Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/rss/kinh-te-dau-tu-du-an/tai-chinh-va-dau-tu Fri, 4 Apr 2025 05:20:06 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/rss/kinh-te-dau-tu-du-an/tai-chinh-va-dau-tu 140 60 Mức thuế 46% là cú sốc nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam cải cách https://1thegioi.vn/muc-thue-46-la-cu-soc-nhung-cung-la-co-hoi-de-viet-nam-cai-cach-231125.html Thu, 3 Apr 2025 15:33:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/muc-thue-46-la-cu-soc-nhung-cung-la-co-hoi-de-viet-nam-cai-cach-231125.html TS Bùi Quý Thuấn cho rằng việc Mỹ áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mức thuế 46% là cú sốc nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam cải cách</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">TS Bùi Quý Thuấn cho rằng việc Mỹ áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Cú</b><b> sốc với </b><b>kinh tế Việt Nam</b></p><p>Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố chính sách thuế quan mới đối với tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Theo đó, từ ngày 5.4.2025, mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho mọi hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại. Từ ngày 9.4, mức thuế “có đi có lại” cao hơn sẽ áp lên hơn 60 quốc gia mà Mỹ gọi là "gây mất cân bằng thương mại", như Trung Quốc (34%) và Việt Nam (46%).</p><p>Trao đổi với phóng viên, TS Bùi Quý Thuấn, Phó trưởng ban Nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA) cho biết thuế đối ứng là loại thuế hoặc các rào cản phi thuế quan mà một quốc gia áp dụng đối với quốc gia khác, "có đi có lại", nhằm đạt được sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế. Hiểu nôm na là “nếu họ đánh thuế chúng ta, chúng ta sẽ đánh thuế họ cùng mức như vậy”.</p><p>Tuy nhiên, theo ông Thuấn, điểm đặc biệt trong công bố chính sách áp thuế đối với các đối tác thương mại lần này, là Mỹ cũng sẽ kết hợp cả rào cản phi quan thuế và các chính sách thao túng tiền tệ mà Mỹ cho rằng các quốc gia đang áp dụng cho hàng hóa Mỹ. Việt Nam cũng được ông Donald Trump nhắc tới là quốc gia có liên quan đến chính sách tiền tệ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" alt="eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="246110"><figcaption class="align-center"><i>TS Bùi Quý Thuấn, Phó trưởng ban Nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA)</i></figcaption></figure><p>Trong tuyên bố áp thuế đối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ đánh thuế đối ứng cao, đứng đầu là Campuchia - 49%, Việt Nam - 46%, Srilanka - 44%, Bangladesh - 37%, Trung Quốc - 34%, Thái Lan - 36%, Đài Loan - 32%, Ấn Độ - 26%, Indonesia - 32%, Malayssia - 24%, Bangladesh - 37%, Philippines - 17%, Pakistan - 29%...</p><p>“Nhìn vào các mức thuế này thì có nghĩa mức thuế hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh từ 10 - 20%, điều này sẽ làm giảm cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời, việc này cũng gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam”, ông Thuấn nhìn nhận.</p><p>Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng thuế không chỉ là công cụ tài chính mà là vũ khí kinh tế - chính trị, tích hợp an ninh quốc gia và tiền tệ, nhắm vào cấu trúc thương mại toàn cầu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền Trump dùng Đạo luật IEEPA 1977, tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia, loại bỏ cơ chế đa phương, hành động đơn phương quyết liệt.</p><p>Ông Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng việc áp thuế này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy các nước và doanh nghiệp hướng tới nội địa hóa sản xuất, thay đổi xu thế thương mại tự do. Ngoài ra, chính sách này phản ánh nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc giảm thâm hụt thương mại, vốn lên tới 1,2 nghìn tỉ USD năm 2024. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro lớn về giá cả, trả đũa cũng như các bất ổn kinh tế.</p><p>Thêm nữa, động thái này cũng ép các quốc gia điều chỉnh chính sách tỷ giá, thuế suất, hoặc mở cửa thị trường để tránh bị áp thuế cao hơn trong tương lai. Việc đánh thuế này cũng tái định hình thương mại quốc tế khi chính sách thuế quan mới đặt Mỹ ở vị trí trung tâm, buộc các nước đàm phán lại hiệp định thương mại theo chuẩn “America First”, thay vì quy tắc chung toàn cầu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" data-src-mobile="" data-file-id="246109"><figcaption class="align-center"><i>Đại sứ Hoàng Anh Tuấn</i></figcaption></figure><p>“Thuế quan là đòn bẩy mặc định, buộc các nước chấp nhận điều khoản thương mại có lợi cho Mỹ, thay vì dựa vào thể chế đa phương như trước”, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, đồng thời cho biết Tổng thống Trump vẫn thể hiện ý định linh hoạt, mở đường cho đàm phán song phương với các nước.</p><p><b>Cơ hội để Việt Nam cải cách</b></p><p>Theo TS Bùi Quý Thuấn, việc Mỹ áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các cải cách về thể chế và các chính sách kinh tế và khoa học công nghệ trong thời gian gần đấy.</p><p>Theo đó, việc phải chịu thuế cao từ Mỹ có thể buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, như EVFTA, CPTPP, RCEP…hoặc hướng tới các thị trường mới như Trung Đông với thị trường Halal (2,2 tỉ người), Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Phi…</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" data-src-mobile="" data-file-id="246111"><figcaption class="align-center"><i>Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là 123,5 tỉ USD</i></figcaption></figure><p>“Điều này giúp giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong dài hạn. Khi xuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể chuyển hướng sang thị trường nội địa với dung lượng hơn 100 triệu dân”, ông Thuấn nêu.</p><p>Đứng trước chính sách thuế quan của Mỹ, ông Thuấn cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đàm phán song phương với chính quyền Mỹ đối với mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ; định hướng và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường; thu hút đầu tư các tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam; tăng cường mua hàng từ Mỹ; tận dụng các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hóa thị trường; thúc đẩy nhanh các chính sách kinh tế mới như đầu tư công để kích cầu, hay phát triển kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh thực chất hơn nữa.</p><p>Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số nhanh hơn và xanh hóa sản xuất, đáp ứng yêu cầu cao hơn từ các thị trường quốc tế. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của hàng hóa Việt Nam trong dài hạn.</p><p>Đặc biệt, ông Thuấn nhấn mạnh các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chú trọng hơn với việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mở rộng và đa dạng thị trường và cải tiến, áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất nhằm giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm khác biệt thì mới có thể sòng phẳng cạnh tranh mà không lo ngại những rủi ro về chính sách thuế cũng như các rào cản phi thuế quan của các đối tác thương mại lớn trong tương lai.</p><p>Tại cuộc họp trong sáng nay 3.4 về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa…</p><div class="sc-empty-layer"></div> Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức https://1thegioi.vn/muc-thue-46-tu-my-la-cu-soc-lon-nhung-viet-nam-co-the-tan-dung-co-hoi-trong-thach-thuc-231121.html Thu, 3 Apr 2025 14:35:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/muc-thue-46-tu-my-la-cu-soc-lon-nhung-viet-nam-co-the-tan-dung-co-hoi-trong-thach-thuc-231121.html VPBankS cho rằng mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">VPBankS cho rằng mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Việc Mỹ áp thuế sẽ tác động sâu rộng đến kinh tế Việt Nam</b></p><p>Sáng sớm 3.4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc gia và công bố thuế quan đối với tất cả các quốc gia. Ông Trump đã đẩy thuế quan trung bình lên hơn 20% và tác động rộng lớn đến hầu hết các nền kinh tế. Trong đó, Mỹ áp dụng qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ cũng cho biết có cơ hội đàm phán.</p><p>Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng việc Mỹ áp thuế qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, có hiệu lực vào ngày 9.4.2025, sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh như xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).</p><p>Cụ thể, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng Việt Nam. Với mức thuế 46%, giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mexico. Các ngành chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, có thể lên đến 20 - 30% hoặc hơn, tùy thuộc vào khả năng hướng thị trường.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" data-src-mobile="" data-file-id="246103"><figcaption class="align-center"><i>Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS)</i></figcaption></figure><p>Do đó, Việt Nam có thể buộc phải tăng mua hàng từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỉ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất.</p><p>Ngoài ra, thặng dư thương mại với Mỹ sẽ hẹp đáng kể, có thể khiến tổng xuất khẩu của Việt Nam giảm từ mức 24,77 tỉ USD (2024) xuống thấp hơn, gây áp lực lên nền tăng trưởng kinh tế.</p><p>Đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang Mỹ giảm 20 - 30%, tăng trưởng GDP năm 2025 có thể bị tác động giảm 1,78% bình quân năm trong 5 năm tới, từ mức dự kiến 7 - 8% của 2025 xuống còn khoảng 5 - 6,5% hoặc thấp hơn. Điều này phụ thuộc vào khả năng kích thích tiêu dùng nội địa và đầu tư công.</p><p>Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu (đặc biệt là khu vực FDI) sẽ cắt giảm sản xuất, dẫn đến giảm việc làm và thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước - một yếu tố khác hỗ trợ tăng trưởng.</p><p>Thêm nữa, tỷ giá, lạm phát và FDI cũng sẽ chịu sức ép lớn nếu Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang Mỹ suy giảm, nguồn cung USD từ hoạt động thương mại sẽ giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng, đẩy cầu USD lên cao và tạo áp lực mất giá lên đồng tiền Việt.</p><p>Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải can thiệp thông qua bán dự trữ ngoại hối - hiện tương đương 2,4 tháng nhập khẩu, tỷ giá USD/VNĐ có thể tăng 3 - 5% trong năm 2025, từ mức 24.5635 VNĐ/USD (ngày 2.4.2025) lên khoảng 26.000 - 26.200 VNĐ/USD.</p><p>Cùng với tỷ giá, lạm phát cũng đứng trước nguy cơ leo thang. Mức thuế 46% có thể khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ và các thị trường khác tăng mạnh, đẩy chi phí sản xuất đi lên. Trong bối cảnh đó, VNĐ mất giá sẽ khiến giá hàng nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào (chiếm tới 90% kim ngạch nhập khẩu), tiếp tục tăng. Lạm phát vì vậy có thể vượt mục tiêu 4,5% và lên mức 5 - 6% trong năm 2025 nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.