình luận https://1thegioi.vn/rss/su-kien/goc-binh-luan Fri, 4 Apr 2025 04:54:23 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Góc bình luận https://1thegioi.vn/rss/su-kien/goc-binh-luan 140 60 Một phán quyết nhân văn https://1thegioi.vn/mot-phan-quyet-nhan-van-230966.html Sun, 30 Mar 2025 12:28:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/mot-phan-quyet-nhan-van-230966.html Phiên tòa xét xử vụ kiện liên quan đến tờ vé số truyền thống của Công ty Xổ số Huế trúng giải đặc biệt nhưng do bị rách một phần nên không được trả thưởng, đã kết thúc có hậu. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Một phán quyết nhân văn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thanh Bình</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">30/03/2025 12:28</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Phiên tòa xét xử vụ kiện liên quan đến tờ vé số truyền thống của Công ty Xổ số Huế trúng giải đặc biệt nhưng do bị rách một phần nên không được trả thưởng, đã kết thúc có hậu.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chỉ sau vài giờ từ khi kết quả này được đăng trên Tạp chí <i>Một Thế Giới</i>, có hàng trăm chia sẻ của bạn đọc, thể hiện sự chúc mừng chủ nhân tờ vé số.</p><p><b>Phán quyết nhân văn</b></p><p>Con số “share” kỷ lục trên chứng tỏ rằng người dân rất quan tâm đến vụ này, dõi theo từng động thái của người phụ nữ sở hữu tờ vé số, cùng với chuyển động từ đội ngũ luật sư, các cơ quan thụ lý giải quyết đơn khiếu nại. Tất cả đặt hy vọng ở cán cân công lý, ở lẽ phải và tâm huyết của những người thực thi pháp luật.</p><p>Vậy nên, mới có cảm xúc vỡ òa khi tòa án tuyên đồng ý với kiến nghị của chủ tờ vé số, đồng thời yêu cầu đơn vị phát hành vé số thực hiện trả thưởng theo đúng quy định, bởi đây vẫn là tờ vé số trúng thưởng hợp lệ.</p><p>Kết quả này như lời khẳng định chiến thắng của lẽ phải, sự công bằng. Hành trình khởi kiện của người phụ nữ kia cũng là hành trình đi tìm công lý, chính nghĩa. Thế nên, kết quả cuối cùng không chỉ mang lại quyền lợi vật chất chính đáng, mà còn được xem như niềm hạnh phúc khi người yếu thế được bảo vệ. Những gì người dân xứng đáng được hưởng đã được trao một cách công tâm.</p><p>Ở đây không có chuyện bênh vực người mua hay người bán. Không nghiêng về bên này để gây bất lợi cho bên kia. Hẳn Công ty Xổ số Huế trước đó cũng rất muốn trả thưởng, xác định “của vật này nguyên chủ phát hoàn”. Khoản tiền thưởng nhiều hay ít không quan trọng bằng trả thưởng đúng người, đúng giải.</p><p>Chỉ có điều, muốn là một chuyện, còn việc chi trả tiền thưởng cần tuân thủ đúng quy định, “luật chơi” trong lĩnh vực xổ số. Đơn vị phát hành vé số không thể tự ý “vượt rào” trong trường hợp này.</p><p>Mặt sau mỗi tờ vé số truyền thống đều ghi rõ: “Vé số lĩnh thưởng phải còn nguyên hình, nguyên khổ, không rách rời, không chắp vá, không tẩy xóa, không sửa chữa”. Vì vậy, xét về lý, tờ vé số trúng thưởng kia đã rơi vào một vài trong những điều “cấm kỵ”.</p><p>Cơ quan xét xử đã cân nhắc thấu đáo các tình tiết sự việc. Mặc dù tờ vé số bị mất một phần (không còn nguyên hình, nguyên khổ), nhưng vẫn còn đầy đủ dãy số gồm 6 chữ số. Kết quả trưng cầu giám định cũng cho thấy tờ vé số này đúng là do công ty xổ số in ấn, phát hành. Các thông tin quan trọng như ngày mở thưởng, dãy số dự thưởng không bị cạo sửa, tẩy xóa, thay đổi bản chất.</p><p>Ngoài ra, sau 30 ngày như trong quy định của ngành xổ số kiến thiết, vẫn không có người khác đến nhận giải thưởng này, thì đương nhiên số tiền trúng giải sẽ thuộc về người phụ nữ sở hữu tờ vé số nói trên.</p><p><b>Người nhận và người trả thưởng đều vui</b></p><p>Giám đốc Công ty Xổ số Huế đã thể hiện đẹp văn hóa ứng xử. Tòa vừa tuyên án xong, ông liền chúc mừng người phụ nữ trúng giải đặc biệt. Là đại diện cao nhất của bên “bị đơn”, nhưng vị giám đốc rất vui mừng khi có cơ sở pháp lý để trả thưởng cho người thắng kiện.</p><p>Vụ kiện này một lần nữa nhắc lại câu nói “mua danh ba vạn”. Ngay cả trong những tình huống tranh chấp quyền lợi 50-50, bên cung cấp vẫn sẵn sàng nhún nhường, tạo điều kiện thuận lợi cho “thượng đế”. Trúng thưởng thì trả thưởng, chẳng ai mất gì nhưng cơn mưa lời khen dành cho đơn vị xổ số sẽ xuất hiện, khi họ nhanh chóng thực hiện phán quyết của tòa án.</p><p>Có những khách hàng từng bỏ quên tờ vé số giặt khi giặt đồ, lúc lấy ra dù còn đọc được dãy số trùng với giải nhất, nhưng vẫn chấp nhận không nhận thưởng vì biết rõ vé của mình không đảm bảo tính pháp lý.</p><p>Tình trạng vé số bị ướt, rách do người mua sơ ý không hiếm gặp. Chỉ hiếm ở chỗ nó lại trúng giải cao nhất. Quy định dĩ nhiên phải chấp hành, tương tự dòng chữ quen thuộc ở nhiều nơi “hàng mua rồi miễn trả lại”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bán hàng đã đồng ý cho khách đổi sản phẩm, khi nhận thấy có cách linh động giải quyết. Ngay cả những tờ tiền polymer bị mất góc, thị trường không chấp nhận thanh toán, song hệ thống ngân hàng vẫn đồng ý thu vào, để người chủ nó không bị thiệt thòi.</p><p>Tùy cơ ứng biến, với mỗi tình huống cụ thể. Kinh doanh lấy chữ “tín” làm đầu, quan tâm đảm bảo cho quyền lợi khách hàng, sẽ giúp tăng doanh số bán, lợi nhuận mang lại sẽ rất lớn và lâu dài, không giá trị vật chất nào tính được.</p><p>Mất gần 6 tháng chờ quyết định cuối cùng của tòa án, nhưng chắc hẳn người phụ nữ trúng giải đặc biệt vẫn hài lòng bởi cần có “trọng tài” phán xử thì mới có thể thực hiện việc chi trả đúng luật. Thiện chí của đơn vị phát hành vé số qua sự việc này cũng rất đáng ghi nhận.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Quý 1 của thế giới nhiều biến động https://1thegioi.vn/quy-1-cua-the-gioi-nhieu-bien-dong-230773.html Tue, 25 Mar 2025 11:41:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/quy-1-cua-the-gioi-nhieu-bien-dong-230773.html Hơn hai tháng qua kể từ ngày ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, thế giới bao nhiêu biến động, đổi thay. Có thể nói ông đã thực hiện ngay lập tức hầu hết lời hứa với cử tri Mỹ khi tranh cử. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Quý 1 của thế giới nhiều biến động</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">25/03/2025 11:41</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Hơn hai tháng qua kể từ ngày ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, thế giới bao nhiêu biến động, đổi thay. Có thể nói ông đã thực hiện ngay lập tức hầu hết lời hứa với cử tri Mỹ khi tranh cử.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Với các cộng sự hoàn toàn mới, một ê kíp là những người khá nổi tiếng, giỏi giang trong các lĩnh vực báo chí, ngoại giao, kinh doanh… làm việc rất mẫn cảm, quyết liệt và hiệu quả, đặc biệt có sự trung thành rất cao với tổng thống, 2 tháng qua ông Trump đã ban hành các lệnh, quyết định hành pháp khiến dấy lên làn sóng hai chiều: ủng hộ hân hoan và phản ứng quyết liệt…</p><p>Có lẽ lệnh cấm nhập cảnh và và siết lại việc nhập quốc tịch Mỹ là phát lệnh ban đầu nóng nhất ảnh hưởng tới nhiều triệu người và hơn 40 quốc gia. Cụ thể là việc kiểm tra toàn bộ công dân nhập cư trái phép, có quốc tịch bằng cách phù phép kết hôn giả tới người nước ngoài sinh ra tại Mỹ để được có quốc tịch Mỹ. Rồi chính sách thẻ vàng với phí 5 triệu USD. Tổng thống Trump đã ra lệnh thu hồi tư cách pháp lý của 530.000 người của 4 nước Mỹ Latinh gồm Cuba, Haiti, Nicaragua, Venezuela. Hàng triệu người của hàng chục nước bị trục xuất, trong đó Việt Nam hơn 8.000 người. Ông Trump cũng đã ký sắc lệnh Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, và nhiều khả năng sẽ ra khỏi tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, rút khỏi hoặc sẽ không làm Tổng tư lệnh NATO nữa...</p><p>Các chính sách, từ việc không ủng hộ Obama care, chuyển giới, cấm nạo phá thai... tới việc kiểm tra các cơ quan lớn bao lâu nay được coi là bất khả xâm phạm ở toàn liên bang dẫn đến sa thải hàng chục hàng trăm ngàn nhân viên hành chính, đóng cửa nhiều cơ quan cấp cao, thậm chí giải tán cả Bộ Giáo dục, Tổ chức viện trợ quốc tế của Mỹ, v.v.. đã làm đất nước hơn 300 triệu dân náo động khó lường. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị trong nước Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức chưa nói trước được điều gì lúc này. Sự phản kháng của đảng Dân chủ và chính quyền nhiều bang cũng là lực cản đối với tổng thống và chính phủ. Ông Trump đã trực tiếp xử lý các vấn đề của người tiền nhiệm trong chính sách đối ngoại bị coi là thất bại, như các quyết định về chiến tranh Afghanistan, Nga - Ukraine, Trung Đông. Vừa qua, ông đã xóa bỏ lệnh ân xá Hander Biden, lệnh mà chỉ ít ngày trước khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Biden đã ký lệnh ân xá cho con trai mình. Cả cựu tổng và các VIP trong chính phủ nhiệm kỳ 46 không được quyền miễn trừ an ninh và quyền tiếp cận an ninh mật, tức là có thể sẽ bị điều tra, buộc tội… Đảng Dân chủ đang suy yếu và nội bộ bất đồng.</p><p>Đương kim tổng thống đã cho phép tỷ phú Elon Musk khui ra nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng trong hệ thống hành chính biên bang, liên quan tới cả kho vàng dự trữ hơn 4.700 tấn tại Fort Knox ở Kentucki; sa thải hàng vạn nhân viên nhà nước để giảm chi gần 2.000 tỉ USD; đóng cửa, giải tán các cơ quan truyền thông lừng lẫy như VOA, RFA... là những điều chưa bao giờ có. Còn có tin Tổng thống Trump sẽ đổi tên Bộ Quốc phòng thành Bộ Chiến tranh, bỏ tiếp một số bộ ngành.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/screen-shot-2024-05-05-at-101515-pm-2215.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/screen-shot-2024-05-05-at-101515-pm-2215.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/screen-shot-2024-05-05-at-101515-pm-2215.jpg" alt="screen-shot-2024-05-05-at-101515-pm-2215.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245332"></figure><p>Rất nhiều, rất nhiều công việc không có tiền lệ kể từ khi hình thành nước Mỹ. Mệnh lệnh “Nước Mỹ trên hết” và các chủ trương, đường lối, tiêu chí mới được ban hành. Các chính sách về thu hút nhân tài, đầu tư vào những lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và cần cho cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và các cường quốc để giữ vị trí siêu cường số 1 thế giới được liên tiếp đưa ra. Ông Trump còn đánh tiếng sẽ ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 48 để tiếp tục sự nghiệp làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại...</p><p>Với đối ngoại thì còn khủng hơn khi hơn hai tháng qua Tổng thống Donald Trump với tới quá nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngoại giao làm náo loạn toàn cầu. Trước hết là cuộc chiến thương mại với hầu hết các nước lớn, các tổ chức quốc tế bằng vai trò vị trí siêu cường, bằng chính sách thuế quan, bằng hàng rào kỹ thuật công nghệ…Việc đánh thuế 25% hàng loạt các sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc, Mexico, Canada, Colombia và khối Liên minh châu Âu. Các đòn ra ấy nhiều nước phải chống đỡ và trả đũa, trả thù, dẫn tới dằng co, đôi khi Mỹ phải xuống nước. Còn các cuộc chiến tranh đang diễn ra tưởng như không lối thoát đã có tia hy vọng vãn hồi hoà bình. Tổng thống Panama không chịu nổi sức ép của Mỹ đã phải tuyên bố rút khỏi dự án Vành đai và con đường của Trung Quốc, kể cả việc cho Trung Quốc thuê kênh đào Panama. Colombo phải xuống thang để khỏi bị đánh thuế cao hàng nhập vào Mỹ. Nhiều nước lo ngại trước những áp đặt của Tổng thống Donald Trump suốt hai tháng qua…</p><p>Mỹ tuyên bố sẽ ra khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu các thành viên châu Âu không tăng đóng góp kinh phí quân sự lên từ 3,5 - 5% GDP. Anh Pháp vội nhóm họp hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu toan tính lập ra Liên minh quân sự châu Âu vì Ukraine nhưng đã vấp phải sự phản đối của mấy nước trong khối. Huy động đóng góp tài trợ quân sự cho Ukraine khi Mỹ dừng cung cấp cũng không suôn sẻ, khiến Anh, Pháp, Đức phải gồng gánh kinh phí. NATO và cả EU đang bất hòa hai tháng nay vì vị thế của lục địa già đang xuống dốc, mất nhiều hơn được từ sau 24.2.2022 khi Nga tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Chủ tịch EU, bà Ursula von der Leyen kêu gọi huy động quỹ liên minh 800 tỉ euro để tăng cường năng lực quân sự và ủng hộ Ukraine. Anh và Pháp kêu gọi đưa quân vào Ukraine, thành lập “Liên minh quân sự tự nguyện” nhưng không thông qua được vì nhiều nước phản đối, cũng như Nga lên tiếng phản ứng.</p><p>Tại Áo, đảng Tự do dân túy thắng cử nhưng không thành lập được chính phủ liên minh với đảng Nhân dân Áo (OVP). Mỹ đe dọa cả nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRISC) là sẽ đánh thuế nhập khẩu hàng hóa của nhóm vào Mỹ nếu BRISC ra đồng tiền riêng cạnh tranh với đồng USD. Cuộc chiến phát triển AI - Trí tuệ nhân tạo với Trung Quốc và các cường quốc công nghệ ngày càng quyết liệt Mỹ cũng khá cay cú với Trung Quốc, Anh… về đất hiếm - nguyên liệu chính cho công nghiệp AI, cũng như năng lượng và nước dùng cho trí tuệ nhân tạo, nền công nghệ số 1 sống còn của mọi quốc gia. Nên nhớ là Anh đã nhanh chân ký Hiệp ước kinh tế an ninh với Ukraine 100 năm, trong đó có quyền khai thác khoáng sản. Mỹ chậm chân nên điều này góp phần dẫn đến cuộc cãi vã tại phòng Bầu dục (Nhà Trắng) giữa hai ông Donald Trump và Zelensky hôm 28.2.2025...</p><p>Các cuộc điện đàmc giữa hai ông Trump và Putin, sau đó là cuộc hội đàm cấp cao Nga - Mỹ tại thủ đô Ả Rập Saudi hé lộ nhiều điều về quyền lợi hai siêu cường trong vấn đề kết thúc chiến tranh Nga - Ukraine như lời hứa khi tranh cử của Donald Trump. Người ta đặt hy vọng vào các bước của hiệp định hòa bình: tạm ngừng chiến 1 tháng trên chiến trường, bầu cử quốc hội và tổng thống, bỏ lệnh thiết quân luật tại Ukraine, các đàm phán cho nội dung hiệp định hòa bình Nga - Ukraine. Tuy nhiên, sau đó cả Nga và Ukraine vẫn tấn công nhau vào những địa điểm trọng yếu bằng tên lửa và UAV. Nhưng cuộc trao trả tù binh với 175 tù binh mỗi bên đã cho thấy phần nào tia hy vọng.</p><p>Thoạt nhìn thì thì cả Nga và Ukraine đều ủng hộ ông Trump. Các nước EU, NATO bề ngoài cũng tỏ ra ủng hộ nhưng bên trong không nhất trí với sáng kiến kêu gọi hòa bình của Trump. Các tuyên bố của Thủ tướng Anh về có thể tấn công hạt nhân 40 thành phố Nga; tuyên bố của Tổng thống Pháp Macron nửa vời và cả tân thủ tướng Đức cũng vậy. Các ý kiến của nữ thủ tướng Ý, của lãnh đạo Ba Lan, Hungary, Serbia… cũng cần được cân nhắc. Serbia họp quốc hội vẫn bất đồng chính kiến, phe đối lập ném pháo sáng pháo nổ trong phòng họp gây hoảng loạn, có người bị thương.</p><p>Tình hình Trung Đông thật khó lường khi các nhóm Hamas, Houthi vẫn căng với Israel về mọi mặt trên chiến trường, mặc cho Mỹ có nhiều kế sách và hoạt động ngoại giao quân sự con thoi với các phe ở Trung Đông, nhất là với lãnh đạo Israel. Nhưng máu vẫn đổ, có cuộc tấn công của Israel làm 400 người thiệt mạng. Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn.</p><p>Một sự kiện đáng quan tâm và đem lại niền vui là ngoại trưởng của 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa có hội nghị quan trọng tại Kyoto nâng cao vị thế của ba quốc gia phát triển khu vực Đông Á chiếm GDP 20% toàn cầu, với hơn 1,5 tỉ dân. Nhiều quan điểm trước đây xa cách nay đã gần và trùng nhau.</p><p>Canada vừa có thủ tướng mới. Ở Romania, ông Calin Geogescu thân Nga, ứng viên tiềm năng nhất thắng cử bị bắt., Đức sắp có thủ tướng mới. Các nước vùng Bantic đang gặp khủng hoàng chính trị và kinh tế, nhất là năng lượng .</p><p>Hy vọng những quý, những tháng còn lại của năm nay thế giới sẽ tốt hơn lên, nhất là Việt Nam ta sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá vươn mình khi vào kỷ nguyên mới. Năm nay 2025 có thể là bản lề giữa hai giai đoạn, không chỉ của Việt Nam mà toàn thế giới, một thế giới đa cực.</p><p><b>TS Nguyễn Văn Lạng</b> - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ</p><div class="sc-empty-layer"></div> Người nổi tiếng và trách nhiệm quảng cáo https://1thegioi.vn/nguoi-noi-tieng-va-trach-nhiem-quang-cao-230480.html Mon, 17 Mar 2025 09:58:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/nguoi-noi-tieng-va-trach-nhiem-quang-cao-230480.html Sau sự việc Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs quảng cáo không đúng sự thật về một số sản phẩm, dư luận lại được một phen dậy sóng. Xử lý theo quy định của pháp luật là việc của các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước, song qua câu chuyện này, người tiêu dùng cũng mong mỏi những người nổi tiếng có trách nhiệm hơn với các phát ngôn của mình, nhất là trong quảng cáo sản phẩm. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Người nổi tiếng và trách nhiệm quảng cáo</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Vũ Trung Kiên</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">17/03/2025 09:58</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sau sự việc Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs quảng cáo không đúng sự thật về một số sản phẩm, dư luận lại được một phen dậy sóng. Xử lý theo quy định của pháp luật là việc của các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước, song qua câu chuyện này, người tiêu dùng cũng mong mỏi những người nổi tiếng có trách nhiệm hơn với các phát ngôn của mình, nhất là trong quảng cáo sản phẩm.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Xét đến cùng thì ai đó, cho dù nổi tiếng thì họ cũng là con người, đã là con người thì đều có những nhu cầu và một trong những nhu cầu đó là kiếm tiền. Vì vậy, những người nổi tiếng tham gia quảng cáo cho các nhãn hàng, sản phẩm là một việc làm chân chính. Nếu những quảng cáo của họ là đúng sự thật thì sẽ góp phần giúp người tiêu dùng hiểu hơn về sản phẩm, có điều kiện tiếp cận sản phẩm rộng rãi hơn. Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt, và nếu người nào đó lợi dụng sự nổi tiếng của mình quảng cáo sai về sản phẩm chắc chắn sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng, và trong câu chuyện này cũng vậy.</p><p>Tất cả những người nổi tiếng đều đến từ sự tôn vinh của cộng đồng, của người hâm mộ. Tất nhiên, để nổi tiếng, để nhận được sự hâm mộ bản thân họ đã xây dựng được hình ảnh đẹp trong lòng công chúng bằng những đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Cũng vậy, những người nổi tiếng thường được một bộ phận lớn người hâm mộ đặt niềm tin, có lẽ vì vậy mà mỗi lời nói, mỗi việc làm của họ tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhiều người. Với một người bình thường, một lời nói, một việc làm của họ có thể không gây tác động lớn tới xã hội, tới cộng đồng, thì ngược lại, với một người nổi tiếng, mỗi phát ngôn, mỗi hành động của họ sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn tới cộng đồng, tới xã hội, nhất là những phát ngôn không đúng, trong đó có quảng cáo sai sự thật.</p><p>Không phải chỉ đến câu chuyện quảng cáo sai sự thật của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs thì dư luận mới lên tiếng mạnh mẽ về việc này mà đã từ lâu, khi một số nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật đã bị công luận lên án và tẩy chay. Việc quảng cáo sai sự thật của những người nổi tiếng không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà về mặt đạo đức thì cũng là hành vi phải bị lên án. Khi quảng cáo sai sự thật, người quảng cáo không chỉ thiếu trách nhiệm với cộng đồng mà còn thể hiện hành động coi thường người tiêu dùng. Chúng ta đều biết, với mỗi người nổi tiếng, mỗi phát ngôn, mỗi lời quảng cáo của họ có thể tác động để rất nhiều người quyết định mua sản phẩm, vì vậy, việc quảng cáo sai sự thật không chỉ là biểu hiện của sự thiếu trung thực mà nó còn là biểu hiện của việc trục lợi trên lòng tin của người hâm mộ. Vì lẽ ấy, nếu những người nổi tiếng không tìm hiểu kỹ sản phẩm hoặc cố tình quảng cáo sai sự thật thì họ không chỉ phải đối mặt với những vấn đề pháp lý mà còn đánh mất giá trị thiêng liêng nhất, đó là lòng tin và sự hâm mộ của những người ủng hộ.</p><p>Không phải người tiêu dùng nào cũng thông thái, vì lẽ ấy mới có một bộ phận người tiêu dùng đặt niềm tin vào những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội đứng ra làm chứng cho chất lượng sản phẩm. Vì vậy, người hâm mộ đòi hỏi những người nổi tiếng khi quảng cáo bất cứ sản phẩm gì cần có trách nhiệm với cộng đồng từ chính những phát ngôn của mình.</p><p>Tất nhiên, khi đòi hỏi thông tin quảng cáo chân thực từ những người nổi tiếng, bản thân mỗi người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Cần có chiến lược để chuyển đổi giao thông xanh https://1thegioi.vn/can-co-chien-luoc-de-chuyen-doi-giao-thong-xanh-230376.html Fri, 14 Mar 2025 08:47:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/can-co-chien-luoc-de-chuyen-doi-giao-thong-xanh-230376.html Ngành giao thông Việt Nam thải 32,9 triệu tấn CO2, chiếm 7,2% tổng lượng khí phát thải nhà kính của cả nước trong kỳ kiểm kê gần nhất (2021). Lượng phát thải từ ngành giao thông dự tính tăng gấp 10 lần nếu Việt Nam không có hành động kịp thời. Giải pháp lớn là ưu tiên sử dụng xe điện. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Cần có chiến lược để chuyển đổi giao thông xanh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lưu Vĩnh Hy</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">14/03/2025 08:47</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngành giao thông Việt Nam thải 32,9 triệu tấn CO2, chiếm 7,2% tổng lượng khí phát thải nhà kính của cả nước trong kỳ kiểm kê gần nhất (2021). Lượng phát thải từ ngành giao thông dự tính tăng gấp 10 lần nếu Việt Nam không có hành động kịp thời. Giải pháp lớn là ưu tiên sử dụng xe điện.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Các quốc gia phát triển ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc… cũng đang quyết liệt chuyển đổi giao thông xanh, khi mà ô nhiễm không khí đang làm đau đầu các nhà chức trách. Một trong các giải pháp mà các quốc gia này đang hướng tới là đẩy mạnh việc dùng xe điện (xe đạp điện, xe máy điện, xe ô tô điện) và metro cũng chạy bằng điện.</p><p>Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh “Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu” lần thứ 4 (Diễn đàn P4G) trong tháng 4.2025. Đây là sự kiện quan trọng về tăng trưởng bền vững, trong đó giao thông xanh là một nội dung trọng tâm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" alt="anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244559"><figcaption class="align-center">Chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh” - Ảnh: TTXVN</figcaption></figure><p><b>Nguyên nhân ô</b><b> nhiễm không khí </b></p><p>Ở nước ta, trong vài tháng gần đây, đến hẹn lại lên, khi mùa đông về, Hà Nội và các tỉnh phía bắc không khí ô nhiễm rất nghiêm trọng và kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.</p><p>Dữ liệu từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy, trong những ngày đầu tháng 1, nhiều tỉnh thành ở miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu. Theo quy luật, tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện khi có không khí lạnh tràn xuống xuống, gió đông bắc khiến bụi bẩn trong không khí được khuếch tán.</p><p>Hà Nội, các tỉnh phía bắc và TP.HCM thường xuyên góp mặt trong danh sách những TP lớn ô nhiễm không khí nghiêm trọng trên thế giới. Đó là những khu vực tập trung nhiều các hoạt động giao thông, xây dựng, các khu công nghiệp và nông nghiệp.</p><p>Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch.</p><p>Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở nước ta, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều khu công nghiệp vẫn chưa chuyển đổi sản xuất xanh.</p><p>Đặc biệt nước ta hiện có 33 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, với tổng công suất 27.264MW (chiếm gần 33% tổng nguồn điện quốc gia). Hiện vẫn còn 11 dự án nhiệt điện than đang xây dựng, chuẩn bị vận hành. Có nghĩa là ô nhiễm điện than vẫn còn tiếp diễn. Lộ trình đến năm 2050, Việt Nam mới không còn sử dụng than trong sản xuất điện.</p><p>Một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí nữa là từ phát thải của lượng xe máy khổng lồ ở nước ta. Theo ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tính đến tháng 9.2024, Việt Nam có 77 triệu xe máy đăng ký, nhiều nhất là ở TP.HCM và Hà Nội, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy trên 1.000 dân tới 770 xe, thuộc hàng cao nhất thế giới. Tổng lượng xe mô tô, xe gắn máy chiếm đến 95% về số lượng xe cơ giới, dù chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra tới 94% lượng HC (hơi xăng dầu), 87% CO, 57% NOx...</p><p>Một nguyên nhân lớn khác nữa là từ các loại xe vận tải, trong đó có xe đò, kể cả đường sắt, đường thủy, gần như tuyệt đại đa số đều sử dụng nhiên liệu xăng và dầu.</p><p>Một quốc gia đang chuyển đổi xanh, cam kết đảm bảo phát thải ròng bằng 0 (NetZero) vào năm 2050 nhưng tuyệt đại đa số các phương tiện vận tải chủ yếu vẫn sử dụng xăng dầu, thì ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng là điều không tránh khỏi.</p><p><b>Cần có một chiến lược sử dụng xe điện</b></p><p>Tại Thái Lan, ngày 24.1, nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức báo động tại thủ đô Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ban hành chỉ thị miễn phí toàn bộ phương tiện giao thông công cộng trong vòng một tuần, từ ngày 25 - 31.1. Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Suriya Jungrungreangkit, quyết định này được đưa ra sau khi thủ đô Bangkok bị xếp hạng là TP có chất lượng không khí tệ thứ 4 trên thế giới theo đánh giá của tổ chức IQAir (Thụy Sĩ) ngày 24.1.</p><p>Theo chỉ thị này, người dân Thái có thể sử dụng miễn phí các dịch vụ xe điện và xe buýt điện trong phạm vi thủ đô. Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á có nhiều hoạt động quy mô để khuyến khích sản xuất, sử dụng xe điện. Từ hơn 20 năm trước, các khu du lịch biển của Thái, tàu thuyền đã buộc phải sử dụng khí hóa lỏng LPG.</p><p>Từ tháng 9.2024 chính phủ Thái Lan đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 7,12 tỉ baht (215 triệu USD) từ ngân sách cho các mục đích khẩn cấp và thiết yếu để hỗ trợ cho lĩnh vực xe điện. Trước đó, Thái Lan đã thực hiện các biện pháp thúc đẩy ngành xe điện, các khoản trợ cấp đã được giải ngân cho 55.000 xe với tổng số tiền là 6,87 tỉ baht (208 triệu USD) và nhiều chính sách hấp dẫn khác. Các chính sách này hướng tới mục tiêu đưa số lượng xe điện và hydro chiếm 30% tổng sản lượng xe vào năm 2030, để giảm 40% lượng khí thải nhà kính so với mức hiện tại.</p><p>Thái Lan đang đi trước rất xa chúng ta, dù từ tháng 7.2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải” bằng Quyết định 876/QĐ-TTg, với mục tiêu giảm khoảng 7,2% phần đóng góp của ngành giao thông vận tải vào tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn nền kinh tế.</p><p>Đó là một quyết định chiến lược xanh, nhưng hiện Việt Nam có lượng xe máy và xe cơ giới chạy bằng điện rất khiêm tốn. Doanh số bán ra các phương tiện chạy bằng điện (xe đạp điện, gắn máy điện, xe hơi, xe vận tải chạy bằng điện) tại Việt Nam hiện tại chỉ khoảng trên dưới 500.000 chiếc/năm, mà chủ yếu là xe đạp điện, xe gắn máy điện, xe hơi điện.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" alt="anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244560"><figcaption class="align-center">Xe điện Hyundai lắp ráp tại Nhà máy Hyundai Thành Công, tỉnh Ninh Bình - Ảnh: TTXVN</figcaption></figure><p>Theo lộ trình, đến năm 2040, Việt Nam sẽ dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô, mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch; đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh theo Quyết định 876 đã được Thủ tướng Chính phủ.</p><p>Việt Nam là thị trường tiềm năng với xe điện. Hiệp hội Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu xe điện vào khoảng năm 2028 và khoảng 3,5 triệu xe điện vào năm 2040. Tuy nhiên, nếu so sánh với diễn biến thị trường khu vực thì tốc độ tăng trưởng xe điện tại Việt Nam vẫn chưa đạt kỳ vọng. Doanh số tiêu thụ xe điện trong nước chỉ chiếm 0,7% so với toàn khu vực Đông Nam Á (theo số liệu quý 3/2022 của Statista).</p><p>Để khuyến khích sử dụng xe điện, nhà nước Việt Nam đã có các chính sách như ưu đãi về thuế, như giảm 5 - 12 điểm % thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện chạy pin trong 5 năm đầu sau khi sửa luật thuế này có hiệu lực; tiếp tục kéo dài thời gian miễn toàn bộ phí trước bạ thêm 2 năm với xe điện chạy pin, đến 28.2.2027.</p><p>Như vậy vẫn chưa đủ, Việt Nam cần một chiến lược cụ thể cho giao thông xanh, kể cả kế hoạch chuyển đổi miễn phí xe vận tải từ xăng sang sử dụng LPG. Trong đó cần có những chính sách để xe điện phát triển, đến tận tay người mua. Cần chính sách về thuế ưu đãi tốt hơn cho xe điện, thậm chí trợ cấp, đặc biệt với xe máy điện - phương tiện dễ dàng thay thế cho hơn 77 triệu chiếc xe gắn máy chạy bằng động cơ xăng như hiện nay.</p><p><b>Tập trung phát triển, sử dụng xe máy điện </b></p><p>Việt Nam cần tập trung vào xe máy điện, hạ tầng sạc cũng như tái chế pin nhằm đảm bảo mục tiêu giảm phát thải - bà Chiara Rogate, chuyên gia năng lượng cấp cao Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tại báo cáo "Hành trình bứt phá: Chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam".</p><p>Bà Rogate cho biết, ngành giao thông Việt Nam thải 32,9 triệu tấn CO2 tương đương CO2e (CO2e được hiểu = CO2 + NH4 + N2O + các loại khí thải khác), chiếm 7,2% tổng lượng khí phát thải nhà kính của cả nước trong kỳ kiểm kê gần nhất (2021). Bà Rogate, đồng tác giả báo cáo này, gợi ý Việt Nam nên tập trung phát triển, sử dụng xe máy điện và ví đây là giải pháp dễ dàng, mà bà gọi là "quả dễ hái". Bà Rogate cũng cảnh báo: Lượng phát thải từ ngành giao thông dự tính tăng gấp 10 lần nếu Việt Nam không có hành động thích hợp.</p><p>Bà Rogate cho biết thêm, thực tế, xe máy điện phù hợp về giá, khoảng cách di chuyển và từng bước được người dùng đón nhận ở khu vực đô thị. Với phương tiện này, Việt Nam là thị trường lớn thứ hai, sau Trung Quốc, đã chiếm 12% thị phần vào năm 2022. Đây cũng là phân khúc chủ chốt trong lộ trình chuyển đổi xe điện của Việt Nam từ nay đến 2035. Dự tính doanh số loại phương tiện này sẽ cân bằng với ô tô điện trong 2035, rồi dần nhường thị phần cho xe bốn bánh.</p><p>Chiến lược chuyển đổi giao thông xanh có lợi ích rất lớn so với tài chính chi ra để hỗ trợ xe điện. Nhiều quốc gia đã chuyển đổi giao thông xanh rất quyết liệt. Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định cấm bán ô tô sử dụng động cơ đốt trong đối với các nước thành viên từ năm 2035 (Na Uy cấm bán xe động cơ xăng dầu từ năm 2025); một số tiểu bang của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, New Zealand và nhiều quốc gia khác cũng có các lệnh cấm tương tự đã được ban hành. Trong khi đó Việt Nam hướng đến mục tiêu đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.</p><p>EU cũng yêu cầu từ năm 2025, nhiên liệu máy bay được nạp tại các sân bay EU phải có ít nhất 2% nhiên liệu hàng không bền vững SAF, tiến tới đạt 70% vào năm 2050, muốn bay vào bầu trời châu Âu phải tuân thủ quy định này. Những chuyến bay đầu tiên khởi hành từ Việt Nam sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF đã bắt đầu bay ra thế giới. Bắt đầu từ tháng 1.2025, tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines khởi hành từ các sân bay châu Âu đều sử dụng nhiêu liệu hàng không bền vững SAF, với tỷ lệ ít nhất 2% và tăng dần lên mức 6%, 20%, 70% vào tương ứng các năm 2030, 2035, 2050.</p><p>Trong chuyển đổi giao thông xanh, Việt Nam đang đi chậm, thậm chí khá chậm, thì sức ép đạt NetZero vào năm 2050 càng căng thẳng và tình trạng ô nhiễm không khí chưa thể khắc phục được trong thời gian tới, mà có nguy cơ ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, rất nguy hiểm.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Bóng đá chuyên nghiệp: Bình thường với người, bất ngờ với ta https://1thegioi.vn/bong-da-chuyen-nghiep-binh-thuong-voi-nguoi-bat-ngo-voi-ta-230088.html Thu, 6 Mar 2025 17:27:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/bong-da-chuyen-nghiep-binh-thuong-voi-nguoi-bat-ngo-voi-ta-230088.html Khi CLB Đông Á Thanh Hóa đồng ý chia tay HLV Velizar Popov, không ít người hâm mộ, đặc biệt là với bóng đá xứ Thanh, bất ngờ. Nhưng đó lại là chuyện bình thường ở nước ngoài. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Bóng đá chuyên nghiệp: Bình thường với người, bất ngờ với ta</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Đặng Hoàng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">06/03/2025 17:27</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Khi CLB Đông Á Thanh Hóa đồng ý chia tay HLV Velizar Popov, không ít người hâm mộ, đặc biệt là với bóng đá xứ Thanh, bất ngờ. Nhưng đó lại là chuyện bình thường ở nước ngoài.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chủ tịch CLB Đông Á Thanh Hóa (ĐATH), ông Cao Tiến Đoan cho biết đã đồng ý để HLV Velizar Popov thôi dẫn dắt câu lạc bộ này bắt đầu từ ngày 6.3.2025.</p><p><b>Chia tay bình thường</b></p><p>Dưới quãng thời gian 3 năm làm việc của HLV Popov, CLB đã đạt thành tích xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá xứ Thanh. Nhưng, sau chuỗi 10 trận không thắng trên mọi đấu trường từ V-League đến Cúp quốc gia cũng như là Cúp C1 Đông Nam Á (hòa 7, thua 3), HLV Popov đã ra đi và hai bên thống nhất kết thúc sớm dù hợp đồng vẫn còn thời hạn 1 năm rưỡi.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/popov-va-tan.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/popov-va-tan.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/popov-va-tan.jpg" alt="popov-va-tan.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243897"><figcaption class="align-center"><i>Cái ôm chia tay giữa HLV Popov và thủ quân Doãn Ngọc Tân. Hình ảnh thật đẹp, thật nhiều ý nghĩa sau 3 năm đồng hành với CLB ĐATH của HLV Popov</i></figcaption></figure><p>Quyết định này được đưa ra sau trận thua CLB Hải Phòng 0-1 tại vòng 1/8 Cúp quốc gia vào ngày 4.3, qua đó ĐATH chính thức trở thành cựu vương sau hai năm liên tiếp đoạt cúp (2023, 2024). Trước đó, ĐATH cũng bị loại từ vòng bảng Cúp C1 Đông Nam Á. Trong khi đó ở V-League, ĐATH đang trải qua 6 trận liên tiếp không thắng gồm 5 trận hòa, 1 trận thua và rơi xuống vị trí thứ 3 kém đội dẫn đầu CLB Nam Định 5 điểm sau 15/26 vòng đấu.</p><p>Khi chia sẻ trên trang cá nhân về cuộc chia tay này, ông Popov cho rằng chuyện đến và đi trong đời sống bóng đá là bình thường. Ông Popov hạnh phúc và tự hào trong 3 mùa giải đồng hành cùng ĐATH, và ông rất khó khăn khi quyết định ra đi, đơn giản vì muốn đội sẽ tốt đẹp hơn.</p><p>Thật không dễ cho lãnh đạo ĐATH cũng như người kế nhiệm ông Popov chèo lái con thuyền ĐATH sau những gì ông Popov đã làm được cho bóng đá Thanh Hóa. Nhưng có lẽ là người tự trọng, ông Popov đã ra đi dù ĐATH vẫn ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng V-League 2024-2025. Nói cách khác, ông Popov ra đi trong vinh quang, khác rất xa so với những HLV vì thành tích yếu kém bị sa thải.</p><p>Đó cũng là câu chuyện bình thường của đời sống bóng đá chuyên nghiệp. Như mới đây, HLV Ngô Quang Trường của đội hạng nhì Bắc Ninh đã bị thay thế bởi HLV Hoàng Anh Tuấn khi HLV Quang Trường chưa thể đưa đội Bắc Ninh lên hạng để thi đấu ở giải Hạng nhất. Trước đó, HLV Anh Tuấn cũng bị lãnh đạo CLB Becamex Bình Dương kết thúc sớm hợp đồng do thành tích BBD không đạt được như mong đợi và không tương xứng với mức độ đầu tư.</p><p>Chính vì vậy chuyện đi - ở là bình thường, nhưng khác ở đây là HLV người Bulgaria Popov “chủ động” chia tay trước chuỗi 10 trận không thắng, khác với các HLV Việt Nam như Ngô Quang Trường (Bắc Ninh), Hoàng Anh Tuấn (BBD), Trương Việt Hoàng (SHB Đà Nẵng)... là “bị động” khi chia tay.</p><p><b>Nhà tài trợ không bất ngờ</b></p><p>Người hâm mộ BĐVN có lẽ sẽ bất ngờ với thông tin hãng xe điện Việt Nam VinFast tài trợ cho đội tuyển bóng đá Indonesia.</p><p>Nhưng nếu như chúng ta phân tích kỹ vì sao VinFast lại chọn thời điểm này? Đơn giản vì Indonesia là đội tuyển duy nhất của Đông Nam Á đã vào đến vòng loại thứ 3 World Cup 2026 và đang chuẩn bị những trận đấu rất quan trọng cho mục tiêu: đoạt vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/in.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/in.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/in.jpg" alt="in.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243898"><figcaption class="align-center"><i>Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước Erick Thohir tại lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với VinFast ở Jakarta vào ngày 22.2.2025 - </i>Ảnh: Antara</figcaption></figure><p>Đó là 4 trận đấu với đầu tiên trên sân khách với Úc - đối thủ đang xếp thứ 2, chỉ hơn Indonesia 1 điểm; sau đó hai trận đá sân nhà tiếp Trung Quốc, Bahrain và trận cuối tuy gặp Nhật Bản nhưng đây chỉ còn là trận thủ tục vì Nhật Bản đã chắc một suất dự VCK, vì theo quy định, 2 đội đầu bảng sẽ đoạt vé chính thức dự VCK World Cup 2026.</p><p>Theo thống kê từ hãng thông tấn Antara (Indonesia), tổng số tiền tài trợ cho các kế hoạch của đội tuyển Indonesia lên tới 400 tỉ rupiah (khoảng 625 tỉ đồng). Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI) Erick Thohir cho biết 70% số tiền này đến từ các đơn vị tư nhân, trong đó riêng nguồn thu từ các trận đấu của đội tuyển Indonesia đã là 20 tỉ rupiah (khoảng 31 tỉ đồng) mỗi trận.</p><p>Với nguồn thu từ bán vé, đặc biệt là từ tài trợ, PSSI đã dùng đầu tư vào dự án “Hà Lan hóa” từ HLV cho đến cầu thủ đội tuyển quốc gia.</p><p>Ngược lại, không phải ngẫu nhiên ngày 22.2 vừa qua, VinFast đã ký bản ghi nhớ hợp tác (MoU) tài trợ đội tuyển Indonesia vì với thỏa thuận này, VinFast sẽ trở thành nhà tài trợ độc quyền duy nhất trong lĩnh vực ô tô điện ở thị trường gần 300 triệu dân Indonesia.</p><p>Trong bản MoU, hãng xe VinFast sẽ triển khai các hoạt động quảng bá trong các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển quốc gia Indonesia. Ngoài ra, VinFast còn được hưởng quyền sử dụng hình ảnh và tài sản trí tuệ của PSSI. Nếu đội tuyển Indonesia giành được quyền tham dự VCK World Cup 2026, thì cuộc tình giữa PSSI và VinFast lại càng thêm đẹp về mọi mặt.</p><p>Đó là lý do vì sao Chủ tịch PSSI đồng thời cũng là Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước Erick Thohir đánh giá cao sự cam kết của VinFast đối với bóng đá Indonesia, và ông đặt nhiều hy vọng sự hợp tác này sẽ giúp đội tuyển quốc gia Indonesia đạt được nhiều thành công trên đấu trường quốc tế, đặc biệt là với giấc mơ tham dự VCK World Cup 2026.</p><p>***</p><p>Chúng tôi đã kết luận về chuyện đi - ở trong đời sống cầu thủ, HLV ở phần trên. Về phần tài trợ, chúng tôi muốn nói rằng không có gì bất ngờ khi một thương hiệu Việt Nam lại chọn đầu tư vào đội tuyển bóng đá Indonesia chứ không phải đội tuyển Việt Nam.</p><p>Chúng ta có thể bất ngờ khi mới đón nhận thông tin, nhưng rồi câu chuyện này trở nên bình thường vì giấc mơ World Cup của BĐVN vẫn chỉ là giấc mơ.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Trị bệnh ‘tay nhanh hơn não’ trên mạng https://1thegioi.vn/tri-benh-tay-nhanh-hon-nao-tren-mang-229923.html Sun, 2 Mar 2025 21:40:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/tri-benh-tay-nhanh-hon-nao-tren-mang-229923.html Một nam sinh viên bị bắt chỉ sau 3 giờ gây án cướp tài sản, tại một cửa hàng ở TP.Thủ Đức (TP.HCM). Người vi phạm đã hối hận qua sự thành khẩn và những giọt nước mắt dù biết rất muộn màng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Trị bệnh ‘tay nhanh hơn não’ trên mạng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thanh Bình</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Một nam sinh viên bị bắt chỉ sau 3 giờ gây án cướp tài sản, tại một cửa hàng ở TP.Thủ Đức (TP.HCM). Người vi phạm đã hối hận qua sự thành khẩn và những giọt nước mắt dù biết rất muộn màng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Thế nhưng, điều đáng nói lại nằm ở một số “anh hùng bàn phím” trên không gian mạng, đưa câu chuyện này đi quá xa giới hạn của sự tôn trọng.</p><p><b>Bệnh mãn tính</b></p><p>Không phải lần đầu tiên xảy ra nạn “đào bới” xâm phạm đời tư, tự ý làm “điều tra viên” mổ xẻ chuyện cá nhân của người trong cuộc, rồi tung lên mạng xã hội (MXH). Dường như chỉ cần một vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận, cũng đủ khiến những trường hợp “rảnh rỗi sinh nông nổi” thi nhau bình luận, suy diễn, “thêm mắm dặm muối”, đưa vấn đề đi vượt ngoài tầm kiểm soát.</p><p>Một hoa hậu đã từng là nạn nhân của vấn nạn “tay nhanh hơn não” trên mạng. Vừa đăng quang ngày trước thì hôm sau đã xuất hiện đoạn clip cô hít bóng cười, từ thời… học phổ thông. Người đẹp phải mất thời gian giải thích, dĩ nhiên tổn thất về danh dự không hề nhỏ khi hình ảnh của cô bị làm méo mó.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/162c2490-ad66-4ad5-b2f7-24aa7d7c4995.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/162c2490-ad66-4ad5-b2f7-24aa7d7c4995.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/162c2490-ad66-4ad5-b2f7-24aa7d7c4995.jpg" alt="162c2490-ad66-4ad5-b2f7-24aa7d7c4995.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243535"><figcaption class="align-center">Hưởng ứng Tháng Thanh niên, các bạn trẻ ở TP.HCM sôi nổi hiến kế xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng</figcaption></figure><p>Vụ việc liên quan đến sinh viên vừa bị bắt giữ, ngay cả báo chí cũng chỉ đưa tin một vài lần. Vi phạm pháp luật đã có cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý đúng người đúng tội. Xét về khía cạnh nhân văn, họ cũng là con người cần được đối xử đúng mực. Có công được thưởng, có tội bị phạt, điều tối thiểu này thiết nghĩ không phải nhắc lại.</p><p>Nam sinh viên trong câu chuyện trên đã bị xúc phạm không thương tiếc. Nhiều thông tin cá nhân từ sơ yếu lý lịch, quê quán, nơi ở, đến ngành học, lớp học, quan hệ xã hội và cả những sở thích, thói quen thường ngày đã bị ai đó tùy tiện tung lên mạng.</p><p>Chủ nhân của những dòng status kia, có hiểu rằng người thân của sinh viên nọ nơi quê nhà đang phải chịu nỗi đau chồng nỗi đau? Xát muối vào vết thương lòng của người khác có khác gì đòn tra tấn, khiến cho nỗi khổ tâm đi đến tận cùng. Những ngôn từ độc địa trên cõi mạng, như lưỡi dao lạnh lùng, khoét sâu thêm những tổn thương tinh thần. Xét về khía cạnh luật pháp, chính người đăng tải các thông tin này cũng vi phạm pháp luật.</p><p><b>Trị chứng bệnh “ăn theo”</b></p><p>Không thể chấp nhận thói xấu xem MXH như… chợ trời, muốn nói hay làm gì tùy ý. Cần chấn chỉnh người sử dụng không gian mạng tương tác theo hướng đi đúng, nói đúng, làm đúng, đồng thời biết cân nhắc nên nói gì, làm gì. Một vài cá nhân chuyên “ăn theo” sự kiện giật gân, nhằm thỏa mãn cái tôi ích kỷ, mặc kệ người khác sống dở chết dở, chịu khổ đau về tinh thần là điều phải loại trừ tận gốc.</p><p>Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại. Người vi phạm đã ăn năn trình bày khá chi tiết, nguyên nhân dẫn đến hành động bồng bột nhất thời. Pháp luật sẽ tự cân nhắc tình và lý, bởi luôn có tình tiết tăng nặng với những trường hợp ngoan cố, bất hợp tác, song cũng giảm nhẹ khi người lầm lỗi biết quay đầu là bờ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/26e2a0dc-e7bc-430d-8089-5bbf526edbcd.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/26e2a0dc-e7bc-430d-8089-5bbf526edbcd.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/26e2a0dc-e7bc-430d-8089-5bbf526edbcd.jpg" alt="26e2a0dc-e7bc-430d-8089-5bbf526edbcd.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243534"><figcaption class="align-center">Phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức vận động đoàn viên thanh niên cài đặt app Công dân số TP.HCM</figcaption></figure><p>Không chỉ có gia đình, ngôi trường sinh viên này học cũng bị ảnh hưởng. Báo chí tế nhị không nêu tên trường, thì cũng đừng cá nhân nào đưa tên của trường, lớp lên mạng.</p><p>Không phải ngẫu nhiên những người dùng MXH chân chính luôn cảnh giác khi gặp thông tin thiếu kiểm chứng, cẩn trọng trước các “con vịt” trên cõi mạng. Tương tác “ảo” nhưng gây hậu quả thật, là điều cơ bản cần thuộc nằm lòng khi muốn bước chân vào môi trường mạng.</p><p>Trước đây từng có cô gái ở Thái Nguyên, bỗng dưng bị đồn thổi, bịa chuyện làm lây nhiễm HIV cho gần 20 người khác giới. Khỏi phải nói cũng hình dung được sự uất hận, của một phụ nữ trẻ chưa hề lập gia đình.</p><p>Cũng nên chấm dứt hoàn toàn tư tưởng muốn phán xét ai, việc gì tùy thích. Không gian mạng tuy vô hình nhưng ngôn ngữ, hình ảnh đều từ con người tạo ra, không thể tự nhiên mà có. “Rác” trên mạng còn gây ô nhiễm, độc hại gấp nhiều lần với môi trường sống. Cố ý “xả rác” trên mạng cũng tương tự hành vi gieo rắc độc dược, một khi phát tán sẽ khiến nhiều người phải khổ sở, thiệt hại mà không thể giải quyết.</p><p>Trên mạng thế nào ngoài đời thế ấy. Một số trường hợp gặp người hoạn nạn giữa đường, hoặc thấy kẻ cướp lộng hành cũng nhắm mắt làm ngơ, thấy đám cháy không dám vào ứng cứu, hỗ trợ, chỉ biết lấy điện thoại livestream. Vậy nhưng, chỉ cần có lực lượng chức năng bắt giữ được kẻ gây án, thế nào cũng diễn ra cảnh tập trung hàng trăm đôi mắt hiếu kỳ, kèm theo những suy đoán chủ quan và tung lên mạng theo hướng “câu like”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/db55f5d4-c1e5-4db6-99ca-dedd5c11dceb.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/db55f5d4-c1e5-4db6-99ca-dedd5c11dceb.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/02/db55f5d4-c1e5-4db6-99ca-dedd5c11dceb.jpg" alt="db55f5d4-c1e5-4db6-99ca-dedd5c11dceb.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243536"><figcaption class="align-center">Phường Linh Tây, TP.Thủ Đức thường xuyên tập huấn kỹ năng sử dụng MXH an toàn cho các tầng lớp nhân dân</figcaption></figure><p>Nghị định số 24/2025 của Chính phủ vừa ban hành, với mức phạt “siêu khủng” cho hành vi làm lộ thông tin nhạy cảm. Hy vọng đây sẽ là liều thuốc cực mạnh, trị dứt điểm căn bệnh cố hữu cùng cái tật soi mói, tọc mạch, nhòm ngó cuộc sống riêng tư của người khác.</p><p>Các ban ngành, đoàn thể, trường học đã và đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử cũng như kỹ năng sử dụng MXH an toàn cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và người dân. Môi trường văn hóa trên không gian mạng cần chung tay giữ gìn an toàn, trong sạch, mới hy vọng có được những hành vi chuẩn mực đạo đức ở ngoài đời.</p><div class="sc-empty-layer"></div> KH-CN là ‘chìa khóa vàng’ để hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc https://1thegioi.vn/kh-cn-la-chia-khoa-vang-de-hien-thuc-hoa-khat-vong-hung-cuong-va-thinh-vuong-cua-dan-toc-229715.html Tue, 25 Feb 2025 14:48:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/kh-cn-la-chia-khoa-vang-de-hien-thuc-hoa-khat-vong-hung-cuong-va-thinh-vuong-cua-dan-toc-229715.html Tổng Bí thư yêu cầu loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, bình quân chủ nghĩa; tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học công nghệ (KH-CN). Những điểm nghẽn đó đã được kỳ họp bất thường của Quốc hội (QH) vừa qua tháo gỡ bằng nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">KH-CN là ‘chìa khóa vàng’ để hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lưu Vĩnh Hy</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">25/02/2025 14:48</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tổng Bí thư yêu cầu loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, bình quân chủ nghĩa; tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học công nghệ (KH-CN). Những điểm nghẽn đó đã được kỳ họp bất thường của Quốc hội (QH) vừa qua tháo gỡ bằng nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 13.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chỉ đạo và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là lần thứ 2 nước ta tổ chức hội nghị khoa học, sau Đại hội lần thứ nhất của Hội Phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật Việt Nam được tổ chức ngày 18.5.1963 tại hội trường Ba Đình lịch sử.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/130120251250-z6223430166559_870940e3acbd99ca92f735908674f7f9.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/130120251250-z6223430166559_870940e3acbd99ca92f735908674f7f9.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/130120251250-z6223430166559_870940e3acbd99ca92f735908674f7f9.jpg" alt="130120251250-z6223430166559_870940e3acbd99ca92f735908674f7f9.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243071"><figcaption class="align-center"><i>Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia - Ảnh: </i>Cổng TTĐTQH</figcaption></figure><p><b>Những biện pháp quyết liệt và táo bạo</b></p><p>Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại hội nghị: “Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta. Tuy nhiên, phát triển KH-CN và chuyển đổi số mới chỉ là “phương tiện quan trọng” để đạt tới mục đích. Đột phá, đổi mới sáng tạo mới là yếu tố kỳ diệu để làm nên kỳ tích, bởi đột phá, sáng tạo mới tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng, mới vượt qua rào cản, giới hạn hiện tại để đạt kết quả vượt trội, nổi bật. Đột phá luôn mang tính mới mẻ, tính hiệu quả, vượt giới hạn, tạo ảnh hưởng lớn”.</p><p>Trước đó, ngày 22.12.2024, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được công bố. Đây là nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược về phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, trong tương lai, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu và đưa đất nước phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới.</p><p>Điều đặc biệt, lần đầu tiên một nghị quyết của Bộ Chính trị mà đích thân Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban chỉ đạo, thành lập Hội đồng Tư vấn quốc gia với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.</p><p>Nghị quyết của Bộ Chính trị nhấn mạnh đến vai trò then chốt của KH-CN như là động lực phát triển kinh tế - xã hội: “Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.</p><p>Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư chỉ ra những tồn tại trong nền KH-CN nước ta, như các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục; các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả; nguồn lực dành cho KH-CN hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%; chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"...</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/130120250850-z6222934601231_fc2ec6fe48590125206f0b75a7f0a16f.