Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/rss/su-kien/bao-ve-moi-truong Fri, 4 Apr 2025 04:54:20 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/rss/su-kien/bao-ve-moi-truong 140 60 Sóc Trăng: Sẽ thu hồi bản xác nhận nếu doanh nghiệp không có giải pháp khai thác cát https://1thegioi.vn/soc-trang-se-thu-hoi-ban-xac-nhan-neu-doanh-nghiep-khong-co-giai-phap-khai-thac-cat-231072.html Wed, 2 Apr 2025 11:41:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/soc-trang-se-thu-hoi-ban-xac-nhan-neu-doanh-nghiep-khong-co-giai-phap-khai-thac-cat-231072.html Sáng 2.4, ông Ngô Thái Chân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Sóc Trăng, cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu vừa ký ban hành văn bản về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiến độ dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư - xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Sóc Trăng: Sẽ thu hồi bản xác nhận nếu doanh nghiệp không có giải pháp khai thác cát</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">V.K.K - Lương Xuân Cao</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 11:41</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sáng 2.4, ông Ngô Thái Chân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Sóc Trăng, cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu vừa ký ban hành văn bản về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiến độ dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư - xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/cat-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/cat-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/cat-1.jpg" alt="cat-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245998"><figcaption>Khai thác cát phục vụ xây dựng tuyến cao tốc đi qua tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Sở NN-MT, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 2 thực hiện nghiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Phó phủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 94 ngày 10.3.2025 và Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 754 ngày 12.3.2025 nhằm đảm bảo tiến độ đối với dự án thành phần 4.</p><p>Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án 2 theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, tiến độ thực hiện các gói thầu của nhà thầu thi công, kịp thời xử lý ngay theo quy định đối với các nhà thầu, doanh nghiệp chậm trễ, không có chuyển biến trong tổ chức thi công, ảnh hưởng đến tiến độ dự án thành phần 4; đồng thời đánh giá lại năng lực các nhà thầu, kiên quyết xử lý, thay thế nhà thầu yếu kém, không thực hiện đúng trách nhiệm.</p><p>Theo dõi, chỉ đạo các nhà thầu thi công, doanh nghiệp khai thác cát bảo đảm khối lượng theo các bản xác nhận, giấy phép khai thác khoáng sản và theo dõi, giám sát chặt chẽ khối lượng cát về công trình.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/cat-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/cat-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/cat-2.jpg" alt="cat-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245999"><figcaption>Khâu rửa sơ cát sau khai thác - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Sở NN-MT phối hợp với Ban Quản lý dự án 2, đơn vị liên quan giám sát hoạt động khai thác, sử dụng cát của các nhà thầu thi công, doanh nghiệp khai thác cát; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thu hồi bản xác nhận hoặc giấy phép khai thác khoáng sản đối với các nhà thầu thi công, doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định.</p><p>Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nêu rõ: “Đối với mỏ cát MS12 mà tỉnh đã giao cho Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn khai thác phục vụ dự án thành phần 4, trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày 1.4), doanh nghiệp không có giải pháp để khai thác cát đảm bảo công suất được cấp thì Sở NN-MT tham mưu UBND tỉnh thu hồi bản xác nhận đã cấp cho doanh nghiệp”.</p><p>Người đứng đầu chính quyền tỉnh Sóc Trăng cũng yêu cầu các nhà thầu thi công, doanh nghiệp đang hoạt động, khai thác cát khẩn trương bố trí đầy đủ các thiết bị, phương tiện khai thác, vận chuyển cát để khai thác đủ công suất theo bản xác nhận, giấy phép khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh cấp.</p><p>Các nhà thầu thi công bố trí đầy đủ phương tiện để đảm bảo vận chuyển cát kịp thời về công trình, các phương tiện phải gắn đầy đủ thiết bị định vị, giám sát hành trình.</p><p>Mỏ cát MS12 có diện tích hơn 60ha, tổng trữ lượng cát san lấp được phép khai thác trong 14 tháng hơn 628.000m<sup>3</sup>.</p><p>Trong đó, công suất khai thác từ tháng thứ 1 - 7 tối đa 78.000m<sup>3</sup>/tháng, tương đương 3.000m<sup>3</sup>/ngày. Từ tháng thứ 8 đến thứ 13, công suất khai thác 12.000m<sup>3</sup>/tháng, tương đương 462m<sup>3</sup>/ngày và tháng thứ 14 công suất khai thác 10.003m<sup>3</sup>/tháng, tương đương 385m<sup>3</sup>/ngày. Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 4,2 tỉ đồng.</p><p>Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188km, tổng mức đầu tư gần 44.700 tỉ đồng. Dự án này có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP.Châu Đốc (An Giang), điểm cuối tại cảng Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đoạn qua tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 56km.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thả hơn 1,5 triệu con tôm sú giống về môi trường tự nhiên https://1thegioi.vn/tha-hon-1-5-trieu-con-tom-su-giong-ve-moi-truong-tu-nhien-231047.html Tue, 1 Apr 2025 17:10:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/tha-hon-1-5-trieu-con-tom-su-giong-ve-moi-truong-tu-nhien-231047.html Ngày 1.4, tại cảng cá Trần Đề, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp - Môi trường (NN-MT) tỉnh phối hợp với UBND huyện tổ chức thả hơn 1,5 triệu con tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân lễ kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành thủy sản (1.4.1959 - 1.4.2025). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thả hơn 1,5 triệu con tôm sú giống về môi trường tự nhiên</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lương Xuân Cao</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 1.4, tại cảng cá Trần Đề, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp - Môi trường (NN-MT) tỉnh phối hợp với UBND huyện tổ chức thả hơn 1,5 triệu con tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân lễ kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành thủy sản (1.4.1959 - 1.4.2025).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-1.jpg" alt="tom-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245933"><figcaption class="align-center"><i>Thả tôm sú giống về môi trường thiên nhiên</i></figcaption></figure><p>Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó giám đốc Sở NN-MT Sóc Trăng cho biết: "Hoạt động thả giống thủy sản nhằm bổ sung và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên không chỉ giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản mà còn góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Chúng tôi kêu gọi các đơn vị, ngành chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức hội đoàn tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, hội viên và người dân trong bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đề nghị các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan tăng cường công tác phối hợp và tiếp tục duy trì hoạt động thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực, góp phần phục hồi, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững".</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-2.jpg" alt="tom-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245934"><figcaption class="align-center"><i>Các cán bộ nông nghiệp thả tôm sú giống về môi trường tự nhiên</i></figcaption></figure><p>Theo bà Bình, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản suy giảm mạnh do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác thiếu trách nhiệm. Do đó, việc thả giống thủy sản bổ sung và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, hằng năm ngành NN-MT tỉnh Sóc Trăng thường tổ chức nhiều đợt thả thủy sản giống tại cửa biển Trần Đề và tại các sông trên địa bàn tỉnh, nhằm tái tạo nguồn thủy sản trong tự nhiên, cân bằng sinh thái loài.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tom-3.jpg" alt="tom-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245935"><figcaption class="align-center"><i>Thả thủy sản giống về tự nhiên là việc hằng năm tại tỉnh Sóc Trăng</i></figcaption></figure><p>Dịp này, ngành NN-MT tỉnh Sóc Trăng cũng đã trao tặng 20 suất học bổng cho các em học sinh vượt khó học tốt tại huyện Trần Đề, mỗi suất trị giá 500.000 đồng.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhiều dự án về thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai ở ĐBSCL https://1thegioi.vn/nhieu-du-an-ve-thich-ung-bien-doi-khi-hau-duoc-trien-khai-o-dbscl-231041.html Tue, 1 Apr 2025 14:55:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/nhieu-du-an-ve-thich-ung-bien-doi-khi-hau-duoc-trien-khai-o-dbscl-231041.html Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng từ lâu giới khoa học dự báo sẽ chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Từ những dự báo đó, thời gian qua, 17 dự án về thích ứng với BĐKH được tài trợ bằng vốn vay ODA nước ngoài được triển khai. Tổng vốn đầu tư các dự án này lên đến 99.133 tỉ đồng. Ngoài ra, còn nhiều dự án nghiên cứu khoa học chung quanh vấn đề thích nghi với BĐKH do các viện, trường trong vùng hợp tác thực hiện. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhiều dự án về thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai ở ĐBSCL</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Văn kim Khanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 14:55</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng từ lâu giới khoa học dự báo sẽ chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Từ những dự báo đó, thời gian qua, 17 dự án về thích ứng với BĐKH được tài trợ bằng vốn vay ODA nước ngoài được triển khai. Tổng vốn đầu tư các dự án này lên đến 99.133 tỉ đồng. Ngoài ra, còn nhiều dự án nghiên cứu khoa học chung quanh vấn đề thích nghi với BĐKH do các viện, trường trong vùng hợp tác thực hiện.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-7.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-7.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-7.jpg" alt="bdkh-7.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245910"><figcaption class="align-center"><i>Trồng rau màu theo dự án thích ứng BĐKH ở Trà Vinh - </i>Ảnh: V.K.K</figcaption></figure><p>Cách đây gần 2 năm, ngày 8.7.2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án cao tốc và triển khai các dự án ODA trong vùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý chủ trương vay ODA từ 6 đối tác với mức vốn 2,53 tỉ USD cho 16 dự án phát triển bền vững thích ứng với BĐKH của vùng ĐBSCL; Thủ tướng đồng ý cấp phát 90% vốn cho các dự án này.</p><p>Ngoài các dự án nêu trên, Bộ Nông nghiệp - PTNT (trước đây) cùng 10 tỉnh trong vùng chuẩn bị dự án Chống chịu khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL (MERIT - WB11) với tổng vốn đầu tư khoảng 741 triệu USD, tương đương 17.759 tỉ đồng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/cau-dn-4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/cau-dn-4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/cau-dn-4.jpg" alt="cau-dn-4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245912"><figcaption class="align-center"><i>Các dự án lớn về hạ tầng giao thông ở ĐBSCL phải tính đến BĐKH - </i>Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Như vậy, tổng cộng có 17 dự án liên quan đến thích ứng BĐKH tại ĐBSCL được vay vốn từ nguồn vốn nước ngoài. Các dự án nói trên được phân bổ kinh phí từ các bộ ngành để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL.</p><p>Ngoài ra các viện, trường ở ĐBSCL cũng có nhiều dự án, chương trình hợp tác về khoa học thích ứng với BĐKH. Tiêu biểu là Trường đại học Cần Thơ và Trường đại học Trà Vinh.</p><p>Trường đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã và đang tham gia vào nhiều dự án hợp tác nhằm thích ứng với BĐKH. Dưới đây là một số dự án tiêu biểu:​</p><p>Hợp tác với tổ chức Beanstalk và MBI Innovation: Ngày 19.3.2024, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (DRAGON-Mekong) của ĐHCT phối hợp với tổ chức Beanstalk (Úc) và MBI Innovation tổ chức cuộc họp tham vấn về "Cơ hội hợp tác xây dựng nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH". Sự kiện này nhằm kết nối các nhà cung cấp công nghệ Úc với doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào hai ngành chính là tôm và lúa gạo. ​</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-1(1).jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-1(1).jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-1(1).jpg" alt="bdkh-1(1).jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245966"><figcaption class="align-center">Viện Nghiên cứu BĐKH làm việc với các nhà khoa học quốc tế về thích ứng với BĐKH - Ảnh: VNC</figcaption></figure><p>Đề tài: Xây dựng cộng đồng "Quan trắc và thích ứng": Viện Nghiên cứu (BĐKH) của ĐHCT đã triển khai đề tài xây dựng hai cộng đồng "Quan trắc và thích ứng" tại Hợp tác xã Quyết Thắng (xã Trí Phải) và Hợp tác xã Tân Lộc Phát (xã Tân Lộc), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu là tăng cường khả năng thích ứng và quản lý rủi ro liên quan đến BĐKH cho người dân địa phương.</p><p>Chương trình Khoa học và công nghệ Net Zero: ĐHCT tiên phong và đồng hành cùng Chương trình Khoa học và công nghệ Net Zero tại ĐBSCL, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chương trình tập trung vào các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon, cải thiện chất lượng môi trường sống và bảo vệ đa dạng sinh học. ​</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-5.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-5.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-5.jpg" alt="bdkh-5.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245914"><figcaption class="align-center"><i>Các dự án thích ứng với BĐKH ở Trà Vinh - </i>Ảnh: Văn Kim Khan<i>h</i></figcaption></figure><p>Hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Úc (CSIRO): Từ tháng 10.2010, ĐHCT phối hợp với CSIRO triển khai dự án "Thích ứng với BĐKH thông qua phát triển đô thị bền vững", tập trung vào hệ thống và môi trường nước của TP.Cần Thơ. Dự án áp dụng phương pháp quản lý tích hợp hệ thống nước đô thị nhằm cải thiện dịch vụ và môi trường nước, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH. ​</p><p>ĐHCT hiện triển khai 12 dự án hợp tác với tổng kinh phí hơn 800.000 eur (khoảng 22 tỉ đồng), tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp bền vững, quản lý tài nguyên nước và phát triển cộng đồng, nhằm tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH cho khu vực ĐBSCL. ​</p><p>Những dự án trên thể hiện nỗ lực của ĐHCT trong việc hợp tác và triển khai các giải pháp thích ứng với BĐKH, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL.</p><p>PGS-TS Văn Phạm Đăng Trí - Viện trưởng Viện DRAGON cho biết: “Viện DRAGON-Mekong thuộc mạng lưới DRAGON toàn cầu, cơ sở tại ĐBSCL. Việc thành lập mạng lưới này nhằm mục tiêu thiết lập cơ sở thông tin toàn cầu, tăng cường quan hệ hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm lâu dài giữa các đồng bằng trên thế giới, đặc biệt là giữa ĐBSCL và đồng bằng Mississippi. Viện DRAGON-Mekong là đầu mối kết nối các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và chuyển giao kiến thức khoa học đến các nhà lãnh đạo, quản lý và cộng đồng cấp địa phương, khu vực, quốc gia và các đồng bằng khác trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực thích nghi của con người đối với thiên tai, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-2.jpg" alt="bdkh-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245915"><figcaption class="align-center"><i>Giáo sư Matthias Garschagen (Trường đại học Ludwig Maximilians University of Munich (MLU, Đức) chia sẻ về sự thúc đẩy khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu - </i>Ảnh: VNC</figcaption></figure><p>Cũng theo PGS-TS Văn Phạm Đăng Trí, Viện Nghiên cứu BĐKH (ĐHCT) đã hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên đề liên quan đến BĐKH các lĩnh vực tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội cũng như khả năng ứng phó của cộng đồng ở ĐBSCL và chính quyền các cấp. Cho đến hiện nay, viện đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đến trao đổi và đề xuất hướng hợp tác, triển khai các dự án về BĐKH có hiệu quả tích cực.</p><p>Ngoài ĐHCT, Trường đại học Trà Vinh (ĐHTV) là một trong các trường đại học ở ĐBSCL có nhiều chương trình, dự án về thích ứng với BĐKH.</p><p>Trường đã tham gia vào một số dự án hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững. Dưới đây là một số dự án tiêu biểu của ĐHTV hợp tác với các tổ chức bảo vệ môi trường và thích nghi với BĐKH từ các tổ chức khoa học nước ngoài:</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-6.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-6.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/bdkh-6.jpg" alt="bdkh-6.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245916"><figcaption class="align-center"><i>TS Trần Thị Ngọc Bích, Phó viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ môi trường ĐHTV báo cáo - </i>Ảnh: V.K.K</figcaption></figure><p><b>-</b>Diễn đàn Mekong Salt Lab (MSL): Từ ngày 24 - 25.10.2024, ĐHTV đã phối hợp tổ chức Diễn đàn MSL tại Trà Vinh, với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, gồm đại diện Đại sứ quán Hà Lan và các tổ chức liên quan. Diễn đàn tập trung vào các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn và BĐKH nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ sinh kế của người dân ĐBSCL.</p><p>- Hợp tác với Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF Việt Nam) và Công ty TNHH Tư vấn và đào tạo Kim Delta: Ngày 4.12.2023, ĐHTV đã tổ chức buổi gặp lãnh đạo WWF Việt Nam và Công ty Kim Delta để thảo luận về việc phát triển khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, nhằm thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường. Các bên đã trao đổi về giải pháp thúc đẩy kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường bền vững.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/ca-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/ca-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/ca-2.jpg" alt="ca-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245917"><figcaption>Nuôi tôm thích nghi với BĐKH - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Ngày 16 - 17.10.2024, ĐHTV đã phối hợp với các trường đại học tại Philippines tổ chức hội nghị về BĐKH. Tại đây, các giảng viên và nhà nghiên cứu của ĐHTV đã trình bày những dự án liên quan đến phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế.</p><p>TS Trần Thị Ngọc Bích, Phó viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ môi trường ĐHTV cho rằng: “Những hoạt động hợp tác khoa học nêu trên thể hiện nỗ lực của ĐHTV trong việc hợp tác quốc tế để ứng phó với BĐKH và thúc đẩy phát triển bền vững. Các dự án và chương trình hợp tác này đã có tác dụng tích cực trong việc thích nghi với BĐKH như việc phủ xanh rừng ở những vùng đất bãi bồi ven biển, nghiên cứu về đất về quản lý nước và những biện pháp tích cực thích nghi với BĐKH”.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nông sản hữu cơ trồng 'thuận tự nhiên': Mùa nào thức đó https://1thegioi.vn/nong-san-huu-co-trong-thuan-tu-nhien-mua-nao-thuc-do-231040.html Tue, 1 Apr 2025 14:38:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/nong-san-huu-co-trong-thuan-tu-nhien-mua-nao-thuc-do-231040.html “Mùa nào thức đó” thể hiện sự thông thái của người Việt từ xa xưa trong nông nghiệp. Triết lý này nhấn mạnh về việc cây cối, rau củ quả phát triển tốt nhất vào đúng mùa và cho ra hoa trái, rau củ giàu dinh dưỡng nhất. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nông sản hữu cơ trồng 'thuận tự nhiên': Mùa nào thức đó</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Bài, ảnh: Nhật Hạ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 14:38</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">“Mùa nào thức đó” thể hiện sự thông thái của người Việt từ xa xưa trong nông nghiệp. Triết lý này nhấn mạnh về việc cây cối, rau củ quả phát triển tốt nhất vào đúng mùa và cho ra hoa trái, rau củ giàu dinh dưỡng nhất.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Trồng nông sản hữu cơ “thuận tự nhiên” vì sức khỏe con người và môi trường</b></p><p>Tại sự kiện “Nông sản quê nhà" do Hum tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Quỳnh Viên - CEO của Hương Đất, một người theo đuổi phương pháp canh tác rau củ quả hữu cơ 15 năm nay cho biết, nông sản hữu cơ và thuận tự nhiên dù rất khó làm nhưng rất đáng để phát triển vì bảo vệ sức khỏe con người và phát triển môi trường bền vững.</p><p>Bà Viên cho biết trồng hữu cơ thuận tự nhiên phải tuân thủ “6 không”: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt cỏ; không trồng trên đất và nước ô nhiễm hóa chất nông nghiệp; không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng; không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng giống biến đổi gen; không sử dụng chất bảo quản.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/p1169931-lon.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/p1169931-lon.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/p1169931-lon.jpeg" alt="p1169931-lon.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245936"><figcaption><i>Các nông sản mùa xuân được trưng bày tinh tế như những tác phẩm nghệ thuật mở ra sự khám phá vẻ đẹp đầy sắc màu cùng sự trù phú của rau củ, hoa trái đặc trưng các vùng miền.</i></figcaption></figure><p>Đặc biệt, trong quá trình canh tác rau hữu cơ, chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh, phân được ủ bằng men vi sinh với các nguyên liệu tự nhiên, phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây sau khi đã thu hoạch trái, mùn cưa, vỏ quả cà phê, bã mía, phân gia súc…</p><p>Nếu làm đúng kỹ thuật, có thể tiết kiệm chi phí đầu tư; đất trồng nông sản hữu cơ khỏe hơn, hệ sinh thái bền vững nên các vi sinh vật có lợi phát triển, đất tơi xốp, cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Cuối cùng, phương pháp canh tác này cho ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao nên hương vị đậm đà, dinh dưỡng nhiều hơn.</p><p>Mỗi loại rau, quả đều có thời điểm sinh trưởng phù hợp và phát triển “thuận tự nhiên” một cách tốt nhất. Ví dụ: Mùa hè trồng dưa hấu, xoài, thanh long vì cần nhiều nắng; cà rốt, cần tây, bắp cải… phát triển vào mùa xuân mà không cần tác động bởi bất cứ thứ gì. Vào mùa, do điều kiện tự nhiên thuận lợi như: cây trồng hấp thụ đủ ánh sáng, nước, khoáng chất một cách tự nhiên nên chất lượng tốt hơn.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/hum2899-lon.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/hum2899-lon.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/hum2899-lon.jpeg" alt="hum2899-lon.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245937"><figcaption>Các loại nông sản hữu cơ khắp 3 miền tại "Nông sản quê nhà - Xuân" nhằm tôn vinh những sản phẩm trồng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe con người và phát triển môi trường bền vững</figcaption></figure><p>Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ cũng là bài toán khó và phải có sự đam mê, kiên nhẫn bởi cần nhiều công sức và thời gian; cây trồng phát triển chậm hơn do không dùng chất kích thích tăng tưởng, không diệt côn trùng bằng hóa chất; phải cải tạo đất thường xuyên. Và vì không dùng thuốc hóa học nên phải dựa vào thiên địch, luân canh và "thuận tự nhiên". Thế nên, chất lượng sản phẩm cao, giàu dinh dưỡng <span style="font-size: 19px;">có hương vị đậm đà, nhiều chất xơ và vitamin; không có chất gây độc hại, không làm biến đổi gen và giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn, giảm nguy cơ bệnh tật, bảo vệ sức khỏe con người.</span></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/img_3931-lon.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/img_3931-lon.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/img_3931-lon.jpeg" alt="img_3931-lon.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245938"><figcaption>Trái vả của Huế - Ảnh: K.N</figcaption></figure><p><b>Triết lý dân gian “mùa nào thức đó” của người Việt xưa </b></p><p>Câu "mùa nào thức đó" của ông bà xưa nhấn mạnh đến việc ăn uống theo mùa, thuận theo tự nhiên, nhất là trong nông nghiệp.</p><p>Ngày nay, với nền nông nghiệp phát triển, chúng ta có thể tìm thấy bất cứ loại trái cây gì: từ dưa hấu, sầu riêng, xoài… mà không cần theo mùa bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.</p><p>Trong câu chuyện về “Dinh dưỡng thuận mùa” tại sự kiện “Nông sản quê nhà” nhằm đề cao giá trị của nông sản hữu cơ khắp mọi vùng miền Việt Nam, chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương nhắc đến triết lý dân gian “mùa nào thức đó” đơn giản mà sâu sắc, đã phản ánh nét văn hóa ẩm thực thuận theo tự nhiên của người Việt từ bao đời nay. "Các món ăn thuận mùa không chỉ mang vị ngon được chắt lọc từ thiên nhiên mà còn là những bài thuốc thuần lành cho sức khỏe”, bà Sương nhấn mạnh.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/img_3936-lon.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/img_3936-lon.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/img_3936-lon.jpeg" alt="img_3936-lon.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245939"><figcaption>Hoa đậu xương, hay còn gọi là bông thiên lý núi, bông đậu rừng... một loài hoa ăn được ở vùng Tây Nam Bộ mà ít ai biết - Ảnh: K.N</figcaption></figure><p>Những món quà từ đất ấy được chắt chiu từ vẻ đẹp của hạt giống, của thời gian, của những bàn tay nhà nông chăm bón, để từng loại rau, từng trái chín đúng vụ, mang lại giá trị dinh dưỡng và hương vị tươi ngon nhất.</p><p>Tại sự kiện “Nông sản quê nhà” xuất hiện những loại nông sản mà có lẽ nhiều người lần đầu tiên được biết đến như: bông đậu xương Cần Giuộc, nấm hầu thủ Đắk Lắk, măng vầu Tây Bắc, rau mầm đá Sapa, ngó xuân miền Bắc, quả chay Thái Bình… Hoặc những “thức quà” thân quen được tuyển lựa kỹ lưỡng như: cà rốt non Đà Lạt, cam xoàn Đồng Tháp, củ sen Vĩnh Long, quả vả Huế, củ cải Đồng Văn, chuối tiêu - chuối Bà Hương, Huế…</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-13.39.51.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-13.39.51.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-13.39.51.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-01-luc-13.39.51.png" data-src-mobile="" data-file-id="245941"><figcaption>Một món ăn được chế biến từ nấm hầu thủ Đắk Lắk</figcaption></figure><p>Tại đây, những nông sản sạch được chế biến, sáng tạo thành những món ngon như: Đậu bắp non Bến Tre kết hợp cùng cà na và lá é; nấm chân dài với mật hoa dừa Trà Vinh; bún đậu nưa với nấm hầu thủ và bần Cà Mau; nộm ngó xuân Lào Cai với bông đậu sương Cần Giuộc hay ngô nếp cổ Lạng Sơn với rau mầm đá Sapa…</p><div class="sc-empty-layer"></div> ĐBSCL xuất hiện mưa trái mùa trên diện rộng trong ngày cuối tháng 3 https://1thegioi.vn/dbscl-xuat-hien-mua-trai-mua-tren-dien-rong-trong-ngay-cuoi-thang-3-231010.html Mon, 31 Mar 2025 15:33:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/dbscl-xuat-hien-mua-trai-mua-tren-dien-rong-trong-ngay-cuoi-thang-3-231010.html Trưa nay (31.3), nhiều tỉnh ở vùng ĐBSCL như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ… xuất hiện mưa. Ông Lê Sỹ Vinh - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Cần Thơ - cho biết đây là hiện tượng mưa trái mùa trên diện rộng, còn mùa mưa thực sự chưa bắt đầu. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">ĐBSCL xuất hiện mưa trái mùa trên diện rộng trong ngày cuối tháng 3</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">V.K.K - Lương Xuân Cao</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">31/03/2025 15:33</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trưa nay (31.3), nhiều tỉnh ở vùng ĐBSCL như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ… xuất hiện mưa. Ông Lê Sỹ Vinh - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Cần Thơ - cho biết đây là hiện tượng mưa trái mùa trên diện rộng, còn mùa mưa thực sự chưa bắt đầu.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-1.jpg" alt="mua-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245860"><figcaption>Mưa trên diện rộng ở ĐBSCL - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Sau những ngày nắng nóng, trưa ngày 31.3, người dân ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Sóc Trăng vui khi được đón cơn mưa "giải nhiệt". Vào khoảng gần 10 giờ 30 phút, nhiều địa phương ở tỉnh Sóc Trăng bất ngờ có mưa khá nặng hạt. Nhiều người đi đường rất bất ngờ khi cơn mưa xuất hiện và không mang theo áo mưa nên đành phải chịu cảnh... đội mưa đi tiếp, hoặc ghé vào đâu đó ven đường trú mưa.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-4.jpg" alt="mua-4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245861"><figcaption>Mưa ở TP.Sóc Trăng trưa 31.3 - Ảnh: Lương Xuân Cao</figcaption></figure><p>Cùng thời điểm trên, nhiều nơi ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ... cũng xuất hiện mưa trái mùa. Theo nhiều người dân, trận mưa khá bất ngờ vì thường nếu có mưa thì phải sau tiết Thanh Minh nhưng năm nay lại mưa sớm. Tuy bất ngờ nhưng trận mưa đã giải nhiệt cho người dân cũng như cây cối, gia súc, gia cầm sau nhiều ngày nắng nóng.</p><p>Anh Nguyễn Văn Cảnh, phường 3, TP.Sóc Trăng chia sẻ: "Những ngày qua nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao khiến nhiều người rất khó chịu, ai cũng mong có mưa".</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-5.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-5.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/mua-5.jpg" alt="mua-5.