</p><p>Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Mức thuế cao khiến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt từ Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, phải xem xét lại chiến lược đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Mỹ trở nên khó tiếp cận. Một số công ty có thể chuyển nhà máy sang các nước ít chịu ảnh hưởng bởi thuế quan như Indonesia hoặc Ấn Độ, khiến FDI đăng ký và giải ngân sụt giảm (năm 2024 đạt khoảng 25,35 tỉ USD giải ngân).</p><p>Tuy nhiên, nếu Việt Nam tận dụng được làn sóng chuyển dịch khỏi Trung Quốc - quốc gia cũng chịu mức thuế cao từ Mỹ, dòng vốn FDI có thể phục hồi. Các ngành như bất động sản khu công nghiệp, logistics và sản xuất nội địa sẽ hưởng lợi nếu có chính sách ưu đãi hấp dẫn kịp thời.</p><p><b>Sớm đàm phán giảm thuế</b></p><p>Trước tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, VPBankS cho rằng Việt Nam cần sớm đàm phán nhằm giảm thuế hoặc đề xuất ngoại lệ cho một số mặt hàng chiến lược, đồng thời tăng nhập khẩu từ Mỹ để cân bằng cán cân thương mại.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/hang-09505292.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/hang-09505292.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/hang-09505292.jpg" alt="hang-09505292.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246102"><figcaption class="align-center"><i>Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức</i></figcaption></figure><p>Về phía thị trường, việc đa dạng hóa xuất khẩu sang các đối tác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.</p><p>Trong nước, các giải pháp như đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất phục vụ thị trường nội địa, cùng với kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá và lạm phát, cần được triển khai đồng bộ.</p><p>Mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.</p><p>Theo ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc SSI Research, phía Mỹ đã đưa ra báo cáo ước tính thương mại và có 8 trang về Việt Nam. Hầu hết các vấn đề nêu ra trong đó Việt Nam đã xử lý, như mở hơn với sản phẩm nông nghiệp, vấn đề sở hữu trí tuệ. Bộ Công Thương đã làm việc với hàng loạt mặt hàng mà phía Mỹ lo ngại, nghị định quản lý thương mại chiến lược… Chính quyền Trump cũng nhận xét Việt Nam là quốc gia đang xử lý những lo ngại từ phía Mỹ một cách hiệu quả nhất.</p><p>“Theo tôi, điều chúng ta cần theo dõi là chuyến công tác của Phó thủ tướng sang Mỹ trong thời gian tới để xem phản ứng từ Mỹ ra sao? Diễn biến trong 1 tuần tới liên quan đến đàm phán. Nhà đầu tư không nên quá hoảng loạn với con số 46%, hay sau này là 36%, 26%. Tôi cho rằng nó chỉ là con số bởi kết quả thực còn nằm trên bàn đàm phán", ông Hưng nói.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh https://1thegioi.vn/my-cong-bo-ap-thue-doi-ung-thu-tuong-yeu-cau-thanh-lap-ngay-to-phan-ung-nhanh-231120.html Thu, 3 Apr 2025 13:44:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/my-cong-bo-ap-thue-doi-ung-thu-tuong-yeu-cau-thanh-lap-ngay-to-phan-ung-nhanh-231120.html Trước việc Mỹ công bố áp thuế hàng hoá 46% với Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">03/04/2025 13:44</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trước việc Mỹ công bố áp thuế hàng hoá 46% với Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Sáng 3.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Mỹ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.</p><p>Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành và lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt hơn, phức tạp hơn, khó đoán định hơn. Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng thể về chính trị, ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân để ứng phó với tình hình.</p><p>Theo Thủ tướng, việc Mỹ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/img0502-1743655804102275399217.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/img0502-1743655804102275399217.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/img0502-1743655804102275399217.jpg" alt="img0502-1743655804102275399217.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246101"><figcaption class="align-center"><i>Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu</i></figcaption></figure><p>Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…</p><p>Cùng với việc chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.</p><p>Thủ tướng nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc; cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa; thúc đẩy khai thác thị trường, tài nguyên trong nước.</p><p>Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính https://1thegioi.vn/thu-tuong-de-nghi-tap-doan-standard-chartered-ho-tro-xay-dung-trung-tam-tai-chinh-231105.html Wed, 2 Apr 2025 22:35:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/thu-tuong-de-nghi-tap-doan-standard-chartered-ho-tro-xay-dung-trung-tam-tai-chinh-231105.html Tối 2.4, tiếp ông Bill Winters, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 22:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tối 2.4, tiếp ông Bill Winters, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Standard Chartered là tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, với sự hiện diện tại 53 thị trường năng động trên thế giới và phục vụ khách hàng trên 83 thị trường.</p><p>Vui mừng gặp lại ông Bill Winters tại Việt Nam sau 3 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Standard Chartered từ năm 2012 đã rất chủ động, tích cực thực hiện vai trò nhà tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về nâng hạng tín nhiệm quốc gia.</p><p>Thủ tướng hoan nghênh Standard Chartered đã hỗ trợ các bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam triển khai quan hệ Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam và phối hợp với Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng không (GFANZ) để giúp Việt Nam đạt các mục tiêu phát triển bền vững.</p><p>Ngân hàng Standard Chartered đã ký các thỏa thuận hợp tác, cung cấp tài chính hơn 8 tỉ USD với các doanh nghiệp, đối tác Việt Nam.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/tc-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/tc-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/tc-1.jpg" alt="tc-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246061"><figcaption class="align-center"><i>Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Bill Winters, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered </i></figcaption></figure><p>Thủ tướng cho biết 2025 là năm Việt Nam thực hiện "tăng tốc, bứt phá, về đích"; đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong những năm tiếp theo.</p><p>Để đạt được mục tiêu này, cùng với nhiều nhiệm vụ, giải pháp khác, Việt Nam xác định phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu.</p><p>Nhấn mạnh Standard Chartered đã hiện diện tại Việt Nam hơn 120 năm, với tầm nhìn 100 năm tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tập đoàn tiếp tục tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn lựa chọn mô hình, giải pháp phù hợp nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là tham vấn về thể chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học quản trị và giải pháp phát triển hệ sinh thái tài chính theo hướng toàn diện.</p><p>Cùng với đó, Standard Chartered tăng cường hỗ trợ Việt Nam triển khai JETP, cung ứng tín dụng cho phát triển xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các dự án về phát triển điện gió, hydro xanh, thương mại bền vững…; hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam; thúc đẩy FDI vào Việt Nam và hỗ trợ các công ty Việt Nam phát triển trong nước và mở rộng toàn cầu.</p><p>Thủ tướng cũng đề nghị Standard Chartered tiếp tục tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong lộ trình nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên định mức đầu tư; đề xuất các biện pháp cải cách chính sách để thu hút đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp xanh, năng lượng sạch và tái tạo.</p><p>Cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian tiếp đoàn, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered chúc mừng và bày tỏ ấn tượng về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam như một điểm sáng trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức.</p><p>Đánh giá những cam kết trong ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam, cũng như tiềm năng phát triển, nhất là chiến lược phát triển theo hướng xanh, bền vững của Việt Nam, lãnh đạo Standard Chartered cho biết tập đoàn đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam để đồng hành với Việt Nam trong phát triển xanh, đặc biệt hỗ trợ xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15 - 20% https://1thegioi.vn/nam-2025-du-no-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-se-tang-15-20-230995.html Mon, 31 Mar 2025 11:31:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/nam-2025-du-no-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-se-tang-15-20-230995.html FiinRatings dự báo giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ tăng 15 - 20% cho năm 2025, nhưng sẽ tập trung ở nhóm trái phiếu ngân hàng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15 - 20%</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">31/03/2025 11:31</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">FiinRatings dự báo giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ tăng 15 - 20% cho năm 2025, nhưng sẽ tập trung ở nhóm trái phiếu ngân hàng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo báo cáo của FiinRatings về thị trường TPDN, so với đầu năm, thị trường ghi nhận thêm 77 lô TPDN có vấn đề trị giá 5,54 nghìn tỉ (tăng 2,32% so với quý 4/2024 và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm đã chạm mức thấp nhất kể từ khi giai đoạn đỉnh điểm của TPDN có vấn đề vào tháng 2.2023.</p><p>Trong đó, 63,4% giá trị đến từ nhóm bất động sản, các doanh nghiệp này đã có loạt lô TPDN giãn hoãn thời gian thanh toán trước đó và vẫn còn nghĩa vụ nợ đáo hạn lớn trong 12 tháng tới, báo hiệu tình trạng chậm trả/giãn hoãn tiếp tục trong năm 2025 đối với nhóm trên.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/unnamed.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/unnamed.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/unnamed.jpg" alt="unnamed.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245837"><figcaption class="align-center"><i>Giá trị mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 2 giảm mạnh so với tháng 1</i></figcaption></figure><p>Hoạt động mua lại TPDN lũy kế 2 tháng 2025 đạt hơn 17,2 nghìn tỉ đồng (tăng 22,0% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, giá trị mua lại trong tháng 2 chỉ đạt 3,85 nghìn tỉ đồng (giảm 71,2% so với tháng 1), ở mức thấp nhất trong 3 năm trở lại. Nhu cầu mua lại suy giảm từ nhóm tổ chức phát hành bất động sản là nguyên nhân chính của tình trạng trên, phản ánh qua giá trị mua lại của ngành trong tháng 2 giảm tới 95% so với tháng trước.