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/130120250850-z6222934601231_fc2ec6fe48590125206f0b75a7f0a16f.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/130120250850-z6222934601231_fc2ec6fe48590125206f0b75a7f0a16f.jpg" alt="130120250850-z6222934601231_fc2ec6fe48590125206f0b75a7f0a16f.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243072"><figcaption class="align-center"><i>Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia</i></figcaption></figure><p>Theo Tổng Bí thư, cần chuyển từ ứng dụng và làm chủ công nghệ sang xây dựng năng lực sáng tạo đột phá, tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 để “đi tắt đón đầu” làm chủ tương lai.</p><p>Do đó, triển khai nghị quyết phải hướng vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đòi hỏi, thị trường và nền kinh tế đang cần. Những sản phẩm nghiên cứu phải được thương mại hóa, đăng ký được bản quyền.</p><p>Tổng Bí thư trăn trở làm sao để đưa Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời. Để nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống, Tổng Bí thư có nhiều chỉ đạo hết sức quyết liệt và táo bạo, trong đó chấp nhận đầu tư vào KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Cần xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua và đưa ra những nhiệm vụ phải làm, trong đó phải khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách; tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phải tính toán hình thành cơ chế kiến trúc sư trưởng hoặc tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về KH-CN và chuyển đổi số mang tính liên ngành; lập viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ. Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.</p><p>Tổng Bí thư yêu cầu ưu tiên bố trí ngân sách cho KH-CN xứng tầm là quốc sách đột phá; cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin - cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo. Nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài KH-CN, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo AI), công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo.</p><p><b>Tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo</b></p><p>Đó là một trong nhiều vấn đề then chốt Tổng Bí thư đề cập. Đặc biệt mong muốn các chuyên gia nhà khoa học ngước ngoài, Việt kiều đóng góp cho sự phát triển KH-CN của nước ta, thậm chí đề xuất thí điểm thuê chuyên gia nước ngoài làm giám đốc các viện nghiên cứu.</p><p>Tổng Bí thư yêu cầu loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, bình quân chủ nghĩa; tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.</p><p>“Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều” - Tổng Bí thư phát biểu.</p><p>TS toán học Nguyễn Ngọc Chu cho rằng tư duy mời chuyên gia nước ngoài làm lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục là đột phá.</p><p>Tư duy này được nhiều trí thức, nhà khoa học nước ngoài tâm đắc và ủng hộ. Nhà nghiên cứu y khoa, GS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS, Úc), GS y khoa của Đại học New South Wales, Viện sĩ Viện Hàn lâm y học Úc, cho rằng những gì Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu là nói rất thật và rất gần với thực tế. Chẳng hạn ông nói các nhà khoa học bỏ ra quá nhiều thì giờ cho thủ tục hành chính. Quá đúng. Ông nói "Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả". Quá đúng luôn.</p><p>GS Nguyễn Văn Tuấn nêu chính kiến: “Quan điểm của tôi là Việt Nam cần ít nghiên cứu hơn, nhưng rất cần nghiên cứu có chất lượng cao và nghiên cứu vì những lý do chính đáng. Không nên đầu tư vào những nghiên cứu không có tiềm năng đem lại lợi ích. Không nên đầu tư vào những nghiên cứu tào lao chỉ để đăng báo. Không nên đầu tư vào những nghiên cứu chỉ vì lý do thi đua".</p><p>GS Nguyễn Văn Tuấn than phiền: Thủ tục trong khoa học ở Việt Nam khá nhiêu khê, đặc biệt là có “yếu tố nước ngoài”. Ông dẫn chứng: “Bất cứ khi nào tôi được mời nói chuyện trong một seminar (cho dù chỉ 60 phút) ở Việt Nam, ban tổ chức hoặc người mời khá vất vả với thủ tục. Người mời sẽ phải xin phép 3 nơi: đại học hay bệnh viện; an ninh, thông tin truyền thông. Tôi phải gởi slides của bài nói chuyện cho người tổ chức để họ làm thủ tục xin phép. Nếu lần sau và lần sau nữa, tôi quay lại nói chuyện, thì thủ tục trên được lặp lại.</p><p>Đó là thủ tục khi mời một chuyên gia nước ngoài giảng bài, hay chỉ đơn giản là nói chuyện trong seminar”.</p><p>GS Nguyễn Văn Tuấn so sánh: “Còn ở nước ngoài thì sao? Tôi thường xuyên được mời nói chuyện trong các hội thảo khoa học ở Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Miến Điện, Pakistan, Ấn Độ, thậm chí ở Trung Quốc, người ta không có cái thủ tục như trên. Vì nó không cần thiết”.</p><p>Nói về việc thu hút các chuyên gia ở nước ngoài về Việt Nam, GS Nguyễn Văn Tuấn thẳng thắn bày tỏ: “Trong khoa học và giáo dục chưa thấy có gì “đột phá”. Ở Trung Quốc có chương trình "Thousand Talents Plan" đã giúp cho Trung Quốc nhanh chóng nâng cao vị thế khoa học trên trường quốc tế. Nếu có dịp nói chuyện, tôi đề nghị Việt Nam bắt chước Trung Quốc (bắt chước cái hay của họ), tức là thiết lập một chương trình như thế, có thể lấy tên là "Vietnam Ascend 1000".</p><p>Ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn cho thấy những rào cản vô hình vẫn đang kìm hãm sự phát triển KH-CN, làm chậm nhịp tiến với thế giới, cần phải tháo gỡ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/3012-tong-bi-thu-nha-khoa-hoc-4.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/3012-tong-bi-thu-nha-khoa-hoc-4.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/25/3012-tong-bi-thu-nha-khoa-hoc-4.jpeg" alt="3012-tong-bi-thu-nha-khoa-hoc-4.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="243069"><figcaption>Ngày 30.12.2024 Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ các đại biểu tri thức, nhà khoa học - Ảnh: TTXVN</figcaption></figure><p>Trong buổi gặp mặt trí thức, nhà khoa học tại Hà Nội ngày 30.12.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập đến mục tiêu đầy thách thức: “Đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực”.</p><p>TS Nguyễn Ngọc Chu cho rằng chỉ trong vòng 2 tuần Tổng Bí thư Tô Lâm đã có hai bài phát biểu quan trọng về khoa học kỹ thuật, xem khoa học là “chìa khóa vàng”, đổi mới sáng tạo là “cây gậy thần”, xác định “phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”, đánh giá cao vai trò của nhà khoa học.</p><p>TS Nguyễn Ngọc Chu ủng hộ đánh giá của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển”.</p><p>TS Chu cho rằng giữa nghị quyết và thực tiễn là một khoảng cách, có thể rất lớn. Ông cũng cho rằng để đạt mục tiêu đến năm 2045 Việt Nam “có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực” là rất khó.</p><p>Ông Chu nêu ý kiến, để phấn đấu cho những mục tiêu đó, thì chìa khóa là "môi trường làm việc", mà các thành tố quan trọng là thể chế và một nền kinh tế thị trường đầy đủ.</p><p>Và TS Nguyễn Ngọc Chu nêu điều kiện “cần lắm một cuộc cải cách căn bản, sâu rộng, và toàn diện để đất nước vươn mình”.</p><p>Đó cũng là lý do Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo. Những điểm nghẽn đó đã được kỳ họp bất thường của QH vừa qua bắt đầu tháo gỡ bằng nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.</p><p>Nghị quyết có nhiều điểm đột phá như chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; được tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc sử dụng kinh phí khoán; được điều chỉnh các nội dung chi; được quyết định việc sử dụng kinh phí từ công lao động để thuê chuyên gia trong và ngoài nước theo mức kinh phí thỏa thuận và nhiều ưu đãi khác... (<i>còn tiếp</i>)</p><div class="sc-empty-layer"></div> 'Áo giáp' cho tài xế công nghệ https://1thegioi.vn/ao-giap-cho-tai-xe-cong-nghe-229617.html Sat, 22 Feb 2025 15:58:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/ao-giap-cho-tai-xe-cong-nghe-229617.html Nhiều vụ việc xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của shipper, tài xế công nghệ trong thời gian gần đây cho thấy dường như lái xe công nghệ cũng là “nghề nguy hiểm”, nhất là khi nữ giới cầm lái. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">'Áo giáp' cho tài xế công nghệ</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thanh Bình</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">22/02/2025 15:58</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Nhiều vụ việc xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của shipper, tài xế công nghệ trong thời gian gần đây cho thấy dường như lái xe công nghệ cũng là “nghề nguy hiểm”, nhất là khi nữ giới cầm lái.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Trang bị kiến thức nhận diện nguy cơ, cùng với kỹ năng tự bảo vệ mình trong tình huống khẩn cấp, sẽ có tác dụng như mặc “áo giáp” an toàn cho tài xế công nghệ.</p><p><b>Nghề... làm dâu trăm họ</b></p><p>Trong thời đại “số hóa”, từ mua sắm, đi chợ đến đặt hàng thức ăn, đồ uống không ngừng “trực tuyến hóa”, dĩ nhiên cầu đã thúc đẩy cung thu hút ngày càng nhiều người, cả phụ nữ gia nhập đội ngũ shipper. Trong đại dịch COVID-19, vai trò quan trọng của họ càng được khẳng định, góp phần không nhỏ cho thành công của cuộc chiến chống dịch.</p><p>Quá trình hành nghề, nhiều người lập được chiến công khi “tác nghiệp”. Nhiều shipper cảnh giác phát hiện món hàng đang vận chuyển, có biểu hiện nghi vấn nên chủ động “bẻ lái”, quay xe, giao cho cơ quan chức năng thay vì mang đến địa chỉ trên app. Nhờ đó, một lượng ma túy đáng kể đã bị thu giữ, truy xét.</p><p>Nhưng cũng không thiếu trường hợp "tai bay vạ gió", xảy ra ở một số người cả ngày làm bạn với chiếc xe rong ruổi trên đường. Đầu năm nay, một shipper tại Đà Nẵng bị hành hung đến tử vong khi giao hàng. Ở những nơi khác, nhiều tài xế xe công nghệ cũng bị nạn “hổ báo” tấn công gây thương tích nặng trên đường, vì nguyên nhân không đáng có.</p><p>Mới đây tại Bình Dương, một lái xe ôm công nghệ bị “đồng nghiệp” thuộc hãng khác, đóng giả khách thuê xe buổi tối uy hiếp, cướp xe tay ga đắt tiền. Trước đó, nhiều vụ shipper còn bị lấy trộm cả phương tiện lẫn thùng hàng. Cũng là việc mưu sinh, song nhiều sự vụ vừa qua cho thấy nghề chạy xe chở khách, chở hàng thuê cũng trở thành đối tượng mà kẻ gian nhắm đến.</p><p>Những trắc trở, chông chênh trên đường làm ăn quả thật không thể nói trước với nghề làm dâu trăm họ. Gần như các nạn nhân đều không biết gì nhiều, về thông tin của hành khách ngoài số điện thoại đặt xe.</p><p><b>Kỹ năng tự cứu mình</b></p><p>Những ai hay đi xe ôm và taxi công nghệ rất dễ nhận thấy ngày càng có nhiều nữ tài xế hành nghề. Thấy khách nam ái ngại khi ngồi sau xe máy, chị L.N.T., 36 tuổi, quê ở Phú Yên, lái xe giải thích: “Tôi chỉ chạy đến 21g là tắt app về nghỉ. Thật tình do mất việc ở công ty nên mới bất đắc dĩ lấy ngắn nuôi dài. Chở khách nam đi uống bia về buổi tối không dễ chịu chút nào, nhưng đành phải vậy”.</p><p>Chị P.T.H.M, 42 tuổi, quê ở Cà Mau, có hoàn cảnh đáng thương hơn. Tiền thuê phòng trọ, con cái học hành trông chờ vào đồng lương thợ hồ của chồng và những cuốc xe ôm của chị. Thời điểm gần Tết, dẫu biết không an toàn nhưng nhiều hôm vẫn ráng “cày” đến 22 giờ.</p><p>Kinh nghiệm hành nghề giúp chị lựa chọn cuốc xe. Dựa vào điểm đi, điểm đến, chị sẽ “nổ app” khi biết hành trình qua những tuyến đường chính. Trên đường đi, gặp được lực lượng thực thi nhiệm vụ, hoặc những người mưu sinh ban đêm chị rất mừng. “Họ chính là chỗ dựa tin cậy nhất vào những khung giờ này” - chị chia sẻ như vậy.</p><p>Điện thoại thông minh đa phần có định vị, xe máy cũng có thể lắp thêm nếu cần thiết. Dựa vào chức năng này, hãng xe đều quan sát được quá trình di chuyển của tài xế. Trong lúc chở khách, bất chợt phát hiện xe dừng lâu dọc đường hay chuyển hướng, nhân viên điều hành cần gọi điện cho tài xế.</p><p>Ở chiều ngược lại, tài xế nên thống nhất với bộ phận trực tại công ty, sẽ chủ động gọi điện báo về tổng đài khi xe gặp sự cố kỹ thuật hoặc va chạm bất ngờ. Duy trì thông tin hai chiều vào buổi tối cũng giảm thiểu được rủi ro, thiệt hại.</p><p>Những shipper có thuận lợi hơn tài xế công nghệ ở chỗ họ chỉ phải hành nghề vào ban ngày và buổi tối, bởi không ai giao hàng vào ban đêm. Tuy vậy, cần ứng xử khéo léo với những khách hàng khó tính. Lường trước các tình huống món hàng bị va đập, biến dạng trên đường vận chuyển. Tránh những tranh cãi với khách, kiên nhẫn phối hợp cùng người mua hàng và đơn vị cung cấp, để ba bên thương lượng giải quyết với nhau.</p><p>Xe máy nên lắp đặt khóa thông minh (smartkey). Bởi một khi người giữ bộ điều khiển rời xa chiếc xe thì động cơ sẽ tắt. Bị tấn công bất ngờ, bỏ xe chạy bộ, giữ an toàn tính mạng là giải pháp khả thi, cũng đồng thời khiến cho kẻ xấu không nổ máy xe được.</p><p>Nhiều người dân có nhu cầu chính đáng đi lại ban đêm, nhất là vào bệnh viện, đến ga tàu, sân bay, khung giờ chỉ có xe ôm và taxi công nghệ mới đáp ứng được. Không từ chối tất cả, nhưng cần căn cứ vào nơi đón xe, hạn chế đón khách dọc đường hoặc địa chỉ không rõ ràng.</p><p>Mang theo tiền mặt với số lượng vừa đủ chi tiêu. Đeo đồng hồ rẻ tiền, xe máy nên sử dụng loại không quá đắt tiền. Xe càng có giá trị cao càng kích thích lòng tham của kẻ cướp.</p><p>Trên đường đi, có thể dùng chiến thuật “động tác giả”: thực hiện thao tác gọi điện cho đồng nghiệp, thông báo đang chở khách theo lộ trình đã định, hẹn gặp nhau trong vài phút. “Đánh lừa” vị khách trong trường hợp này cũng là điều dễ thông cảm. Trong lúc chờ được tập huấn, cũng nên tự nghiên cứu các biện pháp phòng vệ chính đáng, để bảo vệ an toàn cho bản thân.</p><p>Mỗi khi có vụ việc xảy ra, hãng xe cần tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền. Cung cấp thông tin liên quan, trích xuất dữ liệu nếu cần thiết để nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, truy bắt đối tượng gây án.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Xây 'căn cứ địa' thực phẩm Việt Nam trong lòng châu Âu https://1thegioi.vn/xay-can-cu-dia-thuc-pham-viet-nam-trong-long-chau-au-229383.html Mon, 17 Feb 2025 13:23:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/xay-can-cu-dia-thuc-pham-viet-nam-trong-long-chau-au-229383.html Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng của Việt Nam, nhất là từ tháng 8.2020 khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực với lợi thế ưu đãi về thuế quan. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Xây 'căn cứ địa' thực phẩm Việt Nam trong lòng châu Âu</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Vũ Vinh Phú</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">17/02/2025 13:23</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng của Việt Nam, nhất là từ tháng 8.2020 khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực với lợi thế ưu đãi về thuế quan.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (giai đoạn 1999 - 2005) - là người đầu tiên đưa hệ thống siêu thị vào thị trường Việt Nam và cũng là người có tâm huyết và đau đáu với câu chuyện doanh nghiệp Việt làm chủ thị trường nội địa nhiều năm nay. Ông cho rằng tiềm năng và cơ hội của thực phẩm đồ uống của Việt Nam để phục vụ cho thị trường nội địa gần 100 triệu dân và xuất khẩu là rất lớn.</p><p>Một số nông sản Việt Nam thời gian qua đã bước đầu thâm nhập các kênh phân phối hiện đại của EU như cá tra được bán trong các siêu thị, dịch vụ bán buôn và thực phẩm trên khắp EU, nhất là tại Bắc Âu. Cá tra Việt Nam cũng đã được lên kệ tại các nhà bán lẻ EU, gồm: Albert Heijn và Jumbo ở Hà Lan; Tesco ở Anh và REWE ở Đức. <br></p><p>Một số loại trái cây như thanh long, chanh leo, với số lượng còn hạn chế theo mùa vụ, cũng đã được đưa vào các siêu thị như Colruyt, Carrefour, Grand Frais. Gạo "Cơm ViệtNam Rice" của Việt Nam cũng đã lên kệ chuỗi siêu thị của tập đoàn phân phối bán lẻ hàng đầu nước Pháp E.Leclerc và hệ thống phân phối Carrefour.</p><p>Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nhiều thách thức khi liên tục thay đổi các biện pháp về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật cũng như đi đầu trong các xu hướng chuyển đổi nông nghiệp xanh, đòi hỏi các ngành hàng phải linh hoạt thích ứng để xuất khẩu bền vững.<br></p><p><i><a href="https://tysobongda.co" target="_blank" rel="nofollow">Một Thế Giới</a> </i>dẫn bài viết của ông Vũ Vinh Phú phân tích về tiềm năng, cũng như thách thức, và đưa ra các giải pháp căn cơ cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thực phẩm sang thị trường EU.</p><p><b>Tiềm năng rất lớn</b></p><p><i>Thứ nhất,</i> Việt Nam là nước có khí hậu ôn đới gió mùa. Đặc biệt, sự phát triển của các mặt hàng nông sản như: chè, cà phê, ca cao, hoa quả… liên quan đến thực phẩm đồ uống mà chúng ta sử dụng cho nội địa cũng như xuất khẩu.</p><p><i>Thứ 2,</i> cơ hội cho mặt hàng thực phẩm đồ uống của Việt Nam là đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Mặc dù lạm phát ở các nước cao nhưng sau dịch thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đồ uống sẽ hồi phục.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/15/vu-vinh-phu.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/15/vu-vinh-phu.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/15/vu-vinh-phu.jpg" alt="vu-vinh-phu.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242322"><figcaption>Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, thời kỳ 1999 - 2005</figcaption></figure><p><i>Thứ 3,</i> thị phần của Việt Nam vào châu Âu (EU) hiện nay còn rất nhỏ bé, do đó đây là tiềm năng. Theo số liệu thống kê cho thấy, cà phê Việt Nam mới xuất khẩu chung được từ 1,2 - 1,4 tỉ USD/năm, trong đó có 500.000 tấn vào EU, hay chè xuất khẩu được khoảng 3 triệu USD.</p><p>Như vậy, nguồn và sức mua vẫn còn cùng với độ mở lớn là cơ hội tốt cho thực phẩm đồ uống Việt Nam thâm nhập thị trường này.</p><p><i>Thứ 4,</i> chi phí logistics cũng bắt đầu giảm. Như vậy sẽ làm giảm giá thành của hàng hoá xuất khẩu.</p><p><i>Thứ 5,</i> xu hướng về thói quen mua sắm online khi có dịch, nhưng hiện nay vẫn tiếp tục được phát huy. Do đó, chúng ta có thể hy vọng ngồi tại Việt Nam có thể bán hàng trực tuyến sang EU cũng như các nước khác.</p><p><i>Thứ 6</i>, thị trường EU có gần 700 triệu dân cho nên nhu cầu về thực phẩm đồ uống là rất lớn. Ví dụ, năm 2021 nhu cầu mặt hàng này là hơn 400 tỉ USD, năm 2022 dự kiến 500 tỉ USD, đến năm 2025 là 850 tỉ USD.</p><p><i>Thứ 7,</i> với thuế suất bằng 0 nên hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng rất thuận lợi.</p><p><i>Thứ 8,</i> việc USD tăng giá nếu xuất khẩu thu về bằng USD thì chúng ta có lợi.</p><p>Trên đây là những tiềm năng, cơ hội rất lớn cho hàng thực phẩm đồ uống Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU.</p><p><b>Thách thức cần chú ý</b></p><p>1.Việt Nam chưa chủ động trong vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, từ đường bộ đến đường hàng không. Việt Nam chưa có hãng hàng không vận tải hàng hoá, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa của Cổng ty cổ phẩn IPP Air Cargo.</p><p>Đường bộ đã khó khăn, đường sắt lại càng khó khăn hơn. Vì từ Việt Nam sang châu Âu dài hàng chục nghìn km, đi đường biển hay đường bộ cũng rất xa.</p><p>2. Yếu tố cạnh tranh: Các sản phẩm của Việt Nam tương tự như ở một số nước Đông Nam Á có xuất khẩu. Cạnh tranh mạnh nhất với thực phẩm đồ uống Việt Nam là Thái Lan, tiếp đến là Malaysia, Indonesia, Philippines, Myanmar.</p><p>Trong khi, Thái Lan đi trước Việt Nam hàng chục năm từ công nghệ đến kỹ nghệ quản lý, bao gồm cả công nghệ phân phối và công nghệ chế biến đến kinh nghiệm tiếp cận thị trường.</p><p>3. Khi sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU thì Tham tán Thương mại cần kiểm tra lại, vì các doanh nghiệp của Việt Nam cho biết khi tiếp cận vào các siêu thị lớn tại thị trường này rất khó khăn. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bán được hàng vào các siêu thị nhỏ, siêu thị mini hay chợ dân sinh.</p><p>4. Việt Nam chưa có cơ sở đóng gói các công đoạn cuối cùng về các sản phẩm đồ uống tại các nước EU. Trung Quốc đã đặt "công xưởng" dệt may, đồ uống ngay tại các nước châu Âu, chỉ chuyển nguyên liệu sang sau đó sản xuất ngay tại chỗ.</p><p>Như vậy, cần có các khu công nghiệp của người Việt Nam ngay tại EU để giảm chi phí và giá thành. Đồng thời, đây là địa điểm các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận được với hàng hoá Việt Nam nhanh nhất, hiệu quả nhất, nắm bắt rõ ràng nhất về thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam.</p><p>5. Việt Nam chưa chế biến sâu các sản phẩm nông sản thành đồ uống, tỷ trọng chỉ khoảng 20%.</p><p>6. Xây dựng thương hiệu đồ uống Việt Nam ở nước ngoài chưa có nhiều. Nhiều người tiêu dùng châu Âu không biết cà phê Việt Nam có ở Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột, chè Thái Nguyên, mà chỉ biết chè Thái Lan, Mexico hay Braxin…</p><p>7. Sản xuất của Việt Nam còn manh mún, kỷ luật thị trường về an toàn thực phẩm, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc còn lỏng lẻo. Sản xuất của chúng ta là quảng canh, "chấm phá" chưa thành vùng rộng lớn nên không đưa năng suất lên cao, không quản lý được chất lượng, không xây dựng được thương hiệu vùng.</p><p>8. Đề phòng với các vụ kiện chống bán phá giá. Các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán, ghi chép làm sao để chứng minh không bán phá giá. Đặc biệt, với các nhà sản xuất đồ uống tại chỗ của các nước châu Âu.</p><p><b>Giải pháp ra sao?</b></p><p><i>Thứ nhất,</i> chúng ta phải giải quyết bài toán sản xuất, tức là quy lại vùng sản xuất nguyên liệu nông sản thực phẩm để sản xuất ra thực phẩm đồ uống. Đơn cử, vùng nào trồng cà phê, chè thì đầu tư để đạt năng suất, chất lượng cao nhất vì tiêu chuẩn châu Âu rất khắt khe và "kỹ tính".</p><p><i>Thứ 2,</i> giải bài toán vận chuyển. Chúng ta phải chủ động có thêm các đội tàu của Việt Nam để không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, phát triển thêm đường hàng không vì có những lô hàng đột xuất lên đến hàng trăm tấn với thời hạn ngắn thì phải đáp ứng được ngay.</p><p><i>Thứ 3,</i> tổ chức chế biến sâu, biến những sản phẩm thô thành đồ hộp nhằm đáp ứng về bao bì, chất lượng cũng như văn minh thương mại, phù hợp với văn minh tiêu dùng của người châu Âu.</p><p><i>Thứ 4,</i> xây dựng các khu đóng gói cuối cùng các sản phẩm đồ uống. Ví dụ, với nước dừa chúng ta có thể đưa nước cốt dừa sang châu Âu. Sau đó chế biến đóng gói tại chỗ để đưa được ngay ra thị trường.</p><p><i>Thứ 5,</i> về lâu dài cần có khu công nghiệp nhỏ để chế biến tại chỗ nhằm giảm giá thành, tiếp cận khách hàng nhanh nhất.</p><p><i>Thứ 6,</i> với công nghệ phân phối, hiện nay chúng ta chủ yếu bán buôn. Còn bây giờ phải tiến đến bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Như vậy mới thu được giá trị gia tăng lớn, nếu không sẽ bị mất thương hiệu, không xúc tiến thương mại một cách mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh kém hơn các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu.</p><p><i>Thứ 7,</i> thực hiện sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, thực hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường… Đây là xu thế của thế giới, nếu chúng ta không đạt chuẩn này thì chắc chắn không vào được thị trường EU.</p><p><i>Thứ 8,</i> phải xây dựng một khu vực chế biến, sản xuất thực phẩm đồ uống của Việt Nam ngay "trong lòng" châu Âu.</p><p><i>Thứ 9,</i> muốn xuất khẩu được hàng thực phẩm đồ uống sang EU, thì người Việt Nam phải yêu quý sản phẩm của mình trước. Người Việt Nam phải "ưng ý" và chấp nhận từ giá thành, chất lượng, thương hiệu đến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đi bằng "hai chân", giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.</p><p><b>Dự báo tương lai</b></p><p>Thị trường thực phẩm đồ uống có rất triển vọng. Cơ hội trong tay nhưng chúng ta có biết liên kết vùng, có "nhạc trưởng" chỉ huy xây dựng, quy hoạch sản xuất tốt hay không?</p><p>Không thể tỉnh này riêng biệt với tỉnh kia, vận chuyển cần có sự phối hợp giữa các địa phương, xúc tiến thương mại, góp vốn trong nước, nước ngoài để tạo ra sức mạnh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đồ uống tại Việt Nam.</p><p>Đi cùng với đó là các chính sách của nhà nước, như xúc tiến thương mại, thuế, hải quan, thủ tục hành chính, chi phí doanh nghiệp… Tất cả các yếu tố này cũng góp phần hỗ trợ cho xuất khẩu thực phẩm đồ uống của Việt Nam vào EU thuận lợi hơn.</p><p>Chính phủ đang cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của các địa phương cũng như sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Như vậy, thị trường tiêu thụ thực phẩm đồ uống còn rộng mở trong năm 2023 và những năm tiếp theo.</p><p>Bức tranh về thực phẩm đồ uống là cơ hội đan xen cùng thách thức, nhưng cũng sẽ có nhiều giải pháp để chúng ta giải quyết vấn đề này. Đó là sự vào cuộc của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chuyên gia, Tham tán Thương mại ở các nước phải cùng hỗ trợ.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Từ ASEAN Cup 2024 đến SEA Games 2025: Cuộc chiến nhập tịch! https://1thegioi.vn/tu-asean-cup-2024-den-sea-games-2025-cuoc-chien-nhap-tich-229019.html Thu, 6 Feb 2025 16:19:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/tu-asean-cup-2024-den-sea-games-2025-cuoc-chien-nhap-tich-229019.html Chiến lược nhập tịch đã đem lại thành công cho bóng đá Indonesia và Việt Nam, giờ đây nó đã trở thành xu hướng chung của bóng đá Đông Nam Á (ĐNA). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Từ ASEAN Cup 2024 đến SEA Games 2025: Cuộc chiến nhập tịch!</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Đặng Hoàng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">06/02/2025 16:19</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Chiến lược nhập tịch đã đem lại thành công cho bóng đá Indonesia và Việt Nam, giờ đây nó đã trở thành xu hướng chung của bóng đá Đông Nam Á (ĐNA).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Nếu như Indonesia đã rất thành công ở vòng loại thứ 3 khu vực châu Á và đang hy vọng đoạt vé dự vòng chung kết World Cup 2026, thì Việt Nam với “hiện tượng” Nguyễn Xuân Son - cầu thủ nhập tịch gốc Brazil – đã khiến cả làng bóng ĐNA lên cơn sốt khi Son đóng góp rất lớn vào chiến tích vô địch ASEAN Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam.</p><p><b>Indonesia: Không ngưng dòng chảy nhập tịch</b></p><p>Indonesia tuy đi sau nhưng đã về trước trong khu vực với chính sách nhập tịch. Sự khác biệt về cầu thủ nhập tịch của Indonesia so với Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia... đó là được sự đồng thuận và ủng hộ tuyệt đối của chính phủ. Quan trọng hơn, Indonesia có chiến lược rất rõ trong việc nhập tịch cầu thủ, đó là nhập những cầu thủ có huyết thống Indonesia đang thi đấu ở nước ngoài, có trình độ hơn hẳn cầu thủ nội địa và ưu tiên sinh trưởng ở Hà Lan.</p><p>Ngay cả HLV trưởng đội tuyển quốc gia hiện nay của Indonesia cũng là danh thủ Hà Lan Patrick Kluivert.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/pssi.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/pssi.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/pssi.jpg" alt="pssi.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="241607"><figcaption>Chủ tịch PSSI - Erick Thohir và chân sút Ole Romeny</figcaption></figure><p>Chính sách cùng chiến lược này đã giúp bóng đá Indonesia bước đầu thành công ở vòng loại World Cup 2026 khi hiện nay, họ đang xếp thứ ba, chỉ kém đội Úc nhì bảng 1 điểm, mà hai đội đầu bảng sẽ đoạt vé chính thức dự vòng chung kết World Cup 2026.</p><p>Với tham vọng được LĐBĐ Indonesia (PSSI) lên kế hoạch từ lâu, đặc biệt là nhập tịch dồn dập từ đầu năm 2024 cho đến nay, 9/11 vị trí trong đội hình xuất phát của đội tuyển quốc gia Indonesia là những cầu thủ nhập tịch.</p><p>Như đã nói ở trên, sau khi HLV trưởng người Hàn Quốc Shin Tae-yong không tìm được tiếng nói chung với các cầu thủ nhập tịch mà đa số họ sinh ra ở Hà Lan, PSSI đã sa thải HLV Shin Tae-yong và thay ngay bằng HLV người Hà Lan: Patrick Kluivert!</p><p>Chưa dừng lại, cảm nhận khả năng ghi bàn của đội tuyển hạn chế, cụ thể là hai chân sút nhập tịch là trung phong Rafael Struick chỉ ghi được 1 bàn sau 25 trận, hay như tiền đạo Ragnar Oratmangoen cũng chỉ ghi được 2 bàn sau 10 trận, nên không chỉ PSSI sốt ruột, mà ngay cả Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia (Menpora) cũng vào cuộc để chiến lược nhập tịch cầu thủ mau chóng thành công như mong đợi.</p><p>Do vậy, Bộ trưởng Dito Ariotedjo và các thành viên Menpora, cùng với PSSI hoàn tất nhập tịch cho cầu thủ gốc Indonesia, tiền đạo Ole Romeny trong thời gian sớm nhất để đăng ký với FIFA sao cho cầu thủ này có thể kịp khoác áo đội tuyển Indonesia thi đấu trận rất quan trọng với đội Úc tại vòng loại World Cup 2026 vào ngày 20.3 tới.</p><p>Romeny từng là tài năng thi đấu cho các đội tuyển U Hà Lan từ 15, 18, 19 cho đến 20. Anh thi đấu nổi bật ở câu lạc bộ (CLB) Utrecht tại giải vô địch Hà Lan nên hiện nay đã chuyển qua thi đấu cho đội Oxford United (Anh) mà ông chủ CLB này cũng chính là Chủ tịch PSSI Erick Thohir.</p><p>Ngoài Romeny, Bộ trưởng Dito sẽ tiếp tục hoàn tất nhập tịch cho cặp trung vệ 19 tuổi người Hà Lan Dion Markx, Tim Geypens và đây là “của để dành" cho HLV Indra Sjafri trong chiến dịch bảo vệ huy chương vàng SEA Games 2025 tại Thái Lan vào cuối năm nay.</p><p>Hiện nay, cả ba cầu thủ Romeny, Markx và Geypens đang chờ được nhập quốc tịch Indonesia. Dự kiến lễ tuyên thệ nhập tịch của cả ba cầu thủ sẽ ​​diễn ra tại London (Anh) vào ngày 8.2.</p><p>Trong trường hợp đội U20 Indonesia giành quyền dự U20 World Cup 2025 ở Chile (khai mạc tháng 9 ở Chile), Markx và Geypens sẽ đủ điều kiện tham dự, và tất nhiên cả hai cũng sẽ thi đấu cho đội U22 Indonesia tại SEA Games 2025.</p><p>Khi có thêm bộ ba này, bóng đá Indonesia có 19 cầu thủ nhập tịch chất lượng đang thi đấu ở nước ngoài từ Hà Lan, Bỉ, Úc, Đan Mạch đến Mỹ, Malaysia. Đội tuyển Indonesia đã mạnh càng thêm mạnh khi HLV Patrick Kluivert dễ dàng xây dựng đội tuyển gồm toàn ngoại binh cùng vài cầu thủ nội địa chất lượng cao.</p><p><b>Thái</b><b> Lan, Malaysia: Không đứng ngoài </b><b>cuộc đua</b><b> </b></p><p>Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Madam Pang đã chính thức lên tiếng rằng các đội tuyển quốc gia, U23, U22 Thái Lan sẽ được tăng cường các cầu thủ nhập tịch, và đây là nguồn lực để nâng tầm trình độ các đội đại diện cho bóng đá Thái Lan ở các giải quốc tế.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/madam-pang.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/madam-pang.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/madam-pang.jpg" alt="madam-pang.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="241606"><figcaption>Chủ tịch FAT - Madam Pang và tiền đạo Jude Soonsup-Bell</figcaption></figure><p>Đích thân Madam Pang tuyên bố với truyền thông là bà đã tiếp xúc, thuyết phục nhiều tài năng trẻ có huyết thống Thái Lan đang thi đấu ở châu Âu. Nổi bật nhất là tiền đạo 20 tuổi Jude Soonsup-Bell từng khoác áo các đội tuyển U của Anh quốc từ 15 - 19. Anh là chân sút ghi bàn nhiều thứ hai trong lịch sử đội U16 Anh và đang thi đấu cho đội hạng hai Tây Ban Nha - Cordoba.</p><p>Trước đó, FAT đã thuyết phục thành công 2 cầu thủ đang chơi bóng châu Âu khoác áo U20 Thái Lan là John Miettinen và Erawan Garnier. Nếu không có gì bất ngờ, cả hai sẽ được triệu tập thi đấu tại SEA Games mà Thái Lan là chủ nhà.</p><p>Trong khi đó LĐBĐ Malaysia (FAM) cũng có chiến lược trẻ hóa khi nhập tịch cầu thủ trẻ để xây dựng tương lai trong giai đoạn 2025 - 2030. FAM cho biết 8 cầu thủ châu Âu đang hoàn tất nhập tịch để kịp cùng đội tuyển Malaysia tranh vé vòng chung kết Asian Cup 2027, và ít nhất 2 trong 8 cầu thủ này đủ tuổi tham dự SEA Games 33.</p><p><b>Việt Nam và nguồn lực Việt kiều</b></p><p>Với quy định môn bóng đá tại SEA Games 2025 chỉ dành cho các cầu thủ U22, chắc chắc đội Việt Nam sẽ không có bất kỳ cầu thủ nhập tịch nào ngoài nguồn lực Việt kiều, và 4 tên tuổi được nhắc đến đó là: trung vệ cao 1m92 Zan Nguyễn (18 tuổi, người Mỹ gốc Việt), tiền vệ Viktor Lê (21 tuổi, Việt - Nga), tiền vệ Andrej Nguyễn An Khánh (19 tuổi, Việt - CH Séc) và tiền đạo Aymeric Faurand-Tournaire (20 tuổi, Việt - Pháp). Trong số 4 gương mặt đủ tuổi thi đấu ở SEA Games, Viktor Lê là cầu thủ quen thuộc nhất khi đã thể hiện năng lực qua hai mùa thi đấu ở V-League trong màu áo Bình Định và hiện nay là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.</p><p>Từ những thông tin này đã phản ánh thực trạng các đội tuyển trong khu vực nhập tịch cầu thủ cho cả hai đội tuyển quốc gia và đội tuyển U22 thi đấu ở SEA Games 2025. Với thế hệ cầu thủ thi đấu tại SEA Games 2025 chỉ là mức xuất phát, cái đích tương lai gần là giải U23 châu Á 2026 và xa hơn là tạo nguồn lực cho đội tuyển quốc gia.</p><p>Cuộc chiến giữa các cầu thủ nhập tịch ở Đông Nam Á vì thế sẽ ngày càng khốc liệt, hấp dẫn.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/victor.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/victor.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/06/victor.jpg" alt="victor.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="241608"><figcaption>Viktor Lê, một trong 4 gương mặt Việt kiều sáng giá sẽ được HLV Kim Sang-sik triệu tập thi đấu ở SEA Games 2025</figcaption></figure><p>Riêng Việt Nam, sau chức vô địch ASSEAN Cup 2024 và trước đó là đăng quang U23 ĐNA 2023, nếu thêm một CLB của Việt Nam đăng quang tại cúp các CLB ĐNA (Shopee Cup 2024 - 2025) và đội U22 giành HCV SEA Games 2025, bóng đá Việt Nam sẽ bước lên một đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử khu vực: nền bóng đá đầu tiên giành trọn 4 danh hiệu lớn của ĐNA!</p><div class="sc-empty-layer"></div> Ngày xuân, đôi điều về rượu https://1thegioi.vn/ngay-xuan-doi-dieu-ve-ruou-228811.html Fri, 31 Jan 2025 18:46:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/ngay-xuan-doi-dieu-ve-ruou-228811.html Những ngày đầu năm mới, tôi xin có mấy dòng tản văn về rượu bia, điều mà cộng đồng và dư luận xã hội lúc này rất quan tâm, nhất là sau khi có nghị định mới 168/CP. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Ngày xuân, đôi điều về rượu</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">31/01/2025 18:46</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Những ngày đầu năm mới, tôi xin có mấy dòng tản văn về rượu bia, điều mà cộng đồng và dư luận xã hội lúc này rất quan tâm, nhất là sau khi có nghị định mới 168/CP.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Những ngày đầu tiên năm Ất Tỵ - tân niên. Thời tiết đẹp. Nhà nhà, người người vui vẻ trong không khí Tết Nguyên đán cổ truyền. Ai cũng hy vọng và tin tưởng về năm mới an vui mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc cùng đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.</p><p>Trong niềm hào hứng phấn khởi ấy, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất, chân thành nhất tới mọi người!</p><p>Những ngày năm mới, tôi xin có mấy dòng tản văn về rượu bia, điều mà cộng đồng và dư luận xã hội lúc này rất quan tâm, nhất là sau khi có nghị định mới 168/CP.</p><p>Trước đó đã có Nghị định 100/2019 CP, hiệu lực từ ngày 1.1.2020. Cấm uống rượu bia, các chất có cồn khi điều khiển giao thông. Một nghị định mạnh mẽ, trước hết là mức độ xử phạt, triển khai và sức lan tỏa tác động trên toàn xã hội. Có mặt tích cực và tất nhiên cả tiêu cực.</p><p>Tích cực thì quá rõ - nó làm thay đổi "văn hóa rượu bia" ở đất nước được mệnh danh là uống nhiều, tiêu tiền cho rượu bia nhiều hàng đầu thế giới. Vấn đề là người vi phạm và người thực thi công vụ có đúng, có văn hóa công vụ không mới là cái phải bàn. Các nhà sản xuất, kinh doanh rượu bia chắc sẽ thất thu và ngân sách do ngành rượu bia nước giải khát sẽ giảm mạnh (vì thuế đánh vào ngành này là thuế tiêu thụ đặc biệt).</p><p>Và năm 2024 vừa qua, Nghị định 168/CP còn mạnh hơn nhiều. Có không biết bao nhiêu bài trên thông tin đại chúng, mạng xã hội và bàn tán bên vỉa hè, các cuộc gặp gỡ, trà dư tửu hậu. Hiệu quả thấy rõ.</p><p>Tôi không phải là người lái xe, không uống rượu bia nhiều. Uống vui vài ly khi cần và có kiểm soát. Nhưng dịp tết lễ vui vẻ nên có ly rượu, vại bia thêm vui thêm đầm ấm và nghĩa tình.</p><p>Rượu bia là sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn năm trước công nguyên, có lẽ ngay khi có loài người, trong đời sống, con người đã phát hiện, phát minh, chế tác ra rượu, bia; từ chính những cây cỏ trong rừng đã có cồn, uống vào ngây ngất say say. Rồi đến cách người ta tạo ra men từ cây lá hoa quả tự nhiên để có các chóe, hũ, chum, ghè, bình rượu cần ở nhiều vùng núi rừng khắp hành tinh. Tiếp theo nữa, con người tạo ra men nấu bia, làm rượu nếp cái, rồi ngâm ủ, chưng cất ra đủ các loại rượu suốt hàng vạn năm. Từ những quả nho xanh, nho tím, con người đem ủ ngâm trong thùng tono gỗ sồi lên men tự nhiên tạo ra những ly rượu vang trứ danh của Pháp, Ý, Gruzia (Georgia), Úc, Chile, ở Napa Valley nước Mỹ...</p><p>Năm 2009, tôi từng tới thăm thành phố lớn thứ 2 Bulgaria, thành phố Plovdiv. Ở đây có vùng sản xuất rượu nho nổi tiếng, nghe đâu từ 5.000 năm trước công nguyên, được xem là nơi làm rượu nho sớm nhất loài người. Sau năm 1945 những người cộng sản đã quốc hữu hóa và quản lý vùng nghề này nhưng không thành công. Khi bức tường Berlin sụp đổ, “cách mạng màu “ thành công, con cháu hậu duệ của các nhà tư bản Bulgaria từ Mỹ và các nước phương Tây về mua lại những cơ sở cũ, và sản xuất ra sản phẩm rượu vang tuyệt vời! Tôi đã dành gần một ngày thử nếm rượu đúng phong cách truyền thống của người dân xứ sở này. Không bao giờ quên. Và mới đây người ta còn công bố kỷ lục thế giới: Georgia là nơi sản xuất rượu vang cổ nhất thế giới - 8.000 năm trước công nguyên.</p><p>Tôi được tỷ phú nổi tiếng (và tai tiếng) Việt kiều, ông Hoàng Kiều mời dự ra mắt phim ông tài trợ cho cháu tôi tại Holywod và mời tới Napa Valei thăm trang trại và hầm rượu, tặng tôi một thùng vang thương hiệu HOÀNG KIỀU.</p><p>Cũng từ nho xanh người tỉnh Cognac nước Pháp tạo ra rượu Cognac nổi tiếng đậm đà và cao độ, nhanh say và không nhức đầu. Uống rồi không thể nào quên được! Say cả tình cả nghĩa lẫn men Cognac. Dân xứ Scotland, Ireland đã nấu từ đại mạch ra rượu Whitky mà cả thế giới hâm mộ. Uống trong bữa đại tiệc, uống trong mâm cơm đãi bạn, hoặc bữa ăn gia đình đều ngấm. Người Nga xứ sở lạnh giá băng tuyết và bạch dương có rượu Vodka. Người Hoa có thứ Mao đài càng để lâu càng ngon, thơm mùi vị của quả nhàu. Nước Cuba có rum nấu từ mía đường uống say mềm kèm với điếu thuốc lá cigar Cohiba dùng một lần nhớ mãi và thành nghiền. Bạn đã thử một ly Talinka chưa? Nặng 45 - 55 độ mà ngọt thơm và màu nâu của vang đỏ - rượu này chỉ có ở Estonia vùng Bantic. Người Nhật có Sake, người Hàn có rượu riêng của xứ sở Kim chi...</p><p>Với đất nước ta, mỗi vùng miền, địa phương đều có loại rượu đặc trưng : Rượu Sán Lùng nấu từ ngô của Tây Bắc đun nóng lên khi uống, rượu Làng Vân vùng quan họ Bắc Ninh, rượu Kim Sơn Ninh Bình quê tôi, rượu Gò Đen (Long An), Bầu Đá (Bình Định). Và đừng quên rượu cần Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), ở Hòa Bình và vùng các dân tộc Thái, Nùng, Mường... đều sẵn sàng làm bạn say. Say đắm!</p><p>Thời bao cấp, những năm 50 - 90 của thế kỷ trước, rượu “quốc lủi" nút lá chuối vùi trong thùng gạo hoặc bồ lúa, bằng uống chén (ly) mắt trâu, quý lắm. Rượu Lúa Mới , Nàng Hương của Việt Nam từng đi khắp 12 nước khối SEV một thời. Có thể gọi là Vodka gạo Việt Nam. Ai đi châu Âu cũng mang theo làm quà cho bè bạn.</p><p>Những năm 80 - 90 và thập niên 2000, ở nước ta, người ta sáng tạo ra bao loại rượu ngâm đặc biệt: Rượu ngâm cao động vật như hổ cốt, mật gấu, rắn, tắc kè, bìm bịp... Rượu ngâm các loại hoa, củ, quả, rễ cây. Nào sâm Cao Ly, sâm Ngọc Linh, ba kích, đinh lăng… Quán nhậu la liệt, người ta uống hết tất cả mọi thứ rượu với lời quảng cáo về tác dụng có cánh của nó. Thậm chí còn uống rượu huyết, tiết rùa, rắn, ba ba, dê… Hậu quả chắc mọi người đều biết. Bây giờ "văn hóa nhậu" khác hẳn rồi. Không ép, không kích và ít la lối hơn. Tiến bộ trên bàn nhậu - đổi mới tác phong uống rượu.</p><p>Rượu là thế, là sản phẩm nông nghiệp, kết tinh trong sự hình thành phát triển của đời sống con người. Một trong những tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Rượu đi vào đời sống con người, xã hội, lịch sử... Chả thế mà trong dân gian truyền mãi những câu liên quan tới rượu, “rượu ngon phải có bạn hiền", trà tam rượu tứ", "một trà, một rượu, một đàn bà"... đó sao.</p><p>Rượu đi vào thơ ca nhạc họa, văn học nghệ thuật. Bao thi nhân để lại cho nhân loại những kiệt tác mà nó được sáng tác trong men say nồng của rượu, bia. Đại thi hào Lý Bạch thời nhà Đường ở Trung Hoa say khướt nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết. Đã có một Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu yêu đời, say rượu viết ra những kiệt tác cho đời. Ta thử nghe Nguyễn Bính viết những câu tuyệt vời trong bài <i>Hoa và rượu</i> trong tập thơ <i>Nước giếng thơi</i> . Thi sĩ viết “Đời say men rượu thơm hoa rụng/ Tràn những ngây thơ ngập cảm tình” hay “Chị ơi tết đến em mua rượu/ Em uống cho say đến não nùng/ Uống say cười vỡ ba gian gác/ Ném cái chung tình xuống đáy sông”. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã hét lên trong thơ: “Say đi em!/ Say đi em!/ Say cho lơi lả ánh đèn/ Cho cung bậc ngả nghiêng/ Cho điên rồ xác thịt/ Rượu, rượu nữa và quên, quên hết" hoặc: “Rượu ngon chở mấy toa đầy/ Bánh xe muôn dặm còn ngây hương rừng" trong bài <i>Con tàu say</i> đó sao. Nhà thơ Bùi Giáng từng than thở: “Em ơi lửa tắt bình khô rượu/ Đời vắng em rồi vui với ai ?" thật lâm ly thống thiết. Các nhạc sĩ tài danh Văn Cao, Trịnh Công Sơn... có mấy khi thiếu rượu khi thai nghén và viết ra những ca khúc bất hủ Thiên thai, Suối mơ, Mùa xuân đầu tiên...; Diễm xưa, Hạ trắng, Một cõi đi về, Mùa thu Hà Nội. Đó là những ca khúc để đời.</p><p>Trong Kinh thánh của Ki Tô giáo, Đức Chúa Giê Su từng ao ước, ước gì tất cả nước trên các dòng sông kia biến thành rượu vang hết... Rượu là thức uống. Rượu là men cho người ta say, cho người ta yêu đời hơn, cho phiêu linh hơn, cho vui vẻ gặp gỡ hoặc chia ly, chia sẻ sầu đau và niềm vui.</p><p>Rượu còn là thuốc với cả hai nghĩa trái ngược nhau. Rượu thuốc Minh Mạng thang, Thập toàn đại bổ, bổ âm bổ dương, rượu A Ma Kông, rượu sâm Ngọc Linh, rượu kỳ nam, rượu hổ cốt... thật tốt cho sức khỏe nếu biết uống đúng và vừa phải.</p><p>Nhưng nếu không kiểm soát được khi uống rượu thì bao điều không tốt xảy ra. Trước hết là hại sức khỏe, sinh bệnh tật, gây tai nạn giao thông, đâm chém giết người, tan nát gia đình, cơ quan bè bạn phát sinh mâu thuẫn, bất hòa... Rượu không có lỗi. Chỉ người uống rượu có lỗi!</p><p>Hãy biết uống rượu bia một cách tốt nhất. Biết lượng uống, nơi uống, khi uống và bạn cùng uống thì rượu bia là thứ tuyệt vời.</p><p>Tôi nhớ thầy giáo dạy văn thời cấp 2, thầy Trác. Một buổi cuối đông, trường tổ chức thầy trò đi cấy lúa đông xuân cho dân xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Khi nghỉ ăn cơm trưa, mọi người ăn cơm nắm muối vừng mang theo. Lạnh, anh bạn tôi nói thầy ơi giá mà có chai “quốc lủi", thầy trò mỗi người một chén cho ấm thì tuyệt. Thầy tôi ngồi trầm ngâm ít phút rồi bảo để thầy kể cho các em nghe câu chuyện bốn ông già trong làng hay chữ. Đầu xuân nào các cụ cũng gặp nhau, rượu vào lời ra, thơ phú tràn trề. Rượu uống, thơ ra. Một năm khó khăn, hiếm rượu, các cụ vẫn hẹn nhau gặp gỡ khai xuân. Các cụ có quy ước mỗi người mang một cút rượu tới và đổ chung vào bình, khi uống múc ra uống tới hết. Ông thứ nhất nghĩ ba ông kia mang rượu, thì mình mang chai nước đổ vào cùng uống chắc không sao. Các cụ vẫn nhớ câu "Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào" của Nguyễn Trãi. Rồi ông thứ hai, ông thứ ba, ông thứ tư đều nghĩ và mang chai nước tới. Sau câu chào nhau nhìn nhau, cả bố ông đều đổ chai “rượu" của mình vào bình, nhìn nhau và múc uống. Lạ thật, cả bốn cụ uống, đều nhăn nhó, đều “khà" khen rượu ngon. Nghe xong chuyện thầy kể, chúng tôi đều cười vui vẻ, cảm thấy ấm lòng về sự dí dỏm của thầy.</p><p>Ngày nay có quy định cấm lái xe sau khi đã uống rượu bia. Đó là điều cần thiết, đúng đắn. Tuy nhiên, giới sản xuất, kinh doanh rượu bia đương nhiên bị thất thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao, tới 55%. Người ta bèn "đổi mới, sáng tạo" để giải bài toán khó ấy bằng cách khi đi uống, còn về bằng xe taxi, xe công nghệ “anh uống tôi lái”. Rồi có cả bia 0 độ nữa.</p><p>Việt Nam đang nổi lên là nền kinh tế thứ 35, nền thương mại thứ 24 trên thế giới. Việt Nam là nước hằng năm tiêu thụ các đồ uống có cồn tính theo đầu người vào loại hàng đầu thế giới. Giá như có đại gia nào mạo hiểm đầu tư nhà máy rượu từ gạo, sản xuất loại vodka Việt Nam quy mô hàng triệu lít/năm xuất khẩu cho thế giới thì tốt biết bao! Tại sao lại không nhỉ? Đó là chế biến sâu nâng cao giá trị gạo Việt, quảng bá thương hiệu Việt như các cường quốc rượu nói trên.</p><p>Chính phủ ra Nghị định 168/CP về tăng nặng xử phạt hành chính người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn do uống rượu bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông. Dù thích rượu, ham rượu tới mấy, mọi người cũng nên nhớ tới sự này và tuân thủ đúng pháp luật, vừa để bảo vệ mình, vừa giữ an toàn cho người khác, cho xã hội.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Ngày xuân nghĩ về việc phóng sinh đúng cách https://1thegioi.vn/ngay-xuan-nghi-ve-viec-phong-sinh-dung-cach-228719.html Tue, 28 Jan 2025 16:36:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/ngay-xuan-nghi-ve-viec-phong-sinh-dung-cach-228719.html Việc phóng sinh để gieo mầm thiện mỗi dịp Tết đến xuân về không chỉ là nét đẹp mà còn là việc làm nhân ái, cao cả. Thế nhưng trong thực tế, nhiều khi sự phóng sinh không đúng cách lại vô tình tiếp tay cho cái xấu, cái ác. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Ngày xuân nghĩ về việc phóng sinh đúng cách</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Vũ Trung Kiên</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">28/01/2025 16:36</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Việc phóng sinh để gieo mầm thiện mỗi dịp Tết đến xuân về không chỉ là nét đẹp mà còn là việc làm nhân ái, cao cả. Thế nhưng trong thực tế, nhiều khi sự phóng sinh không đúng cách lại vô tình tiếp tay cho cái xấu, cái ác.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Phóng sinh là nét đẹp trong truyền thống Phật giáo, đi chùa đầu năm cũng là nét đẹp trong truyền thống của Phật giáo. Ở Việt Nam hiện có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Tất cả các tôn giáo, dù khác nhau song đều dạy và hướng con người về cái thiện, tránh cái ác. Tuy nhiên, bài viết này chỉ bàn về việc phóng sinh theo quan điểm của Phật giáo.</p><p>Con vật cũng như con người đều ham sống, sợ chết, đó là bản năng sinh tồn của mọi giống loài. Vì vậy, việc phóng sinh để gieo mầm thiện mỗi dịp Tết đến xuân về không chỉ là một nét đẹp mà còn là một việc làm nhân ái, cao cả. Thế nhưng trong thực tế, nhiều khi phóng sinh không đúng cách lại vô tình tiếp tay cho cái xấu, cái ác.</p><p>Có một bài kệ của Phật giáo có những câu sau:</p><p>Xưa nay trong một bát canh</p><p>Oán sâu như bể hận thành non cao</p><p>Muốn hay nguồn gốc binh đao</p><p>Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh.</p><p>Trong quan niệm của Phật giáo, tất cả chúng sinh đều có phật tánh, đều là các vị phật của tương lai. Vì vậy, Phật giáo tôn trọng và bảo vệ sự sống của muôn loài cũng chính là bảo vệ các vị phật của tương lai. Có lẽ vì vậy mà một cành cây, ngọn cỏ, nếu không cần thiết đạo Phật cũng khuyên con người không nên đang tâm ngắt bỏ.</p><p>Đạo Phật - cho dù theo trường phái Nam tông hay Bắc tông cũng đều có mùa An cư kiết hạ, đó là truyền thống lâu đời của Phật giáo với mục đích tập hợp để tu tập. Thế nhưng, An cư kiết hạ cũng là dịp để những người con Phật góp phần bảo vệ muôn loài, bảo vệ chúng sinh, nhất là các chúng sinh bé nhỏ. Mùa an cư kiết hạ là mùa mưa, mùa mưa là mùa côn trùng sinh sôi nảy nở. Truyền thống Phật giáo xưa đi khất thực, nếu đi lại trên đường nhiều sẽ vô tình dẫm phải côn trùng đang mùa sinh sôi nảy nở. Vì vậy những người con của Phật giáo cứ đến mùa mưa lại rút vào tu tập 3 tháng an cư.</p><p>Tôn trọng sự sống và bảo vệ sự sống của muôn loài, nên phóng sinh là nét đẹp của Phật giáo. Phóng sinh để cứu mạng sinh linh, để nuôi dưỡng lòng từ bi cao cả. Thế nhưng việc làm tốt đẹp này đang ngày càng mất đi nét đẹp.</p><p>Chẳng hạn, khi ai đó vào cửa chùa mua chim, mua cá được bán để phóng sinh, thử hỏi những con chim, con cá ấy ở đâu mà có, chắc chắn nó được người ta bắt về và đem đến bán. Vậy thì, nếu ai đó mua những con chim, con cá ấy vô hình trung đã gián tiếp tiếp tay cho việc săn bắt, đánh bẫy những con vật này. Khi ai đó mua và thả chim phóng sinh như vậy có phải vô hình trung đang tiếp tay cho những người săn bắt, gây nên nghiệp sát. Nếu không có ai mua thử hỏi ai bán và cũng chẳng có ai đi đánh bắt.</p><p>Thực ra, nếu ai đó có lòng từ bi thì khi bất chợt gặp con vật nào đó bị nạn hoặc bị người ta chuẩn bị giết mổ khởi lòng từ bi muốn cứu con vật và bỏ tiền mua con vật rồi phóng sinh thì đó là phóng sinh thật sự có ý nghĩa.</p><p>Phóng sinh là lòng từ bi cao cả nên nó phải được thực hiện bởi một tấm lòng bất vụ lợi. Thực ra phóng sinh để cầu sức khỏe, cầu bình an cũng không có gì là sai, bởi cầu sức khỏe, cầu bình an không ảnh hưởng đến ai cả. Thế nhưng, nếu đi chùa lại cầu xin thì không đúng với tinh thần của Phật giáo bởi Phật giáo cấm tham, sân, si. Một người muốn có sức khỏe thì phải ăn uống khoa học, điều độ, siêng năng tập thể dục, muốn có bình an thì phải tự mình tạo ra bình an, không Phật, Bồ tát nào có thể ban cho ai đó sức khỏe, bình an.</p><p>Nói như vậy thì phóng sinh để làm gì, đi chùa để làm gì? Xin thưa, đi chùa để ngước nhìn lên các vị Phật, Bồ tát (đối với Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông không, hiếm đề cập đến Bồ tát) để thấy mình nhỏ bé, thấy bản thân còn nhiều tội lỗi. Ở chùa, trong không khí trang nghiêm, thành kính, mỗi người sẽ tự soát xét lại bản thân, soi rọi thân tâm để hướng tới những điều cao cả, tốt đẹp. Cũng vậy, khi một người nào đó phóng sinh chắc hẳn trong lòng sẽ tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bởi đã làm được những điều thiện, điều phúc đức, chắc chắn khi đó tâm hồn sẽ cảm thấy an lạc.