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245862"><figcaption>Mưa trái mùa dự báo còn kéo dài 2 - 3 ngày tới - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Theo ông Lê Sỹ Vinh, cơn mưa trưa 31.3 là mưa trái mùa, do chịu ảnh hưởng rãnh thấp xích đạo hoạt động mạnh kết hợp nhiễu động trên vùng Nam Biển Đông, gây thời tiết xấu cho khu vực. Đợt mưa trái mùa tiếp tục diễn ra trong 2 - 3 ngày tới. Sau đó, từ ngày 4.4 sẽ nắng nóng trở lại.</p><p>Ngành khí tượng thủy văn hiện cũng chưa có kết luận hay dự báo về thời điểm mưa mùa chính thức.</p><figure><div class="embed-responsive"><iframe src="https://1thegioi.vn/video/embed/ifdo0g8j63" width="560" height="315" frameborder="0" border="0" cellspacing="0" scrolling="no" allowfullscreen="true"></iframe></div><figcaption>Mưa trái mùa ở TP.Sóc Trăng vào trưa 31.3 - Clip: L.X.C</figcaption></figure><div class="sc-empty-layer"></div> Hà Nội phát động chương trình hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 https://1thegioi.vn/ha-noi-phat-dong-chuong-trinh-huong-ung-gio-trai-dat-2025-230694.html Sat, 22 Mar 2025 17:13:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/ha-noi-phat-dong-chuong-trinh-huong-ung-gio-trai-dat-2025-230694.html Trong năm nay, sự kiện Giờ Trái đất có thông điệp mạnh mẽ là “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”, cho thấy lộ trình của Chính phủ về phát triển xanh. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Hà Nội phát động chương trình hưởng ứng Giờ Trái đất 2025</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trong năm nay, sự kiện Giờ Trái đất có thông điệp mạnh mẽ là “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”, cho thấy lộ trình của Chính phủ về phát triển xanh.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 22.3, tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm diễn ra lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 với chủ đề “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/cd199a99-22b2-4fda-b3de-07ef789db100.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/cd199a99-22b2-4fda-b3de-07ef789db100.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/cd199a99-22b2-4fda-b3de-07ef789db100.jpeg" alt="cd199a99-22b2-4fda-b3de-07ef789db100.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245229"><figcaption class="align-center"><i>Hà Nội phát động chương trình hưởng ứng Giờ Trái đất 2025</i></figcaption></figure><p>Sự kiện Giờ Trái đất 2025 được tổ chức bởi Sở Công Thương Hà Nội, Cục Đổi mới sáng tạo và AT Media, với sự đồng hành của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS), đã trở thành một ngày hội cộng đồng, nơi tinh thần sống xanh được lan tỏa mạnh mẽ và nhận thức về chuyển dịch năng lượng bền vững được nâng cao rõ rệt.</p><p>Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết sở xác định thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh và hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô.</p><p>Sở Công Thương đang tích cực triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, khuyến khích doanh nghiệp và người dân sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, áp dụng công nghệ xanh, và tham gia các phong trào cộng đồng như Giờ Trái đất.</p><p>Bà Vũ Chi Mai đại diện Chương trình Hỗ trợ năng lượng GIZ (GIZ ESP) thuộc Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho biết: "Đây là năm thứ 3 chúng tôi tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất tại Việt Nam. Thông qua chuỗi hoạt động cung cấp thông tin, truyền cảm hứng về "Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh", sẽ thật tuyệt nếu mỗi cá nhân, tổ chức được truyền thêm cảm hứng và chung tay hành động vì một tương lai bền vững hơn.</p><p>Chúng tôi mong muốn thông qua sự kiện hằng năm này, ý thức và nếp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm sẽ được củng cố, thành một thói quen hằng ngày, trong mỗi hành vi của cộng đồng. Như vậy, mỗi cá nhân đều đang chung tay xây dựng một nền kinh tế xanh".</p><p>Bà Lê Anh Thư, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thông tin, hưởng ứng kế hoạch tiết kiệm năng lượng của thành phố Hà Nội, năm 2024, quận Hoàn Kiếm đã tiết kiệm được 15,4 triệu kW điện. Quận cũng lên kế hoạch tiết kiệm 2,2% lượng điện tiêu thụ trong 2025, qua đó thể hiện trách nhiệm và mong muốn lan tỏa thói quen tiết kiệm, lối sống xanh đến từng khu phố.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/3c4141e5-cb30-4376-88f6-4b77f01a355b.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/3c4141e5-cb30-4376-88f6-4b77f01a355b.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/3c4141e5-cb30-4376-88f6-4b77f01a355b.jpeg" alt="3c4141e5-cb30-4376-88f6-4b77f01a355b.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245230"><figcaption class="align-center"><i>Sự kiện hưởng ứng Giờ Trái đất thu hút đông đảo các bạn trẻ</i></figcaption></figure><p>Điểm nhấn của lễ phát động là hàng loạt hoạt động tương tác, bao gồm không gian check-in sáng tạo, nơi trưng bày mô hình ban công nhà cổ Hà Nội được tích hợp hệ thống điện mặt trời, truyền tải thông điệp ứng dụng năng lượng tái tạo ngay trong đời sống hằng ngày.</p><p>Màn trình diễn flashmob “Chuyển động xanh”, quy tụ đông đảo các bạn trẻ từ nhiều trường đại học ở Hà Nội, tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt, khơi dậy tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường.</p><p>Hoạt động đạp xe phát điện cũng nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Những chiếc xe đạp đặc biệt không chỉ giúp sản sinh ra điện năng để sạc điện thoại hay thắp sáng bảng khẩu hiệu “I am for Net-Zero” tại sự kiện, mà còn giúp mọi người cảm nhận rõ hơn về giá trị của năng lượng sạch. Rất nhiều trẻ em cùng cha mẹ đã tham gia thử thách đạp xe để tạo ra nhiều điện năng nhất, biến sân chơi này thành một trải nghiệm mang tính giáo dục đầy hứng khởi.</p><p>Theo ông Phạm Thế Dũng - Phó cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học - Công nghệ), mỗi hành động nhỏ hưởng ứng Giờ Trái đất đều góp phần tạo nên những thay đổi lớn cho ngày mai. Chuyển dịch xanh không chỉ là một xu hướng, mà còn là động lực thiết yếu để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.</p><p>Sự kiện Giờ Trái đất 2025 là cơ hội để cộng đồng cùng nhau hành động, lan tỏa những giá trị về sử dụng năng lượng sạch, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ xanh vào đời sống. Những sáng kiến thực tiễn và sự chung tay của mọi cá nhân, tổ chức có thể tạo ra những thay đổi thiết thực, hướng đến một tương lai xanh và bền vững hơn.</p><p>Với sự tham gia đầy nhiệt huyết của hàng nghìn người dân, chương trình đã khẳng định sức hút của một phong trào hướng đến lối sống xanh. Thông qua chuỗi hoạt động sáng tạo, tương tác và giàu ý nghĩa, sự kiện đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự chuyển dịch xanh trong đời sống đô thị.</p><p>Theo đại diện ban tổ chức, thành công của Giờ Trái đất 2025 không chỉ dừng lại ở những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày hôm nay, mà còn tiếp tục lan tỏa tinh thần hành động vì môi trường đến từng cá nhân và tổ chức, hướng đến một tương lai bền vững hơn.</p><p>“Trong năm nay, sự kiện Giờ Trái đất có thông điệp mạnh mẽ là "Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh” cho thấy lộ trình của Chính phủ về phát triển xanh. EVN cam kết sẽ tham gia tích cực và thúc đẩy quá trình chuyển dịch dần các nguồn phát thải carbon cao sang thấp và tiến tới là không phát thải”, ông Trần Viết Nguyên - Phó trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết.</p><div class="sc-empty-layer"></div> TP.HCM đẩy mạnh phong trào trồng và bảo vệ cây xanh https://1thegioi.vn/tp-hcm-day-manh-phong-trao-trong-va-bao-ve-cay-xanh-230692.html Sat, 22 Mar 2025 16:28:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/tp-hcm-day-manh-phong-trao-trong-va-bao-ve-cay-xanh-230692.html UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2025. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">TP.HCM đẩy mạnh phong trào trồng và bảo vệ cây xanh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">P.V</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">22/03/2025 16:28</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2025.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo đó, UBND TP.HCM giao các sở ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả phát động nhân dân TP tích cực tham gia phong trào trồng và bảo vệ cây xanh. Xây dựng kế hoạch và chủ trì tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ năm 2025 và trồng cây xanh tại địa phương, đơn vị.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/zx.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/zx.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/zx.jpg" alt="zx.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245200"><figcaption class="align-center">Ảnh minh họa</figcaption></figure><p>Việc tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức và được kiểm soát về quy mô, thời gian, nội dung chương trình; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Sau khi tổ chức phát động, phải thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng và diện tích trồng hiện có để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.</p><p>Về công tác quản lý, phát triển, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, giao Sở Tài nguyên - Môi trường, UBND TP.Thủ Đức và các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn chỉ đạo các đơn vị chủ rừng triển khai các biện pháp cần thiết theo quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.</p><p>UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai tổ chức thực hiện các dự án chăm sóc rừng trồng, trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ, chất lượng.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Những thành công bước đầu của dự án GIC tại ĐBSCL https://1thegioi.vn/nhung-thanh-cong-buoc-dau-cua-du-an-gic-tai-dbscl-230630.html Thu, 20 Mar 2025 22:59:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/nhung-thanh-cong-buoc-dau-cua-du-an-gic-tai-dbscl-230630.html Đầu tháng 3 vừa qua diễn ra Hội nghị tổng kết dự án "Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh" (GIC) nhằm đánh giá kết quả thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong ngành lúa gạo và xoài tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua thực tiễn, nhiều mô hình đổi mới sáng tạo bước đầu giúp phát triển nông nghiệp bền vững trong vùng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Những thành công bước đầu của dự án GIC tại ĐBSCL</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Văn Kim Khanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Đầu tháng 3 vừa qua diễn ra Hội nghị tổng kết dự án "Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh" (GIC) nhằm đánh giá kết quả thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong ngành lúa gạo và xoài tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua thực tiễn, nhiều mô hình đổi mới sáng tạo bước đầu giúp phát triển nông nghiệp bền vững trong vùng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-3.jpg" alt="dm-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245094"><figcaption class="align-center">Ông Jens Schmid-Kreye - Bí thư thứ nhất về Hợp tác Phát triển Đức tại Việt Nam - Ảnh: Đ.P</figcaption></figure><p>Hội nghị tổng kết diễn ra vào ngày 10.3, tại TP.Cần Thơ, do Bộ Nông nghiệp - Môi trường phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức, nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế của dự án "Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh" (GIC) và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong ngành lúa gạo và xoài tại ĐBSCL.</p><p>Phát biểu tại hội nghị, Ông Jens Schmid-Kreye, Bí thư thứ nhất về Hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam cho biết: “Dự án GIC triển khai từ năm 2021, tại 6 tỉnh gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang. Mục tiêu hướng đến việc tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tiến các hệ thống canh tác theo hướng bền vững, tạo giá trị gia tăng và kiện toàn các chuỗi giá trị nông sản chủ lực lúa gạo và xoài ở ĐBSCL”.</p><p>Cụ thể, đối với lúa, gồm: Canh tác lúa gạo bền vững (SRP); tưới nước ngập - khô xen kẽ (AWD), quản lý mức tồn dư hóa chất tối đa (MRL), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng lúa - tôm; quản lý rơm rạ; lớp học kinh doanh cho nông dân (FBS). Đối với xoài, gồm: Kỹ thuật tỉa cành tạo tán cho cây xoài; quản lý dinh dưỡng trong đất; tưới tiêu bền vững.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/ca-db-du-an-gic.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/ca-db-du-an-gic.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/ca-db-du-an-gic.jpg" alt="ca-db-du-an-gic.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245095"><figcaption class="align-center">Các đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm gạo từ dự án GIC - Ảnh: Đ.P</figcaption></figure><p>Dự án đổi mới sáng tạo, giúp nông dân trồng lúa có đầy đủ kiến thức về tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững, quản lý dịch hại tổng hợp, công nghệ sinh thái, hữu cơ và có trách nhiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hóa học để quản lý được dư lượng thuốc BVTV thông qua chương trình huấn luyện.</p><p>Dự án hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ, lúa theo tiêu chuẩn; kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM; tổ chức lớp học kinh doanh cho nông dân, nâng cao năng lực kinh doanh cho các HTX lúa gạo tỉnh Kiên Giang (FBS mở được 150 lớp với 3.893 người tham dự, có 1.137 nữ; tổ chức 20 lớp tập huấn cho 70 HTX lúa gạo các kiến thức, kỹ năng như: quản lý HTX, quản lý tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, marketing.</p><p>Tại Kiên Giang, dự án cũng đã hỗ trợ các lớp huấn luyện nông dân về kỹ thuật sản xuất và các mô hình trình diễn (tổ chức được 80 lớp huấn luyện với các nội dung như: canh tác lúa hữu cơ; canh tác lúa bền vững SRP; quản lý dịch hại tổng hợp IPM; quản lý rơm rạ tuần hoàn; thực hiện mô hình trình diễn canh tác lúa theo hướng hữu cơ trên nền đất tôm - lúa kết hợp trồng màu trên bờ vuông; mô hình canh tác lúa bền vững (SRP) trên nền lúa 2 vụ, 3 vụ, các mô hình tăng thu nhập và cải thiện môi trường sống, chất lượng nông sản, thúc đẩy phát triển bền vững trên vùng đất bị tác động của biến đổi khí hậu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/da-gic-xoai.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/da-gic-xoai.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/da-gic-xoai.jpg" alt="da-gic-xoai.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245096"><figcaption class="align-center">Các đại biểu tham quan gian hàng xoài từ dự án GIC - Ảnh: B.N.N</figcaption></figure><p>Sau khi Bộ NN-PTNT (nay là Bộ NN-MT) công bố Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, trên toàn vùng đã triển khai. Qua quá trình nghiên cứu về mục tiêu, nội dung và giải pháp của đề án, với sự đóng góp của kết quả dự án GIC, tỉnh Kiên Giang đã chọn các HTX mà dự án GIC đã tổ chức huấn luyện lớp học kinh doanh và nâng cao năng lực kinh doanh để thực hiện Đề án 1 triệu hecta.