</p><p>Trong quý 2/2025, ước tính 40,6 nghìn tỉ đồng TPDN riêng lẻ sẽ đáo hạn. Cụ thể, 16,5 nghìn tỉ đáo hạn (40,7% tổng giá trị) thuộc về nhóm bất động sản, 11,9 nghìn tỉ (29,2% tổng giá trị) thuộc về lĩnh vực khác, và 8,2 nghìn tỉ (20,2% tổng giá trị) thuộc về nhóm tổ chức tín dụng. Một số tổ chức phát hành có giá trị đáo hạn lớn có thể kể đến Vietinbank (4.950 tỉ đồng), Wincommerce (3.000 tỉ đồng), TNR holdings (2.923 tỉ đồng) và Cho thuê tài sản TNL (2,862 tỉ đồng).</p><p>FiinRatings dự báo giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15 - 20% cho năm 2025. Ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2 là TPDN nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong khi mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng.</p><p>Điều này sẽ tạo áp lực lên việc đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn hiện tại như quy định về LDR và sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng vốn cấp 1 (vốn cổ phần) nhưng đòi hỏi thời gian dài và phụ thuộc vào bối cảnh của TTCK để có thể thực hiện và hoàn tất.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/anh-man-hinh-2025-03-31-luc-09.46.22.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/anh-man-hinh-2025-03-31-luc-09.46.22.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/anh-man-hinh-2025-03-31-luc-09.46.22.png" alt="anh-man-hinh-2025-03-31-luc-09.46.22.png" data-src-mobile="" data-file-id="245838"><figcaption class="align-center"><i>Dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15 - 20% năm 2025</i></figcaption></figure><p>Ngoài ra, quy định mới về phát hành trái phiếu riêng lẻ và chào bán đại chúng được sớm kỳ vọng sẽ đi vào áp dụng trong nửa cuối 2025 làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hàng hóa trái phiếu và thu hút nhà đầu tư tham gia kênh đầu tư này trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm được duy trì thấp.</p><p>FiinRatings cũng cho rằng nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao từ các ngành có mức độ thâm dụng vốn lớn như bất động sản, năng lượng, xây dựng và vật liệu... trong các quý tới.</p><p>“Các ngân hàng vẫn là người mua chính đối với trái phiếu doanh nghiệp. Việc có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao sẽ làm cơ sở để các ngân hàng thương mại gia tăng tỷ trọng đầu tư hoặc cấu trúc tín dụng dưới hình thức TPDN”, FiinRatings nhận định.</p><p>Với thị trường bất động sản, FiinRatings cho rằng mức tăng giá bù đắp cho sự sụt giảm về khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch đã giảm 25 - 30% so với đỉnh, nhưng giá nhà tăng cao đã bù đắp cho mức sụt giảm trên.</p><p>Các chủ đầu tư đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phân khúc nhà ở có giá phải chăng và cung cấp giải pháp tài chính cho người mua. Thị trường đã đạt đến trạng thái cân bằng mới, trong đó mức giá bán cao hơn giúp duy trì tính khả thi của các dự án.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Vắng bóng trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính phát hành mới trong 2 tháng đầu năm https://1thegioi.vn/vang-bong-trai-phieu-doanh-nghiep-phi-tai-chinh-phat-hanh-moi-trong-2-thang-dau-nam-230925.html Fri, 28 Mar 2025 20:37:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/vang-bong-trai-phieu-doanh-nghiep-phi-tai-chinh-phat-hanh-moi-trong-2-thang-dau-nam-230925.html Giai đoạn đầu năm thiếu sự tham gia của nhóm doanh nghiệp phi tài chính. Trong thời gian tới, dự thảo sửa đổi Nghị định 155 đưa ra quy định khắt khe hơn về hệ số nợ đối với doanh nghiệp phát hành có thể khiến hoạt động phát hành ra công chúng phần nào chịu tác động. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Vắng bóng trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính phát hành mới trong 2 tháng đầu năm</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Giai đoạn đầu năm thiếu sự tham gia của nhóm doanh nghiệp phi tài chính. Trong thời gian tới, dự thảo sửa đổi Nghị định 155 đưa ra quy định khắt khe hơn về hệ số nợ đối với doanh nghiệp phát hành có thể khiến hoạt động phát hành ra công chúng phần nào chịu tác động.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo báo cáo mới nhất của FiinRatings, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sơ cấp trong 2 tháng đầu năm ghi nhận tổng giá trị phát hành chỉ đạt 5,5 nghìn tỉ với 4 đợt phát hành, giảm 44,1% so với cùng kỳ trước đó. Trong đó, tháng 2 không ghi nhận phát hành mới ở cả 2 thị trường riêng lẻ và công chúng do diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.</p><p>Hầu hết các lô TPDN mới được phát hành đến từ các tổ chức tín dụng nhằm bổ sung vốn cấp 2, chiếm 94,6% tổng giá trị phát hành.</p><p>FiinRatings dự báo rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng tín dụng và do yêu cầu giảm lãi suất tiết kiệm sẽ làm cho gia tăng khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động tiền gửi.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/traiphieudoanhnghieplagi1_1670837129403.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/traiphieudoanhnghieplagi1_1670837129403.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/traiphieudoanhnghieplagi1_1670837129403.jpeg" alt="traiphieudoanhnghieplagi1_1670837129403.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="245681"><figcaption class="align-center"><i>Vắng bóng TPDN phi tài chính phát hành mới trong 2 tháng đầu năm 2025</i></figcaption></figure><p>Mặt khác, giai đoạn đầu năm thiếu sự tham gia của nhóm doanh nghiệp phi tài chính. Trong thời gian tới, dự thảo sửa đổi Nghị định 155 đưa ra quy định khắc khe hơn về hệ số nợ đối với DN phát hành có thể khiến hoạt động phát hành ra công chúng phần nào chịu tác động.</p><p>Báo cáo cũng nêu, hoạt động mua lại TPDN lũy kế 2 tháng 2025 đạt hơn 17,2 nghìn tỉ VNĐ (tăng 22,0% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, giá trị mua lại trong tháng 2 chỉ đạt 3,85 nghìn tỉ VNĐ (giảm 71,2% so với tháng 1), ở mức thấp nhất trong 3 năm trở lại.</p><p>Nhu cầu mua lại suy giảm từ nhóm tổ chức phát hành bất động sản là nguyên nhân chính của tình trạng trên, phản ánh qua giá trị mua lại của ngành trong tháng 2 giảm tới 95% so với tháng trước.</p><p>Trong quý 2.2025, FiinRatings ước tính 40,6 nghìn tỉ đồng TPDN riêng lẻ sẽ đáo hạn. Cụ thể, 16,5 nghìn tỉ đáo hạn (40,7% tổng giá trị) thuộc về nhóm bất động sản, 11,9 nghìn tỉ (29,2% tổng giá trị) thuộc về lĩnh vực khác, và 8,2 nghìn tỉ (20,2% tổng giá trị) thuộc về nhóm tổ chức tín dụng. Một số tổ chức phát hành có giá trị đáo hạn lớn có thể kể đến Vietinbank (4.950 tỉ đồng), Wincommerce (3.000 tỉ đồng), TNR holdings (2.923 tỉ đồng) và Cho thuê tài sản TNL (2,862 tỉ đồng).</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/anh-man-hinh-2025-03-28-luc-18.33.57.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/anh-man-hinh-2025-03-28-luc-18.33.57.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/anh-man-hinh-2025-03-28-luc-18.33.57.png" alt="anh-man-hinh-2025-03-28-luc-18.33.57.png" data-src-mobile="" data-file-id="245682"><figcaption class="align-center"><i>Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tập trung vào quý 3</i></figcaption></figure><p>So với đầu năm, thị trường ghi nhận thêm 77 lô TPDN có vấn đề trị giá 5,54 nghìn tỉ (tăng 2,32% so với quý 4/2024 và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm đã chạm mức thấp nhất kể từ khi giai đoạn đỉnh điểm của TPDN có vấn đề vào tháng 2.2023.</p><p>Trong đó, 63,4% giá trị đến từ nhóm bất động sản, các doanh nghiệp này đã có loạt lô TPDN giãn hoãn thời gian thanh toán trước đó và vẫn còn nghĩa vụ nợ đáo hạn lớn trong 12 tháng tới, báo hiệu tình trạng chậm trả/giãn hoãn tiếp tục trong năm 2025 đối với nhóm trên.</p><p>Trong tháng 2, một số nhóm ngành khác như sản xuất, thương mại dịch vụ vẫn phát sinh thêm TPDN có vấn đề. Song, mặt bằng tỷ lệ TPDN có vấn đề giảm vẫn là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường TPDN đã qua giai đoạn sàng lọc để đang bắt đầu phục hồi.</p><div class="sc-empty-layer"></div> TP.HCM được định vị là trung tâm tài chính toàn cầu https://1thegioi.vn/tp-hcm-duoc-dinh-vi-la-trung-tam-tai-chinh-toan-cau-230908.html Fri, 28 Mar 2025 17:28:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/tp-hcm-duoc-dinh-vi-la-trung-tam-tai-chinh-toan-cau-230908.html Việc xây dựng trung tâm tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ. Việt Nam sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để lỡ mất thời cơ. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">TP.HCM được định vị là trung tâm tài chính toàn cầu</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">28/03/2025 17:28</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Việc xây dựng trung tâm tài chính không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ. Việt Nam sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để lỡ mất thời cơ.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam chiều nay (28.3). <br></p><p><b>"Cơ hội vàng" để Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính hiện đại</b></p><p>Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, thế giới đang trải qua một kỷ nguyên nhiều biến động: cạnh tranh địa chính trị, biến đổi khí hậu, khủng hoảng chuỗi cung ứng, dịch bệnh, xung đột vũ trang, kinh tế phân mảnh; bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo AI, blockchain... khiến trật tự tài chính toàn cầu không ngừng dịch chuyển.</p><p>Trong bối cảnh đó, các trung tâm tài chính toàn cầu cũng đang tái cấu trúc mạnh mẽ: từ việc đơn thuần cung cấp dịch vụ vốn, sang trở thành nơi hội tụ đổi mới sáng tạo, công nghệ tài chính (fintech), tài chính xanh và các sản phẩm đặc thù cho thị trường ngách.<br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/bo-truong-thang.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/bo-truong-thang.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/bo-truong-thang.png" alt="bo-truong-thang.png" data-src-mobile="" data-file-id="245653"><figcaption>Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam chiều nay (28.3).</figcaption></figure><p>Tại châu Á - khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay, đã xuất hiện và hình thành các trung tâm tài chính mới như: Mumbai, Kuala Lumpur, Jakarta. Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, đang đứng trước "cơ hội vàng" để tham gia và định vị vai trò, vị trí của mình trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu. <br></p><p>Thứ nhất, Việt Nam được ghi nhận là điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2024, GDP đạt 7,09%, thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát dưới 4%; xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 786,29 tỉ USD; thu hút FDI hơn 38 tỉ USD – thuộc top 15 quốc gia hấp dẫn FDI nhất toàn cầu...<br></p><p>Thứ hai, Việt Nam có một số lợi thế đặc thù để hình thành trung tâm tài chính (TTTC), đó là vị trí chiến lược quốc tế giữa các con đường hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu, thuận lợi thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch; Là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính tương lai.