</p><p>Khi thân tâm an lạc, trí tuệ sẽ minh mẫn, sức khỏe sẽ tráng kiện, có lẽ vì vậy mà những người thường xuyên phóng sinh là những người có sức khỏe và sống lâu. Khi có sức khỏe với trí tuệ minh mẫn, người đó sẽ quyết định những vấn đề chính xác, hiệu quả. Chẳng hạn, có người quyết định xuống tiền đầu tư một món hàng, 2 tháng sau có lời một số tiền lớn. Chắc chắn không có thần phật nào cho người ấy, bởi thần phật không đủ thời gian để đi lo công việc cho từng người. Có được kết quả đó là do trí thông minh và quyết định chính xác của chính người ấy, nhưng sở dĩ người ấy quyết định chính xác bởi siêng năng đi chùa, siêng năng làm phúc, trong đó có phóng sinh.</p><p>Cũng vậy, một người đang đi ở đường tự nhiên nhanh chóng nhảy ra khỏi chỗ đó và một chiếc xe lao ngay đúng chỗ ấy. Giả sử nếu hôm ấy người kia không kịp thời nhảy ra khỏi chỗ đó thì chuyện gì sẽ xảy ra. Chắc chắn nhiều người sẽ nói đó là trời phật cứu người kia. Thưa, cả thể giới hằng ngày biết bao nhiêu con người, bao nhiêu câu chuyện, không có trời phật nào túm tay người kia kéo ra khỏi chỗ đó, mà chính người ấy đã tự cứu mình. Song, sở dĩ người ấy tự cứu được mình, nhanh trí, phán đoán trúng nên đã tránh được tai nạn bởi người ấy có trí tuệ sáng suốt, có trí tuệ sáng suốt nhờ siêng năng đi chùa, thường xuyên làm phúc, phóng sinh. Vậy thì, nói không phải thần phật cứu nhưng lại cũng là thần phật đã cứu giúp vậy!</p><p>Rõ ràng, siêng năng đi chùa, siêng năng làm phúc, như việc phóng sinh chẳng hạn, là việc làm nhân hậu, đầy ý nghĩa song nó phải được thực hiện đúng cách. Phật giáo đề cao từ bi, nhưng cũng là tôn giáo đề cao trí tuệ. Tết đến, xuân về, phóng sinh để nuôi dưỡng lòng từ bi nhưng điều này chỉ có thể thực hiện bằng trí tuệ, bởi khi phóng sinh đúng cách thì không chỉ nuôi dưỡng lòng từ bi mà còn không tiếp tay cho việc sát hại động vật, sinh linh.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhìn thẳng, nói thật https://1thegioi.vn/nhin-thang-noi-that-228333.html Thu, 16 Jan 2025 15:00:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/nhin-thang-noi-that-228333.html Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của một người đã khó, nói gì của cả cộng đồng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhìn thẳng, nói thật</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Vũ Trung Kiên</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">16/01/2025 15:00</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của một người đã khó, nói gì của cả cộng đồng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 15.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 do Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức thường niên với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Bài phát biểu nhìn thẳng, nói thẳng của Tổng Bí thư đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận bởi nó mang một không khí mới gần giống với không khí xã hội sau Đại hội 6 của Đảng năm 1986.</p><p>Mấy ngày nay, <i>Một Thế Giới</i> liên tục đăng <a href="https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-5-mot-so-giai-phap-cu-the-thiet-thuc-228316.html" rel="nofollow">loạt bài nhiều kỳ của TS Nguyễn Văn Lạng</a> - Chủ tịch Hội Thông tin khoa học công nghệ Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ. Người viết bài này đưa loạt bài của TS Nguyễn Văn Lạng lên Zalo cá nhân, sau đó, rất nhiều người, trong đó có những người đang trực tiếp giảng dạy ở các học viện, các trường nhắn tin cho chúng tôi rằng loạt bài viết vô cùng giá trị và hữu ích, tuy nhiên cũng không phải không có những ý kiến khác. Việc đa dạng về ý kiến là điều đáng mừng của xã hội bởi nó phản ánh sự đa dạng, phong phú trong suy nghĩ của con người, phong phú của đời sống xã hội.</p><p>Trong số ít ỏi những ý kiến có vẻ không hài lòng, có một người thuộc số đạt được vị trí nhất định trong xã hội (xin phép không nêu tên) nhắn cho tôi, đại ý rằng bài của TS Nguyễn Văn Lạng nói quá nhiều về những khó khăn, thách thức, hạn chế... mà không nêu nhiều về nguồn lực, tiềm năng, thành tựu của đất nước. Tôi đã nhắn trả lời là khi nhìn thấy và chỉ ra được những hạn chế, bất cập, thì chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, khả thi. Anh ấy nhắn tiếp, nói rằng không thấy loạt bài đề xuất các nhóm giải pháp, các nội dung cần làm (thực ra nằm ở bài cuối trong loạt bài, chưa đăng nên anh ấy chưa thể đọc). Chúng tôi trả lời, sao anh lại đòi hỏi quá cao với một bài như vậy; một bài báo làm sao có thể xem như một chương trình phát triển quốc gia, nếu muốn các giải pháp cụ thể thì phải tìm ở các cương lĩnh mang tầm quốc gia. Tác giả Nguyễn Văn Lạng chỉ từng là chủ tịch UBND tỉnh, là thứ trưởng đã nghỉ hưu, những điều tác giả nêu ra trong loạt bài nếu giúp chúng ta có thêm những gợi mở, suy tư đã là tốt lắm rồi.</p><p>Sở dĩ anh bạn nhắn trao đổi những thắc mắc ấy với tôi, bởi như tôi biết, anh thuộc típ người coi cái gì cũng tự hào, bất cứ điều gì của xã hội, của cuộc sống anh đều nhìn nó với màu hồng. Thực ra như vậy cũng đáng quý, thể hiện sự lạc quan và niềm tin, song thật lòng mà nói nhiều khi kiểu suy nghĩ ấy không ổn chút nào.</p><p>Con đường đi đâu chỉ bằng phẳng mà còn có cả những khúc khuỷu, gập ghềnh. Vậy nên, nếu lúc nào cũng tự hào thái quá, nghếch mặt lên trời (nghếch chứ không phải ngẩng) làm sao không xảy ra vấp ngã. Đường ở dưới chân kia mà, phải nhìn xuống mới thấy đường để đi. Hãy nhìn xuống, nhìn thẳng vào, kể cả những bằng phẳng và lồi lõm để thấy đường mà đi.</p><p>Ngay sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại diễn đàn, tôi đã gửi đường dẫn bài của Tổng Bí thư cho anh bạn và một số người có suy nghĩ giống anh, thậm chí còn cẩn thận chụp lại những đoạn cần chú ý. Tôi cũng nhờ người quen đề nghị anh ấy chuyển bài phát biểu của Tổng Bí thư cho lãnh đạo một tập đoàn lớn (gửi để nhắc khéo chứ làm sao vị ấy lại không đọc, nhất là đã có mặt ở diễn đàn). Sở dĩ tôi nhờ gửi cho vị lãnh đạo doanh nghiệp bởi khi đọc những bài mà ông viết trước đây, cá nhân tôi (nhấn mạnh: cá nhân) cảm nhận rõ những bài ông viết thường tô hồng, nhìn nhận một chiều, không chỉ “tự ru mình” (cách dùng chữ của Tổng Bí thư trong bài phát biểu) mà còn ru không biết bao nhiêu người.</p><p>Không phải chúng ta không có thành tựu, song những gì chúng ta đạt được hoàn toàn chưa như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, trí thông minh và sự chăm chỉ của người Việt. Vả lại, càng thành công càng cần khiêm tốn. Nếu mỗi công dân đã cần luôn phải khiêm tốn thì các nhà lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo doanh nghiệp... càng phải khiêm tốn hơn. Nếu các nhà lãnh đạo khiêm tốn thì người dân còn hy vọng sẽ có lúc được tự hào. Cũng vậy, khi nào các nhà lãnh đạo quốc gia còn nhỏ những giọt nước mắt khổ đau chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của đồng bào thì khi đó người dân còn có hy vọng được nở nụ cười.</p><p>Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của một con người đã khó, nói gì của cả cộng đồng. Thế nhưng, những phát biểu thẳng thắn nhìn thẳng sự thật, nói lên sự thật từ nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng trong việc này (tôi nhấn mạnh: trong việc này), ít nhất đã thổi một luồng sinh khí mới cho xã hội. Bài của TS Lạng đã góp tiếng nói ủng hộ chủ trương, cách nhìn mạnh mẽ, dứt khoát ấy.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Bóng đá Đông Nam Á và Việt Nam nên học Uzbekistan https://1thegioi.vn/bong-da-dong-nam-a-va-viet-nam-nen-hoc-uzbekistan-228327.html Thu, 16 Jan 2025 13:30:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/bong-da-dong-nam-a-va-viet-nam-nen-hoc-uzbekistan-228327.html Bóng đá Uzbekistan không cầu thủ nhập tịch, không rầm rộ mua sắm ngoại binh, nhưng họ vẫn thành công và đang tiến rất gần đến chiếc vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026 <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Bóng đá Đông Nam Á và Việt Nam nên học Uzbekistan</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Đặng Hoàng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">16/01/2025 13:30</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Bóng đá Uzbekistan không cầu thủ nhập tịch, không rầm rộ mua sắm ngoại binh, nhưng họ vẫn thành công và đang tiến rất gần đến chiếc vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Nhập tịch đã trở thành xu hướng, là giải pháp gia tăng sức mạnh đáng kể để các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á đạt thành tích cao. Nổi bật nhất là Indonesia không chỉ nhập tịch ào ạt mà còn xác định nguồn ngoại lực này sinh ra ở Hà Lan, sau đó LĐBĐ Indonesia (PSSI) thuê HLV đội tuyển quốc gia cũng là người Hà Lan - Patrick Kluivert.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/16/uz.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/16/uz.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/16/uz.jpg" alt="uz.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="239924"><figcaption class="align-center"><i>Bóng đá Uzbekistan thẳng tiến từ sau thành công tại Thường Châu 2018 </i><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/16/vn.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/16/vn.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/16/vn.jpg" alt="vn.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="239925" style="font-size: 19px;"></figcaption></figure><figure><figcaption class="align-center"><i>Còn BĐVN đã phải làm lại sau thành công ASEAN Cup 2024 dù cũng thành công tại U.23 châu Á 2018 như Uzbekistan</i><br></figcaption></figure><p>Chưa dừng lại, PSSI còn công bố sẵn sàng chi gấp đôi số tiền đã trả cho HLV Kluivert để mời HLV danh tiếng người Hà Lan Louis Van Gaal làm Giám đốc kỹ thuật cho PSSI.</p><p>Tất cả những gì PSSI đã và đang làm trong những năm qua, đặc biệt là từ đầu năm 2024 đến nay không nằm ngoài đích ngắm: giành vé tham dự VCK World Cup 2026.</p><p><b>Giấc mơ Indonesia có thành hiện thực?</b></p><p>Theo quy định, hai đội đứng đầu bảng vòng loại thứ 3 khu vực châu Á sẽ có vé chính thức dự VCK World Cup 2026. Ở bảng C, đúng là Indonesia đang xếp thứ 3, chỉ kém đội nhì bảng Úc có 1 điểm, hy vọng có mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh 2026 là hoàn toàn có cơ sở. Thế nhưng, Indonesia chỉ xếp trên Ả Rập Saudi, Bahrain và Trung Quốc nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại hoặc đối đầu trực tiếp do cả 4 đội cùng 6 điểm. 4 trận còn lại của vòng loại thứ 3, liệu Indonesia có thể biến giấc mơ thành hiện thực?</p><p>Câu trả lời còn ở phía trước và PSSI đang chơi canh bạc tất tay để Indonesia trở thành đội tuyển bóng đá nam đầu tiên của ĐNA dự VCK World Cup.</p><p>Trái ngược với Indonesia, Uzbekistan là một nền bóng đá thuần bản địa và đang lao nhanh về đích.</p><p>Hiện nay, Uzbekistan đang xếp nhì bảng A, kém đội đầu bảng Iran 3 điểm nhưng hơn đội UAE, Qatar xếp thứ 3, thứ 4 đến 3 và 6 điểm. Cần nhớ rằng, Qatar là một nền bóng đá ưa chuộng ngoại binh, nhập tịch, thế mà Qatar đang chìm sâu ở vị trí thứ 4.</p><p><b>Thuần bản địa vẫn đi đến thành công</b></p><p>Để có được thành công như hôm nay, bóng đá Uzbekistan cũng từng có những bước đi không hoàn chỉnh và chông chênh như những gì mà những nền bóng đá ĐNA đang trải qua.</p><p>20 năm trước, vào nửa cuối thập niên 2000 và đầu 2010, CLB Bunyodkor của Uzbekistan đã là thế lực của bóng đá châu Á khi không tiếc tiền bạc để chiêu mộ những ngôi sao nước ngoài mà nổi bật hơn hết là danh thủ Brazil Rivaldo, còn trên băng ghế HLV cũng là hai tên tuổi nổi tiếng: Zico rồi sau đó là Felipe Scolari - HLV từng dắt đội tuyển Brzazil vô địch World Cup 2002.</p><p>Nhưng con đường màu xanh này kéo dài không bao lâu. Khi kinh tế khó khăn, vị thế chính trị của lãnh đạo CLB Bunyudkor không còn, đồng thời đội tuyển Uzbekistan thua Jordan ở trận tranh vé play-off liên lục địa tới World Cup 2014, những nhà hoạt động bóng đá Uzbekistan mới thay đổi chiến lược.</p><p>Năm 2015, Liên đoàn Bóng đá Uzbekistan (UFO) đưa ra tầm nhìn phát triển của thế hệ trẻ để hướng đến World Cup. Nếu như biệt danh của đội tuyển Uzbekistan là “Bầy sói trắng”, thì khẩu hiệu đào tạo bóng đá trẻ Uzbekistan là huấn luyện những tài năng trẻ trở thành những con sói mạnh mẽ.</p><p><b>10 năm để hái quả ngọt</b></p><p>Năm 2018, chương trình phát triển bóng đá trẻ của UFO được chính phủ phê duyệt, đặc biệt được Tổng thống Shavkat Mirziyoyev ủng hộ tuyệt đối. 14 học viện được thành lập, đồng thời mỗi khu vực dân cư đều có một sân bóng. Các cầu thủ trẻ không chỉ được đào tạo về chuyên môn mà còn được rèn bản lĩnh, khát khao chiến thắng và trên hết là các cầu thủ không phải âu lo thất nghiệp. Tại sao?</p><p>Vì rằng tầm nhìn bóng đá trẻ của UFO nhận được sự ủng hộ tối đa của các câu lạc bộ tham gia thi đấu giải vô địch quốc gia (Super League). Ngay cả đội bóng danh tiếng một thời khi chi rất nhiều tiền để chiêu mộ ngoại binh nay trở thành CLB tiên phong đào tạo bóng đá trẻ với chủ trương sử dụng cây nhà lá vườn. Đó là lý do tuổi bình quân của CLB Bunydokor là 24, nhưng đây chưa là con số thấp nhất. Vì rằng Super League còn có CLB Olympic FK, tuổi bình quân chỉ là 20, trong đó có 6 cầu thủ đang khoác áo U.23 Uzbekistan.</p><p>Sự khác biệt của Olympic FK so với phần còn lại đó là CLB được ra đời vào năm 2021 từ ý tưởng của UFO và Ủy ban Olympic quốc gia nhằm tập trung các tài năng trẻ nổi bật từ các học viện trên khắp thủ đô Tashkent. Được thi đấu ở Super League có nghĩa các tài năng trẻ Uzbekistan được tạo điều kiện cọ xát, thi đấu, trui rèn ở môi trường đỉnh cao.</p><p>Với chiến lược này, hàng loạt ngôi sao trẻ của Uzbekistan chiếu sáng lung linh mà nổi bật hơn tất cả là trung vệ Abdukodir Khusanov vừa được Manchester City ký hợp đồng chuyển nhượng từ CLB Lens (Pháp) trị giá 40 triệu euro.</p><p>Khusanov sinh năm 2004, cao 1m86, trưởng thành từ lò đào tạo Bunyodkor, anh thi đấu cho đội trẻ của câu lạc bộ đến năm 18 tuổi. Năm 2022, Khusanov ra nước ngoài thi đấu cho Energetik-BGU (Belarus). Hè 2023, Khusanov chuyển qua Lens (Pháp) rồi nhảy vọt đến Manchester City.</p><p>Khusanov nay đã và đang là trụ cột của các đội trẻ Uzbekistan vô địch U.20 châu Á 2023, á quân U.23 châu Á 2024, và tất nhiên anh cũng là thành viên trụ cột của đội tuyển Uzbekistan.</p><p>Thành công vượt bậc của Khusanov đã cho thấy hướng đi đúng từ tầm nhìn phát triển bóng đá trẻ của UFO. Giờ đây, riêng cấp độ bóng đá trẻ, Uzbekistan đã là thế lực ở châu Á: đội U.17 vào tứ kết U.17 World Cup; đội U.20 vô địch U.20 châu Á 2023, vào vòng 1/8 U.20 World Cup cùng năm; trong khi đó U.23 giành Huy chương đồng ASIAD 2023 và bây giờ, lần thứ 3 vào chung kết U.23 châu Á.</p><p>***</p><p>Uzbekistan chưa từng dự World Cup, cũng chưa một lần vô địch châu Á, nhưng với những gì mà họ đã thực hiện trong cuộc hành trình xuyên suốt 10 năm qua, giờ đây đã đến lúc họ hái quả.</p><p>Họ đã vô địch U.23 châu Á 2018 khi thắng Việt Nam trong trận chung kết. Nếu như BĐVN phải làm lại từ thành công ASEAN Cup 2024 thì Uzbeksitan vẫn tiếp tục thẳng tiến và tiến xa kể từ Thường Châu 2018.</p><p>Chưa bao giờ bóng đá Uzbekistan tiến gần đến tấm vé dự VCK World Cup lần đầu tiên trong lịch sử như lúc này.</p><p>Còn BĐVN? Còn bóng đá ĐNA?</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 5: Một số giải pháp cụ thể, thiết thực https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-5-mot-so-giai-phap-cu-the-thiet-thuc-228316.html Thu, 16 Jan 2025 07:45:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-5-mot-so-giai-phap-cu-the-thiet-thuc-228316.html Để thực hiện cuộc đột phá có tính chất quyết định cho sự phát triển, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, nhất thiết phải tiến hành chuyển đổi phong cách lãnh đạo, tư duy, lối sống và nghề nghiệp của tất cả mọi người, từ nhà lãnh đạo tới người lao động bình thường. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 5: Một số giải pháp cụ thể, thiết thực</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">16/01/2025 07:45</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Để thực hiện cuộc đột phá có tính chất quyết định cho sự phát triển, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, nhất thiết phải tiến hành chuyển đổi phong cách lãnh đạo, tư duy, lối sống và nghề nghiệp của tất cả mọi người, từ nhà lãnh đạo tới người lao động bình thường.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Khi gia nhập WTO, Việt Nam có một lợi thế, khó nước nào sánh được. Đó là đất nước trên 90 triệu dân với 63% thuộc độ tuổi 30-40; cho dù với xuất phát điểm thấp, trong đó hơn 70% dân số thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nhưng thay vào đó, người Việt lại rất cần cù, thông minh, chịu khó và luôn sáng tạo. Nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là giá nhân công rẻ. Ngoài 3 nội dung phát triển kinh tế lớn mà chúng tôi đã nêu trong phần bài trước, nếu có một chính sách kỹ thuật và công nghiệp song hành đúng đắn và hợp lý, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, biến những khả năng tiềm tàng thành hiện thực để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết một cách hiệu quả chính sách "tam nông" (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) mà Bộ Chính trị đã đề ra.</p><p>Trước mắt, để giải quyết vấn đề công ăn việc làm và giảm sức ép xã hội ở khu vực nông thôn, cần tập trung phát triển mạnh mẽ các công nghệ thâm dụng lao động, nhất là trong những ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp làng nghề truyền thống. Mục đích là để sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu nhằm mục đích thu hồi được vốn nhanh và tạo ra sự phong phú cho thị trường hàng hóa trong nước, đồng thời tìm kiếm và tiến tới ổn định thị trường ngoài nước với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh tranh mạnh. Hướng đầu tư này đã được hình thành trong những năm gần đây ở các ngành sản xuất như điện tử, cơ khí, lắp ráp, dệt may, gốm sứ, nhựa, diêm, bia, thuốc lá, thủ công mỹ nghệ…và các dự án đầu tư cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu (đặc biệt là đầu tư cho các loại cây công nghiệp xuất khẩu và chế biến hàng xuất khẩu).</p><p>Đồng thời, cần ưu tiên phát triển các loại công nghệ thâm dụng tài nguyên trong một số ngành công nghiệp then chốt, như luyện thép, cơ khí chính xác, vật liệu mới… để tới đây chuẩn bị bước vào sản xuất các hàng tiêu dùng cao cấp: tủ lạnh, xe máy, ô tô, các loại máy động lực… chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu về chất lượng của thế giới.</p><p>Mặt khác, cần phát triển các ngành dịch vụ du lịch sử dụng nhiều lao động tại các khu công nghiệp và những địa phương có khu vui chơi, giải trí, an dưỡng, nghỉ mát, resort, bãi biển, khu du lịch, danh thắng của đất nước, v.v..</p><p>Nền công nghiệp Việt Nam trong tương lai phải ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp. Với một đất nước nông nghiệp, thì việc xây dựng một chiến lược công nghiệp có tính nhị nguyên một cách hợp lý (phát triển theo các giai đoạn cụ thể, loại công nghệ thích hợp, bậc thấp và trung bình để giải quyết công ăn việc làm cho hơn 70% lao động nông nghiệp và nhàn rỗi, giảm thiểu các áp lực xã hội và loại công nghệ cao để tái trang bị kỹ thuật và làm hồi sinh các ngành công nghiệp xế chiều, như khai khoáng, mỏ, hóa chất, luyện kim, v.v..) có một ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước tới năm 2020.</p><p>Trong đó, nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu về hàng hóa, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh các công trình đầu tư cho kết cấu hạ tầng như: các phương tiện giao thông, điện, nước và đặc biệt là thông tin liên lạc. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển đã cho thấy, việc đi trước một bước trong lĩnh vực thông tin liên lạc, như điện thoại, cáp quang, internet... sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhịp độ tăng trưởng của nền công nghiệp, giúp cho những nước chậm phát triển giảm bớt khoảng cách tụt hậu so với các quốc gia đi trước. Chính cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin làm thay đổi phong cách làm việc chậm chạp kém hiệu quả của các doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp phải đổi mới không chỉ các thiết bị, máy móc, mà còn đổi mới một yếu tố quan trọng - đó là hệ thống quản lý, quản trị.</p><p>Tổng quát lại, một số nội dung và giải pháp xây dựng đất nước theo hướng “Dân giàu nước mạnh” được nêu ra trên đây là những vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển Việt Nam hiện tại và tương lai. Thiết nghĩ, điều quan trọng khi thực hiện hướng đi này là phải nhận rõ lợi thế so sánh giữa nước ta với các nước khu vực và trên thế giới trong tầm nhìn dài hạn, không chỉ 5 - 10 năm, mà 50 năm, thậm chí hàng thế kỷ. Hiện nay, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nuớc cùng với việc triển khai trên quy mô quốc gia hàng loạt khu công nghiệp tập trung, khu đô thị, khu chế xuất... Thực hiện công cuộc này, nhất thiết phải tiến hành chuyển đổi cả về phong cách lãnh đạo, tư duy, lối sống và nghề nghiệp cho bộ phận lớn dân cư và hàng chục triệu người đang sinh sống ở các vùng nông nghiệp, nông thôn.</p><p>Mặc dù nhiều khó khăn trước mắt, nhưng thuận lợi và cơ hội khai thác có nhiều triển vọng. Đó là: Môi trường chính trị - xã hội ổn định; tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao; thị trường nội địa có nhu cầu đa dạng về hàng hóa và dịch vụ; nguồn vốn trong dân cho đầu tư còn nhiều, chưa huy động hết; trong tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, giá vật tư nguyên liệu, máy móc, thiết bị đang xuống thấp trong khi nhu cầu phát triển nước ta cần nhiều. Mặt khác, các nhà đầu tư và tài trợ nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam, vẫn coi Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.</p><p>Nhìn giai đoạn cách mạng vừa qua, suy ngẫm lại những gì mà thế hệ trước đã làm, thế hệ ngày nay càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình. Trong kháng chiến chống Mỹ, người Việt Nam đã thể hiện 3 đức tính ưu việt: Nhân, Trí, Dũng. "Trí" hiện nay được phát huy mạnh mẽ nhất trong sự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thế hệ trẻ. Giai đoạn ngày nay đang đòi hỏi "dũng" lớn. Dũng bây giờ là dám lao vào những địa hạt khó khăn, không chùn bước; nếu không sẽ không thể vươn lên được. Chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, sản xuất, kinh doanh đòi hỏi dũng khí rất lớn. Và bao trùm, có tính chất quyết định là "nhân", mỗi cá nhân, từ nhà lãnh đạo cao nhất tới người lao động bình thường, phải toàn tâm toàn ý vì đất nước, dân tộc, nhân dân, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước, cho cuộc sống hạnh phúc của con người Việt Nam.</p><p>Bởi vậy, thế hệ ngày nay phải cùng nhau xây dựng và thực hiện một "tầm nhìn mới" thông qua chương trình hành động khai thác những lợi thế so sánh của nước nhà vừa mang tính lâu dài vừa có tính khả thi để thực hiện những mục tiêu chiến lược đặt ra. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới đủ năng lực hòa nhập và bắt kịp nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực. Chính điều này sẽ góp phần làm cho Việt Nam có thêm nhiều chiến thắng to lớn hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục, nông nghiệp… trong thiên niên kỷ mới.</p><p><b>TS Nguyễn Văn Lạng</b> - Chủ tịch Hội Thông tin KH-CN Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 4: Mau chóng trở thành cường quốc về nhân lực công nghệ thông tin https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-4-mau-chong-tro-thanh-cuong-quoc-ve-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-228280.html Wed, 15 Jan 2025 09:18:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-4-mau-chong-tro-thanh-cuong-quoc-ve-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-228280.html Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi chúng ta vẫn chưa theo kịp trình độ của những nước tiên tiến, kể cả trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề về CNTT đã phải đào tạo lại. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 4: Mau chóng trở thành cường quốc về nhân lực công nghệ thông tin</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">15/01/2025 09:18</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi chúng ta vẫn chưa theo kịp trình độ của những nước tiên tiến, kể cả trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề về CNTT đã phải đào tạo lại.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách</b></p><p>Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), trong những năm qua, nguồn nhân lực CNTT nước ta liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống kê sơ bộ, hiện tại (2008) nước ta có khoảng 35 ngàn lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp phần mềm (trên 95% có chuyên môn CNTT), hơn 20 ngàn lao động trong các doanh nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT (khoảng 65% có chuyên môn CNTT hoặc điện tử, viễn thông), gần 100 ngàn lao động trong các doanh nghiệp điện tử, phần cứng máy tính (khoảng 70% có chuyên môn về điện tử, viễn thông hoặc CNTT), gần 100 ngàn lao động trong các doanh nghiệp viễn thông (với 60% có chuyên môn về điện tử, viễn thông hoặc CNTT) và ước tính khoảng 90 ngàn nhân lực chuyên trách ứng dụng CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành khác. Trên thực tế, hiện nay ở nước ta có 13 trường đại học, viện nghiên cứu đào tạo sau đại học về CNTT; 230 trường đại học và cao đẳng có đào tạo về CNTT, bình quân số sinh viên mỗi năm 18.000 người (năm 2006); 88 trường có đào tạo về CNTT bậc trung cấp chuyên nghiệp; cùng nhiều chương trình đào tạo quốc tế...