</p><p>Đến nay Kiên Giang đã thực hiện được 66.299ha phân bổ ở 67 xã trên địa bàn 12 huyện, TP có trồng lúa của tỉnh (Hòn Đất, Tân Hiệp, An Minh, U Minh Thượng, An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng, Kiên Lương, Giang Thành, Gò Quao, Vĩnh Thuận, và TP.Rạch Giá). Có 149 HTX, 10 Tổ hợp tác, 1 doanh nghiệp với trên 16.104 thành viên HTX tham gia. Có thể nói dự án GIC đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của việc triển khai đề án tại tỉnh Kiên Giang.</p><p>Tính đến tháng 12.2024, dự án đã triển khai các hoạt động về đổi mới sáng tạo với sự tham gia của 24.062 nông dân và 294 HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSMEs) trong cả 2 chuỗi giá trị lúa gạo và xoài tại 6 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Đổi mới sáng tạo đã mang lại lợi ích như giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, cải thiện chất lượng sản phẩm và môi trường.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-2.jpg" alt="dm-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245098"><figcaption class="align-center">Trao bằng khen cho những cá nhân và tổ chức đi đầu trong thực hiện dự án GIC ở ĐBSCL - Ảnh: Đ.P</figcaption></figure><p>Trong năm 2023, một nhóm tư vấn độc lập và các chuyên gia của dự án GIC cấp vùng đã thực hiện đánh giá dự án GIC tại Việt Nam. Theo kết quả đánh giá, dự án đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, bao gồm nâng cao chất lượng sản phẩm gạo và xoài, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của nông dân, hỗ trợ hợp tác xã và doanh nghiệp cải thiện chỉ số kinh doanh và tạo thêm việc làm cho người lao động, trong đó có phụ nữ và thanh niên.</p><p>Từ kết quả đánh giá dự án cho thấy, 70,22% trên tổng số 20.966 nông dân và 32,28% trong số 1.331 người được phỏng vấn từ các MSMEs đã ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo trong thực hành canh tác và kinh doanh. Việc áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo đã giúp người nông dân trong chuỗi xoài tăng khoảng 19,7% thu nhập, giảm 25% lượng phân bón hóa học; nông dân trong chuỗi lúa gạo giảm 8,6% lượng phân bón hóa học và 28% lượng nước sử dụng trong canh tác lúa. Tuy nhiên, nhóm đánh giá cũng nhận định rằng, các chỉ số liên quan tới MSMEs tuy đạt những kết quả ấn tượng, nhưng cần thêm thời gian để có thể đánh giá tác động của dự án đối với nhóm đối tượng hưởng lợi này.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/dm-4.jpg" alt="dm-4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245097"><figcaption class="align-center">Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Đ.P</figcaption></figure><p>Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho rằng, Dự án GIC được Bộ NN-PTNT (nay là Bộ NN-MT) chính thức phê duyệt triển khai giai đoạn từ 2021 - 2025 đến nay có nhiều kết quả thiết thực. Tại ĐBSCL có 6 tỉnh tham gia dự án, đây là vùng trọng điểm trồng lúa gạo và xoài của Việt Nam. Dự án này tập trung tạo điều kiện cho các nông hộ nhỏ, các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài để áp dụng, thúc đẩy và lan tỏa các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng nông sản, cải thiện thu nhập của nông dân, tạo việc làm và thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và môi trường đối với sản xuất nông nghiệp.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Tìm cách xanh hóa ngành nhựa và cao su để phát triển bền vững https://1thegioi.vn/tim-cach-xanh-hoa-nganh-nhua-va-cao-su-de-phat-trien-ben-vung-230539.html Tue, 18 Mar 2025 17:21:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/tim-cach-xanh-hoa-nganh-nhua-va-cao-su-de-phat-trien-ben-vung-230539.html Ngày 18.3, tại TP.HCM đã diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 12 về nguyên phụ liệu, thiết bị, máy móc ngành nhựa và cao su (Plastics & Rubber Vietnam 2025) và Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam (ProPak Vietnam 2025). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Tìm cách xanh hóa ngành nhựa và cao su để phát triển bền vững</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Anh Tú</span><span class="sc-text block-sc-text">•</span><span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 18.3, tại TP.HCM đã diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 12 về nguyên phụ liệu, thiết bị, máy móc ngành nhựa và cao su (Plastics &amp; Rubber Vietnam 2025) và Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam (ProPak Vietnam 2025).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/18/trienlam.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/18/trienlam.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/18/trienlam.jpeg" alt="trienlam.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="244925"><figcaption class="align-center">Triển lãm Plastics &amp; Rubber Vietnam 2025 có hơn 410 gian hàng đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ</figcaption></figure><p>Trong những năm qua, ngành cao su và nhựa Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Theo thống kê, ngành nhựa Việt Nam đạt doanh thu khoảng 25 tỉ USD/năm, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10-12%. Ngành cao su cũng không kém phần quan trọng khi xuất khẩu đạt 3,5 tỉ USD/năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.</p><p>Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, ngành cao su - nhựa cũng đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường. Việc tiêu thụ nhựa ngày càng gia tăng kéo theo vấn đề về rác thải nhựa và nhu cầu tái chế bền vững. Đây chính là lúc cần sự chung tay của tất cả các bên để hướng tới một ngành công nghiệp xanh, tuần hoàn và có trách nhiệm hơn.</p><p>Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho biết một trong những vấn đề quan trọng mà Hiệp hội đang theo sát là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Đây là cơ chế buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với vòng đời sản phẩm của mình, từ sản xuất đến thu hồi và tái chế. Việc thực hiện tốt EPR sẽ giúp ngành cao su - nhựa giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực tái chế phát triển mạnh mẽ hơn.<br></p><p>Tại lễ khai mạc, bà Lê Thị Như Hạnh - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bao bì Việt Nam cho biết, trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, ngành bao bì, nhựa và cao su đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tự động hóa, tối ưu hóa sản xuất và phát triển bền vững. Những yêu cầu về chất lượng, thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí đang đặt ra thách thức, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.</p><p>Chính vì vậy, triển lãm là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế giới thiệu những công nghệ tiên tiến trong ngành bao bì, đồng thời thiết lập mối quan hệ thương mại, trao đổi kinh nghiệm và cập nhật xu hướng trong lĩnh vực bao bì và đóng gói bền vững.</p><p>Sự kiện diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), trên tổng diện tích 13.000m², quy tụ hơn 410 đơn vị trưng bày đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng sự tham gia của 10 nhóm gian hàng quốc tế.</p><p>Đây không chỉ là nơi hội tụ những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá, mà còn mở ra cơ hội giao thương chiến lược, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu xu hướng thị trường và mở rộng vị thế trên trường quốc tế.</p><div class="sc-empty-layer"></div> TP.HCM kiến nghị nghiên cứu thay thế toàn bộ xăng khoáng bằng xăng sinh học https://1thegioi.vn/tp-hcm-kien-nghi-nghien-cuu-thay-the-toan-bo-xang-khoang-bang-xang-sinh-hoc-230408.html Fri, 14 Mar 2025 18:05:01 +0700 Thị trường và chính sách https://1thegioi.vn/tp-hcm-kien-nghi-nghien-cuu-thay-the-toan-bo-xang-khoang-bang-xang-sinh-hoc-230408.html Sở Công thương TP.HCM vừa có báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 53/2012 và các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phát triển nhiên liệu sinh học trên địa bàn TP.HCM. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thị trường và chính sách</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">TP.HCM kiến nghị nghiên cứu thay thế toàn bộ xăng khoáng bằng xăng sinh học</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">P.V</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sở Công thương TP.HCM vừa có báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 53/2012 và các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phát triển nhiên liệu sinh học trên địa bàn TP.HCM.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo Sở Công thương, trên địa bàn TP.HCM có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phối trộn xăng sinh học E5 và hệ thống kho chứa đảm bảo nguồn cung đầy đủ cho người tiêu dùng trên địa bàn TP. Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhiều nên thuận lợi trong công tác triển khai thực hiện.</p><p>Việc áp dụng nhiên liệu sinh học giúp giảm đáng kể khí thải nhà kính, đặc biệt là CO2, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về lợi ích của nhiên liệu sinh học đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.</p><p>Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn ưu tiên sử dụng nhiên liệu truyền thống do lo ngại về hiệu suất động cơ và tuổi thọ máy móc khi dùng xăng sinh học; một số cửa hàng xăng dầu vẫn chưa đủ điều kiện để bảo quản và cung ứng nhiên liệu sinh học một cách hiệu quả.</p><p>Việc triển khai thực hiện thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học trên địa bàn TP vẫn còn những khó khăn, hạn chế: Do tính chất, đặc thù của xăng E100 và xăng E5 nên khi chuyển sang kinh doanh, phân phối xăng E5 sẽ gia tăng chi phí nhiều hơn so với xăng khoáng như chi phí đầu tư xây dựng, súc rửa bồn bể chứa, cải tạo thiết bị đường ống công nghệ, lắp đặt mới bể chứa, thay gioăng đệm hệ thống công nghệ, kiểm định lại cột bơm, chi phí hao hụt gia tăng…</p><p>Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn để thực hiện; đồng thời các cửa hàng xăng dầu đang kinh doanh trên địa bàn TP gặp nhiều khó khăn, do quy mô diện tích kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu này không lớn, không có nhiều diện tích đất để mở rộng, cải tạo lắp đặt thêm bồn, bể ngầm chứa xăng dầu nguyên liệu sinh học.</p><p>Thời gian điều hành giá được rút ngắn xuống còn 7 ngày/kỳ điều hành, trong khi đó xăng E5-RON92 sản lượng tiêu thụ thấp, lượng tồn kho tại bồn nhiều ngày, tỷ lệ hao hụt cao, chi phí cao… ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.</p><p>Cửa hàng kinh doanh xăng dầu thực hiện kinh doanh xăng E5-RON92 song song với xăng khoáng A95, mức chênh lệch giữa giá xăng E5RON92 và xăng RON95 còn ít. Do đó, người tiêu dùng tiếp tục tiêu dùng theo thói quen truyền thống, dẫn đến việc kinh doanh xăng sinh học E5 không hiệu quả.</p><p>Tâm lý người tiêu dùng còn có sự e ngại về chất lượng và sự phù hợp của xăng sinh học đối với phương tiện. Đồng thời trên thị trường hiện chỉ có xăng E5RON92 có trị số Octan 92, với các phương tiện mới, có tỷ lệ nén cao phải dùng xăng có trị số Octan là 95, tuy nhiên thị trường chưa có xăng E5RON95.</p><p>Để đảm bảo lộ trình phân phối xăng sinh học trên địa bàn, Sở Công thương TP.HCM kiến nghị Bộ Công thương nghiên cứu ban hành quy định việc thay thế toàn bộ sản phẩm xăng khoáng bằng xăng sinh học và kế hoạch đảm bảo nguồn cung E100 (ethanol) sản xuất, phối trộn và cung ứng xăng sinh học E5 để các địa phương có cơ sở, căn cứ triển khai đồng bộ.</p><p>Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phân phối nhiên liệu sinh học thông qua các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế và hỗ trợ vay vốn; các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện cải tạo, sửa chữa để tiếp nhận, phân phối nhiên liệu sinh học xăng E5. Đồng thời, đề xuất cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tạo sự cách biệt về giá giữa xăng E5 và xăng khoáng RON95 nhằm khuyến khích người dân sử dụng.</p><p>Thúc đẩy sản xuất và đảm bảo nguồn cung nhiên liệu sinh học: kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hợp tác với các đơn vị sản xuất nhiên liệu sinh học trong và ngoài TP nhằm tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học tiên tiến, giúp nâng cao hiệu suất và giảm chi phí.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Cần có chiến lược để chuyển đổi giao thông xanh https://1thegioi.vn/can-co-chien-luoc-de-chuyen-doi-giao-thong-xanh-230376.html Fri, 14 Mar 2025 08:47:01 +0700 Góc bình luận https://1thegioi.vn/can-co-chien-luoc-de-chuyen-doi-giao-thong-xanh-230376.html Ngành giao thông Việt Nam thải 32,9 triệu tấn CO2, chiếm 7,2% tổng lượng khí phát thải nhà kính của cả nước trong kỳ kiểm kê gần nhất (2021). Lượng phát thải từ ngành giao thông dự tính tăng gấp 10 lần nếu Việt Nam không có hành động kịp thời. Giải pháp lớn là ưu tiên sử dụng xe điện. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Góc bình luận</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Cần có chiến lược để chuyển đổi giao thông xanh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lưu Vĩnh Hy</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">14/03/2025 08:47</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngành giao thông Việt Nam thải 32,9 triệu tấn CO2, chiếm 7,2% tổng lượng khí phát thải nhà kính của cả nước trong kỳ kiểm kê gần nhất (2021). Lượng phát thải từ ngành giao thông dự tính tăng gấp 10 lần nếu Việt Nam không có hành động kịp thời. Giải pháp lớn là ưu tiên sử dụng xe điện.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Các quốc gia phát triển ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc… cũng đang quyết liệt chuyển đổi giao thông xanh, khi mà ô nhiễm không khí đang làm đau đầu các nhà chức trách. Một trong các giải pháp mà các quốc gia này đang hướng tới là đẩy mạnh việc dùng xe điện (xe đạp điện, xe máy điện, xe ô tô điện) và metro cũng chạy bằng điện.</p><p>Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh “Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu” lần thứ 4 (Diễn đàn P4G) trong tháng 4.2025. Đây là sự kiện quan trọng về tăng trưởng bền vững, trong đó giao thông xanh là một nội dung trọng tâm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" alt="anh-1-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244559"><figcaption class="align-center">Chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh” - Ảnh: TTXVN</figcaption></figure><p><b>Nguyên nhân ô</b><b> nhiễm không khí </b></p><p>Ở nước ta, trong vài tháng gần đây, đến hẹn lại lên, khi mùa đông về, Hà Nội và các tỉnh phía bắc không khí ô nhiễm rất nghiêm trọng và kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.</p><p>Dữ liệu từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy, trong những ngày đầu tháng 1, nhiều tỉnh thành ở miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu. Theo quy luật, tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện khi có không khí lạnh tràn xuống xuống, gió đông bắc khiến bụi bẩn trong không khí được khuếch tán.</p><p>Hà Nội, các tỉnh phía bắc và TP.HCM thường xuyên góp mặt trong danh sách những TP lớn ô nhiễm không khí nghiêm trọng trên thế giới. Đó là những khu vực tập trung nhiều các hoạt động giao thông, xây dựng, các khu công nghiệp và nông nghiệp.</p><p>Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch.</p><p>Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở nước ta, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều khu công nghiệp vẫn chưa chuyển đổi sản xuất xanh.</p><p>Đặc biệt nước ta hiện có 33 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, với tổng công suất 27.264MW (chiếm gần 33% tổng nguồn điện quốc gia). Hiện vẫn còn 11 dự án nhiệt điện than đang xây dựng, chuẩn bị vận hành. Có nghĩa là ô nhiễm điện than vẫn còn tiếp diễn. Lộ trình đến năm 2050, Việt Nam mới không còn sử dụng than trong sản xuất điện.</p><p>Một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm không khí nữa là từ phát thải của lượng xe máy khổng lồ ở nước ta. Theo ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tính đến tháng 9.2024, Việt Nam có 77 triệu xe máy đăng ký, nhiều nhất là ở TP.HCM và Hà Nội, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy trên 1.000 dân tới 770 xe, thuộc hàng cao nhất thế giới. Tổng lượng xe mô tô, xe gắn máy chiếm đến 95% về số lượng xe cơ giới, dù chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra tới 94% lượng HC (hơi xăng dầu), 87% CO, 57% NOx...</p><p>Một nguyên nhân lớn khác nữa là từ các loại xe vận tải, trong đó có xe đò, kể cả đường sắt, đường thủy, gần như tuyệt đại đa số đều sử dụng nhiên liệu xăng và dầu.</p><p>Một quốc gia đang chuyển đổi xanh, cam kết đảm bảo phát thải ròng bằng 0 (NetZero) vào năm 2050 nhưng tuyệt đại đa số các phương tiện vận tải chủ yếu vẫn sử dụng xăng dầu, thì ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng là điều không tránh khỏi.</p><p><b>Cần có một chiến lược sử dụng xe điện</b></p><p>Tại Thái Lan, ngày 24.1, nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức báo động tại thủ đô Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ban hành chỉ thị miễn phí toàn bộ phương tiện giao thông công cộng trong vòng một tuần, từ ngày 25 - 31.1. Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Suriya Jungrungreangkit, quyết định này được đưa ra sau khi thủ đô Bangkok bị xếp hạng là TP có chất lượng không khí tệ thứ 4 trên thế giới theo đánh giá của tổ chức IQAir (Thụy Sĩ) ngày 24.1.</p><p>Theo chỉ thị này, người dân Thái có thể sử dụng miễn phí các dịch vụ xe điện và xe buýt điện trong phạm vi thủ đô. Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á có nhiều hoạt động quy mô để khuyến khích sản xuất, sử dụng xe điện. Từ hơn 20 năm trước, các khu du lịch biển của Thái, tàu thuyền đã buộc phải sử dụng khí hóa lỏng LPG.</p><p>Từ tháng 9.2024 chính phủ Thái Lan đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 7,12 tỉ baht (215 triệu USD) từ ngân sách cho các mục đích khẩn cấp và thiết yếu để hỗ trợ cho lĩnh vực xe điện. Trước đó, Thái Lan đã thực hiện các biện pháp thúc đẩy ngành xe điện, các khoản trợ cấp đã được giải ngân cho 55.000 xe với tổng số tiền là 6,87 tỉ baht (208 triệu USD) và nhiều chính sách hấp dẫn khác. Các chính sách này hướng tới mục tiêu đưa số lượng xe điện và hydro chiếm 30% tổng sản lượng xe vào năm 2030, để giảm 40% lượng khí thải nhà kính so với mức hiện tại.</p><p>Thái Lan đang đi trước rất xa chúng ta, dù từ tháng 7.2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải” bằng Quyết định 876/QĐ-TTg, với mục tiêu giảm khoảng 7,2% phần đóng góp của ngành giao thông vận tải vào tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn nền kinh tế.</p><p>Đó là một quyết định chiến lược xanh, nhưng hiện Việt Nam có lượng xe máy và xe cơ giới chạy bằng điện rất khiêm tốn. Doanh số bán ra các phương tiện chạy bằng điện (xe đạp điện, gắn máy điện, xe hơi, xe vận tải chạy bằng điện) tại Việt Nam hiện tại chỉ khoảng trên dưới 500.000 chiếc/năm, mà chủ yếu là xe đạp điện, xe gắn máy điện, xe hơi điện.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/13/anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" alt="anh-2-giao-thong-xanh-22222.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244560"><figcaption class="align-center">Xe điện Hyundai lắp ráp tại Nhà máy Hyundai Thành Công, tỉnh Ninh Bình - Ảnh: TTXVN</figcaption></figure><p>Theo lộ trình, đến năm 2040, Việt Nam sẽ dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô, mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch; đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh theo Quyết định 876 đã được Thủ tướng Chính phủ.</p><p>Việt Nam là thị trường tiềm năng với xe điện. Hiệp hội Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu xe điện vào khoảng năm 2028 và khoảng 3,5 triệu xe điện vào năm 2040. Tuy nhiên, nếu so sánh với diễn biến thị trường khu vực thì tốc độ tăng trưởng xe điện tại Việt Nam vẫn chưa đạt kỳ vọng. Doanh số tiêu thụ xe điện trong nước chỉ chiếm 0,7% so với toàn khu vực Đông Nam Á (theo số liệu quý 3/2022 của Statista).</p><p>Để khuyến khích sử dụng xe điện, nhà nước Việt Nam đã có các chính sách như ưu đãi về thuế, như giảm 5 - 12 điểm % thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện chạy pin trong 5 năm đầu sau khi sửa luật thuế này có hiệu lực; tiếp tục kéo dài thời gian miễn toàn bộ phí trước bạ thêm 2 năm với xe điện chạy pin, đến 28.2.2027.</p><p>Như vậy vẫn chưa đủ, Việt Nam cần một chiến lược cụ thể cho giao thông xanh, kể cả kế hoạch chuyển đổi miễn phí xe vận tải từ xăng sang sử dụng LPG. Trong đó cần có những chính sách để xe điện phát triển, đến tận tay người mua. Cần chính sách về thuế ưu đãi tốt hơn cho xe điện, thậm chí trợ cấp, đặc biệt với xe máy điện - phương tiện dễ dàng thay thế cho hơn 77 triệu chiếc xe gắn máy chạy bằng động cơ xăng như hiện nay.</p><p><b>Tập trung phát triển, sử dụng xe máy điện </b></p><p>Việt Nam cần tập trung vào xe máy điện, hạ tầng sạc cũng như tái chế pin nhằm đảm bảo mục tiêu giảm phát thải - bà Chiara Rogate, chuyên gia năng lượng cấp cao Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tại báo cáo "Hành trình bứt phá: Chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam".</p><p>Bà Rogate cho biết, ngành giao thông Việt Nam thải 32,9 triệu tấn CO2 tương đương CO2e (CO2e được hiểu = CO2 + NH4 + N2O + các loại khí thải khác), chiếm 7,2% tổng lượng khí phát thải nhà kính của cả nước trong kỳ kiểm kê gần nhất (2021). Bà Rogate, đồng tác giả báo cáo này, gợi ý Việt Nam nên tập trung phát triển, sử dụng xe máy điện và ví đây là giải pháp dễ dàng, mà bà gọi là "quả dễ hái". Bà Rogate cũng cảnh báo: Lượng phát thải từ ngành giao thông dự tính tăng gấp 10 lần nếu Việt Nam không có hành động thích hợp.</p><p>Bà Rogate cho biết thêm, thực tế, xe máy điện phù hợp về giá, khoảng cách di chuyển và từng bước được người dùng đón nhận ở khu vực đô thị. Với phương tiện này, Việt Nam là thị trường lớn thứ hai, sau Trung Quốc, đã chiếm 12% thị phần vào năm 2022. Đây cũng là phân khúc chủ chốt trong lộ trình chuyển đổi xe điện của Việt Nam từ nay đến 2035. Dự tính doanh số loại phương tiện này sẽ cân bằng với ô tô điện trong 2035, rồi dần nhường thị phần cho xe bốn bánh.</p><p>Chiến lược chuyển đổi giao thông xanh có lợi ích rất lớn so với tài chính chi ra để hỗ trợ xe điện. Nhiều quốc gia đã chuyển đổi giao thông xanh rất quyết liệt. Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định cấm bán ô tô sử dụng động cơ đốt trong đối với các nước thành viên từ năm 2035 (Na Uy cấm bán xe động cơ xăng dầu từ năm 2025); một số tiểu bang của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, New Zealand và nhiều quốc gia khác cũng có các lệnh cấm tương tự đã được ban hành. Trong khi đó Việt Nam hướng đến mục tiêu đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.</p><p>EU cũng yêu cầu từ năm 2025, nhiên liệu máy bay được nạp tại các sân bay EU phải có ít nhất 2% nhiên liệu hàng không bền vững SAF, tiến tới đạt 70% vào năm 2050, muốn bay vào bầu trời châu Âu phải tuân thủ quy định này. Những chuyến bay đầu tiên khởi hành từ Việt Nam sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF đã bắt đầu bay ra thế giới. Bắt đầu từ tháng 1.2025, tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines khởi hành từ các sân bay châu Âu đều sử dụng nhiêu liệu hàng không bền vững SAF, với tỷ lệ ít nhất 2% và tăng dần lên mức 6%, 20%, 70% vào tương ứng các năm 2030, 2035, 2050.</p><p>Trong chuyển đổi giao thông xanh, Việt Nam đang đi chậm, thậm chí khá chậm, thì sức ép đạt NetZero vào năm 2050 càng căng thẳng và tình trạng ô nhiễm không khí chưa thể khắc phục được trong thời gian tới, mà có nguy cơ ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, rất nguy hiểm.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Link The Chain - thế hệ Gen Z kết nối để chấm dứt chuỗi khai thác động vật hoang dã trái phép https://1thegioi.vn/link-the-chain-the-he-gen-z-ket-noi-de-cham-dut-chuoi-khai-thac-dong-vat-hoang-da-trai-phep-230274.html Tue, 11 Mar 2025 15:08:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/link-the-chain-the-he-gen-z-ket-noi-de-cham-dut-chuoi-khai-thac-dong-vat-hoang-da-trai-phep-230274.html Một thế hệ đứng lên vì thiên nhiên. Trong bối cảnh đa dạng sinh học toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng, thế hệ trẻ - đặc biệt là Gen Z - đang chứng tỏ sức mạnh của mình trong việc bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã. Với sứ mệnh truyền cảm hứng và nâng cao nhận thức về tệ nạn tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã, chương trình "Link The Chain" ra đời như một lời kêu gọi mạnh mẽ: Hãy chấm dứt nhu cầu để cắt đứt chuỗi khai thác bất hợp pháp. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Link The Chain - thế hệ Gen Z kết nối để chấm dứt chuỗi khai thác động vật hoang dã trái phép</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hạ Vĩ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">11/03/2025 15:08</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Một thế hệ đứng lên vì thiên nhiên. Trong bối cảnh đa dạng sinh học toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng, thế hệ trẻ - đặc biệt là Gen Z - đang chứng tỏ sức mạnh của mình trong việc bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã. Với sứ mệnh truyền cảm hứng và nâng cao nhận thức về tệ nạn tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã, chương trình "Link The Chain" ra đời như một lời kêu gọi mạnh mẽ: Hãy chấm dứt nhu cầu để cắt đứt chuỗi khai thác bất hợp pháp.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p dir="ltr"><b>Thực trạng đáng báo động về động vật hoang dã tại Việt Nam</b></p><p dir="ltr">Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, nhưng cũng là điểm nóng về tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển động vật hoang dã bất hợp pháp, đồng thời là nơi tiêu thụ mạnh mẽ các sản phẩm từ động vật hoang dã dưới nhiều hình thức như thực phẩm, thuốc, trang sức… Theo thống kê, năm 2022, chỉ 16,9% các vụ buôn bán động vật hoang dã tại TP.HCM được xử lý thành công, trong khi 83% vụ việc không được giải quyết.</p><p dir="ltr">Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã chính là nguyên nhân thúc đẩy việc săn bắt, buôn bán trái phép, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng. Tổ chức WWF báo cáo rằng quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu đã giảm 73% trong vòng 50 năm qua. Ngoài ra, việc tiêu thụ động vật hoang dã còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm, điển hình như dịch SARS năm 2003.</p><p dir="ltr"><b>"Link The Chain" - Gen Z kết nối để bảo vệ thiên nhiên</b></p><p dir="ltr">Với mục tiêu giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã, chương trình "Link The Chain" hướng đến việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm sáng tạo và công nghệ. Đối tượng chính của dự án là người trẻ từ 18 - 24 tuổi, nhóm có tầm ảnh hưởng lớn trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng và xu hướng xã hội.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/poster-su-kien.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/poster-su-kien.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/poster-su-kien.png" alt="poster-su-kien.png" data-src-mobile="" data-file-id="244337"></figure><p dir="ltr"><b>Triển lãm tương tác – Khi cảm xúc dẫn lối hành động</b></p><p dir="ltr">Điểm nhấn của chương trình là sự kiện triển lãm tương tác "Link The Chain" được tổ chức từ ngày 13 - 16.3.2025 tại Trường đại học FPT (TP.HCM). Đây không chỉ là buổi trưng bày mà còn là hành trình giúp người tham gia hiểu rõ hơn về thực trạng động vật hoang dã và ý nghĩa của việc bảo vệ chúng.</p><p dir="ltr">Những hoạt động nổi bật tại sự kiện:</p><ol><li dir="ltr">Triển lãm tương tác: Kết nối với thiên nhiên qua những câu chuyện đầy cảm xúc về các loài động vật đang bị đe dọa.</li><li dir="ltr">Trải nghiệm công nghệ: Đắm chìm vào không gian thực tế ảo để chứng kiến sự biến mất dần của các loài động vật hoang dã.</li><li dir="ltr">Workshop sáng tạo: Tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng đến lối sống bền vững và nói KHÔNG với sản phẩm từ động vật hoang dã.</li></ol><p dir="ltr"><b>Hãy trở thành một phần của sự thay đổi</b></p><p dir="ltr">Con người và động vật hoang dã là những mắt xích không thể tách rời trong chuỗi sự sống. Việc tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã đang phá vỡ sự cân bằng này, đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng. Gen Z đang đứng lên, kết nối và hành động. Còn bạn thì sao?</p><p dir="ltr">Hãy cùng "Link The Chain" nói KHÔNG với sản phẩm từ động vật hoang dã và trở thành người tiên phong trong công cuộc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Bạn chính là mắt xích quan trọng nhất để chấm dứt chuỗi khai thác động vật hoang dã trái phép!</p><div class="sc-empty-layer"></div> TP.HCM thí điểm cân rác thu phí: Cách làm mới, nhiều băn khoăn https://1thegioi.vn/tp-hcm-thi-diem-can-rac-thu-phi-cach-lam-moi-nhieu-ban-khoan-230102.html Thu, 6 Mar 2025 20:21:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/tp-hcm-thi-diem-can-rac-thu-phi-cach-lam-moi-nhieu-ban-khoan-230102.html Đối với các trường hợp chủ nguồn thải phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt vượt nhóm quy định thì UBND xã, thị trấn phối hợp đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn cập nhật danh sách, chuyển nhóm thu giá tương ứng theo quy định. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">TP.HCM thí điểm cân rác thu phí: Cách làm mới, nhiều băn khoăn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hồ Quang</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">06/03/2025 20:21</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Đối với các trường hợp chủ nguồn thải phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt vượt nhóm quy định thì UBND xã, thị trấn phối hợp đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn cập nhật danh sách, chuyển nhóm thu giá tương ứng theo quy định.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p dir="ltr">Hiện nay 2 địa phương tại TP.HCM là huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn đã thí điểm cân trọng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, 2 huyện này tiến hành cân chất thải rắn sinh hoạt để tính phí thu gom, vận chuyển.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/binh-chanh-va-hoc-mon-se-can-chat-thai-ran-sinh-hoat-de-thu-tien-nhu-the-nnao-hinh-anh.