<br></p><p>Thứ ba, những năm gần đây, TP.HCM được đưa vào xếp hạng trong danh sách chính thức các TTTC mới nổi toàn cầu; trong khi đó, TP.Đà Nẵng cũng đang nổi lên là một trung tâm công nghệ tài chính cấp vùng tiềm năng.<br></p><p>Theo Bộ trưởng, việc xây dựng TTTC không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ. Việt Nam sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để lỡ mất thời cơ.<br></p><p>"Với sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế và các doanh nghiệp, tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ xây dựng thành công TTTC hiện đại và đẳng cấp quốc tế, đóng góp vào sự phát triển ổn định và bền vững của khu vực và toàn cầu", Bộ trưởng chia sẻ.<br></p><p><b>Trung tâm tài chính mang bản sắc riêng của Việt Nam</b></p><p>Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng việc xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) ở Việt Nam cần có bản sắc riêng, khác với bất kỳ quốc gia nào.<br></p><p>"Chúng tôi đang tính đến việc nghiên cứu xây dựng một TTTC quốc tế mang bản sắc riêng, tận dụng được lợi thế so sánh về kinh tế, xã hội và địa chính trị. Khác với mô hình truyền thống, chúng tôi ưu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại ngay như fintech, blockchain, tài chính xanh...", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ.<br></p><p>Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đã ký 17 FTA với các đối tác trên thế giới, đây là cơ hội để Việt Nam phát triển các loại hình tài chính đặc thù "trade finance". Việt Nam cũng có điều kiện thuận lợi để xây dựng TTTC dựa trên xuất khẩu hàng nông sản và các mặt hàng truyền thống; có thể xây dựng các sàn giao dịch hàng hoá dựa vào blockchain. "Cần nghiên cứu để tạo sự khác biệt TTTC của Việt Nam và cũng sẽ bổ trợ cho các trung tâm tài chính khác trong khu vực", bà Ngọc nhấn mạnh.<br></p><p>Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cũng đánh giá việc Trung ương lựa chọn TP.HCM là nơi đặt TTTC quốc tế toàn diện là niềm vinh dự lớn. TTTC không chỉ là nơi hội tụ dòng vốn lớn mà còn là động lực chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, nâng cao năng lực quản trị, gia tăng sức cạnh tranh và hội nhập của quốc gia. <br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/chu-tich-tp.hcm.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/chu-tich-tp.hcm.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/chu-tich-tp.hcm.png" alt="chu-tich-tp.hcm.png" data-src-mobile="" data-file-id="245652"><figcaption>Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đánh giá việc Trung ương lựa chọn TP.HCM là nơi đặt TTTC quốc tế toàn diện là niềm vinh dự lớn</figcaption></figure><p>Theo ông Được, về các yếu tố khách quan và sự chuẩn bị đến thời điểm này, TP.HCM là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để đảm nhận vai trò đầu tàu trong chiến lược xây dựng TTTC bởi 4 lý do sau đây:<br></p><p>Thứ nhất, TP.HCM sở hữu nền tảng kinh tế năng động và hội nhập quốc tế sâu rộng. TP.HCM đóng góp khoảng 15,5% GDP cả nước, chiếm hơn 25,3% tổng thu ngân sách quốc gia và gần 11,3% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đây là trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính lớn nhất Việt Nam, nơi đặt trụ sở của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.<br></p><p>Thứ hai, tại TP.HCM những thiết chế cơ bản cho thị trường tài chính hiện đại, bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường vốn, các trung tâm thanh toán, hạ tầng ngân hàng số và các ứng dụng tài chính công nghệ đã được vận hành một cách bài bản. Gần đây nhất, Việt Nam đã nghiên cứu đề xuất áp dụng cơ chế sandbox, thí điểm triển khai các hoạt động fintech và các sáng kiến chuyển đổi số tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư tiếp cận và ươm mầm cho các dự án công nghệ đổi mới sáng tạo mang tính đột phá.<br></p><p>Thứ ba, TP.HCM có vị trí địa lý chiến lược đồng thời thị trường tài chính tại TP.HCM đã có những kết nối chặt chẽ với các trung tâm tài chính lớn trong khu vực như Singapore, Hong Kong, Thượng Hải, Tokyo... thông qua các hoạt động đầu tư và thương mại. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và trong tương lai là sân bay Long Thành cùng các cảng biển lớn xung quanh là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái tài chính toàn cầu.<br></p><p>Thứ tư, quyết tâm chính trị và định hướng chiến lược rõ ràng từ Trung ương đến địa phương, xác định phát triển TP.HCM thành TTTC quốc tế là nhiệm vụ chiến lược. TP luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ rào cản pháp lý, đồng thời phát triển hạ tầng số và công nghệ tài chính. Đây là những bước đi cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.<br></p><p>"Việc phát triển TTTC quốc tế tại TP.HCM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực cho thành phố và cả nước, mà còn tạo ra sức lan tỏa tới các đô thị lân cận và cả khu vực Đông Nam Á. Đây sẽ là nền tảng để TP.HCM nâng cao năng lực quản trị đô thị, phát triển bền vững và mở rộng hợp tác toàn diện với các đối tác toàn cầu", ông Được nhấn mạnh.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Sunshine Group tiếp tục tái cấu trúc, phát triển mạnh hai lĩnh vực AI và bán dẫn https://1thegioi.vn/sunshine-group-tiep-tuc-tai-cau-truc-phat-trien-manh-hai-linh-vuc-ai-va-ban-dan-230818.html Wed, 26 Mar 2025 11:53:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/sunshine-group-tiep-tuc-tai-cau-truc-phat-trien-manh-hai-linh-vuc-ai-va-ban-dan-230818.html Ngày 25.3, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group - HNX: KSF) công bố nghị quyết bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp cao nhằm hoàn thiện bộ máy lãnh đạo chủ chốt, nền tảng cho các giai đoạn tái cấu trúc toàn diện, tập trung phát triển mạnh hai lĩnh vực AI và bán dẫn. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Sunshine Group tiếp tục tái cấu trúc, phát triển mạnh hai lĩnh vực AI và bán dẫn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hạ Vĩ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 25.3, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group - HNX: KSF) công bố nghị quyết bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp cao nhằm hoàn thiện bộ máy lãnh đạo chủ chốt, nền tảng cho các giai đoạn tái cấu trúc toàn diện, tập trung phát triển mạnh hai lĩnh vực AI và bán dẫn.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Kiện toàn nhân sự cấp cao - hoàn thiện chiến lược tái cấu trúc đồng bộ</b></p><p>Theo đó, ông Đỗ Anh Tuấn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của Sunshine Group. Vị trí Tổng giám đốc tập đoàn được giao cho bà Nguyễn Thị Phương Loan - một trong những lãnh đạo chủ chốt của hệ thống tập đoàn.</p><p>Với bề dày kinh nghiệm về điều hành quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và kiểm toán, bà Nguyễn Thị Phương Loan được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực điều hành, đồng thời đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc Sunshine Group theo đúng chiến lược và mục tiêu đã đề ra.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture1.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture1.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture1.png" alt="picture1.png" data-src-mobile="" data-file-id="245462"><figcaption class="align-center">Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn và các bước đi chiến lược trong lộ trình tái cấu trúc tập đoàn</figcaption></figure><p>Cùng với đó, các vị trí Phó tổng giám đốc Sunshine Group cũng được công bố, bao gồm: ông Cao Phi Hùng - Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính; ông Lê Văn Nhỏ - Phó tổng giám đốc phụ trách thiết kế và kiến trúc; ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó tổng giám đốc phụ trách nội thất và thi công hoàn thiện; bà Trần Thị Như Loan - Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển giáo dục và ông Đinh Chí Hiếu - Phó tổng giám đốc phụ trách công nghiệp bán dẫn, điện tử.</p><p>Việc kiện toàn đội ngũ nhân sự cấp cao trong HĐQT và Ban Điều hành được đánh giá là bước đi cần thiết trong quá trình tái cấu trúc của Sunshine Group, nhằm nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hiệu suất điều hành và củng cố vị thế cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới.</p><p>Đây cũng là định hướng trọng tâm của tập đoàn trong bối cảnh năm 2025 được kỳ vọng là năm bản lề của “kỷ nguyên vươn mình”, với những đổi mới mang tính toàn diện, đột phá trên nhiều bình diện; đặc biệt là sự cải cách quyết liệt của Chính phủ trong quản lý, điều hành, sự thẩm thấu của những hành lang pháp lý mới cùng tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, tài chính và môi trường đầu tư.</p><p><b>Phát triển mạnh AI và công nghiệp bán dẫn, trở thành t</b><b>ập đoàn bất động sản tái cấu trúc thành công đầu tiên sau khủng hoảng </b></p><p>Gần đây nhất, Sunshine Group cũng chia sẻ kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu 50 - 70 ngàn tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế ước tính khoảng 10 ngàn tỉ đồng (chỉ đứng sau các con số công bố của Vinhomes).</p><p>Theo đánh giá của thị trường và giới đầu tư, nền tảng của kế hoạch đầy tham vọng này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chiến lược tái cấu trúc toàn diện, cũng như các thành quả ứng dụng công nghệ AI hiệu quả, nếu đạt được sẽ đưa Sunshine Group trở thành tập đoàn bất động sản tái cấu trúc thành công đầu tiên sau khủng hoảng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture2.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture2.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture2.png" alt="picture2.png" data-src-mobile="" data-file-id="245463"><figcaption class="align-center">Chuỗi dự án “tỉ đô” đã về tay Sunshine Group trong chiến lược tái cấu trúc toàn diện</figcaption></figure><p>Theo đó, ngay từ đầu quý 1/2025, Sunshine Group đã thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng cổ phần để sở hữu vốn tại hàng loạt công ty bất động sản, qua đó bổ sung thêm loạt dự án tầm cỡ vào danh mục đầu tư. Các dự án đã hoàn thiện đầy đủ pháp lý, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và ước tính mang về cho Sunshine Group khoảng hơn 200 nghìn tỉ đồng doanh thu trong năm 2025 - 2026, như: Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence, Noble Palace Tay Ho, Noble Crystal Long Bien, Noble Palace Long Bien, Noble Palace Tay Thang Long, Noble Palace Garden (trong đó, khoảng 60% là các sản phẩm thấp tầng đã và đang xây dựng, sẽ bàn giao cho khách hàng từ tháng 6 - 9.2025).</p><p>Hay gần đây nhất, thêm 2 dự án cũng đã về tay Sunshine Group là Noble Palace Riverside - đại đô thị sinh thái quy mô gần 250ha, trải dọc 11km ven sông ngay trên trục Tây Thăng Long và Sunshine Marina Mui Ne - khu nghỉ dưỡng quy mô gần 100ha tại bán đảo đẹp nhất Mũi Né (Bình Thuận).