</p><p>CNTT của Việt Nam trong những năm qua, tuy có đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc... chúng ta vẫn ở khoảng cách rất xa. So với Ấn Độ, nước có bước phát triển ngoạn mục về công nghiệp phần mềm trong hơn 10 năm qua (doanh số năm 2006 gần 40 tỉ USD), thì Việt Nam (với doanh số 400 triệu USD) chưa thể nghĩ tới việc “sánh vai” được.</p><p>Tuy nhiên, Việt Nam đang có cơ hội lớn để phát triển ngành CNTT. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp CNTT và viễn thông lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao. Nếu năm 2009, trên thế giới đang cần tới 3 triệu lao động CNTT, còn đến 2020 sẽ cần đến 20 triệu lao động CNTT, thì riêng tại Việt Nam, hiện nay cũng có nhu cầu tới khoảng vài chục ngàn người. Chẳng hạn, 5 công ty lớn (Intel, Renesas, Campal, Samsung và Foxconn) đã quyết định đầu tư gần 10 tỉ USD vào Việt Nam để thiết kế, sản xuất vi mạch, máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông…</p><p>Đến năm 2012, doanh số của 5 công ty này có thể đạt 30 tỉ USD, tăng tổng mức xuất khẩu lên gấp rưỡi, chiếm 1/3 GDP của Việt Nam hiện tại. Trong hai năm, kể từ 2006, nhu cầu kỹ sư phần mềm của IBM tại Việt Nam đã tăng gấp 10 lần. Công ty Havey Nash (Anh) đến Việt Nam năm 2001 và hiện sử dụng 1.500 kỹ sư phần mềm. Hãng Boeing đang tìm đối tác tại Việt Nam, yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1.000 kỹ sư phần mềm. Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến điện thoại di động, linh kiện máy tính, viễn thông, điện tử và tiêu dùng, sẽ đầu tư khoảng 5 tỉ USD và cần trên 50.000 lao động. Công ty Compel (Đài Loan) chuyên chế tạo máy tính xách tay và các thiết bị viễn thông đầu tư vào Việt Nam với số vốn ban đầu 500 triệu USD cũng đang cần tuyển 1.200 kỹ sư để đào tạo tiếp ở nước ngoài...</p><p>Trong báo cáo mới đây của Tập đoàn tư vấn Global Consultants AT Kearney về khả năng thu hút các công ty CNTT, Việt Nam xếp thứ 10 trên tổng số 50 nước là điểm đến thu hút nhất và đứng thứ 20 trong số 25 nước hấp dẫn nhất về gia công cho nước ngoài (Outsourcing). Bảng xếp hạng dựa trên những yếu tố kích thích và thu hút các công ty ngoại quốc. Tại Nhật Bản, Việt Nam là đối tác hấp dẫn thứ 4 trong năm 2006 và thứ 1 trong năm 2007 trên lĩnh vực này.</p><p>Mặc dù Việt Nam đang được coi là một trong những điểm ngắm và điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực CNTT, thế nhưng đang có một nghịch lý trong thị trường lao động CNTT ở nước ta hiện nay - đó là thừa lao động, nhưng lại luôn thiếu nguồn nhân lực làm được việc, đặc biệt là lao động có tay nghề, chất lượng cao. Ngoài những ngành nghề quen thuộc như lập trình, viết website, huấn luyện đào tạo, hỗ trợ khách hàng, quản lý hệ thống thông tin điện tử... hiện có nhiều nghề CNTT rất mới, thiếu nhân lực như tiếp thị, viết sách kỹ thuật, kiểm tra chỉnh sửa phần mềm, giao dịch - đàm phán điện tử, giao dịch thương mại - thanh toán điện tử...</p><p>Chẳng hạn, trong những ngành nghề mới của CNTT, như dịch vụ làm sổ sách kế toán, dự kiến cần đến 10.000 lao động. Đây là nghề mới trong lĩnh vực CNTT, có nhu cầu rất lớn, trong cũng như ngoài nước, nhưng tuyển dụng lao động lĩnh vực này rất khó, bởi tình trạng phổ biến là nếu có người giỏi CNTT, thì phần lớn lại không có chuyên môn về kế toán, kém ngoại ngữ, hoặc ngược lại. Không chỉ thế, hiện các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thương mại CNTT đang cần trên 60% nhân lực có nghề CNTT.</p><p>Điều đó đã tạo sức ép mạnh mẽ đối với các cơ sở đào tạo cũng như các nhà quản lý giáo dục và đào tạo, CNTT và viễn thông. Chẳng hạn, Renesas là một trong những công ty hàng đầu thế giới của Nhật Bản chuyên về thiết kế, sản xuất vi mạch, năm 2007 đã triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế tại TP.HCM, cần tuyển khoảng 1.000 kỹ sư về thiết kế bán dẫn. Nhưng, trong suốt 2 năm tìm kiếm khoảng 500 kỹ sư cho giai đoạn đầu, công ty này chỉ tuyến được… 60 người trong số hơn 1.000 hồ sơ. Còn Công ty Intel của Mỹ, sau khi đầu tư dự án 1 tỉ USD tại TP.HCM, cần tuyển dụng khoảng 1.000 kỹ sư chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, CNTT, tự động hóa, và đến năm 2011 nguồn nhân lực mà Intel cần tuyển sẽ tiếp tục tăng cao. Nhưng khi kiểm tra gần 2.000 sinh viên năm cuối, có 320 em đạt trung bình và chỉ có 90 sinh viên đạt yêu cầu tuyển dụng.</p><p><b>Tập trung tối đa đào tạo nhân lực chất lượng cao</b></p><p>Tới thời điểm hiện nay, nhu cầu trên thực tế về nhân lực CNTT Việt Nam đã vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo, mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này đã tăng mạnh trong thời gian qua. Như vậy, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành CNTT Việt Nam và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội cả về số lượng cũng như chất lượng. Chất lượng nguồn nhân lực thấp không chỉ làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành CNTT Việt Nam, mà còn gây lãng phí rất lớn cả về thời gian và tiền của nhân dân.</p><p>Mặt khác, ở Việt Nam hiện vẫn chưa hình thành được hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT để việc đào tạo được chuẩn hóa và liên thông, cũng như việc công nhận chất lượng. Chương trình đào tạo chưa theo kịp nhu cầu phát triển; đội ngũ giảng viên, giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, thiếu kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy... Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTT còn thiếu và mau bị lạc hậu nhưng không kịp bổ sung... Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi vẫn chưa theo kịp trình độ của một số nước tiên tiến trong khu vực, nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề đã phải đào tạo lại.</p><p>Hiện Việt Nam còn rất ít chuyên gia CNTT giỏi có trình độ tư vấn, thiết kế các hệ thống lớn, cung cấp giải pháp tổng thể…; thiếu lao động giỏi ngoại ngữ, thành thạo chuyên môn đạt chuẩn quốc tế cho công nghiệp CNTT. Tới đây, dù cho lao động Việt Nam có lợi thế chi phí thấp, nhưng nếu không có kỹ năng và tri thức phù hợp, thì sẽ không có giá trị đối với nhà đầu tư và chúng ta sẽ mất đi cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài để tăng tốc phát triển ngành CNTT trong 20 năm tới.</p><p>Xác định được tầm quan trọng đó, ngày 17.10.2000, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 58-CT/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, trong đó đã chỉ rõ: "Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin".</p><p>Trên cơ sở đó, từ năm 2006, Bộ Thông tin - Truyền thông đã phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến 2020 (Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26.10.2007). Tiếp theo, ngày 1.6.2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.</p><p>Đây là bước đột phá mạnh mẽ và sâu rộng trong công tác xã hội hóa đào tạo nhân lực CNTT, nhờ đó việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp, xã hội cho công tác đào tạo nhân lực CNTT sẽ có những chuyển biến nhảy vọt. Đây cũng sẽ là giải pháp khả thi để thu hút hiệu quả nhất các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt Nam vào việc tổ chức đào tạo hoặc liên kết với các trường để đào tạo CNTT.</p><p>Quyết định này đồng thời cũng chính là chiến lược biến Việt Nam thành một cường quốc về nhân lực CNTT trong một tương lai không xa. Trong đó, chúng ta đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến 2020 với nhiều nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT; phát triển đội ngũ nghiên cứu về CNTT; xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc CNTT trong các cơ quan nhà nước; đào tạo các tài năng về CNTT; đào tạo nhân lực trình độ cao về CNTT; đào tạo nghề về CNTT; phát triển nhân lực CNTT trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng; đào tạo và bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức; dạy tin học cho sinh viên, học sinh các cấp; phổ cập tin học cho nhân dân...</p><p>Để biến Việt Nam thành một cường quốc về nhân lực CNTT vào năm 2020, Việt Nam phải đồng thời tiến hành hai mục tiêu:</p><p>- Lấy phát triển nguồn nhân lực CNTT có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá.</p><p>- Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định, tiến tới "xuất khẩu" nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao vào năm 2020.</p><p>Nếu làm được như vây, kể từ năm 2015, Việt Nam có khả năng trở thành một trong 70 nước phát triển CNTT hàng đầu thế giới. Trong "Tầm nhìn đến năm 2020", CNTT sẽ là lĩnh vực nòng cốt để Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.</p><p>Để thực hiện chiến lược này, các ngành, các cấp cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT; hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp; thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch; tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của Nhà nước; đổi mới mô hình doanh nghiệp; mở rộng và phát triển thị trường CNTT.</p><p>Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, cần có các biện pháp, giải pháp mạnh, kèm theo việc cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT, nhất là đào tạo hệ đại học và cao đẳng CNTT. Cần có các cơ chế chính sách cởi mở, thông thoáng hơn trong việc thành lập các trường đào tạo CNTT nhằm huy động tối đa các nguồn lực từ nhà nước, doanh nghiệp và xã hội đầu tư vào lĩnh vực này. (còn tiếp)</p><p><b>TS Nguyễn Văn Lạng</b> - Chủ tịch Hội Thông tin KH-CN Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 3: Thực trạng kinh tế Việt Nam và những giải pháp để 'dân giàu, nước mạnh' https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-3-thuc-trang-kinh-te-viet-nam-va-nhung-giai-phap-de-dan-giau-nuoc-manh-228237.html Tue, 14 Jan 2025 09:35:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-3-thuc-trang-kinh-te-viet-nam-va-nhung-giai-phap-de-dan-giau-nuoc-manh-228237.html Lâu nay, ở nước ta còn tồn tại một nghịch lý là địa phương, ngành và bộ nào cũng đều xây dựng chiến lược phát triển. Nhưng trên thực tế, do chưa có tầm nhìn xa cũng như thiếu những dự báo về sự phát triển khoa học - công nghệ, nên thường mang tính phân tán, không gắn kết với nhau vì mục tiêu phát triển chung của cả nước. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 3: Thực trạng kinh tế Việt Nam và những giải pháp để 'dân giàu, nước mạnh'</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">14/01/2025 09:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Lâu nay, ở nước ta còn tồn tại một nghịch lý là địa phương, ngành và bộ nào cũng đều xây dựng chiến lược phát triển. Nhưng trên thực tế, do chưa có tầm nhìn xa cũng như thiếu những dự báo về sự phát triển khoa học - công nghệ, nên thường mang tính phân tán, không gắn kết với nhau vì mục tiêu phát triển chung của cả nước.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Bước vào thế kỷ 21, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, thực hiện cam kết Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Mỹ; thị trường nước ta đang được mở rộng, các rào cản thương mại từ những nước thành viên WTO dần được dỡ bỏ và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, các hoạt động hợp tác kinh tế và đầu tư được mở rộng; thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường.</p><p>Đồng thời, điều quan trọng là nền chính trị ổn định, an ninh-quốc phòng được đảm bảo đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; thế và lực của Việt Nam đã mạnh lên so với nhiều năm trước. Trên 22 năm, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế hết sức to lớn, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao được cả thế giới thừa nhận.</p><p>Trong suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra trên diện rộng, nền kinh tế nước ta với độ mở cao, phụ thuộc không nhỏ vào đầu tư nước ngoài, xuất khẩu đã chịu nhiều tác động và những khó khăn, thách thức được dự báo trong năm 2009 sẽ là không nhỏ. Nét nổi bật là suy giảm tăng trưởng; hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều giảm sút, thị trường xuất khẩu thu hẹp, đầu tư nước ngoài và nguồn ngoại hối thu được có nhiều hạn chế. Bên cạnh những khó khăn này, còn nhiều khó khăn nội tại vốn có của nền kinh tế cũng cần được khắc phục.</p><p>Trong hơn 10 năm gần đây (từ 2000), đầu tư trong nước và của nước ngoài gia tăng cao đã tạo đà tăng trưởng mạnh về kinh tế, nhưng do kinh tế nước ta chưa có sự chuyển biến đáng kể về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế thấp, nên phát triển chưa bền vững; hiệu quả đầu tư nhiều năm qua được đánh giá vào loại thấp nhất trong khu vực.</p><p>Nguồn lực quý nhất được thế giới coi trọng ngày nay là nhân lực, thì ở nước ta lại chưa phát huy có hiệu quả; tài nguyên đất đai bị sử dụng manh mún và đang có xu hướng bị hủy hoại trầm trọng. Đặc biệt, tài nguyên biển, một khu vực có ý nghĩa sinh tử đối với vận mệnh đất nước, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 03- NQ/TW về phát triển kinh tế biển, song dường như còn bị lãng quên .</p><p>Sau hơn 20 năm đổi mới, tới 2012, mặc dù có nhiều thành tựu kinh tế to lớn, nhưng GDP theo đầu người của nước ta hiện nay vẫn thấp và còn nằm ở khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực, chưa bằng 1/2 so với Indonesia, dưới 1/3 Thái Lan. Mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020 vẫn còn khá xa, trong khi thời gian còn lại không nhiều. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, cho dù Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao trong thời gian dài, nhưng đang còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực; bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều ở dưới mức trung bình (thấp hơn 5 trong thang điểm 10). Còn theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam được xếp ở 2,6/10 điểm năm 2007 và 2,7/10 điểm trong năm 2008. Chỉ số này cho thấy tham nhũng nước ta vẫn đang ở mức rất cao.</p><p>Thực tiễn hiện nay cho thấy lợi thế phát triển của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên lợi thế lao động rẻ và khai thác tài nguyên, đó là phương thức phát triển theo chiều rộng (Extensive Development) đang dần tới ngưỡng không thể vượt qua. Để đảm bảo tốc độ và năng lực cạnh tranh của mình, Việt Nam tất yếu phải chuyển qua một phương thức phát triển mới, phát triển theo chiều sâu (Intensive Development) dựa trên nền sản xuất thâm dụng công nghệ và kỹ thuật, phát huy tối đa những lợi thế cơ bản mà ít nước có thể sánh được về nguồn lực con người, nông nghiệp châu Á nhiệt đới gió mùa và hơn một nửa biên giới quốc gia là biển cả bao quanh.</p><p>Trong cuốn <i>Thế giới phẳng</i>, theo Thomas Friedman, “cả thế giới thách thức một người, một người có thể coi cả thế giới là đối tác của mình”, tuổi thọ của sản phẩm ngày một ngắn, thì việc chuyển sang phương thức phát triển theo chiều sâu, đã trở thành đòi hỏi bức bách. Việc chậm chuyển đổi sang phương thức sản xuất theo chiều sâu, dựa trên các lợi thế, để tiến nhanh ra biển, khai thác và làm chủ biển khơi có thể làm lỡ bước của cả dân tộc trong một thế giới đang phát triển nhanh, mà người Nhật đã từng nhìn nhận không phải “Sai một ly, đi một dặm”, mà là “Sai một ly, đi một đời”.</p><p>Với phương thức phát triển hiện nay, về thực chất, nền kinh tế Việt Nam đang đi theo con đường phát triển theo chiều rộng. Một khi phương thức phát triển theo chiều rộng tiến đến giới hạn của nó, thì tốc độ phát triển bị giảm sút nhanh và nền kinh tế sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Nếu không nhận thức được điều này để có biện pháp đối phó kịp thời, trong 10 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải nhiều nan giải.</p><p>Đã đến lúc kinh tế Việt Nam phải vươn lên tầm cao mới để có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hướng vào phát triển kinh tế đất nước một cách ổn định và bền vững, mỗi bộ ngành và từng địa phương cần xác định được những lợi thế cạnh tranh, thế mạnh của riêng mình. Lâu nay, ở nước ta còn tồn tại một nghịch lý là địa phương, ngành và bộ nào cũng đều xây dựng chiến lược phát triển. Nhưng trên thực tế, do chưa có tầm nhìn xa cũng như thiếu những dự báo về sự phát triển khoa học - công nghệ thế giới và khu vực, nên thường mang tính phân tán, không gắn kết với nhau vì mục tiêu phát triển chung của cả quốc gia. Đến nay, nhận thức về trình độ phát triển công nghiệp, công nghệ, khả năng cạnh quốc gia của Việt Nam trên quy mô thế giới và khu vực vẫn đang còn là bài toán nan giải đối với nền kinh tế .</p><p>Để chấn hưng đất nước theo hướng dân giầu nước mạnh, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thiên niên kỷ mới, theo chúng tôi, những nội dung lớn của phát triển kinh tế nên tập trung vào việc biến nước ta trở thành: Một cường quốc sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới cho thế giới; một cường quốc về kinh tế biển; một cường quốc về nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) có kỹ năng cao.</p><p><b>Thành cường quốc về sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới</b></p><p>Trong một thế giới ngày càng mở rộng, từ tiềm năng và lợi thế của nước nhiệt đới, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên sinh thái với nhiều sản phẩm mang tính đặc thù, Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn nông - lâm - thủy sản làm mục tiêu để trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Mặc dầu chỉ mới gia nhập thị trường thế giới trong khoảng thời gian không dài, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản liên tục gia tăng, gần đây (2009) đã đạt 20 tỉ USD/năm và nếu tập trung phát triển mạnh theo hướng này, nhiều dự báo cho rằng Việt Nam có thể đạt trên 40 tỉ USD trong một thời gian không xa. Tiềm năng xuất khẩu có nhiều, những mặt hàng có thể vươn lên dẫn đầu thế giới có thể là lúa gạo, thủy sản, cà phê, cao su, rau quả, hạt điều và sản phẩm gỗ.</p><p>- Lúa gạo: Nhìn trên bản đồ thế giới, dễ dàng nhận thấy Việt Nam đã trở thành cường quốc lương thực đứng vị trí thứ 2 (mùa vụ 2011-2012, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ). Với truyền thống văn minh lúa nước có lịch sử và kinh nghiệm từ hàng nghìn năm trước, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu công nghệ nông nghiệp trồng lúa cho nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước ở châu Phi và Mỹ Latinh. Trong điều kiện an ninh lương thực bị đe dọa, khả năng này hoàn toàn hiện thực, bởi Việt Nam trồng lúa quanh năm với nhiều giống năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày). Lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới có thể là giải đáp tốt để giải quyết nạn đói, đôi khi khá triền miên ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.</p><p>- Cà phê: Sau Brazil, Việt Nam được cả thế giới biết là một cường quốc xuất khẩu cà phê. Niên vụ cà phê 2011-2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn cà phê, đạt giá trị gần 3,4 tỉ USD. Thương hiệu "Cà phê Việt" ngày càng được khẳng định ở đẳng cấp cao trên thị trường quốc tế. Hiện nay (2009) cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính là các nước Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan..., trong đó Đức và Mỹ luân phiên là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.</p><p>- Hạt điều: Trong năm 2012, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vươn tới kỷ lục mới với khoảng gần 1,5 tỉ USD. Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, cường quốc điều, để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu. Chất lượng nhân điều Việt Nam cũng được coi là số 1, thơm ngon hơn hẳn nhân điều Ấn Độ, Brazil hay Tanzania. Thị trường điều Việt Nam ở trên 100 quốc gia, trong đó tập trung chính ở một số nước: Mỹ chiếm 40%; Trung Quốc: 20%; Châu Âu: 20%; Nga, Trung Đông, Nhật Bản...</p><p>- Cao su: Cây cao su Hevea Brasiliensis nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) có mặt ở Việt Nam từ năm 1897. Đồn điền cao su đầu tiên ở nước ta có 400 cây giống, năm 1920, diện tích cao su đạt 7.000ha, cho sản lượng 3.000 tấn mủ. Vào năm 1945, diện tích cao su cả nước đạt 138.000ha. Sau ngày đất nước thống nhất, cây cao su đã được mở rộng trồng trên địa bàn cả nước. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam năm 2009 đã dự tính đến năm 2015 đưa diện tích cao su lên 50 vạn hecta, theo hướng phát triển đa ngành nhằm sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có, gia tăng giá trị sản phẩm và các lợi thế tiềm năng. Hiện nay, ngành cao su Việt Nam đứng thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Indonesia (năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu 1,01 triệu tấn cao su tự nhiên, thu về 2,85 tỉ USD) và đang có nhiều hứa hẹn để mở rộng thị trường tiêu thụ đến nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.</p><p>- Thủy sản: Trong 10 năm vừa qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có bước phát triển nhanh, đầy ấn tượng. Từ chỗ không có danh tiếng, đến nay thủy sản Việt Nam đã đứng vào nhóm 10 nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt 6,09 tỉ đô la Mỹ trong đó Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam.</p><p>- Hồ tiêu: Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2012 là một năm xuất khẩu thắng lợi của ngành hồ tiêu Việt Nam, là một trong những mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm qua, tăng tới 10,4% về kim ngạch so với năm 2011, đạt khoảng 119 nghìn tấn với kim ngạch 808 triệu USD.</p><p>- Gỗ: Riêng về mặt hàng đồ gỗ, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 3 - 5 tỉ USD hằng năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ 9 tháng đầu năm 2013 đã đạt trên 3,8 tỉ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.</p><p>Ngoài những mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao, nước ta còn có nhiều nông sản xuất khẩu khác phù hợp với những nước ôn đới trong mùa đông lạnh như rau củ quả, chè, v.v.. là các mặt hàng đang phát triển với tốc độ cao.</p><p>Là một nước nông nghiệp nhiệt đới, với hơn 71% cư dân làm nông nghiệp; với bản chất cần cù chịu khó và được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu… Việt Nam đã hình thành được nhiều vùng kinh tế sinh thái từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và tới đây là Tây Bắc và vùng ven biển... Tuy nhiên, nhìn chung sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu mạnh và thiếu sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Trung Quốc. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu là giống, công nghệ sau thu hoạch và chế biến.</p><p>Đối với lúa gạo, tổn thất sau thu hoạch thường từ 9 - 17%, thậm chí 20 - 30%, nghĩa là chúng ta mất khoảng 3.000 tỉ đồng hằng năm, một số tiền lớn hơn nguồn thu ngân sách của nhiều tỉnh hiện nay.</p><p>Trong sản xuất rau quả, đến nay cả nước đã có trên 600.000ha với sản lượng 4 - 5 triệu tấn/năm. Do sản phẩm không qua chế biến, tiêu thụ không kịp thời, giá thấp nên thu nhập của nông dân giảm sút từ 15 - 30%. Đất nước có nhiều loại cây quả đặc sản nhưng năng lực chế biến chỉ đạt chừng 2% sản lượng, phần lớn sử dụng dưới dạng tươi sống, thiếu cách thu hoạch và bảo quản thích hợp nên tổn thương cơ học và độ thối rữa rất cao.</p><p>Từ thực trạng hiện nay, để nông nghiệp nước ta có thể trở thành cường quốc cung cấp nông sản cho thế giới thì khoa học - công nghệ phải giữ vai trò trung tâm. Chiến lược khoa học công nghệ nông nghiệp cần tập trung tạo những đột biến về giống và công nghệ chế biến sau thu hoạch. Điều này chỉ có thể làm tốt khi có cơ chế chính sách, chế độ thích hợp nhằm thu hút chuyên gia, nhà nông học trong, ngoài nước, và nhất là doanh nghiệp phải đầu tư công sức và trí tuệ vào lĩnh vực này.</p><p><b>Trở thành cường quốc về kinh tế biển</b></p><p>Là một nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.126km, thềm lục địa rộng với hàng ngàn đảo giàu nguồn lợi thủy hải sản, dầu mỏ, khoáng sản, nguyên liệu hydrat, muối… Cùng với tài nguyên biển đảo là hệ thống cảng biển nước sâu (Cam Ranh, Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng...), nhiều vịnh đẹp và bãi biển nổi tiếng, như Hạ Long, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Phú Quốc, Mũi Né... Dọc theo bờ biển chạy dài còn biết bao bãi cát đẹp có thể xây dựng thành những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các resort, bãi tắm có tầm cỡ quốc tế. Tài nguyên và thế mạnh biển hiện có cho phép chúng ta khẳng định Việt Nam hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những cường quốc về kinh tế biển.</p><p>Nhìn vào bản đồ thế giới có thể thấy, nếu có một con kênh đào, kiểu kênh đào Panama hay kênh Suez, nằm giữa Thái Lan và Malaysia thì nước ta sẽ trở thành một trung tâm trung chuyển với dung lượng hàng hóa vô cùng to lớn. Chắc chắn khi đó, đảo Phú Quốc sẽ thay thế Singapore với năng lực lớn như cảng Amsterdam nổi tiếng của Hà Lan.