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/binh-chanh-va-hoc-mon-se-can-chat-thai-ran-sinh-hoat-de-thu-tien-nhu-the-nnao-hinh-anh.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/binh-chanh-va-hoc-mon-se-can-chat-thai-ran-sinh-hoat-de-thu-tien-nhu-the-nnao-hinh-anh.png" alt="binh-chanh-va-hoc-mon-se-can-chat-thai-ran-sinh-hoat-de-thu-tien-nhu-the-nnao-hinh-anh.png" data-src-mobile="" data-file-id="243933"><figcaption class="align-center">Ảnh minh họa</figcaption></figure><p dir="ltr">Tuy nhiên, người dân đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến các quy định về giới hạn khối lượng rác thải sinh hoạt; cơ sở nào để xác định mức giới hạn; trường hợp đặc biệt như lễ tết, đám tiệc, ảnh hưởng thời tiết làm tăng khối lượng rác sẽ xử lý ra sao; khi khối lượng vượt quá quy định, hộ gia đình phải giải quyết như thế nào?</p><p dir="ltr">Ngoài ra, người dân phản ánh việc cân trọng lượng chất thải rắn sinh hoạt này làm xảy ra tình trạng nhiều tuyến đường bị ùn ứ rác gây mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và cảnh quan đô thị.</p><p dir="ltr">Chiều 6.3, ông Trần Huỳnh Anh - Chánh văn phòng UBND huyện Bình Chánh cho biết, trong quá trình xây dựng và ban hành giá dịch vụ thu gom tại nguồn và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện, đã xác định khối lượng phát thải bình quân mỗi hộ gia đình là 100kg/hộ/tháng dựa trên mức phát thải bình quân đầu người (theo Quy chuẩn Việt Nam).</p><p dir="ltr">Đối tượng chủ nguồn thải được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 là các hộ có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ≤ 250kg; nhóm 2 là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh &gt; 250kg/tháng và ≤ 420 kg/tháng; nhóm 3 là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh &gt; 420 kg/tháng (420kg ≈ 1m³).</p><p dir="ltr">Đối với các trường hợp chủ nguồn thải phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt vượt nhóm quy định thì UBND xã, thị trấn phối hợp đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn cập nhật danh sách, chuyển nhóm thu giá tương ứng theo quy định.</p><p dir="ltr">Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân có phát sinh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đột xuất và các dịp đặc biệt (lễ, tết, đám tiệc) thì hộ gia đình, cá nhân chỉ chỉ trả theo đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, không phải thanh toán thêm chi phí phát sinh. Trong trường hợp phát sinh thêm chất thải rắn sinh hoạt kích thước lớn sẽ có các điểm tập kết, tiếp nhận tại vị trí văn phòng ấp.</p><p dir="ltr">Về công tác thu hộ phí dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, ông Anh cho biết qua kiểm tra thực tế công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã nhận thấy còn tình trạng thu, nộp không đúng giá dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.</p><p dir="ltr">Có tình trạng thu ngoài danh sách ký hợp đồng, có chi trả phí thu gom - vận chuyển nhưng nằm trong danh sách tự xử lý. Đặc biệt, có trường hợp không nộp phí dịch vụ vận chuyển cho UBND xã. Tồn tại này, huyện Bình Chánh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chấn chỉnh, xử lý các trường hợp sai phạm.</p><p dir="ltr">“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ vận động các hộ gia đình, chủ nguồn thải ký hợp đồng, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt và chi trả phí dịch vụ thu gom, vận chuyển đúng quy định, đặc biệt là thu gom, xử lý chất thải rắn công kềnh, tạo cơ chế thu phí công bằng, theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Các địa phương cũng sẽ rà soát, thống kê khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được các đơn vị thu gom vận chuyển về các trạm cân trên cơ sở đối chiếu nguồn thu gom để chấn chỉnh tình trạng thu, nộp không đúng giá dịch vụ vận chuyển”, ông Anh cho biết thêm.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Rốt ráo phòng chống cháy rừng https://1thegioi.vn/rot-rao-phong-chong-chay-rung-230068.html Thu, 6 Mar 2025 12:35:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/rot-rao-phong-chong-chay-rung-230068.html Hiện nay nắng nóng diễn ra gay gắt trên diện rộng, dự báo cháy rừng đang ở cấp 4 (cấp nguy hiểm). Chính vì thế, công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang quan tâm đặc biệt. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Rốt ráo phòng chống cháy rừng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tô Văn</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">06/03/2025 12:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Hiện nay nắng nóng diễn ra gay gắt trên diện rộng, dự báo cháy rừng đang ở cấp 4 (cấp nguy hiểm). Chính vì thế, công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang quan tâm đặc biệt.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Báo động nguy cơ cháy rừng cấp 4</b></p><p>Trưa 5.3, từ trụ sở Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang, phóng viên <i>Một Thế Giới</i> men theo đường tỉnh 948 dài khoảng 15km thì đến khu vực Đồi Mai - Núi Cấm (thuộc xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên).</p><p>Đồi Mai – Núi Cấm có diện tích khoảng 400ha. Tại đây, lực lượng Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc đang rốt ráo thực hiện công tác phòng chống cháy rừng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/2-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/2-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/2-rung.jpg" alt="2-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243871"><figcaption class="align-center"><i>Lực lượng Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc đang triển khai việc phòng chống cháy rừng - Ảnh: Tô Văn</i></figcaption></figure><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/1-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/1-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/1-rung.jpg" alt="1-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243872"><figcaption class="align-center"><i>Ông Phan Quang Chinh, viên chức phụ trách Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc (Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang) đang trao đổi công việc - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><p>Cầm bộ đàm trên tay, ông Phan Quang Chinh, viên chức phụ trách Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc (Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang) hô lớn: “Các anh em cơ động vào vị trí tuần tra”.</p><p>Sau hiệu lệnh, nhóm cơ động chừng 5 - 6 người thực hiện công tác tuần tra băng rừng. Sau đó, họ phân tán lực lượng làm nhiệm vụ xịt nước, phát quang, dọn thực bì khô nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh cháy.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/3-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/3-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/3-rung.jpg" alt="3-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243873"><figcaption class="align-center"><i>Chỉnh sửa trang phục, kiểm tra dụng cụ trước khi tuần tra - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/4-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/4-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/4-rung.jpg" alt="4-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243874"><figcaption class="align-center"><i>Lực lượng Trạm Quản lý rừng đang trên đường tuần tra - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><p>Anh Cao Văn Trí (42 tuổi, ngụ xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) cho biết mỗi năm vào mùa khô tại núi Cấm, địa phương và các lực lượng chức năng luôn nhắc nhở người dân phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng.</p><p>“Tôi là người địa phương luôn tham gia cùng các lực lượng chức năng đi tuần tra phòng chống cháy rừng; đồng thời phụ trách khiêng nước đổ vào bồn chứa nước tại đồi Mai. Hiện nay, nắng nóng, lá cây khô rơi rụng nhiều. Nếu ai đi rừng bất cẩn để tàn thuốc hoặc đốt lửa lấy mật ong là dễ gây cháy rừng”, anh Trí nói.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/5-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/5-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/5-rung.jpg" alt="5-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243875"><figcaption class="align-center"><i>Kiểm tra bồn chứa nước tại khu vực Đồi Mai - Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) - Ảnh: Tô Văn</i></figcaption></figure><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/7-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/7-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/7-rung.jpg" alt="7-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243877"></figure><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/6-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/6-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/6-rung.jpg" alt="6-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243876"><figcaption class="align-center"><i>Tại núi Cấm và các núi ở huyện Tri Tôn, lá cây rừng tự nhiên, cây le, cây tầm vông rụng nhiều vào mùa khô tạo thành lớp thực bì dày đặc dưới tán rừng nên rất dễ xảy ra cháy rừng - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><p>Ông Phan Quang Chinh, viên chức phụ trách Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang) nói: “Ngoài việc tuần tra, nhóm cơ động của trạm còn chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân làm nông nghiệp ở khu vực ven núi.</p><p>Việc tuần tra, quan sát xung quanh khu vực ven núi sẽ giúp chúng tôi nhanh chóng phát hiện tình huống, sự cố, kịp thời báo cáo về lãnh đạo ban để xử lý. Đây là nhiệm thường xuyên và liên tục.</p><p>Toàn đơn vị được trang bị 4 máy thổi gió, 4 máy đeo vai phun nước, 1 xe gắn máy chữa cháy cơ động và 1 máy bơm đường dây tiếp nước dài hơn 250m, để kịp thời xử lý tình huống khi cháy rừng”.</p><p><b>Chủ động lên phương án chống cháy rừng</b></p><p>Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang được giao quản lý rừng, đất rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn của các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Tịnh Biên, TP.Châu Đốc, với diện tích hiện có là 13.277,2ha.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/11-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/11-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/11-rung.jpg" alt="11-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243878"><figcaption class="align-center"><i>Dọn lớp thực bì dày đặc dưới tán rừng - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><figure><div class="embed-responsive"><iframe src="https://1thegioi.vn/video/embed/if46x7edr7" width="560" height="315" frameborder="0" border="0" cellspacing="0" scrolling="no" allowfullscreen="true"></iframe></div><figcaption class="align-center"><i>An Giang chủ động chống cháy rừng cấp 4, cấp nguy hiểm - </i>Clip: Tô Văn</figcaption></figure><p>Trong đó, rừng và đất rừng đặc dụng là 1.832,10ha (đất có rừng 1.269,3ha và đất chưa có rừng 562,8ha); rừng và đất rừng phòng hộ là 11.445ha (đất có rừng 9.346ha và đất chưa có rừng 2.099ha). Diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được trồng từ năm 1991 đến nay, được phân bố theo 2 khu vực: đồi núi và khu vực rừng tràm (đồng bằng).</p><p>Tại khu vực đồi núi, đa số là diện tích rừng trồng xen cây ăn quả, được giao khoán cho các hộ dân trồng, chăm sóc, bảo vệ. Đối với diện tích rừng này, thảm thực bì chủ yếu là cây bụi, thảm cỏ, lá khô.</p><p>Đặc biệt, khu vực Latina - Tà Lọt, đồi Mai (núi Cấm) có diện tích hơn 1.373 ha, núi Rô diện tích hơn 13ha và các núi thuộc huyện Tri Tôn lá cây rừng tự nhiên, cây le, cây tầm vông rụng nhiều vào mùa khô tạo thành lớp thực bì dày đặc dưới tán rừng nên khả năng xảy ra cháy rừng rất cao.</p><p>Còn khu vực rừng tràm hiện diện tích lên tới 1.101,39ha. Trong đó, rừng tràm Trà Sư 845ha (là khu rừng trồng và tái sinh, thực bì chủ yếu là thảm cỏ và lớp lá rụng dưới tán rừng dày đặc); rừng tràm Tân Tuyến có 256,39ha cây rừng thưa, và cây tràm non mới trồng năm 2021 với diện tích là 49ha và năm 2023 là 5ha (thực bì ở đây chủ yếu là cỏ) nên nguy cơ xảy ra cháy rừng, cháy lớn rất cao.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/8-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/8-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/8-rung.jpg" alt="8-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243880"><figcaption class="align-center"><i>Một thành viên trong nhóm cơ động đang xịt nước làm ẩm lớp thực bì - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><p>Ông Thái Văn Nhân, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho biết, vào mùa khô vùng Bảy Núi thiếu nước nghiêm trọng, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt, mọi hành vi sử dụng lửa bất cẩn đều có thể gây ra cháy rừng.</p><p>“Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thì dự báo trong tuần tới sẽ nâng tình trạng cảnh báo cháy rừng lến cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Trước tình hình hình này, đơn vị chúng tôi luôn tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng trong tuần tra, kiểm tra việc phòng chống cháy rừng ở các khu vực trọng điểm, có nguy cơ xảy ra cháy cao. Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên duy trì công tác tuần tra, trực gác, luôn cảnh giác ở mức cao.</p><p>Trong đó, lực lượng hợp đồng phòng cháy chữa cháy được bố trí từng khu vực, có trách nhiệm tuần tra phòng cháy chữa cháy rừng hằng ngày dưới sự theo dõi, giám sát của trạm quản lý rừng.</p><p>Riêng các trạm quản lý rừng xây dựng lịch tuần tra, kiểm tra, bố trí viên chức phụ trách tuần tra, trực gác theo từng khu vực cụ thể. Vào cao điểm mùa khô, Ban Quản lý rừng thực hiện ứng trực 100% lực lượng nhằm đảm bảo cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng”, ông Nhân nhấn mạnh.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/10-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/10-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/10-rung.jpg" alt="10-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243882"></figure><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/9-rung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/9-rung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/06/9-rung.jpg" alt="9-rung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243881"><figcaption class="align-center"><i>Giây phút nghỉ ngơi của nhóm cơ động - </i>Ảnh: Tô Văn</figcaption></figure><p>Ông Nhân cho biết thêm, đơn vị đã thành lập tổ dự báo cháy rừng, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết và đo cấp dự báo cháy rừng, thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt, ngặn chặn các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, săn bắt động vật rừng trái phép; trực phòng, chống cháy rừng luân phiên 24/24 giờ; trực trên chòi canh lửa vào thời điểm nắng nóng từ 9 - 17 giờ hằng ngày.</p><p>“Đến thời điểm này, đơn vị đã treo 50 băng rôn tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng tại các khu vực trọng điểm, các khu dân cư có đông người qua lại; treo 300 bảng cấm lửa tại khu vực có nguy cơ cháy cao”, ông Nhân cho biết.