</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/picture3.jpg" alt="picture3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245464"></figure><p>Song hành với chiến lược mở rộng quỹ dự án thông qua các thương vụ M&amp;A quy mô lớn, Sunshine Group cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ AI trong các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn, với phương châm dành hết thặng dư trong hệ sinh thái để thực hiện chiến lược “làm chủ công nghệ lõi”, đầu tư xây dựng và phát triển từ khâu gốc rễ là các trường đào tạo, trung tâm nghiên cứu, văn phòng làm việc, nhà máy sản xuất AI, công nghệ bán dẫn và các sản phẩm sản phẩm công nghệ tài chính (máy STM, hệ giải pháp Digital Banking Platform...), tiến tới xây dựng các trung tâm tài chính, đô thị thông minh tiên phong công nghệ AI vào quản lý và vận hành.</p><p>Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh bất động sản, Tập đoàn đã tích hợp AI và Big Data để tối ưu hóa quy trình phát triển dự án, quản lý tài chính và phân tích nhu cầu thị trường, đồng thời thúc đẩy doanh thu thông qua các nền tảng giao dịch bất động sản thông minh, đơn cử như Noble App - ứng dụng tiên phong công nghệ AI trong việc thúc đẩy thanh khoản của thị trường bất động sản hàng hiệu, qua ba yếu tố cốt lõi: <i>Pháp lý minh bạch, tiến độ xây dựng theo cam kết và sản phẩm thực dành cho người dùng cuối</i>.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Lùm xùm quanh cuộc thi 'Khi phụ nữ đầu tư', Dragon Capital lên tiếng https://1thegioi.vn/lum-xum-quanh-cuoc-thi-khi-phu-nu-dau-tu-dragon-capital-len-tieng-230733.html Mon, 24 Mar 2025 11:43:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/lum-xum-quanh-cuoc-thi-khi-phu-nu-dau-tu-dragon-capital-len-tieng-230733.html Dragon Capital Việt Nam vừa thông tin chính thức về cuộc thi "Khi phụ nữ đầu tư” của cộng đồng “Nghiện nhà” trên mạng xã hội Facebook. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Lùm xùm quanh cuộc thi 'Khi phụ nữ đầu tư', Dragon Capital lên tiếng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">24/03/2025 11:43</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Dragon Capital Việt Nam vừa thông tin chính thức về cuộc thi "Khi phụ nữ đầu tư” của cộng đồng “Nghiện nhà” trên mạng xã hội Facebook.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo đó, Dragon Capital Việt Nam cho biết đơn vị đã tài trợ cho cuộc thi “Khi phụ nữ đầu tư” do cộng đồng “Nghiện nhà” tổ chức trên nền tảng facebook, với mong muốn góp phần tạo nên sân chơi lành mạnh, bổ ích để các thành viên chia sẻ về việc đầu tư cho các lĩnh vực trong đời sống.</p><p>"Chúng tôi là nhà tài trợ của cuộc thi “Khi phụ nữ đầu tư” do cộng đồng “Nghiện nhà” tổ chức trên nền tảng facebook. Qua đây, chúng tôi mong muốn góp phần tạo nên sân chơi lành mạnh, bổ ích để các thành viên chia sẻ về việc đầu tư cho các lĩnh vực trong đời sống. Đây là một phần trong định hướng dài hạn của Dragon Capital Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tài chính trong cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khuyến khích phụ nữ chủ động trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư nhằm xây dựng nền tảng tài chính vững vàng", Dragon Capital Việt Nam chia sẻ.</p><p>Dragon Capital Việt Nam khẳng định công ty không tham gia vào các hoạt động tài chính cá nhân hay các giao dịch trong quá khứ của bất kỳ người dự thi nào. Dragon Capital cũng cam kết duy trì các giá trị cốt lõi minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật trong mọi hoạt động và sáng kiến triển khai tại Việt Nam.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/anh-man-hinh-2025-03-24-luc-09.57.11.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/anh-man-hinh-2025-03-24-luc-09.57.11.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/24/anh-man-hinh-2025-03-24-luc-09.57.11.png" alt="anh-man-hinh-2025-03-24-luc-09.57.11.png" data-src-mobile="" data-file-id="245316"><figcaption class="align-center"><i>Dragon Capital Việt Nam lên tiếng về lùm xùm quanh cuộc thi "Khi phụ nữ đầu tư"</i><br></figcaption></figure><p>Dragon Capital Việt Nam là Công ty quản lý quỹ được thành lập bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hoạt động hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam và được giám sát bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.</p><p>Trước đó, một trong những thành viên của cộng đồng “Nghiện nhà” sau bài đăng dự thi cuộc thi “Khi phụ nữ đầu tư” đã nhận về không ít “chỉ trích” từ cộng đồng mạng vì những hành động trong quá khứ.</p><p>Cụ thể, trên nhóm Nghiện nhà, người dùng N.N.A đã chia sẻ về hành trình lập nghiệp, bỏ phố về Hội An, xây dựng và dự kiến vận hành một homestay (đang trong quá trình xây dựng). Tuy nhiên, dưới bài chia sẻ này, nhiều người dùng đã bình luận về việc bị lừa đầu tư tiền ảo theo lời kêu gọi của N.N.A.</p><p>Hiện chưa có xác nhận chính thức về tính xác thực của những cáo buộc trên. Tuy nhiên, trước làn sóng chỉ trích ngày càng gay gắt, N.N.A đã đăng tải bài viết trên facebook cá nhân, thừa nhận từng tham gia một dự án tiền mã hóa vào năm 2019.</p><p>“Năm 2019, khi đó mình 24 tuổi, mình tham gia một dự án đầu tư tiền mã hoá với tư cách là một nhà đầu tư. Số vốn ban đầu là một chút tiền mặt tích luỹ được. Khi ấy làn sóng đầu tư coin đang rất mạnh mẽ, mình cũng như nhiều người khác tham gia với vốn hiểu biết bằng 0, không có kinh nghiệm hay kiến thức, chỉ có sự hăng hái của tuổi trẻ và niềm tin vào dự án với mong muốn tích luỹ cho tương lai”, người dùng N.N.A chia sẻ.</p><p>Theo đó, N.N.A cho biết dự án sau đó gặp vấn đề, có nhiều người bị mất tiền, bao gồm cả bản thân N.N.A và gia đình. Người dùng này nhận định rằng bản thân không đủ chuyên môn và thẩm quyền để kết luận về việc dự án tiền mã hoá này là lừa đảo hay không, nhưng thừa nhận việc bản thân có tham gia và giới thiệu cho những người khác đã góp phần khiến họ chịu tổn thất.</p><p>Ban quản trị của nhóm Nghiện nhà cũng khẳng định chưa từng và sẽ không bao giờ liên kết với bất kỳ cá nhân, đội nhóm nào để kêu gọi đầu tư vào các loại tài sản không được quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nông dân Cà Mau ứng phó mùa nắng nóng để bảo vệ thủy sản nuôi https://1thegioi.vn/nong-dan-ca-mau-ung-pho-mua-nang-nong-de-bao-ve-thuy-san-nuoi-230709.html Sun, 23 Mar 2025 13:10:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/nong-dan-ca-mau-ung-pho-mua-nang-nong-de-bao-ve-thuy-san-nuoi-230709.html Bước vào cao điểm của mùa nắng nóng, người nuôi tôm, cua ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn đối với các loài thủy sản nuôi. Vì vậy, để chủ động phòng tránh từ ban đầu nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất, bà con đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp mang lại hiệu quả tích cực. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nông dân Cà Mau ứng phó mùa nắng nóng để bảo vệ thủy sản nuôi</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Trần Khải</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">23/03/2025 13:10</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Bước vào cao điểm của mùa nắng nóng, người nuôi tôm, cua ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn đối với các loài thủy sản nuôi. Vì vậy, để chủ động phòng tránh từ ban đầu nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất, bà con đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp mang lại hiệu quả tích cực.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Cuối tháng 3, thời tiết ở các tỉnh ĐBSCL trở nên hanh khô nhưng không quá gay gắt như những năm trước. Tuy nhiên, theo dự đoán của bà con nông dân các địa phương, cao điểm mùa nắng nóng có thể diễn ra trong tháng 4, điều này khiến cho người nuôi thủy sản ở các địa phương như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu... bắt đầu cảm thấy lo lắng. Họ bắt đầu tìm cách ứng phó để bảo vệ thủy sản nuôi trước cái nắng khắc nghiệt của thời tiết.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts.jpg" alt="ts.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245248"><figcaption>Tình trạng cua chết rất dễ xảy ra vào mùa nắng nóng</figcaption></figure><p>Ông Trần Văn Hoàng, 67 tuổi, ngụ TP.Cà Mau (Cà Mau) cho biết điều lo lắng nhất của người nuôi tôm, cua là mùa nắng nóng. Mùa này, thủy sản rất chậm lớn, người nuôi phải mất nhiều thời gian, tốn công chăm sóc hơn thường lệ.</p><p>“Với người nuôi tôm thì vào mùa khô bà con tương đối vất vả hơn so với mùa mưa. Họ ra đồng làm việc nhiều hơn, thường xuyên thăm nom, kiểm tra thủy sản nuôi để kịp thời phát hiện những bất thường của vật nuôi để xử lý nhằm giảm thiểu thiệt hại. Nói chung, mùa nào cũng vậy, đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Quan trọng là người nông dân phải nghe và làm theo những khuyến cáo của ngành chức năng thì sẽ giảm thiểu được thiệt hại”, ông Hoàng nói.</p><p>Cũng theo kinh nghiệm từ ông Hoàng, những năm đầu gia đình ông chuyển dịch sang nuôi tôm, do thiếu kinh nghiệm nên mỗi khi mùa khô đến, nắng hạn gay gắt đã làm cho thủy sản nuôi chậm lớn, thậm chí là chết, điều này khiến cho nguồn thu nhập của gia đình ông không ổn định. Dần dà về sau, ông được những người đi trước chia sẻ kinh nghiệm nuôi, cách ứng phó với nắng nóng để bảo vệ thủy sản trong vuông. Kể từ đó, mùa khô - vốn từng là nỗi lo của gia đình ông cũng như nhiều nông dân khác - đã được xử lý một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts3.jpg" alt="ts3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245247"><figcaption>Để tạo nơi tránh nắng cho thủy sản, nhiều nông dân không phát cỏ xung quanh mé vuông</figcaption></figure><p>“Để bảo vệ thủy sản nuôi vào mùa nắng nóng như hiện nay người nông dân có nhiều cách làm khác nhau. Riêng tôi, tôi chọn việc bơm nước vào vuông tôm để nâng cao mực nước, tạo độ sâu đáy ao giúp cho thủy sản nuôi tránh được nắng nóng. Đồng thời, mùa này tôi không phát cỏ xung quanh mé vuông, nuôi một số loại rong để tạo bóng mát nhằm tạo độ che phủ cho tôm, cua có nơi tránh trú vào tạo ra nguồn thức ăn cho chúng. Với cách làm này, tôm nuôi trong vuông của tôi luôn khỏe mạnh, phát triển bình thường”, ông Hoàng chia sẻ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts2.jpg" alt="ts2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245246"><figcaption>Cua chết gây thiệt hại cho người nuôi</figcaption></figure><p>Gia đình anh Nguyễn Chí Linh, ngụ huyện Đông Hải (Bạc Liêu) có hơn 2ha đất canh tác dùng để nuôi trồng thủy sản. Năm nào cũng vậy, mỗi lần đến mùa khô là anh Linh tất tả các công việc như: mua nhiên liệu, sửa chữa máy bơm, mua rơm cuộn.... để bơm nước vào vuông tôm bảo vệ vật nuôi.</p><p>“Mùa nắng nóng mình ra vuông nhiều hơn thường lệ để kiểm tra mực nước, vật nuôi dưới vuông có biểu hiện gì bất thường hay không. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải xử lý liền, hạn chế thiệt hại xảy ra. Vuông của tôi thường có mực nước cao nhất định, nếu nắng nóng, mực nước giảm là tôi bơm vào liền. Vì vậy, máy bơm luôn sẵn sàng. Bên cạnh việc bơm nước, tôi còn sử dụng rơm cuộn thả xuống vuông để tạo bóng mát giúp tôm nuôi có nơi tránh nóng và việc này cũng tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho thủy sản nuôi khi rơm phân hủy”, anh Linh cho hay.