</p><p>Lịch sử phát triển của các thành phố cảng lớn trên thế giới, như Chicago (Mỹ), Amsterdam (Hà Lan), Osaka (Nhật Bản)... giúp cho chúng ta rút ra nhận xét: về vị trí hàng hải ở nước ta thì không nơi nào tốt hơn vịnh Vân Phong. Các thành phố cảng nổi tiếng thế giới nói trên trong giai đoạn đầu đều là những đầu tàu kinh tế của Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản. Cùng với sự trỗi dậy của nền kinh tế châu Á, khối lượng hàng hóa giao dịch tăng lên nhanh chóng, trong khi hàng không không đủ sức đảm bảo, thì vận chuyển đường biển ngày càng có vai trò then chốt. Hàng hóa sẽ từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan, Campuchia, Lào... đi qua Việt Nam để đến với thế giới và ngược lại, sẽ là cơ hội để dịch vụ cảng biển Việt Nam có được những nguồn thu to lớn. Gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đóng tàu cho phép chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam đủ sức và có thể chiếm lĩnh được thị phần cao trong dịch vụ cảng biển, cũng như vận tải biển.</p><p>Hiện nay (2012), Chính phủ đang tập trung quy hoạch cho việc xây dựng Cụm cảng biển số 5 thuộc TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là cụm cảng lớn nhất nước, chiếm trên 40% lượng hàng hóa xuất nhập cảng của Việt Nam. Quy mô bốc xếp hàng hóa có thể đạt tới 600 triệu tấn/năm, lớn hơn cảng trung chuyển quốc tế Singapore (quy mô 400 triệu tấn hàng hóa/năm) và cảng trung chuyển quốc tế Rotterdam, Hà Lan (quy mô 500 triệu tấn hàng hóa/năm). Theo thông tin mới nhất, tàu của hãng Mal (Hà Lan) với trọng tải 100.000 tấn đã ra vào thành công tại khu vực cụm cảng. Điều này mở ra một triển vọng cho cảng Cái Mép - Thị Vải (cảng lớn nhất thuộc Cụm cảng biển số 5) trở thành một cảng trung chuyển quốc tế hàng đầu trong tương lai. Ngoài Cụm cảng biển số 5, miền Trung và miền Bắc cần lần lượt tập trung phát triển cảng Vân Phong và cảng Lạch Huyện.</p><p>Ngành khoa học công nghệ biển của Việt Nam hiện còn rất non trẻ, có thể nói là sơ khai. Số liệu điều tra cơ bản chưa nhiều, thiếu đồng bộ, tản mạn. Vì vậy, cần xây dựng ngành khoa học công nghệ biển để có hiểu biết cơ bản về điều kiện tự nhiên biển, cập nhật những hiểu biết này theo những biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc phát triển ngành khoa học biển sẽ góp tiếng nói vào việc quy hoạch sử dụng không gian các vùng duyên hải, cận duyên, đặc biệt là quy hoạch hệ thống cảng biển sao cho phù hợp với quy luật tự nhiên.</p><p>Đặc biệt cần chú trọng hướng vào xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển chủ yếu, là: Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong khảo sát, điều tra, thăm dò tài nguyên biển và đại dương; khai thác và chế biến hải sản; thăm dò và khai thác dầu khí; thăm dò và khai thác khoáng sản biển; du lịch biển; dịch vụ cảng biển và không gian biển; công nghiệp tầu thủy và vận tải biển…</p><p>Phải sử dụng công nghệ cao trong hàng loạt các hoạt động thăm dò và khai thác biển như: Công nghệ khai thác năng lượng biển; công nghệ thăm dò và khai thác hải sản xa bờ; công nghệ sinh vật biển, nghiên cứu chủ yếu để tạo ra các giống nuôi trồng mới ưu việt, các giống có tính đột phá để đẩy mạnh quá trình nuôi sản phẩm biển; công nghệ khai thác các loại dược phẩm, nghiên cứu vai trò tính tự nhiên của sinh vật biển, từ trong các sinh vật biển rút ra những chất kháng khuẩn, các chất kháng bệnh, kháng khối u, kháng già hóa, tạo nên những dược phẩm mới và thực phẩm dưỡng sinh tốt; công nghệ thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản đáy biển, nhất là công nghệ khai thác dầu khí, công nghệ khai thác kim loại đáy biển; công nghệ tổng hợp tài nguyên biển, trong đó có công nghệ làm nhạt nước biển, công nghệ tách, rút các nguyên tố K, Br, Li, U từ nước biển; công nghệ thăm dò môi trường biển để tăng khả năng dự báo về môi trường biển, đề phòng thiên tai, tăng năng lực bảo vệ môi trường biển…</p><p>Đồng thời, trong quá trình đó, cần có sự đầu tư, phối hợp, nghiên cứu một cách toàn diện để tạo thành sức mạnh tổng hợp, kết hợp được chặt chẽ giữa quốc phòng với khoa học công nghệ biển, kinh tế biển, chính trị trên biển. Quốc phòng trên biển mạnh sẽ là chỗ dựa cho bà con ngư dân, các lực lượng ra làm ăn trên biển.</p><p>Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Mặc dù Việt Nam đã có một số cảng “tầm cỡ khu vực”, thậm chí “tầm cỡ thế giới” nhưng trên thực tế (2012), nước ta vẫn chưa có cảng nào có thể tiếp nhận được tàu trọng tải 50.000DWT hoặc tàu container sức chở 3000TEU. Với những cảng biển hiện có, chúng ta đang rất lạc hậu so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển quốc gia có vai trò to lớn, quyết định đến kết quả sự phát triển của đất nước.</p><p>Hoạt động của một cảng biển có thể đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn, chẳng hạn như cảng Rotterdam của Hà Lan - hiện là cảng lớn nhất châu Âu, cảng London của Anh, Hamburg của Đức, Antwerp của Bỉ… Để đáp ứng được tốc độ phát triển cao của Việt Nam trong giai đoạn tiến ra biển tới đây, cần phải nới rộng tầm nhìn trong quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam. Bởi vậy, tiêu chí thời gian để quy hoạch cho hệ thống cảng biển quốc gia không thể là 20 năm, mà phải là 50 năm, hay lâu hơn nữa, nhằm tạo điều kiện cho ngành kinh tế biển của Việt Nam có những bước tiến theo kịp và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong đó, ngoài việc đang hình thành 5 cảng container liên doanh có cùng quy mô cũng để đón tàu container sức chở 6000TEU cập bến vào năm 2009 - 2010 ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt cần phải tập trung đẩy mạnh đầu tư ngay vào việc xây dựng một cảng trung chuyển tầm cỡ thế giới (gồm cảng container, cảng tổng hợp, cảng chuyển tải nhiên liệu...) ở nước ta.</p><p>Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa 10 đã xác định: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. Định hướng chiến lược đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển Việt Nam là: "Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, tăng cường cũng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước...".</p><p>Nhấn mạnh 2 nội dung của định hướng phát triển trên đây, nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu “Phát triển nước ta thành cường quốc nông nghiệp và cường quốc kinh tế biển của thế giới” thì mọi vấn đề về phát triển đất nước đều đã tập trung vào khu vực chiếm hơn 80% dân số cả nước với phần lớn là nông dân. Nếu làm tốt 2 nội dung này, chúng ta sẽ giải quyết cơ bản vấn đề an sinh xã hội, giải quyết được cả 3 vấn đề lớn, mang tính sống còn mà toàn thế giới đang hết sức quan tâm, đó là: An ninh lương thực; An ninh năng lượng và An ninh môi trường. Đảm bảo được những vấn đề an ninh nêu trên, cũng là đã giải quyết được những mục tiêu nêu trong chiến lược phát triển bền vững trong những thập niên tới của quốc gia.</p><p>Và điều cực kỳ quan trọng, Việt Nam phải tranh thủ mọi thời cơ và nguồn lực để trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin (nói riêng) và khoa học công nghệ (nói chung), bởi đó là những chìa khóa quan trọng nhất cho sự phát triển đột phá trong thời đại ngày nay. Chúng tôi sẽ trao đổi ở phần sau. (còn tiếp)</p><p><b>TS Nguyễn Văn Lạng</b> - Chủ tịch Hội Thông tin KH-CN Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 2: Năm vấn đề lớn mang tính toàn cầu về an ninh https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-2-nam-van-de-lon-mang-tinh-toan-cau-ve-an-ninh-228189.html Mon, 13 Jan 2025 06:41:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-2-nam-van-de-lon-mang-tinh-toan-cau-ve-an-ninh-228189.html Như bài 1 chúng tôi đã nêu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều đang phải đối mặt và phải tìm kiếm giải giải pháp cho 5 vấn đề lớn có tính toàn cầu hiện nay về an ninh. Đó là: An ninh tài chính; An ninh lương thực; An ninh năng lượng; An ninh môi trường; An ninh chính trị, xã hội. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 2: Năm vấn đề lớn mang tính toàn cầu về an ninh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">13/01/2025 06:41</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Như bài 1 chúng tôi đã nêu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều đang phải đối mặt và phải tìm kiếm giải giải pháp cho 5 vấn đề lớn có tính toàn cầu hiện nay về an ninh. Đó là: An ninh tài chính; An ninh lương thực; An ninh năng lượng; An ninh môi trường; An ninh chính trị, xã hội.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>1. An ninh tài chính </b></p><p>Trong cục diện địa - thông tin toàn cầu, những đột phá của công nghệ truyền thông và viễn thông hiện đại đã phá tan bức tường không gian-thời gian, khiến cho một lượng khổng lồ những phi vụ giao dịch tài chính được thực hiện qua các mạng tài chính điện tử toàn cầu, liên thông với nhau theo kiểu “bình thông nhau”. Đặc điểm của hình thức giao dịch này là tốc độ cực nhanh, tạo nên một khối lượng tiền ảo khổng lồ, có giá trị gấp hàng trăm ngàn lần giá trị số lượng đồng tiền thật, khiến không một ai, hay nước nào, tổ chức nào có thể kiểm soát nổi. Điều này đã tạo thành cơn sóng thần tài chính, phá tan hệ thống tài chính ngân hàng của các nước phát triển. Chỉ riêng ở nước Mỹ, nếu luân chuyển tiền tệ trong một tháng, mới chỉ ở mức hơn 3.000 tỉ USD vào năm 1910, thì tới năm 2000 đã lên tới 571.000 tỉ USD, với hơn 100.000 giao dịch tài chính hằng ngày.</p><p>Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ, bắt đầu từ nửa cuối năm 2007, đã lây lan trên quy mô toàn cầu một cách nhanh chóng, khiến toàn bộ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới bị chao đảo, tê liệt. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu thua lỗ nặng, đã gây hiệu ứng sụp đổ đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển.</p><p>Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, đã kéo theo Nhật Bản và các nền kinh tế lớn nhỏ của châu Âu đều rơi vào suy thoái, như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, cũng như các nền kinh tế mới chuyển đổi như Ba Lan, Hungary, hay các nền kinh tế nhỏ như Iceland, hoặc các nước vùng Baltic, buộc chính phủ các nước này phải chi ra hàng nghìn tỉ USD để chống đỡ, hoặc phải cầu cứu nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Các nền kinh tế dựa vào dầu mỏ, như Ả Rập Saudi, Iran, Nga, Venezuela cũng đang chao đảo. Giá cả tăng vọt vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 gây biến động lớn tại 30 nước. Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan - bốn con rồng châu Á, cũng bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, dù đã bơm hàng chục tỉ USD. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan… đang gánh chịu hệ quả của chiến lược định hướng xuất khẩu do nhu cầu tại Mỹ, châu Âu sụt giảm do khủng hoảng.</p><p>Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" (WEO) được công bố trước hội nghị thường niên Mùa xuân 2009, họp trong 2 ngày 25 - 26.4 tại Washington (Mỹ), IMF cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay tác động bất lợi tới hoạt động thương mại quốc tế, với khối lượng thương mại dự kiến giảm 11% năm 2009, kinh tế thế giới sẽ giảm 1,3% năm 2009, lần suy giảm đầu tiên trong 60 năm qua và chỉ tăng 0,6% năm 2010.</p><p>Qua cuộc khủng hoảng tài chính này, các nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức và các định chế quốc tế có thể cũng có những nhận định sau đây:</p><p>- Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng tới mọi nước trong cục diện địa chính trị thế giới. Việc giá dầu thế giới giảm mạnh từ 147 USD/thùng xuống còn dưới 50 USD/thùng đã gây ra những tác động tiêu cực đối với nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ, như Nga, Venezuela, Iran, Iraq trong việc khôi phục hoạt động của các mỏ dầu ở các nước này, có thể buộc các nước phải giảm bớt lập trường cứng rắn trong chính sách đối ngoại, cũng như cản trở các nước đồng minh của Mỹ duy trì những chương trình chống khủng bố.</p><p>- Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nhà nước trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Nếu vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã thịnh hành trường phái kinh tế “Tân tự do” dựa trên 3 trụ cột là: Tự do hóa, tư nhân hóa, giải điều tiết, thì cuộc khủng hoảng lần này đã làm sụp đổ học thuyết đó và khơi dậy lại lý thuyết Keynes về việc đề cao vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Chẳng hạn, do 5 ngân hàng châu Âu sụp đổ, nên các chính phủ ở châu Âu phải tiến hành mọi biện pháp để bảo đảm và ứng cứu cho các ngân hàng. Còn nước Mỹ, do sợ gặp phải khủng hoảng kép là khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ nếu đồng tiền USD bị sụp đổ, nên trong hai tuần biến động, Fed và Bộ Tài chính đã quyết tâm ngăn sự sụp đổ tệ hại nhất của ngành ngân hàng bằng cách quốc hữu hóa hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, là Fannie Mae và Freddie Mac, tiếp quản Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ AIG; nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi, tạm thời cấm bán khống đối với các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, họ đã chi 700 tỉ USD mua lại chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp...</p><p>- Các nền kinh tế trong một thế giới được toàn cầu hóa đang nằm trong sự tùy thuộc (interdependence) ở mức độ cao. Đã xuất hiện một cơ chế xử lý khủng hoảng đại diện cho cả các nền kinh tế phát triển, lẫn các nền kinh tế đang phát triển, đó là G-20. Mặc dù cơ chế này chứa đựng không ít khuyết tật, song đây vẫn được coi là một “hiện tượng” mới của thời đại. Riêng Trung Quốc, tính đến cuối năm 2008 đã đầu tư tổng cộng gần 900 tỉ USD vào việc mua công trái chính phủ Mỹ; từ 550 - 600 tỉ USD vào việc mua trái khoán của các thiết chế tài chính liên quan chính phủ Mỹ, như Fannie Mae và Freddie Mac. Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư khoảng 150 tỉ USD vào trái khoán của các doanh nghiệp; 40 tỉ USD vào cổ phiếu Mỹ. Nhìn bề ngoài, dường như Mỹ đang tùy thuộc vào Trung Quốc, nhưng về thực chất, đây là sự đầu tư nhằm giữ sự ổn định cho tổng số tài sản ngoại tệ của Trung Quốc, do Cục Quản lý ngoại tệ quốc gia Trung Quốc, các ngân hàng nhà nước và công ty đầu tư của Trung Quốc quản lý. Tính đến cuối năm 2008, số tiền ấy đã lên tới khoảng 2.350 tỉ USD (tương đương 50% GDP của Trung Quốc), khi mà đồng USD đang có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào tại thị trường tài chính quốc tế.</p><p>- Cuộc khủng hoảng tài chính lần này tại các nước phát triển nhất thế giới báo hiệu thời đại Pax Americana - Nền hòa bình thế giới dưới sự bá chủ của Mỹ, sẽ kết thúc. Trong một tương lai không xa, thế giới sẽ sống trong nền hòa bình dưới sự bá chủ kinh tế của Trung Quốc - gọi là Pax Sinica, mà theo GS Niall Ferguson (Khoa Lịch sử kinh tế, Đại học Harvard, Mỹ) nhận định, thì đây “không phải là sự lựa chọn, mà là vấn đề thời gian và định mệnh".</p><p><b>2. An ninh năng lượng</b></p><p>Cho đến nay, phần lớn các nguồn năng lượng mà nhân loại đang sử dụng đều bắt nguồn từ năng lượng hóa thạch, như than đá, dầu mỏ, khí đốt - là các loại năng lượng dưới dạng tài nguyên không thể tái tạo, được khai thác từ lòng đất và các đại dương. Trong giai đoạn tới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng năng lượng tái tạo đóng một vai trò quan trọng trong bài toán an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Theo các dự báo chính thức, nguồn năng lượng tự nhiên hiện nay của thế giới sẽ cạn kiệt trong thời gian tới, trong đó dự báo nguồn dầu mỏ thương mại trên thế giới sẽ chỉ còn đủ dùng khoảng 60 năm, khí tự nhiên 80 năm, than 150 - 200 năm.</p><p>Quỹ Quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cho biết con người đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra nguồn tài nguyên mới của hành tinh. Theo báo cáo của WWF, hiện nay con người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái đất. Trong giai đoạn 1970-2000, con người đã khai thác và sử dụng hết tới 40% số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển. Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% trong giai đoạn 1961-2000. Ông Martin, người đứng đầu tổ chức WWF nhận định: "Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó. Chúng ta đã sử dụng nhưng không nghĩ đến chuyện phải "trả nợ" cho thiên nhiên, trừ khi chính phủ mỗi quốc gia phải cân bằng được giữa nguồn tiêu thụ và tái tạo nó".</p><p>Bởi vậy, vấn đề an ninh năng lượng đang trở nên cấp bách. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới nói chung và các nước ASEAN nói riêng, cũng đang hành động để tăng cường an ninh năng lượng. Lời giải cho bài toán này, đó cũng là các năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt...) và tìm ra các nguồn năng lượng mới (hydro, nhiệt hạch...). Điều đó có thể góp phần xóa đi hàng loạt cuộc chiến tranh dầu mỏ, hay những cuộc khủng hoảng dầu mỏ… đang có nguy cơ xảy ra. Chẳng hạn, các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở những vùng mà tình hình chính trị luôn bất ổn và mỗi khi khủng hoảng dầu mỏ diễn ra, kinh tế thế giới lại biến động… Đồng thời, con người nên ngưng lại việc sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, lãng phí, và phải khôi phục lại những nguồn tài nguyên đã bị tiêu thụ một cách mất cân đối giữa sự phát triển và công nghiệp hóa của thế giới.</p><p><b>3. An ninh lương thực</b></p><p>Theo dự báo của Tổ chức Lương thực, nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), trong năm 2009, số người thiếu ăn trên thế giới vượt mức 1 tỉ, so với 963 triệu người vào cuối năm 2008. Nguy cơ những người nghèo bị thiếu ăn, theo ông Jacques Diouf - Tổng giám đốc FAO, sẽ còn gia tăng với tình trạng các kho dự trữ lương thực trên thế giới đã xuống mức thấp nhất từ 30 năm nay, trong lúc công việc sản xuất ngày càng bị hiện tượng biến đổi khí hậu đe dọa. Ông Diouf kết luận: ''Khủng hoảng lương thực không những vẫn còn đó, mà lại còn bị khủng hoảng kinh tế tài chính làm cho gay gắt thêm”. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ tạo ra khoảng 100 triệu ''người đói mới'' do việc hàng chục triệu người tại các nước nghèo bị mất công ăn việc làm.</p><p>Tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp của các quốc gia G8 gồm Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Pháp, Canada, Anh và Ý họp bàn về vấn đề lương thực thế giới, tại Ý ngày 20.4.2009, Giám đốc Quỹ phát triển lương thực thế giới (FIDA), ông Kanayo Nwanze đã tuyên bố “Tới năm 2050, tổng sản phẩm lương thực thế giới buộc phải tăng gấp đôi mới đáp ứng đủ nhu cầu của con người trên hành tinh, để có thể nuôi dân số sẽ lên đến 9 tỉ người. Đó là điều đặt ra mà nền nông nghiệp thế giới phải đáp ứng trong điều kiện dân số thế giới phát triển bình thường như hiện nay”. Ông Ambroise Mazal, thuộc Ủy ban Công giáo chống nạn đói và vì phát triển (CCFD), tại hội nghị cũng đã nhắc nhở "Những nước giàu phải giữ lời hứa hỗ trợ nông nghiệp các quốc gia đang phát triển. Trên thực tế, trong số 22 tỉ USD cam kết nhân Hội nghị thượng đỉnh FAO vào tháng 6.2008, cho đến giờ chỉ mới có hơn 2 tỉ USD được thực sự giải ngân”.</p><p>Vấn đề này đòi hỏi lãnh đạo các quốc gia, đặc biệt là các nước G8, phải có biện pháp, chính sách tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, phải vạch ra một kế hoạch hành động cụ thể để tạo ra những thay đổi khuynh hướng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, xác lập những vấn đề, lĩnh vực then chốt đối với tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu.</p><p><b>4. An ninh môi trường</b></p><p>Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải, trong đó nổi bật nhất có các nhóm vấn đề:</p><p>- Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, nước, tài nguyên khoáng sản, động-thực vật, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt...).</p><p>- Nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống: ô nhiễm nước, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn...</p><p>- Những tai biến của thiên nhiên: động đất, núi lửa, bão lũ, hạn hán, các cơn bão từ vũ trụ xuống trái đất, sự va chạm giữa các hành tinh... Nếu như ở thế kỷ 18, Malthus mới đưa ra cái gọi là Quy luật về sự giảm dần sự phì nhiêu của đất đai, tới thế kỷ 19 Thomson và Cruise mới đặt vấn đề về sự cạn kiệt các nguồn năng lượng trên trái đất, thì thế kỷ 20 và nhất là đầu thế kỷ 21 con người đã phải cấp bách đặt ra vấn đề nguy cơ cạn kiệt toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tái tạo và không tái tạo trên hành tinh này, đặc biệt là các nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than đá), nước ngọt và sạch, rừng... Đi kèm với quá trình cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nạn ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng hơn. Tài nguyên càng cạn kiệt, có nghĩa là số tài nguyên bị khai thác để đưa vào sản xuất và chế biến càng lớn, trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện của nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp, thì càng có nhiều chất thải độc hại đi vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm, làm cho chất lượng môi trường sống ngày càng xấu hơn.</p><p>Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả của chúng chưa thể nào lường trước được, trong đó, đặc biệt nguy hiểm và nan giải là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, mưa a xít, sa mạc hóa, sự giảm dần độ đa dạng sinh học... làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên trên trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống.</p><p>Một trong những biến đổi sinh thái nguy hiểm nhất là sự biến đổi khí hậu trái đất. Sự biến đổi này là hậu quả tổng hợp, tất yếu của các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Biểu hiện đầu tiên và nguy hiểm nhất là sự tăng lên nhiệt độ trung bình của trái đất, theo dự đoán vào giữa thế kỷ 21 là từ 1,5°C đến 4,5°C, và kéo theo nó là biết bao hiểm họa khác. Theo ông G.B. Brôn-tơ-man, nguyên Chủ tịch Ủy ban Môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc, thì trừ chiến tranh hạt nhân ra, sự biến đổi của khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người. Nó không những đe dọa sự tồn vong của loài người, mà còn uy hiếp cả tương lai của Trái đất.</p><p>Khí CO2 là nguyên nhân chính ngăn chặn khoảng 63% nhiệt lượng Trái đất trên bầu khí quyển. Hiện tại, mỗi năm con người đang thải ra khoảng 7,9 Gton (tỉ tấn) carbon (ở đây tính khối lượng carbon dựa trên đương lượng hóa học thì trong 3,7 tấn CO2 có chứa 1 tấn carbon) từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, cộng thêm từ 1 - 2 Gton C của thảm họa cháy rừng.</p><p>Giới hạn nguy hiểm chính là mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên +2°C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp. Gần đây, con số +2°C đã được Liên Hợp Quốc, Hội đồng châu Âu, các chính phủ Anh, Đức và Thụy Điển thông qua. Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng +2°C, một khi mật độ CO2 có trong bầu khí quyển chạm mức 450ppm (phần triệu) - theo thống kê trong Báo cáo quan trắc lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC). 1ppm CO2 = 2 Gton C. Hiện nay, mật độ khí CO2 có trong bầu khí quyển là 390ppm, vì con người đã thải ra tổng cộng 370 Gton C trong thời kỳ công nghiệp hóa. Và như thế có nghĩa là con người chỉ được phép thải ra thêm 60ppm khí CO2, hay 200 Gton C, tương ứng với mục tiêu 450ppm của +2°C.</p><p>Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2°C hoặc 3°C, vì đó sẽ là nhiệt độ của kỷ giữa Pliocene (thời kỳ cuối thứ 3 trong lịch sử Trái đất) và đó là một hành tinh hoàn toàn khác. Vùng băng giá sẽ không còn tồn tại ở hai cực Trái đất trong mùa nóng nữa và mực nước biển sẽ dâng cao hơn 25m. Từ năm 1953-2006, lớp băng trên Bắc Băng Dương đã suy giảm khoảng 7,8% mỗi thập niên. Các sông băng và núi băng chiếm khoảng 60% lượng băng trên toàn thế giới cung cấp nước cho các đại dương và tốc độ tan chảy này đang gia tăng từ cuối năm 2006, với tổng thể tích tan thành nước là 416 tỉ mét khối, với mức tăng gần 50 tỉ mét khối/năm. Bởi vậy, mực nước biển dâng cao (Sea level rise - SLR) là điều không thể tránh khỏi.</p><p>Theo IPCC, khi SLR dâng cao hơn 1m, nước Bangladesh sẽ mất khoảng 1/5 diện tích, còn hơn 2.000 dặm vuông ở vùng duyên hải và đô thị bang North Carolina (Mỹ) sẽ nằm dưới mực nước biển. Với 30 trong số các thành phố lớn nhất của thế giới đang nằm gần biển, 1m thủy triều dâng sẽ đẩy trực tiếp 300 triệu người vào tình trạng nguy hiểm. Các hãng bảo hiểm sẽ có khả năng vỡ nợ do đang nguy cơ ngồi trên “đống lửa”, vì tính cho đến năm 2004, tổng trị giá tài sản được mua bảo hiểm ở vùng duyên hải Florida là 1.937 tỉ USD, ở New York là 1.902 tỉ USD. <br></p><p>Bước vào thế kỷ 21, ngoài 3 nhóm vấn đề nêu trên, thuộc nhóm các vấn đề thuôc môi trường vật chất, chúng ta còn quan sát thấy có thêm một nhóm vấn đề thứ 4, đang ngày càng gây bức xúc mọi quốc gia và người dân. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường tinh thần của con người. Trong lĩnh vực tinh thần, sự ô nhiễm văn hóa, ô nhiễm đạo đức khó nhìn thấy, nhưng sự hủy hại thì thật khó lường. Ở đây có thể nêu ra các vấn đề như:</p><p>Tham nhũng: Là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác. Đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần. Chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc liệt hơn. Tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội, mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. Chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người.