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Bến Tre: Người dân cồn Tam Hiệp bất an trước nạn “trộm cát” trên sông Cửa Đại https://1thegioi.vn/ben-tre-nguoi-dan-con-tam-hiep-bat-an-truoc-nan-trom-cat-tren-song-cua-dai-229775.html Wed, 26 Feb 2025 20:50:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/ben-tre-nguoi-dan-con-tam-hiep-bat-an-truoc-nan-trom-cat-tren-song-cua-dai-229775.html Sau thời gian lắng dịu, gần đây người dân cồn Tam Hiệp (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) bức xúc trước tình trạng xuất hiện nhiều tàu sắt bơm hút cát trái phép gần khu vực đuôi cồn này, gây nguy cơ sạt lở. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Bến Tre: Người dân cồn Tam Hiệp bất an trước nạn “trộm cát” trên sông Cửa Đại</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Mỹ Tho</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">26/02/2025 20:50</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sau thời gian lắng dịu, gần đây người dân cồn Tam Hiệp (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) bức xúc trước tình trạng xuất hiện nhiều tàu sắt bơm hút cát trái phép gần khu vực đuôi cồn này, gây nguy cơ sạt lở.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-4.jpg" alt="cat-4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243207"><figcaption class="align-center"><i>Về đêm, tàu hút trộm cát hoành hành trên sông - </i>Ảnh: Mỹ Tho</figcaption></figure><p>Theo phản ánh của nhiều người dân ở ấp 4, xã Tam Hiệp, mỗi đêm sau 18 giờ trên sông Cửa Đại khu vực thủy phận giáp ranh giữa cồn Tam Hiệp và xã Vang Quới Tây (huyện Bình Đại) và xã Tân Thạnh (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) xuất hiện nhiều tàu/sà lan có trọng tải lớn bơm hút cát. Có thời điểm, nhiều chiếc tiến vào gần đuôi cồn Tam Hiệp hút cát, gây nguy cơ sạt lở bờ cồn.</p><p>Ông Nguyễn Văn Thanh, một người dân xã Tam Hiệp bức xúc: “Một đêm có từ 5 - 10 chiếc sà lan lớn hút cách cồn Tam Hiệp khoảng 2km, lúc sớm thì hút ngoài xa, khuya thì chạy gần vô đây từ 500 mét đến 1km. Tôi không biết khu vực này ai quản lý, người dân đề nghị các ngành chức năng can thiệp chứ tương lai lở cái đuôi cồn hết bây giờ”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-2.jpg" alt="cat-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243205"><figcaption class="align-center"><i>Sạt lở ở Bến Tre do lấy cát trên sông - </i>Ảnh: Mỹ Tho</figcaption></figure><p>Còn ông Đặng Văn Thuật, Bí thư, trưởng ấp 4, xã Tam Hiệp từng chứng kiến “trộm cát” hoạt động gần bờ cho biết: "Thường vào lúc 18 giờ có khoảng 20 chiếc tàu chạy lại bơm hút xa bờ một chút. Đến khuya khi vắng không có ai thì rút lại gần cồn, công an xã có chiếc ca nô nhưng khi xuống tuần tra thì các tàu ấy nằm ngoài địa phận của xã, khi vắng mới chạy rà lại gần cồn. Khu vực đó tiếp giáp với bên Tiền Giang và xã Vang Quới Tây (huyện Bình Đại) nên cũng khó quản lý. Cồn nay đã được nhà nước đầu tư làm đê bao, nếu không ngăn chặn tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng, gây sạt lở đuôi cồn".</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/26/cat-3.jpg" alt="cat-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243206"><figcaption class="align-center"><i>Những ghe bơm hút cát lậu ban ngày đậu, chờ đêm xuống - </i>Ảnh: Mỹ Tho</figcaption></figure><p>Cồn Tam Hiệp nằm heo hút giữa sông Cửa Đại tiếp giáp với địa bàn huyện Chợ Gạo và Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang). Thời gian qua, sự thay đổi của dòng chảy và nạn khai thác cát trái phép gần bờ đã gây sạt lở nghiêm trọng tại cồn Tam Hiệp. Năm 2023, tỉnh Bến Tre đã triển khai dự án nâng cấp gia cố chống sạt lở đê bao cồn Tam Hiệp, với tổng chiều dài 20,7km; trong đó 7,33km có tổng vốn đầu tư hơn 325 tỉ đồng. Do đó việc ngăn chặn tình trạng bơm hút cát trái phép và gần cồn này là điều mà chính quyền và ngành chức năng địa phương cần quan tâm. Hơn nữa, hiện nay các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đã triển khai đề án phòng chống khai thác khoáng sản trái phép vùng giáp ranh, do đó không thể có “vùng ngoại lệ” mà không xử lý được các trường hợp khai thác cát như người dân cồn Tam Hiệp phản ánh.</p><p>Trao đổi về phản ánh của người dân về xuất hiện "trộm cát" trên sông Cửa Đại, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Đại Huỳnh Văn Mai cho biết: "Chúng tôi sẽ chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về khai thác cát trái phép".</p><figure><div class="embed-responsive"><iframe src="https://1thegioi.vn/video/embed/if5o7lk1rv" width="560" height="315" frameborder="0" border="0" cellspacing="0" scrolling="no" allowfullscreen="true"></iframe></div><figcaption class="align-center"><i>Hoạt động trộm cát về đêm - </i>Clip: Mỹ Tho</figcaption></figure><div class="sc-empty-layer"></div> Loại bỏ các lò hơi đốt than tại các nhà máy dệt ở Việt Nam https://1thegioi.vn/loai-bo-cac-lo-hoi-dot-than-tai-cac-nha-may-det-o-viet-nam-229678.html Mon, 24 Feb 2025 17:14:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/loai-bo-cac-lo-hoi-dot-than-tai-cac-nha-may-det-o-viet-nam-229678.html Youngone Corporation vừa công bố hoàn thành thành công dự án loại bỏ lò hơi đốt than tại nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định, Việt Nam. Tính đến ngày 15.1.2025, tập đoàn này đã chuyển đổi hoàn toàn từ than sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén trấu, tái khẳng định cam kết của mình trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường và quá trình khử carbon. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Loại bỏ các lò hơi đốt than tại các nhà máy dệt ở Việt Nam</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Minh An</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">24/02/2025 17:14</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Youngone Corporation vừa công bố hoàn thành thành công dự án loại bỏ lò hơi đốt than tại nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định, Việt Nam. Tính đến ngày 15.1.2025, tập đoàn này đã chuyển đổi hoàn toàn từ than sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén trấu, tái khẳng định cam kết của mình trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường và quá trình khử carbon.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Sáng kiến này phù hợp với chính sách chung của Youngone Corporation trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu và ưu tiên giảm phát thải carbon trong hoạt động của mình. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đầy tham vọng của công ty là cắt giảm 40% lượng khí thải carbon vào năm 2030.</p><p>Dự án loại bỏ than của tập đoàn Hàn Quốc này bắt đầu vào đầu năm 2023 với các nghiên cứu khả thi và quy hoạch thiết kế cho quá trình chuyển đổi. Lò hơi sinh khối đầu tiên được lắp đặt vào quý 3/2023, tiếp theo sau đó là thêm nhiều lò hơi khác cũng được lắp đặt. Dự án này triển khai thay thế ba lò hơi chính tại nhà máy Nam Định, bao gồm lò hơi hơi nước và lò hơi dầu truyền tải nhiệt.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/24/anh-man-hinh-2025-02-24-luc-16.10.05.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/24/anh-man-hinh-2025-02-24-luc-16.10.05.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/24/anh-man-hinh-2025-02-24-luc-16.10.05.png" alt="anh-man-hinh-2025-02-24-luc-16.10.05.png" data-src-mobile="" data-file-id="243021"><figcaption class="align-left">Trấu được chế biến thành viên nén trấu để cung cấp năng lượng cho các nồi hơi mới. Tro được xử lý và tái sử dụng để sản xuất phân hữu cơ. Việc chuyển đổi không chỉ loại bỏ tác động môi trường của than mà còn hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp địa phương bằng cách tái sử dụng chất thải thành năng lượng có giá trị.</figcaption></figure><p>Bà Rae Eun Sung, Phó chủ tịch Tập đoàn Youngone cho biết việc hoàn thành thành công dự án loại bỏ than tại Nam Định là minh chứng cho thái độ nghiêm túc của Youngone đối với tính bền vững và khí hậu. Bằng cách chuyển sang lò hơi sinh khối và tái chế tro lò hơi thành phân bón hữu cơ, tập đoàn đang giảm lượng khí thải carbon, tái sử dụng chất thải và hỗ trợ cộng đồng địa phương. Bà nói thêm: “Dự án này là một bước quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải carbon năm 2030 và tạo tiền lệ cho biện pháp bền vững trong các hoạt động toàn cầu của tập đoàn".</p><p>Các lò hơi mới sử dụng viên nén trấu làm năng lượng, là nhiên liệu sinh học tái tạo có nguồn gốc từ chất thải nông trại địa phương. Youngone Corporation đã phối hợp chặt chẽ với các nhà máy lúa gạo địa phương để xác nhận nguồn gốc của vỏ trấu, đảm bảo tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi cung ứng. Việc chuyển từ than sang nhiên liệu sinh học không chỉ loại bỏ tác động của than lên môi trường mà còn hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp địa phương bằng cách biến chất thải thành nguồn năng lượng giá trị. Tro sẽ được xử lý và tái sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ.</p><p>Được biết, Youngone Corporation đầu tư hơn 2,7 triệu đô la Mỹ vào công nghệ sinh khối và tái chế chất thải.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Cà Mau, Bạc Liêu chủ động ứng phó hạn mặn https://1thegioi.vn/ca-mau-bac-lieu-chu-dong-ung-pho-han-man-229428.html Tue, 18 Feb 2025 11:35:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/ca-mau-bac-lieu-chu-dong-ung-pho-han-man-229428.html Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đánh giá sự xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 ở vùng ĐBSCL sẽ lên cao từ cuối tháng 2 - 4.2025, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng ven biển. Trước diễn biến phức tạp của tình trạng xâm nhập mặn, các địa phương ven biển đã đưa ra nhiều phương án để ứng phó. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Cà Mau, Bạc Liêu chủ động ứng phó hạn mặn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Trần Khải</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">18/02/2025 11:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đánh giá sự xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 ở vùng ĐBSCL sẽ lên cao từ cuối tháng 2 - 4.2025, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng ven biển. Trước diễn biến phức tạp của tình trạng xâm nhập mặn, các địa phương ven biển đã đưa ra nhiều phương án để ứng phó.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 18.2, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau cho biết, từ ngày 11 - 20.2, tình hình xâm nhập mặn khu vực tỉnh Cà Mau ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2024 (ranh mặn 4‰).</p><p>Chiều sâu ranh mặn là 4‰ tại các cửa sông chính như phạm vi xâm nhập mặn trên sông Gành Hào khoảng 60 - 70km, trên sông Ông Đốc khoảng 60 - 65km, trên kênh xáng Chắc Băng khoảng 65 - 70km. Trong thời gian tới, độ mặn tại các điểm đo có xu hướng tăng dần và có khả năng xâm nhập sâu hơn vào vùng ngọt hóa của địa phương.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm.jpg" alt="hm.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242489"><figcaption class="align-center"><i>Để chủ động ứng phó với hạn mặn, các địa phương vùng ĐBSCL tăng cường những biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân</i></figcaption></figure><p>Để chủ động ứng phó từ sớm, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn.</p><p>Theo chỉ đạo, Sở NN-PTNT tỉnh này có trách nhiệm xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng, để tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, khu vực.</p><p>Ưu tiên nhiệm vụ cấp nước, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt, không để xâm nhập mặn vào vùng ngọt hóa, đảm bảo nguồn nước để phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, cần hướng dẫn các địa phương điều chỉnh lịch mùa vụ phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức sản xuất phù hợp với diễn biến thời tiết, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, độ mặn tăng cao.</p><p>Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị UBND các huyện và TP.Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, đơn vị có liên quan kịp thời chỉ đạo triển khai các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương; xác định nhiệm vụ phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm3.jpg" alt="hm3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242491"><figcaption class="align-center"><i>So với mùa khô năm 2024 từng khiến kênh rạch ở vùng ngọt Cà Mau khô trơ đáy (ảnh), mùa khô năm 2025 trên các tuyến kênh nước vẫn còn cao - </i>Ảnh tư liệu 2024</figcaption></figure><p>Ông Huỳnh Minh Nhân, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Bạc Liêu cho hay, xâm nhập mặn ở ĐBSCL nói chung và khu vực tỉnh Bạc Liêu nói riêng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm, thấp hơn hoặc xấp xỉ năm 2023-2024 và không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.</p><p>Độ mặn cao nhất tại các trạm đo trong tỉnh xuất hiện khoảng trong tháng 4, sang đầu tháng 5 độ mặn có xu hướng giảm dần do mùa mưa bắt đầu. Tại trạm thủy văn Gành Hào độ mặn cao nhất khoảng 29 - 31‰; tại trạm thủy văn Phước Long độ mặn cao nhất khoảng 30 - 32‰.</p><p>Ông Nhân khuyến nghị, để chủ động đề phòng thời điểm triều cường cao trùng với thời kỳ gió mùa đông bắc hoạt động mạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp, sạt lở vùng ven sông, ven biển, vùng ngoài đê bao... làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tàu, thuyền và công trình biển. Đồng thời, cần chủ động đề phòng xâm nhập mặn vùng cửa sông, vùng phân ranh mặn-ngọt; đề phòng thiếu nước ngọt cục bộ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; sạt lở đất, sụt lún do mực nước sông xuống thấp trong những tháng mùa khô.</p><p>Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, nếu xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn dự báo thì việc nuôi trồng thủy sản ở tiểu vùng chuyển đổi sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn nước ngọt bổ sung trong tháng 3.2025. Vùng nam quốc lộ 1A còn chịu thêm tác động của các đợt triều cường diễn ra trong tháng 2 - 3.2025. Mực nước các đợt triều cường này dự báo vượt mức báo động 3 (báo động 3: +2,20m ở Trạm thủy văn Gành Hào), có thể gây khó khăn cho diện tích tôm nuôi sẽ bắt đầu từ giữa tháng 3 và dự báo có nguy cơ làm 2.000ha nuôi tôm bị thiệt hại.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/hm1.jpg" alt="hm1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242490"><figcaption class="align-center"><i>Một điểm cấp nước uống miễn phí ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) -</i> Ảnh tư liệu 2024</figcaption></figure><p>Để chủ động phòng tránh từ sớm, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Sở TN-MT, Công ty cổ phần Cấp nước Bạc Liêu phối hợp với các sở ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố đề xuất và triển khai những biện pháp đảm bảo cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường. Đồng thời, sở chỉ đạo Chi cục Thủy lợi tăng cường thông tin chi tiết về diễn biến khí tượng - thủy văn, lịch điều tiết nước và diễn biến nguồn nước toàn tỉnh... trên các phương tiện thông tin đại chúng.