</p><p>Theo anh Linh, trước đây, khi chưa am hiểu về tập tính của vật nuôi trong mùa khô thì bà con còn nhiều hoang mang, loay hoay tìm cách ứng phó. Tuy nhiên, những năm gần đây do được ngành chức năng các cấp thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho người nuôi tôm, cua, nhờ vậy bà con có thêm kiến thức để chăn nuôi hiệu quả hơn.</p><p>“Bây giờ mùa khô không còn là nỗi lo của người nông dân nữa, với cách làm trên chúng tôi tự tin bảo vệ thủy sản nuôi trước nắng nóng”, anh Linh cho biết thêm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/23/ts1.jpg" alt="ts1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245245"><figcaption>Một cuộn rong lớn được người dân giữ lại để tạo bóng mát, thức ăn cho tôm, cua</figcaption></figure><p>Kỹ sư Đinh Hải Đăng, hiện đang công tác trong lĩnh vực thuốc thủy sản phụ trách địa bàn tỉnh Cà Mau khuyến cáo, vào mùa nắng nóng, trời ít mưa, nước bốc hơi, bờ ao rò rỉ làm ao nhanh cạn nước, độ mặn tăng và độ trong thấp, tôm dễ bị bệnh khó lột xác, chậm lớn. Do vậy cần bổ sung nước mát (ở tầng đáy) của ao lắng vào ao nuôi để duy trì độ sâu và giảm độ mặn nước ao.</p><p>“Để thủy sản nuôi trong vuông được khỏe mạnh, bà con thường xuyên bơm nước vào ao với độ cao trung bình khoảng 1,5m so với đáy ao qua đó giúp cho tôm, cua có được sự ổn định trong môi trường sống, hạn chế rủi ro dịch bệnh. Đồng thời, người nuôi thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường ao tôm như độ mặn, pH, oxy, nhiệt độ… và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, bà con nên thả con giống với mật độ vừa phải. Ngoài ra, bà con có thể bỏ rơm cuộn vào ao tôm để tạo nơi tránh nóng cho vật nuôi”, anh Đăng chia sẻ.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Phó thủ tướng Mai Văn Chính: Để tăng trưởng 8%, đầu tư công là giải pháp quan trọng https://1thegioi.vn/pho-thu-tuong-mai-van-chinh-de-tang-truong-8-dau-tu-cong-la-giai-phap-quan-trong-230655.html Fri, 21 Mar 2025 14:30:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/pho-thu-tuong-mai-van-chinh-de-tang-truong-8-dau-tu-cong-la-giai-phap-quan-trong-230655.html Nhấn mạnh đầu tư công là một động lực quan trọng của tăng trưởng, Phó thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nỗ lực thực hiện ở mức cao nhất để góp phần vào kết quả chung của đất nước. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phó thủ tướng Mai Văn Chính: Để tăng trưởng 8%, đầu tư công là giải pháp quan trọng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">21/03/2025 14:30</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Nhấn mạnh đầu tư công là một động lực quan trọng của tăng trưởng, Phó thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nỗ lực thực hiện ở mức cao nhất để góp phần vào kết quả chung của đất nước.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 21.3, Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn, vướng mắc của các bộ, cơ quan Trung ương trong 2 tháng năm 2025 thuộc tổ công tác số 7.</p><p>Phó thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh, năm 2025 có vai trò đặc biệt quan trọng để tăng tốc về đích cho cả nhiệm kỳ và tạo đà phát triển cho thời gian tới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, đầu tư công là giải pháp quan trọng.</p><p>Ông Mai Văn Chính cho hay Thủ tướng đã quyết định thành lập 7 tổ công tác. Cuộc làm việc hôm nay, tổ công tác số 7 sẽ rà soát, đánh giá tình hình triển khai của các đơn vị, qua đó biểu dương đơn vị làm tốt, rà soát, đánh giá những khó khăn, vướng mắc để đề xuất các biện pháp xử lý.</p><p>Trình bày báo cáo tổng hợp, Bộ Tài chính cho biết, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ giao cho 9 bộ, cơ quan Trung ương thuộc tổ công tác số 7 là 3.992 tỉ đồng. Tính đến ngày 28.2, có 5/9 bộ, cơ quan đã phân bổ hết kế hoạch vốn được giao; tổng số vốn còn lại chưa được phân bổ là 1.919 tỉ đồng (chiếm 48,07%).</p><p>Nguyên nhân là do dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện bố trí vốn; dự án chờ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn…</p><p>Về tình hình giải ngân 2 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cho biết, ước tính đến ngày 28.2, giải ngân của các đơn vị trong tổ công tác số 7 đạt 2,32% kế hoạch được giao, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó có 1 cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của cả nước; 8 bộ, cơ quan Trung ương tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (trong đó có 6 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân được kế hoạch vốn, 2 cơ quan giải ngân dưới mức trung bình cả nước).</p><p>Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các bộ, cơ quan đã báo cáo về kế hoạch vốn, tiến độ phân bổ vốn, giải ngân vốn. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo báo cáo rõ về các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý đối với một số dự án cụ thể. Các đơn vị còn lại đều khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai để thực hiện giải ngân theo mục tiêu đề ra.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/pttg-phat-bieu-ket-luan-17425298699891125125864.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/pttg-phat-bieu-ket-luan-17425298699891125125864.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/pttg-phat-bieu-ket-luan-17425298699891125125864.jpg" alt="pttg-phat-bieu-ket-luan-17425298699891125125864.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245148"><figcaption class="align-center"><i>Phó thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu</i></figcaption></figure><p>Phó thủ tướng Mai Văn Chính ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của 5 bộ, cơ quan Trung ương trong công tác phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công 2025 (đã phân bổ hết vốn và cam kết hoàn thành giải ngân trong năm).</p><p>Còn 4 bộ, cơ quan chưa phân bổ hết vốn, Phó thủ tướng yêu cầu báo cáo, đánh giá rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, tham mưu, đề xuất giải pháp xử lý để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.</p><p>Cho ý kiến về công tác giải ngân, phân tích các nguyên nhân, Phó thủ tướng lưu ý, các cơ quan đơn vị cần chủ động hơn nữa trong công tác chuẩn bị đầu tư, công tác phê duyệt.</p><p>Phó thủ tướng yêu cầu quán triệt nghiêm túc, thực hiện đầy đủ chỉ thị của Thủ tướng về đầu tư công; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; trong tổ chức thực hiện phải bảo đảm "5 rõ", "3 có, 2 không"; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đề cao kỷ luật, kỷ cương, cái gì tốt phải biểu dương, khen thưởng, cái gì chưa tốt phải nhắc nhở, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc…</p><p>Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Dân tộc và Tôn giáo rà soát lại trách nhiệm, tập trung phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, địa phương, vướng chỗ nào gỡ chỗ đó…</p><p>Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó thủ tướng đề nghị 9 đơn vị được kiểm tra hoàn thiện báo cáo, nêu rõ kết quả phân bổ, giải ngân, phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp, gửi về Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 3 này.</p><p>Đối với những đơn vị đã phân bổ xong phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ, chất lượng công trình, nghiệm thu, thanh quyết toán. Đối với 7 đơn vị đã cam kết hoàn thành, Phó thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh yếu tố tiến độ phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả.</p><p>Đối với các gói thầu trang thiết bị, Phó thủ tướng lưu ý phải cần thẩm định kỹ, bảo đảm công nghệ tiên tiến, sử dụng được lâu dài, hiệu quả.</p><p>Phó thủ tướng đề nghị các thành viên trong tổ công tác, theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành mình, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để kịp thời tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc.</p><p>Nhấn mạnh đầu tư công là một động lực quan trọng của tăng trưởng, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần tiếp tục nỗ lực thực hiện ở mức cao nhất để góp phần vào kết quả chung của đất nước.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhiều lợi ích nếu thu thuế tài sản số https://1thegioi.vn/nhieu-loi-ich-neu-thu-thue-tai-san-so-230649.html Fri, 21 Mar 2025 13:55:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/nhieu-loi-ich-neu-thu-thue-tai-san-so-230649.html Nếu pháp luật chuyên ngành xác định rõ tài sản mã hóa là một loại hàng hóa hoặc tài sản hợp pháp, thì các giao dịch liên quan sẽ được thực hiện nghĩa vụ thuế. Điều này không chỉ giúp Nhà nước thu được thuế mà còn góp phần đưa hoạt động này vào khuôn khổ minh bạch. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhiều lợi ích nếu thu thuế tài sản số</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">21/03/2025 13:55</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Nếu pháp luật chuyên ngành xác định rõ tài sản mã hóa là một loại hàng hóa hoặc tài sản hợp pháp, thì các giao dịch liên quan sẽ được thực hiện nghĩa vụ thuế. Điều này không chỉ giúp Nhà nước thu được thuế mà còn góp phần đưa hoạt động này vào khuôn khổ minh bạch.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC ngày 11.3.2025 trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.</p><p>Theo Bộ Tài chính, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng, mang lại cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc triển khai cơ chế thử nghiệm (sandbox) sẽ giúp các cơ quan quản lý theo dõi, đánh giá thực tiễn hoạt động của thị trường trước khi áp dụng chính thức. Đây cũng là cách tiếp cận mà nhiều quốc gia đang áp dụng nhằm tạo sự cân bằng giữa kiểm soát rủi ro và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.</p><p>Theo đó, cơ chế sandbox sẽ giúp Việt Nam tận dụng tiềm năng của tài sản mã hóa để huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh, phát triển nền kinh tế số, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ như rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Khi có sự giám sát chặt chẽ, tài sản mã hóa có thể trở thành một kênh đầu tư và huy động vốn hiệu quả, thay vì là một thị trường đầy rủi ro như hiện nay.</p><p>Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an để giám sát hoạt động của thị trường. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo rằng các chính sách mới không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số.</p><p>Một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra là chính sách thuế đối với tài sản số. Theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật hiện hành đã có cơ sở thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả hoạt động kinh doanh tài sản số. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về phân loại và xác định bản chất của tài sản mã hóa, việc áp dụng chính sách thuế vẫn còn nhiều vướng mắc.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/thue.