</p><p>Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này. Việc truyền thống bí mật của ngân hàng Thụy Sĩ đang bị lung lay bởi cuộc chiến chống tham nhũng có tính toàn cầu đã cho thấy việc làm bất chính của các nhà lãnh đạo tham nhũng của các quốc gia sẽ có khả năng bị phanh phui trong một tương lai không xa. Chẳng hạn, ngày 12.2.2009, Bộ Tư pháp Thụy Sĩ đã phủ nhận số tiền 6 triệu USD thuộc về sở hữu của gia đình cựu Tổng thống Duvalier (Haiti) đang được gửi trong tài khoản của một ngân hàng tại nước này. Tòa án đã ra lệnh trả lại số tiền trên cho đất nước nghèo này ở Mỹ Latinh.</p><p>Mạng internet là một món lợi bất ngờ, nhưng là một nguy cơ tiềm ẩn hết sức to lớn. Những hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, hàn the, formol “đầu độc” thể xác con người. Song, có một thứ “độc tố” đáng sợ hơn, không chỉ làm ô nhiễm đời sống tinh thần của cả xã hội mà còn “đầu độc” các thế hệ trẻ, khủng khiếp hơn cả ma túy, mại dâm. Đó là những trang “web đen” trên mạng internet. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của internet, công nghệ mạng kỳ diệu này đã biến thành công cụ “truyền nhiễm” văn hóa đồi trụy, hủy hoại những giá trị văn hóa, đạo đức của mọi nước mà các thế hệ trước đó hàng trăm năm đã dày công xây dựng, giữ gìn.</p><p>Rửa tiền (Money Laundering): Là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì hằng năm có khoảng 640 tỉ - 1.600 tỉ USD, tức là khoảng 2 - 5% GDP toàn cầu, là tiền bẩn. Phân nửa số này từ các nước ngoài Tây phương chảy vào các nước Tây phương, một phần tư là giữa các nước Tây phương. Khoảng 250 tỉ USD tiền bẩn này vào Mỹ (số tiền này còn lớn hơn tổng doanh thu của các công ty Mỹ trong công nghiệp vũ khí, dầu hỏa và máy bay). Từ đầu thập niên 1990, do hầu hết quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và ngược lại, là hoàn toàn tự do. Lượng tiền hoán đổi hằng ngày đã tăng từ 590 tỉ USD năm 1989 lên 1,88 ngàn tỉ năm 2004. Do đồng đô la Mỹ, hay euro được chính thức sử dụng chung, hoặc được công nhận như là nội tệ bán chính thức, một số công cụ tài chính mới (như các loại hợp đồng chứng khoán) đã xuất hiện (có thứ phức tạp đến độ ít người hiểu nổi!). Nhờ thế, nhiều lượng tiền (sạch, hay bẩn) khổng lồ đều có thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan công quyền.</p><p>Mặt khác, do độ mở cửa kinh tế ở hầu hết mọi nước đã tăng vọt, nhất là từ 10 - 15 năm gần đây, hầu như mọi ngân hàng, công ty tài chính, giao dịch chứng khoán... đều có đối tác quốc tế, thậm chí có thể 100% là của nước ngoài. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gầp ba (từ 6,8 ngàn tỉ USD năm 1990 đến 19,9 ngàn tỉ năm 2005), mức độ phức tạp của nó cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch. Càng dễ dàng hơn nữa nếu người rửa tiền chịu đút lót ngân hàng, hoặc trả “hoa hồng” cao hơn bình thường. Bởi vậy, các chính phủ cũng như các công ty tư nhân ngày càng nỗ lực thu hút vốn từ khắp nơi, dưới dạng đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp. Từ năm 1990 đến 2000, tổng số lượng đầu tư gián tiếp quốc tế đã tăng gấp mười lần (từ 5 tỉ đến 50 tỉ USD mỗi năm), đầu tư trực tiếp gần gấp ba (209 tỉ năm 1990 đến 560 tỉ năm 2003).</p><p>Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền làm sai lệch các thống kê kinh tế, làm ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính. Ở các nước kém phát triển, thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề nhức nhối nhất. Trái lại, các nước phương Tây thì xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến khủng bố là quan trọng nhất và không hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác. Để chống rửa tiền, vấn đề rõ ràng ở đây là là cần phải có sự quyết tâm của các lãnh đạo mọi quốc gia, và sự phối hợp toàn cầu.</p><p>Thế kỷ 20 đã vĩnh viễn qua đi với tính cách là một thời kỳ phát triển “hoàng kim”, “thời vàng son”. Trong thiên niên kỷ mới, toàn thể nhân loại, các nhà lãnh đạo mọi quốc gia, tổ chức và các định chế quốc tế đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, với sự đòi hỏi cao hơn và nhiều hơn về lý trí, sự tư duy khoa học. Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đã nêu và những đòi hỏi về những tư duy mới đó.</p><p><b>5. An ninh chính trị, xã hội</b></p><p>Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, mối quan hệ giữa khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa có dấu hiệu thay đổi. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 và các nước Liên Xô cũ tan rã năm 1991, nhiều nước Đông Âu và các nước Liên Xô tái hiện các cuộc chiến tranh sắc tộc giống như Afganistan, Iran, Thái Lan, Philippines, Chenya, Bosnia… Xu hướng thế giới đang hình thành các quốc gia nhỏ với chủ thể là một hay nhiều sắc tộc. Các tổ chức, lực lượng khủng bố ra đời, hoạt động mạnh mẽ và có vũ trang, thậm chí áp dụng công nghệ mới trong khủng bố (vụ khủng bố ngày 11.9.2001 làm gần 3000 người chết và sụp đổ tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới tại New York, các vụ đánh bom liều chết nhằm vào đại sứ quán các nước…) Ngay trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, nhiều cuộc biểu tình, bạo động giành chính quyền của một số nước ở khu vực Trung Phi, Trung Đông cũng thường xuyên xảy ra (Ai Cập, Yemen…) (còn tiếp)</p><p><b>TS Nguyễn Văn Lạng</b> - Chủ tịch Hội Thông tin KH-CN Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ</p><p>Bài 1: <a href="https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-1-boi-canh-kinh-te-the-gioi-va-cac-van-de-toan-cau-trong-thap-nien-dau-the-ky-21-228168.html">https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-1-boi-canh-kinh-te-the-gioi-va-cac-van-de-toan-cau-trong-thap-nien-dau-the-ky-21-228168.html</a></p><div class="sc-empty-layer"></div> Giá trị của những ông bầu trong bóng đá Việt Nam: Nguyễn Đức Thụy trở lại và lợi hại hơn xưa! https://1thegioi.vn/gia-tri-cua-nhung-ong-bau-trong-bong-da-viet-nam-nguyen-duc-thuy-tro-lai-va-loi-hai-hon-xua-228175.html Sun, 12 Jan 2025 13:38:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/gia-tri-cua-nhung-ong-bau-trong-bong-da-viet-nam-nguyen-duc-thuy-tro-lai-va-loi-hai-hon-xua-228175.html Tên tuổi Nguyễn Đức Thụy bỗng nổi bật khi ở tuổi 35 ông đã đình đám trở thành ông chủ của Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn Xuân Thành vào năm 2011. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Giá trị của những ông bầu trong bóng đá Việt Nam: Nguyễn Đức Thụy trở lại và lợi hại hơn xưa!</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Đặng Hoàng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">12/01/2025 13:38</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tên tuổi Nguyễn Đức Thụy bỗng nổi bật khi ở tuổi 35 ông đã đình đám trở thành ông chủ của Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn Xuân Thành vào năm 2011.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chính xác khi đó ông là Chủ tịch HĐQT Xuân Thành Group, ông mua suất hạng Nhất của Hòa Phát V&amp;V. Tháng 10.2010, ông Thụy chuyển đội bóng vào TP.HCM với tên gọi mới: Sài Gòn Xuân Thành.</p><p><b>Bất đồng với VFF và VPF</b></p><p>Với sự đầu tư cả trăm tỉ đồng/mùa, giá cao ngất ngưởng đương thời, lực lượng CLB SGXT trở nên hùng hậu với những bản hợp đồng choáng ngợp gồm Phước Tứ, Đình Luật, Tấn Trường, Huỳnh Kesley... Do đó không khó để SGXT ngay lập tức đoạt được chức vô địch Giải hạng nhất 2011, vô địch Cúp quốc gia 2012 và hạng 3 V-League 2012.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/12/lp.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/12/lp.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/12/lp.jpg" alt="lp.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="239635"><figcaption>LPBank đã là nhà tài trợ chính cho V-League trong 3 mùa liên tiếp kể từ 2024/2025</figcaption></figure><p>CLB SGXT khi đó là niềm vui của người hâm mộ bóng đá thành phố, sân vận động Thống Nhất ngày đó luôn có khoảng 10.000 khán giả đến xem và cổ vũ đội bóng có nhiều cầu thủ ngôi sao này thi đấu. Thậm chí trận đấu quyết định ngôi vô địch V-League 2012 giữa SGXT và Hà Nội T&amp;T đã vỡ sân và buộc sân Thống Nhất phải đóng cửa trước 30 phút để đảm bảo an toàn khi bên trong không còn chỗ trống còn bên ngoài hàng ngàn người đập cửa muốn vào.</p><p>Nhưng SGXT đã không thể vô địch. Cuối năm 2012, ông Thụy nhường chức chủ tịch CLB cho em trai Nguyễn Xuân Thủy, đồng thời ngân sách đầu tư cũng bị cắt giảm đi rất nhiều. Chuyện gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, ông Xuân Thủy tuyên bố bỏ giải và xóa sổ CLB SGXT khi V-League 2013 chỉ còn 2 vòng đấu. Lý do được ông Thủy đưa ra là vì bức xúc với án phạt trừ 4 điểm của ban kỷ luật VFF do thi đấu thiếu tích cực trong trận đấu với chủ nhà Kiên Giang.</p><p>Ông Xuân Thủy sau đó đã chia sẻ với truyền thông như sau: "Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền của, công sức vào đội bóng nhưng VFF và VPF đã không mang đến sân chơi công bằng cho các đội tham dự. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhà tài trợ là Tập đoàn Xuân Thành. Vì vậy sau khi bàn bạc, nhà tài trợ Xuân Thành đã quyết định dừng đầu tư cho CLB, buộc đội bóng dừng thi đấu ở hai vòng cuối V-League 2013".</p><p>Nói như vậy để thấy rằng việc “ra đi” của XTSG là điều đã được dự liệu, khi đó có luồng dư luận cho rằng đó là một nước cờ cao của VFF và VPF nhằm giảm sức ép cho chính mình khi SGXT luôn khiến VFF và VPF đau đầu trong qua trình vận hành, quản lý V-League nói riêng và cả nền BĐVN nói chung.</p><p>CLB SGXT xóa sổ và đó là thực trạng chung của bóng đá nước nhà khi sau đó hiện tượng này vẫn được lặp lại ở mọi cấp độ trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam từ V-League cho đến Hạng Nhất.</p><p>Cho đến nay, cuộc chia tay BĐVN của ông Nguyễn Đức Thụy hơn 10 năm trước vẫn để lại một dấu hỏi: cuộc xung đột giữa ông chủ CLB SGXT với VFF và VPF kết thúc với hiện tượng CLB SGXT bị xóa tên trên bản đồ BĐVN liệu có dẫn đến một kết quả tươi sáng cho V-League và BĐVN hay chỉ là một nước cờ tình thế kiểu “thí tốt”?</p><p><b>Ngày trở lại sau hậu trường</b></p><p>Thế rồi khi Câu lạc bộ Công an Nhân Dân giành suất lên V-League và thi đấu V-League mùa bóng 2023 với tên gọi Công an Hà Nội, tên tuổi Nguyễn Đức Thụy trở lại với BĐVN, chính xác là V-League khi ông là Chủ tịch HĐQT ngân hàng LPBank, nhà tài trợ vô điều kiện cho CLB CAHN mà không cần quảng cáo bất kỳ dòng chữ hay thương hiệu nào trên trang phục cũng như ở bất cứ nơi đâu của CLB CAHN.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/12/thuy.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/12/thuy.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/12/thuy.jpg" alt="thuy.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="239638"><figcaption>Ông Nguyễn Đức Thuỵ (thứ 3 từ trái qua) trong lễ xuất quân mùa giải Hạng Nhất 2024/2025 của CLB quê hương: Phù Đổng Ninh Bình</figcaption></figure><p>Cũng theo con đường đã đi của CLB SGXT, với số tiền tài trợ của LPBank, CLB CAHN đã nhanh chóng trở thành thế lực mới của BĐVN khi tập hợp được lực lượng hùng mạnh và CLB CAHN đã trở thành CLB thứ hai trong lịch sử BĐVN: vô địch V-League ngày mùa đầu tiên lên hạng!</p><p>Sau hai mùa tài trợ cho CLB CAHN (2023, 2023/2024), ở mùa 2024, LPBank tài trợ cho CLB Trẻ TP.HCM thi đấu giải Hạng Nhì và đội đã xuất sắc giành suất lên Hạng Nhất thi đấu mùa bóng 2024/2025.</p><p>Thế nhưng, trong khi Giải Hạng Nhất 2024/2025 đứng trước nguy cơ nhiều đội bỏ giải do thiếu kinh phí hoạt động, trong đó có CLB Long An đã chính thức gửi công văn đến VFF và VPF thông báo rời cuôc chơi thì ông Thụy đã ra tay cứu nguy. Ông không chỉ quyết định để LPBank tài trợ CLB Long An mà còn hỗ trợ kinh phí cho Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Hòa Bình, Nha Trang, Trẻ TP.HCM, Long An và đầu tư đến nơi đến chốn cho CLB Phù Đổng Ninh Bình (PĐNB) – quê hương của ông.</p><p>Tính ra LPBank đã hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 7/11 đội thi đấu ở giải Hạng Nhất. Chưa hết, khi V-League khó khăn trong việc kiếm nhà tài trợ chính cho giải, một lần nữa LPBank lại tiên phong đảm nhận khi trở thành nhà tài trợ chính thức cho V-League trong 3 mùa giải liên tiếp và bắt đầu từ mùa giải 2024/2025.</p><p><b>Lá bài tẩy Nguyễn Hoàng Đức: chiến lược lùi 1 bước tiến nhiều bước của Nguyễn Đức Thụy</b></p><p>Như vậy đã quá rõ, những gì ông Thụy đã và đang đầu tư rải đều ở nhiều nơi trên khắp các sân cỏ Việt Nam suốt gần hai năm qua, cho thấy ông đã thay đổi chiến lược cùng tầm nhìn khi quay lại với BĐVN.</p><p>Sau thời gian hoạt động sau cánh gà, mùa bóng này, ông Thụy quyết định tập trung đầu tư vào đội bóng quê hương PĐNB. Đó là lý do ông đã có những bản hợp đồng đình đám mà nội bật hơn cả là chữ ký của hai tuyển thủ quốc gia: thủ môn Đặng Văn Lâm và nhạc trưởng Nguyễn Hoàng Đức!</p><p>Không ít ý kiến tiêu cực về Hoàng Đức khi đấu cho đội Hạng Nhất PĐNB do tài năng của Đức có thể tỏa sáng ở môi trường Nhật Bản và như thế sẽ có lợi hơn cho BĐVN.</p><p>Thế nhưng Hoàng Đức bây giờ làm sao so được với Kiatisak thời điểm mà Kiatisak là số 1 Đông Nam Á và vẫn đến thi đấu cho đội Hạng Nhất Pleiku còn xa lạ ở Việt Nam chứ đừng nói gì đến trong khu vực?</p><p>Cuộc tình Bầu Đức – Kiatisak như thế nào, mọi người đã rõ. Bây giờ là cuộc tình của Đức Thụy – Hoàng Đức!</p><p>Trước mắt, Thụy-Đức đã là mối tình đẹp khi Đức tỏa sáng rực rỡ ở ASEAN Cup 2024 và đang là ứng cử viên sáng giá danh hiệu Quả bóng vàng 2024. Riêng CLB PĐNB với 5 trận thắng tuyệt đối đang dẫn đầu giải Hạng Nhất 2024/2025 với nhiều hy vọng giành suất lên hạng V-League thi đấu mùa 2025/2026.</p><p>Không chỉ quan tâm đến thành tích trước mắt của CLB PĐNB, ông Đức Thụy còn có tầm nhìn xa khi đã và đang tích cực chuẩn bị xây dựng Học viện bóng đá ở Ninh Bình với đối tác Barcelona. Ông Thụy mong muốn Học viện bóng đá Ninh Bình sẽ có mô hình hoạt động như La Masia, tên gọi của lò đào tạo trẻ của CLB Barcelona, nơi đã là một phần quan trọng trong thành công ở châu Âu của Barcelona và sản sinh ra không ít cầu thủ đẳng cấp thế giới.</p><p>Hãy thử hình dung, khi CLB PĐNB lên hạng cũng là lúc Học viện bóng đá theo phong cách La Masia ra đời ở Ninh Bình, thì ai được lợi? Dĩ nhiên là bóng đá quê hương ông Thụy là được lợi đầu tiên về mọi mặt, nhưng BĐVN chắc chắn cũng sẽ được hưởng theo vì cho đến nay, thế giới bóng đá này có bao nhiêu quốc gia được Barcelona FC chọn là đối tác xây dựng Học viện bóng đá đào tạo trẻ như Ninh Bình đã xúc tiến và đang đi đến thời điểm cuối: hai bên thỏa thuận hợp tác rồi chính thức công nhận.</p><p>Nói ông Thụy “lùi 1 bước để tiến nhiều bước” là vậy!</p><p>***</p><p>Quá rõ để thấy ông Thụy quay trở lại với BĐVN lần này với tâm thế, vị thế cùng cách làm hoàn toàn khác trước. Những thương hiệu đang xuất hiện rầm rộ và khắp với trong môi trường BĐVN là do ông Thụy làm chủ. Ông không nói, ông không xuất hiện, thay vào đó ông chỉ đưa ra quyết định mà từ bên ngoài, người hâm mộ BĐVN nào cũng không khó nhận ra vai trò quan trọng của ông Thụy.</p><p>Ngay như khi đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024, LPBank cũng là đơn vị trao thưởng tiền mặt nhiều nhất với 5 tỉ đồng gồm 2 tỉ cho trận thắng chung kết lượt đi và 3 tỉ cho trận thắng chung kết lượt về.</p><p>Tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi, ngân sách hoạt động cho giấc mơ về dự án Học viện bóng đá trẻ Ninh Bình kết hợp với Barcelona trở thành hiện thực lại do một thương hiệu khác, không phải là LPBank, và dĩ nhiên chủ của thương hiệu này cũng là của ông Thụy.</p><p>Trao đổi với chúng tôi, ông Thụy nói rằng ông không tin ai ngoài tin chính ông. Ông có đội ngũ giỏi tư vấn ở nhiều lĩnh vực và từ đó ông có quyết định cho chính con đường mình đã vạch ra.</p><p>Nguyễn Đức Thụy, trở lại và lợi hại hơn xưa!</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 1: Bối cảnh kinh tế thế giới và các vấn đề toàn cầu trong thập niên đầu thế kỷ 21 https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-1-boi-canh-kinh-te-the-gioi-va-cac-van-de-toan-cau-trong-thap-nien-dau-the-ky-21-228168.html Sun, 12 Jan 2025 08:34:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/thach-thuc-nguy-co-va-nhung-giai-phap-cho-phat-trien-dat-nuoc-bai-1-boi-canh-kinh-te-the-gioi-va-cac-van-de-toan-cau-trong-thap-nien-dau-the-ky-21-228168.html Lời giới thiệu: Cách nay 17 năm (năm 2008), TS Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện là Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, đã có bài phân tích, dự báo về những thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước khi nhân loại bước vào thế kỷ mới, thế kỷ 21. Bằng kiến thức, hiểu biết, tư duy của nhà khoa học nhiều năm làm quản lý nhà nước, TS Lạng đã <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title"><span class="sc-longform-header-title-sub block-sc-title-sub">Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - <span style="letter-spacing: -0.01em; text-align: unset; -webkit-text-size-adjust: 100%; display: inline !important;">Bài 1: Bối cảnh kinh tế thế giới và các vấn đề toàn cầu trong thập niên đầu thế kỷ 21</span></span></h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Văn Lạng</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">12/01/2025 08:34</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Lời giới thiệu: Cách nay 17 năm (năm 2008), TS Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện là Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, đã có bài phân tích, dự báo về những thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước khi nhân loại bước vào thế kỷ mới, thế kỷ 21. Bằng kiến thức, hiểu biết, tư duy của nhà khoa học nhiều năm làm quản lý nhà nước, TS Lạng đã đưa ra những nhận định mới mẻ, mạnh bạo, và tới nay sau hơn hai thập niên đã thể hiện nhiều sự chính xác và đúng đắn, đặc biệt về lĩnh vực khoa học - công nghệ. Những số liệu, sự kiện, thời gian được nêu trong bài là từ thập niên đầu thế kỷ nhưng tới nay vẫn rất thời sự. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, Tạp chí Một Thế Giới xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Từ nửa sau thế kỷ 20 cho tới nay, toàn nhân loại đã chứng kiến những biến động cực kỳ to lớn trên quy mô toàn cầu, những cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt về quân sự, những dịch chuyển chính trị và xã hội, những cạnh tranh không biên giới về kinh tế. Trên thực tế, xã hội loài người đang nằm trong sự biến chuyển lớn lao về chất sang một nền văn minh mới, một thời đại mới – đó là Thời đại trí tuệ, mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) hiện đại. Các nhà tương lai học phương Tây, tiêu biểu nhất là Alvin Tofler, còn gọi đây là Làn sóng thứ ba.</p><p></p><p>Bước quá độ sang thiên niên kỷ mới đã đánh dấu sự kết thúc của thời đại lấy chạy đua vũ trang toàn cầu là chính, và mở màn một thời đại mới - thời đại chiến tranh kinh tế, lấy chạy đua và cạnh tranh kinh tế, xen lẫn hợp tác và phát triển làm mục tiêu sống còn của mỗi dân tộc.</p><p></p><p>Cuộc chiến tranh lạnh chiếm lĩnh trọn vẹn toàn bộ tư duy chính trị và kinh tế của nhân loại hơn 40 năm qua, giờ đây đang được thay thế bởi một cuộc chiến tranh mới, mà theo lời của Essembe - Cố vấn của cựu Tổng thống Pháp Georges Pompidou: "Nếu chiến tranh thế giới lần thứ 2 lại xảy ra một lần nữa, thì Đức sẽ mua lại những vựa lúa mì của Ucraine và Mỹ sẽ mua lại Trân Châu Cảng của Nhật Bản". Có một cuộc chiến tranh thế giới mới đang xảy ra, đó là cuộc chiến tranh kinh tế, với khẩu hiệu và phương châm “Hội nhập, hợp tác và cạnh tranh”.</p><p></p><p>Sự kết thúc của chiến tranh lạnh tuy không mở ra kỷ nguyên mới hòa bình và thịnh vượng như nhân loại tiến bộ mong đợi, do những xung đột sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo và các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vực vẫn diễn ra triền miên, nhưng đã tạo ra những điều kiện khiến cho xu thế hòa dịu, hòa hoãn trở nên chiếm ưu thế trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới; tạo những tiền đề cho đa cực hóa các mối quan hệ - một điều kiện quan trọng dẫn đến hình thành xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế trong quan hệ quốc tế hiện nay.</p><p></p><p>Trong thế kỷ 21, nền kinh tế thế giới sẽ phát triển đồng thời theo xu hướng toàn cầu hóa và đa dạng hóa. Điều này kéo theo những thay đổi trong so sánh lực lượng, tạo nên sự phát triển chung trong thế kỷ 21, là thế kỷ của đa cực hóa, của các mối quan hệ đa phương và hợp tác, trong đó tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tồn tại, cùng cạnh tranh và hợp tác.</p><p></p><p>Dựa trên các ngành công nghệ cao, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ hàng không - vũ trụ, công nghệ năng lượng mới…, nhân loại sẽ tạo ra những đột phá lớn, các làn sóng đổi mới vĩ đại. Trong giai đoạn hiện nay, KH-CN hiện đại đã được khẳng định là động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế cực kỳ quan trọng của các nước có công nghiệp phát triển. Đồng thời, cuộc cách mạng KH-CN hiện đại cũng góp phần đáng kể chấm dứt mâu thuẫn Đông - Tây của thế giới lưỡng cực và khởi tạo nên các cục diện mới trên khắp mọi bình diện chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, thông tin... toàn cầu.</p><p></p><p>Bên cạnh cục diện địa chính trị đa cực toàn cầu, đã xuất hiện lần lượt các cục diện mới trên quy mô quốc tế. Đó là: Cục diện địa - kinh tế, xuất hiện vào thập niên 1950-1960 (tính tới năm 2008, có 78.000 công ty xuyên quốc gia với 780.000 chi nhánh nước ngoài đang hoạt động trên thế giới, với doanh số từ 6.000 tỉ USD năm 1990 lên tới 25.000 tỉ USD và tổng tài sản 52.000 tỉ USD năm 2006; Cục diện địa - tài chính toàn cầu với 3 đồng tiền thanh toán quốc tế chính là USD, euro, yen và vài chục đồng tiền thanh toán quốc tế của một số nước khác, sau khi hệ thống tiền tệ Bretton-Wood sụp đổ năm 1985; Cục diện địa - thông tin, xuất hiện vào những năm 1990, với biểu trưng là mạng internet đang ngày một nâng cấp và mở rộng mạnh mẽ; Cục diện địa - văn hóa toàn cầu, khởi đầu bởi sự kiện ngày 11.9.2001 tại Mỹ làm chấn động toàn thế giới, với 3 khối văn hóa dị biệt lớn là Anglo Saxon (các nước ăn bằng dao, dĩa), Hồi giáo (các nước ăn bốc bằng tay) và Hán hóa (các nước ăn bằng đũa tre, gỗ) trên quy mô toàn cầu.</p><p></p><p>Trong thập niên đầu của thiên niên kỷ mới, sự tương tác và xâm nhập lẫn nhau của các cục diện đó trong mọi phương diện đời sống của xã hội loài người đang diễn ra một cách đồng thời, thường xuyên, liên tục và xâm nhập lẫn nhau trên quy mô toàn cầu và khu vực, đã làm thăng trầm và đảo lộn các đường lối, chiến lược đối ngoại của nhiều quốc gia trên khắp mọi châu lục.</p><p></p><p>Trên quy mô toàn cầu và khu vực, khi sự thay đổi và phát triển trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ cao, thì tình trạng ít biến động và sự ổn định tương đối tại mọi nơi và mọi nước trên thế giới sẽ có khả năng và nguy cơ chuyển hóa thành tình thế liên tục bị xáo trộn, với tính cách là hậu quả của sự tăng trưởng, cũng như là sự đối phó với quá trình tăng trưởng.</p><p></p><p>Vấn đề đặt ra là, với tính cách đặc trưng của thời đại, thì quá trình tăng trưởng và phát triển với tốc độ đang ngày càng nhanh hiện nay, khi nào sẽ đạt tới mức giới hạn của nó và khi nào sẽ vượt quá khả năng giám sát, điều tiết và quản lý của các nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức và định chế quốc tế. Chắc chắn rằng đây sẽ là điều đặc biệt khó khăn đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào đang phải đối mặt với những vấn đề quốc tế, hay những vấn đề có tính toàn cầu, vì điều này đòi hỏi phải có những nỗ lực phối hợp, hợp tác của nhiều nước thuộc các nền văn hóa khác hẳn nhau.</p><p></p><p>Sự tiến bộ phi thường của lịch sử, dựa trên những đột phá chưa từng có từ trước tới nay của khoa học và công nghệ, cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới và nhiều thách thức to lớn về tổ chức quản lý kinh tế - xã hội đối với các nhà lãnh đạo mọi quốc gia, tổ chức, định chế quốc tế lớn trên thế giới. Đó là các vấn đề như: bùng nổ dân số, khí hậu nóng lên trên quy mô toàn cầu, khả năng sử dụng cạn kiệt các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn nước, nạn phá rừng, sự phá hủy đa dạng sinh học, hủy diệt các loài và sinh cảnh; nạn đói, tình trạng phân hóa giàu nghèo, thảm họa thiên nhiên, các luồng di dân, tỵ nạn, các đại dịch AIDS và gần đây nhất là dịch cúm H5N1 và H1N1, cùng nạn đói nghèo, ma túy, buôn người qua biên giới, cũng như các vấn đề tranh chấp biên giới trên biển và đất liền để khai thác tài nguyên cho phát triển, v.v..</p><p></p><p>Khái quát lại, trên thực tế, các nhà lãnh đạo của bất kỳ quốc gia nào cũng đều đang phải đối mặt và phải tìm kiếm giải giải pháp cho 5 vấn đề lớn có tính toàn cầu hiện nay. Đó là các vấn đề: An ninh tài chính; An ninh lương thực; An ninh năng lượng; An ninh môi trường; An ninh chính trị, xã hội. (còn tiếp)</p><p><b>TS Nguyễn Văn Lạng</b> - Chủ tịch Hội Thông tin KH-CN Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ</p><div class="sc-empty-layer"></div>