</p><p>Phải tập trung gia cố bờ bao để giữ nước, tích cực bơm trữ nước ngọt lên ruộng cho vụ lúa trên đất tôm; tiến hành đóng các hệ thống cống nội đồng để ngăn mặn và giữ ngọt. Đồng thời, cần theo dõi diễn biến mặn trên đồng ruộng và kênh rạch để áp dụng các biện pháp thay nước nhằm giảm mặn, phèn trong ruộng. Bón phân hợp lý cho lúa theo từng thời kỳ sinh trưởng và sử dụng các chế phẩm sinh học giúp cây lúa chống chịu được điều kiện khắc nghiệt.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Vận hành tạm thời công trình ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng https://1thegioi.vn/van-hanh-tam-thoi-cong-trinh-ngan-man-lon-nhat-tinh-soc-trang-229391.html Mon, 17 Feb 2025 16:18:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/van-hanh-tam-thoi-cong-trinh-ngan-man-lon-nhat-tinh-soc-trang-229391.html Sáng 17.2, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển thôn thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành tạm thời công trình cống âu Rạch Mọp để phục vụ sản xuất. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Vận hành tạm thời công trình ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">V.K.K - Lương Xuân Cao</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">17/02/2025 16:18</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sáng 17.2, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển thôn thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành tạm thời công trình cống âu Rạch Mọp để phục vụ sản xuất.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-6.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-6.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-6.jpg" alt="mop-6.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242408"><figcaption>Cống âu Rạch Mọp - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Dự án cống âu Rạch Mọp có vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư, xây dựng tại 2 xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú, Sóc Trăng).</p><p>Nhiệm vụ của công trình là kiểm soát mặn, giữ ngọt tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững trực tiếp cho 19.220ha đất tự nhiên trên địa bàn các huyện: Kế Sách, Châu Thành, Long Phú, TP. Sóc Trăng; giảm thiểu ảnh hưởng do hạn mặn gây ra và tạo nguồn hỗ trợ cấp nước ngọt ứng phó các đợt mặn lên cao trên sông Hậu cho diện tích tự nhiên trên 36.000ha trên địa bàn huyện Kế Sách, Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng và TP. Ngã Bảy (Hậu Giang); tăng khả năng luân chuyển dòng chảy, nâng cao hiệu quả tháo chua, rửa phèn và tiêu thoát nước môi trường trong vùng dự án.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mot-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mot-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mot-1.jpg" alt="mot-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242404"><figcaption>Mặt chính của cống âu Rạch Mọp - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Theo đại diện Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10, cống âu Rạch Mọp thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu với tổng mức đầu tư 900 tỉ đồng. Trong đó, cống ngăn mặn và âu thuyền Rạch Mọp có vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng. Đây là công trình thủy lợi có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và là một trong những dự án trọng điểm phòng chống mặn xâm nhập của tỉnh, cũng như khu vực ĐBSCL.</p><p>Cống âu Rạch Mọp có chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang cống mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m; cao trình ngưỡng cống (-6m), cao trình đáy âu thuyền tại đầu âu (-4,5m) và tại buồng âu (-5m). Phần cống gồm cống hở bằng bê tông cốt thép M300, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Phần âu thuyền mỗi đầu dài 28m, buồng âu dài 75m; cửa van phẳng bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực.</p><p>Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống quan trắc giám sát tự động.</p><p>Công trình cống âu Rạch Mọp được xem là trọng điểm của dự án phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt lớn ở khu vực Tây Nam Bộ với quy mô chỉ nhỏ hơn cống Cái Lớn, Cái Bé (Kiên Giang). Công trình đưa vào hoạt động sẽ giúp tránh được tình trạng mặn xâm nhập theo sông Hậu vào huyện Kế Sách và Long Phú.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-7.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-7.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-7.jpg" alt="mop-7.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242421"><figcaption>Phối cảnh cống âu Rạch Mọp - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Cống âu Rạch Mọp được khởi công cách đây hơn 2 năm, dự kiến hoàn thành vào tháng 3.2025. Do địa phương thụ hưởng dự án đang ảnh hưởng tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025, từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, chủ đầu tư cùng nhà thầu đã rất tích cực, nỗ lực và triển khai thi công đồng thời các hạng mục, tăng ca, làm thêm giờ để hoàn thành lắp đặt cơ khí cửa van cống, xi lanh thủy lực.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/17/mop-2.jpg" alt="mop-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242405"><figcaption>Công trình được tạm thời đưa vào vận hành ngăn mặn - Ảnh: L.X.C</figcaption></figure><p>Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc đưa vào vận hành cống âu Rạch Mọp, ngoài kiểm soát mặn, giữ ngọt, còn tạo điều kiện cho phát triển du lịch ở địa phương khi hai huyện Kế Sách và Long Phú có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn.</p><p>Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết địa phương đã có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở khu vực có công trình cống âu Rạch Mọp.</p><p>Ông Lâm Tiến Thạch, Bí thư Huyện ủy Long Phú, chia sẻ: "Cảnh quan xung quanh cống âu Rạch Mọp rất đẹp, rất thích hợp cho việc phát triển du lịch. Đặc biệt, tại xã Song Phụng có cồn Lý Quyên còn hoang sơ và nhiều vườn cây trái dọc sông Hậu nên có thể thiết kế cho du khách đi trên sông hoặc lên cống tham quan, sau đó vào vườn cây trái, qua cồn tham quan, ngắm cảnh, ăn uống... Từ đó, địa phương sẽ kêu gọi doanh nghiệp đầu tư quán ăn dọc sông Hậu làm điểm dừng chân".</p><div class="sc-empty-layer"></div> Bãi rác Đa Phước quá tải, TP.HCM đưa rác về Củ Chi https://1thegioi.vn/bai-rac-da-phuoc-qua-tai-tp-hcm-dua-rac-ve-cu-chi-229095.html Sat, 8 Feb 2025 16:15:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/bai-rac-da-phuoc-qua-tai-tp-hcm-dua-rac-ve-cu-chi-229095.html Hiện mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 9.800 tấn rác thải sinh hoạt, cao điểm lễ, Tết con số này lên đến 11.000 tấn. Ngoài bãi Đa Phước (ở huyện Bình Chánh), rác thải còn được chuyển về các nhà máy khác ở khu xử lý Tây Bắc, huyện Củ Chi. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Bãi rác Đa Phước quá tải, TP.HCM đưa rác về Củ Chi</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thủy Long</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">08/02/2025 16:15</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Hiện mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 9.800 tấn rác thải sinh hoạt, cao điểm lễ, Tết con số này lên đến 11.000 tấn. Ngoài bãi Đa Phước (ở huyện Bình Chánh), rác thải còn được chuyển về các nhà máy khác ở khu xử lý Tây Bắc, huyện Củ Chi.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan về phương án điều phối công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn thành phố.</p><p>Trước đó, tối 23.1, cả trăm xe rác không vào được bãi rác Đa Phước gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải trong ngày không kịp xử lý.</p><p>Chiều ngày 24.1, Sở TN-MT TP.HCM đã phát đi công văn “khẩn” gửi UBND TP.HCM, kiến nghị thành phố chỉ đạo các sở ngành có biện pháp điều phối việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn trong những ngày tết.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/08/6442_9-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/08/6442_9-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/08/6442_9-1.jpg" alt="6442_9-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="241743"><figcaption class="align-center">Tính đến tháng 3.2024, bãi rác Đa Phước đã tiếp nhận hơn 28 triệu tấn rác</figcaption></figure><p>Theo đó, lượng rác tại TP.Thủ Đức trước đây được chở về bãi Đa Phước do VWS xử lý, thì nay được điều phối về bãi chôn lấp số 3, Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc, do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư, để nơi đây tiếp nhận, xử lý cho đến khi có chỉ đạo của UBND TP.HCM.</p><p>Sở TN-MT cũng đề nghị Công ty TNHH Môi trường đô thị TP.HCM triển khai các giải pháp dự phòng xử lý chất thải rác sinh hoạt (CTRSH) của TP.HCM. Cụ thể, đưa bãi chôn lấp số 3 đi vào hoạt động, xử lý tiếp nhận CTRSH cho thành phố.</p><p>Công ty Môi trường đô thị TP.HCM triển khai thực hiện các thủ tục liên quan tiếp nhận khối lượng CTRSH khoảng 2.000 - 6.000 tấn/ngày; đồng thời thực hiện các giải pháp dự phòng tiếp nhận thêm rác tại các bãi chôn lấp số 1, 1A và số 2 trong tình huống khẩn cấp đảm bảo an ninh chất thải cho TPHCM; chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, điều kiện thiết bị xử lý rác cho công tác vận hành bãi chôn lấp số 3 hiệu quả, khi tiếp nhận thêm khối lượng rác…</p><p>Trong trường hợp cần thiết, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị bổ sung phương tiện thu gom, vận chuyển, để hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển cho các địa phương, đảm bảo giải tỏa khối lượng CTRSH trong ngày, không để xảy ra tình trạng ùn ứ rác thải.</p><p>Sở TN-MT cũng đề nghị Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa chủ động tiếp nhận rác sớm từ các phương tiện vận chuyển để tránh ùn ứ rác trong Khu liên hợp xử lý rác Tây Bắc – Củ Chi.</p><p>UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện có lộ trình điều phối về nhà máy xử lý khác thay vì tiếp tục vận chuyển về đây.</p><p>Về chất thải rắn có lộ trình điều phối về bãi chôn lấp Đa Phước, thành phố yêu cầu điều phối về bãi chôn lấp số 3 - Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (Củ Chi) do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố làm chủ đầu tư tiếp nhận, xử lý cho đến khi có chỉ đạo mới.</p><p>Sở GTVT xem xét tổ chức giao thông cho tất cả xe chở chất thải rắn sinh hoạt được chạy 24/24 giờ để thu gom rác; phối hợp với các bên liên quan điều chỉnh lộ trình vận chuyển chất thải về bãi chôn lấp số 3, đảm bảo an toàn.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) trên diện tích 128ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11.2007.</p><p>Tính đến tháng 3.2024, bãi rác Đa Phước đã tiếp nhận hơn 28 triệu tấn rác. Con số này vượt quá so với công suất thiết kế (24 triệu tấn). Hiện nay, Sở TN-MT đang tạm thanh toán khối lượng rác đã tiếp nhận vượt quá công suất thiết kế với đơn giá 360.000 đồng/tấn. Từ tháng 3 đến thời điểm hiện tại, lượng rác còn tăng lên rất nhiều.</p><p>Hiện nay, rác thải tại TP.HCM được đưa về hai khu xử lý rác tập trung là Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) và Khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc (bãi rác Phước Hiệp). Trong đó, hơn 60% rác thải được đưa về Đa Phước.</p><p>Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn (quận 7, 8 và huyện Nhà Bè) bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Tháng 9.2016, thành phố cam kết cùng doanh nghiệp xử lý nhưng gần 4 năm qua mùi hôi nồng nặc vẫn tấn công người dân, gây đảo lộn cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.</p></div><div class="sc-empty-layer"></div> TP.HCM đã phát triển thêm được 237,51ha công viên https://1thegioi.vn/tp-hcm-da-phat-trien-them-duoc-237-51ha-cong-vien-229093.html Sat, 8 Feb 2025 16:03:01 +0700 Bảo vệ môi trường https://1thegioi.vn/tp-hcm-da-phat-trien-them-duoc-237-51ha-cong-vien-229093.html UBND TP.HCM vừa có báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Bảo vệ môi trường</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">TP.HCM đã phát triển thêm được 237,51ha công viên</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thủy Long</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">08/02/2025 16:03</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">UBND TP.HCM vừa có báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo đó, từ 2020 - 2025, TP đã đạt được nhiều kết quả tích cực với việc phát triển 237,51ha công viên (đạt 158% chỉ tiêu), 54,04ha mảng xanh (đạt 540% chỉ tiêu) và trồng mới, cải tạo 42.534 cây xanh (đạt 140% chỉ tiêu).</p><p>Cụ thể, phát triển công viên được 237,51ha, đạt 158% so với chỉ tiêu; phát triển mảng xanh công cộng được 54,04ha, đạt 540% so với chỉ tiêu; trồng mới và cải tạo cây xanh được 42.534 cây, đạt 140% so với chỉ tiêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/08/09576668461aff44a60b.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/08/09576668461aff44a60b.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/08/09576668461aff44a60b.jpg" alt="09576668461aff44a60b.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="241742"><figcaption class="align-center"><i>Công viên cây xanh tại một khu đô thị ở TP.Thủ Đức</i> - Ảnh: Thủy Long</figcaption></figure><p>Theo UBND TP.HCM, TP đã linh hoạt giải quyết một số khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình. Trong đó, nổi bật là việc tập trung, đẩy mạnh việc phát triển các công viên, mảng xanh trong các dự án khu dân cư, góp phần lớn vào chỉ tiêu phát triển chung của TP và nâng cao mỹ quan, nhu cầu sinh hoạt trong các khu ở trên địa bàn TP.</p><p>Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 cũng còn những hạn chế như: Khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư công các dự án xây dựng công viên. Trong Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn TP giai đoạn 2020 - 2025, TP có danh mục 75 dự án ưu tiên đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, đến nay TP chỉ mới có 8 dự án được Sở Kế hoạch - Đầu tư bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2020 - 2025.</p><p>Ngoài ra, công tác mời gọi đầu tư đối với lĩnh vực công viên - cây xanh hiện nay là không thể thực hiện nên chưa khuyến khích các nguồn lực bên ngoài tham gia thực hiện. Nguyên nhân là, theo quy định hiện nay, công viên - cây xanh không thuộc lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và xã hội hóa.</p><p>Hơn nữa việc hướng dẫn việc sử dụng khai thác mặt bằng công viên còn nhiều bất cập, vướng mắc. Trong đó, chưa có quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công nên trong quá trình quản lý có phát sinh các khó khăn, vướng mắc về quản lý.</p><p>Cụ thể như việc tổ chức thực hiện các dịch vụ thiết yếu trong công viên để phục vụ nhu cầu của người dân khi vào công viên nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao như bãi giữ xe, căng tin, máy bán nước tự động và các dịch vụ thiết yếu khác.</p><p>Một số nhiệm vụ thuộc về công tác nghiên cứu chuyên ngành: Nghiên cứu đặc điểm của một số loài cây xanh trong điều kiện đô thị; xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh; xây dựng, điều chỉnh một số hướng dẫn, quy định kỹ thuật chuyên ngành… không có đơn vị tham gia thực hiện mặc dù cơ quan nhà nước đã kêu gọi các trường đại học, viện nghiên cứu tham gia.</p><div class="sc-empty-layer"></div>