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/thue.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/thue.jpg" alt="thue.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245137"><figcaption class="align-center"><i>Các chuyên gia đề xuất thu thuế giao dịch tài sản mã hóa</i></figcaption></figure><p>Bộ Tài chính cho biết nếu pháp luật chuyên ngành xác định rõ tài sản mã hóa là một loại hàng hóa hoặc tài sản hợp pháp, thì các giao dịch liên quan sẽ được thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định hiện hành. Điều này không chỉ giúp Nhà nước thu được nguồn thu từ thị trường tài sản mã hóa mà còn góp phần đưa hoạt động này vào khuôn khổ minh bạch, tránh thất thu thuế và hạn chế tình trạng đầu cơ, thao túng giá.</p><p>Tại một hội thảo mới đây, TS Cấn Văn Lực cho hay về 2 cách tiếp cận tiền kỹ thuật số. Một loại của ngân hàng trung ương phát hành thì cần phải xem xét cẩn thận; loại khác của nhóm tư nhân phát hành như: Bitcoin, Etherum... thì không thể cấm nhà đầu tư được. Việt Nam đang có khoảng 21 triệu nhà đầu tư tham gia thị trường này nên cần phải sớm quản lý tiền kỹ thuật số.</p><p>“Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam đã sẵn có nhiều sàn do tư nhân làm. Việc cần làm là quản lý các sàn này, giúp các sàn đăng ký, đưa vào khung pháp luật, vì các sàn này có sẵn nền tảng, công nghệ, con người”, ông Lực nói.</p><p>Ông Lực nhấn mạnh cần tận dụng nguồn lực tư nhân. Phải khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng với thị trường vì thị trường này nhiều rủi ro và biến động.</p><p>Ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho hay việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa là phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Điều này nhằm tạo môi trường pháp lý linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với sự đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ quản lý, giám sát của Nhà nước. Từ đó hỗ trợ huy động vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.</p><p>Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.</p><p>Theo ông Bùi Hoàng Hải, việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá với quy mô hạn chế có sự kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời giúp cơ quan quản lý có thời gian xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và đây cũng là cách tiếp cận chung của nhiều quốc gia.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/0000000-1-3598-4966.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/0000000-1-3598-4966.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/21/0000000-1-3598-4966.jpg" alt="0000000-1-3598-4966.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245138"><figcaption class="align-center"><i>Ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước</i></figcaption></figure><p>Đại diện Bộ Tài chính nhận định thị trường tài sản mã hóa phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Do vậy, việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.</p><p>Trên quan điểm là một đơn vị khởi nghiệp về nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), ông Lê Hoài Nam, nhà sáng lập Hold Station, chia sẻ doanh nghiệp này đã lên kế hoạch chuẩn bị thực thi các quy định pháp lý chặt chẽ nhất có thể sẽ được ban hành, nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và hoạt động công khai, minh bạch tại thị trường Việt Nam.</p><p>“Chúng tôi cho rằng việc tuân thủ các nguyên tắc đóng thuế, mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân có thể là bước đầu tiên mà các VASP cần tuân thủ nghiêm túc”, ông Nam nhấn mạnh.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt năm 2025 https://1thegioi.vn/nhieu-co-hoi-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-2025-230596.html Thu, 20 Mar 2025 12:29:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/nhieu-co-hoi-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-2025-230596.html Chuyên gia dự đoán VN-Index sẽ lên ít nhất 1.400 điểm và dao động xung quanh 1.440 - 1.450 điểm trong năm 2025. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt năm 2025</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">20/03/2025 12:29</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Chuyên gia dự đoán VN-Index sẽ lên ít nhất 1.400 điểm và dao động xung quanh 1.440 - 1.450 điểm trong năm 2025.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Nhiều cơ hội trong năm 2025</b></p><p>Tính đến ngày 25.2.2025, VN-Index đạt 1.303,16 điểm, tăng 2,9% điểm so với cuối năm 2024; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 1,7% so với cuối năm 2024 (tương đương 63,4% GDP ước tính năm 2024).</p><p>Trị giá giao dịch bình quân tháng 2 là 17,46 nghìn tỉ đồng/phiên, tăng 36,1% so với bình quân tháng trước. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tính đến hết tháng 1.2025 đạt 9,38 triệu tài khoản, tăng 80.718 tài khoản, tương đương tăng 0,87% so với cuối năm 2024.</p><p>Tại hội thảo “Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới” vừa diễn ra, bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán nhà nước) cho biết sự gia tăng đều đặn về số lượng tài khoản của nhà đầu tư mới tham gia thị trường là dấu hiệu tích cực cho thấy TTCK Việt Nam tiếp tục duy trì sức hấp dẫn.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.03.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.03.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.03.png" alt="anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.03.png" data-src-mobile="" data-file-id="245030"><figcaption class="align-center"><i>Bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán nhà nước) phát biểu</i></figcaption></figure><p>Thêm vào đó, việc đưa ra các tiêu chí mới nhằm làm mới bộ chỉ số VN30 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM kỳ vọng sẽ mang lại sức hấp dẫn mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần tích cực trong thu hút dòng vốn ngoại.</p><p>Ngoài ra, triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi FTSE trong năm 2025, dự kiến vào tháng 9.2025 cũng là một mục tiêu trọng yếu, là cơ hội cho TTCK Việt Nam thu hút dòng vốn ngoại khoảng 300 triệu đến 400 triệu USD dòng vốn ETF và các dòng vốn chủ động khác.</p><p>TS Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VPS cho rằng năm 2025 tăng trưởng GDP thế giới được dự báo suy giảm do chiến tranh thương mại song phương, đa phương. Riêng Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cao 8% và có những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm. Nhờ đó, TTCK năm nay cũng có khả năng đi xa hơn chứ không phải chỉ tăng 12,2% của năm 2024 và 12,7% năm 2023.</p><p>Theo ông Khánh, số lượng nhà đầu tư mở mới gia tăng và tích lũy nhiều năm, đến nay đã hơn 9,4 triệu tài khoản. Đây là con số để nói lên rằng xu hướng nhà đầu tư cá nhân ngày càng gia tăng, không chỉ 9 - 10 triệu mà có thể 15 - 20 triệu trong tương lai.</p><p>“Xu hướng tăng của TTCK cũng thể hiện trong vốn hóa, thanh khoản gia tăng và sau đó là câu chuyện hàng hóa nào sẽ lên niêm yết. Chúng ta đang chờ đợi nhiều tổng công ty lớn sẽ IPO, lên sàn chứng khoán thời gian tới”, ông Khánh chia sẻ.</p><p>Trong năm nay, VPS đánh giá VN-Index sẽ lên ít nhất 1.400 điểm và dao động xung quanh 1.440 - 1.450 điểm. Nhóm ngành có triển vọng là tài chính, chứng khoán - nhóm mang tính dẫn sóng khi vĩ mô vào chu kỳ tăng trưởng.</p><p>Trong đó, nhóm chứng khoán bật mạnh hơn, đặc biệt là nhóm có khách hàng tổ chức, kinh doanh nguồn tốt, đáp ứng tiêu chí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như HCM, VCI.</p><p>Tiếp theo, với trợ lực đầu tư công, nhóm xây dựng - vật liệu xây dựng tham gia vào xây dựng hạ tầng, dân dụng, vật liệu như VGC, HPG. Nhóm bất động sản khu công nghiệp được đánh giá cao câu chuyện thu hút FDI, chuyển dịch sản xuất như KBC, GVR… Nhóm cảng biển như GMD, PHP, VSC… cũng được đánh giá cao với lợi thế hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa, căn cứ cảng…</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.17.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.17.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.17.png" alt="anh-man-hinh-2025-03-20-luc-09.22.17.png" data-src-mobile="" data-file-id="245029"><figcaption class="align-center">Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán 2025</figcaption></figure><p>“Nhìn chung, tùy theo khẩu vị đầu tư, TTCK hiện nay có nhiều cơ hội mở ra cho nhà đầu tư cá nhân, chuyên nghiệp hay cả người mới tham gia; không chỉ giao dịch ngắn hạn khi thị trường lên điểm cao mới, tích lũy rồi lên điểm cao mới mà còn đầu tư theo xu hướng hay tích lũy dần dần theo tháng…”, ông Khánh chia sẻ.</p><p><b>Thị trường chứng khoán Việt phải trở thành điểm đến tin cậy</b></p><p>Bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán (UBCKNN) cho hay cần áp dụng nhiều giải pháp TTCK Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.</p><p>Theo đó, cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia vào TTCK Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.</p><p>Trong năm 2025, chúng ta đã triển khai hệ thống kết nối giữa ngân hàng lưu ký và công ty chứng khoán trong việc đối chiếu, xác nhận lệnh giao dịch nhà đầu tư nước ngoài thông qua Cổng giao tiếp điện tử của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt nam; nghiên cứu triển khai mô hình tài khoản tổng (omnibus account) để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch của các quỹ đầu tư nước ngoài; triển khai các công việc để mô hình CCP có thể đi vào vận hành dự kiến trước năm 2028; làm rõ các quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài; công ty đại chúng phải thực hiện công bố tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa, công bố thông tin bằng song ngữ...</p><p>Bà Linh cũng cho hay sẽ có sự rút ngắn thời gian huy động vốn của doanh nghiệp qua TTCK để thúc đẩy hoạt động IPO; rút ngắn thời gian giữa IPO và niêm yết để khuyến khích IPO gắn với niêm yết; khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững; đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính, đặc biệt các sản phẩm tài chính mới như quỹ hưu trí, quỹ tín thác đầu tư bất động sản…</p><p>“Bên cạnh những các sản phẩm truyền thống trên thị trường chứng khoán, chúng tôi cũng đang nghiên cứu để triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon, thí điểm thị trường giao dịch tài sản mã hóa”, bà Linh nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/duoi-1-.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/duoi-1-.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/20/duoi-1-.jpg" alt="duoi-1-.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245032"><figcaption class="align-center"><i>Chuyên gia dự đoán VN-Index sẽ lên ít nhất 1.400 điểm và dao động xung quanh 1.440 – 1.450 điểm trong năm 2025</i></figcaption></figure><p>Đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước cũng cho hay ủy ban sẽ chú trọng công tác cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư, trong đó tập trung vào: Phát triển các định chế quỹ, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính cho các công ty quản lý quỹ; đào tạo nhà đầu tư để tiếp tục nâng cao nhận thức về đầu tư an toàn, khuyến khích các nhà đầu tư hướng đến đầu tư dài hạn; hỗ trợ quản trị công ty minh bạch, công bố thông tin đầy đủ; hỗ trợ công ty niêm yết, công ty chứng khoán phòng tránh rủi ro.</p><p>Ủy ban sẽ tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa thị trường chứng khoán Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với tổ chức xếp hạng quốc tế để hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025…</p><div class="sc-empty-layer"></div> TP.HCM: Tạm dừng một số chức năng thuế điện tử đến hết ngày 16.3 https://1thegioi.vn/tp-hcm-tam-dung-mot-so-chuc-nang-thue-dien-tu-den-het-ngay-16-3-230354.html Thu, 13 Mar 2025 15:57:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/tp-hcm-tam-dung-mot-so-chuc-nang-thue-dien-tu-den-het-ngay-16-3-230354.html Chi cục Thuế khu vực II vừa ban hành thông báo về việc tạm dừng một số chức năng thuế phục vụ cho công tác bàn giao dữ liệu, sắp xếp tổ chức bộ máy. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">TP.HCM: Tạm dừng một số chức năng thuế điện tử đến hết ngày 16.3</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thuỷ Long</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Chi cục Thuế khu vực II vừa ban hành thông báo về việc tạm dừng một số chức năng thuế phục vụ cho công tác bàn giao dữ liệu, sắp xếp tổ chức bộ máy.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Căn cứ tình hình triển khai sắp xếp nhân sự, bộ máy của Chi cục Thuế khu vực II (trước khi sắp xếp là Cục Thuế TP.HCM), Chi cục Thuế khu vực II thông báo: nhằm phục vụ cho công tác bàn giao dữ liệu và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy được sắp xếp, tinh gọn, cơ quan thuế sẽ tạm dừng chức năng nộp thuế điện tử trên eTax, tạm dừng việc xử lý và trả kết quả hồ sơ điện tử được tiếp nhận từ 17 giờ ngày 12.3 đến 8 giờ ngày 17.3.2025.</p><p>Trong thời gian tổ chức bàn giao dữ liệu, người nộp thuế vẫn có thể gửi hồ sơ đề nghị giải quyết các thủ tục hành chính qua hệ thống thuế điện tử (ngoại trừ việc thực hiện nộp thuế điện tử; sử dụng ứng dụng eTax Mobile sẽ dừng trong thời gian triển khai), qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế. Các bộ phận, công chức thuế vẫn tiếp tục hỗ trợ, xử lý và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính của người nộp thuế qua phương thức thủ công (bản giấy).<br></p><div class="sc-empty-layer"></div> Ủy ban Chứng khoán nhà nước triển khai loạt nội dung hướng tới nâng hạng thị trường https://1thegioi.vn/uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-trien-khai-loat-noi-dung-huong-toi-nang-hang-thi-truong-230275.html Tue, 11 Mar 2025 15:09:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-trien-khai-loat-noi-dung-huong-toi-nang-hang-thi-truong-230275.html Nhằm hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung công việc trong năm 2025. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Ủy ban Chứng khoán nhà nước triển khai loạt nội dung hướng tới nâng hạng thị trường</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">11/03/2025 15:09</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Nhằm hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung công việc trong năm 2025.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Trong thời gian vừa qua, UBCKNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý, phối hợp với các bộ ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm từng bước đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức đánh giá xếp hạng thị trường hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.</p><p>Bộ Tài chính, UBCKNN cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc, trao đổi, đối thoại với các tổ chức tài chính và xếp hạng quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), MSCI, FTSE Russell, Hiệp hội Lưu ký toàn cầu (AGC), Hiệp hội Các thị trường tài chính và ngành chứng khoán châu Á (ASIFMA)…, các tổ chức này đều đánh giá cao những nỗ lực cải cách của Việt Nam.</p><p>Nhằm hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, UBCKNN cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nội dung công việc trong năm 2025.</p><p>Cụ thể, về công bố thông tin của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (NĐTTCNN) không thực hiện mua lại, theo quy định tại Thông tư 68, trường hợp NĐTTCNN không thực hiện mua lại cổ phiếu, công ty chứng khoán nơi NĐTTCNN đặt lệnh sẽ công bố thông tin về giao dịch không thanh toán của NĐTTCNN trong đó gồm cả thông tin đại diện có thẩm quyền của tổ chức đầu tư nước ngoài.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/tien.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/tien.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/tien.png" alt="tien.png" data-src-mobile="" data-file-id="244338"><figcaption class="align-center"><i>Ủy ban Chứng khoán triển khai loạt nội dung hướng tới nâng hạng thị trường</i></figcaption></figure><p>Ngoài ra, hiện còn có các cách xử lý khác nhau giữa các công ty chứng khoán khi triển khai giao dịch NPF cụ thể như sau: Danh mục chứng khoán được sử dụng dịch vụ NPF bị hạn chế tại một số công ty chứng khoán (công ty); việc xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu là khác nhau giữa các công ty; hiện chưa có sự thống nhất trong quy trình xử lý “fail trade” (giao dịch lỗi) giữa các công ty (một số công ty thực hiện bán chứng khoán, một số công ty cho phép nhà đầu tư mua lại); việc ký kết thỏa thuận/hợp đồng với khách hàng giữa các công ty là khác nhau…</p><p>UBCKNN đã trao đổi với các công ty và đề nghị các công ty thống nhất cách thức xử lý, hạn chế thấp nhất sự khác biệt khi triển khai dịch vụ.</p><p>Về việc giữ room ngoại cho NĐTNN khi thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu từ công ty, theo Thông tư 68 khi công ty dùng tiền để thanh toán giao dịch NPF mà NĐTTCNN thiếu tiền thì chứng khoán được hạch toán vào tài khoản tự doanh của công ty; phần room ngoại trống ra sẽ có thể bị mua hết, dẫn tới việc NĐTTCNN không thực hiện được giao dịch mua lại. Do đó, NĐTTCNN đề xuất được giữ room ngoại để NĐTTCNN thực hiện được giao dịch mua lại.</p><p>Hệ thống KRX sẽ cho phép giữ room đến thời điểm tới T+3. Triển khai hệ thống KRX sau khi các thành viên kiểm thử, dự kiến thời gian vận hành tháng 5 hoặc tháng 6.2025.</p><p>UBCKNN cũng cho biết sẽ xây dựng hệ thống trao đổi thông tin giữa ngân hàng lưu ký và công ty chứng khoán phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại các ngân hàng lưu ký (hệ thống STP).</p><p>Ngoài ra, VSDC cũng lên kế hoạch để nâng cấp hệ thống này sử dụng điện chuẩn SWIFT trong thời hạn 1 năm. VSDC đã hoàn thành việc bổ sung chức năng mới trên trên hệ thống Cổng giao tiếp điện tử hiện tại cho các công ty và ngân hàng lưu ký sử dụng để thực hiện trao đổi thông tin phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại các ngân hàng lưu ký. Hiện tại, hệ thống cơ bản đã hoàn thành, VSDC đã tiến hành test với các thành viên thị trường và sẽ đưa vào vận hành trong tháng 3.2025.</p><p>Các sở giao dịch chứng khoán, VSDC công bố về chức năng, tính năng mới của hệ thống KRX trước khi hệ thống KRX được đưa vào vận hành để thị trường nắm được đầy đủ thông tin về hệ thống KRX.</p><p>Một vấn đề nữa là triển khai tài khoản giao dịch tổng (OTA - Omnibus trading account). Tài khoản giao dịch tổng (OTA) là tài khoản cho phép công ty quản lý quỹ có thể thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán đồng thời đối với tất cả các quỹ mà công ty quản lý và không phải thực hiện lệnh mua/bán riêng lẻ trên từng tài khoản của từng quỹ như hiện nay.</p><p>Việc triển khai tài khoản giao dịch tổng sẽ giúp cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, các công ty quản lý quỹ có thể đơn giản hóa việc đặt lệnh cho các quỹ và đảm bảo việc khớp lệnh với cùng một mức giá cho từng quỹ mà công ty đó quản lý. UBCKNN đang nghiên cứu để triển khai theo hướng ban đầu áp dụng cho các quỹ đầu tư nước ngoài.</p><p>UBCKNN cũng triển khai cơ chế CCP cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số công việc để triển khai cơ chế CCP cần thực hiện như sau: Thành lập công ty con của VSDC; hoàn thiện quy trình thanh toán giữa VSDC và thành viên; cho phép ngân hàng thương mại được làm thành viên bù trừ.</p><p>Ngoài ra, thành lập nhóm đối thoại chính sách để trao đổi với cơ quan quản lý những khó khăn vướng mắc của NĐTNN. Nhóm đối thoại chính sách có nhiệm vụ cập nhật thường xuyên các vấn đề cần khắc phục để giúp NĐTNN có trải nghiệm thị trường tốt nhất trong phạm vi quy định pháp luật, từ đó, hỗ trợ cho việc nâng hạng.</p><p>UBCKNN cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật nhằm đơn giản hóa, rút ngắn thời gian mở tài khoản phục vụ cho hoạt động đầu tư gián tiếp của NĐTNN. Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 05/2014/TT-NHNN.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 https://1thegioi.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-nhat-tri-giam-30-tien-thue-dat-nam-2024-230268.html Tue, 11 Mar 2025 12:44:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-nhat-tri-giam-30-tien-thue-dat-nam-2024-230268.html Sáng 11.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">11/03/2025 12:44</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sáng 11.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Trình bày tờ trình tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành quy định về giảm tiền thuê đất năm 2024 như đã thực hiện trong năm 2023.</p><p>Trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, Bộ Tài chính đã xây dựng hồ sơ dự thảo nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và có Tờ trình số 405/TTr-BTC ngày 27.12.2025 trình Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.</p><p>Ngày 12.2.2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và ban hành nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai-2.jpg" alt="mai-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244330"><figcaption class="align-center"><i>Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng trình bày tờ trình</i></figcaption></figure><p>Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024: “Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa được quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đối với việc giảm tiền thuê đất năm 2024 (theo mức giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024) để Chính phủ ban hành nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 theo thẩm quyền.</p><p>Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhất trí về sự cần thiết việc tiếp tục giảm tiền thuê đất năm 2024 theo đề nghị của Chính phủ.</p><p>Việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đồng ý trước khi Chính phủ ban hành nghị định quy định việc giảm tiền thuế đất đối với các trường hợp khác được quy định tại khoản 2 Điều 157 của Luật Đất đai năm 2024 là đúng thẩm quyền.</p><p>Có ý kiến cho rằng tại khoản 1 Điều 157 của Luật Đất đai năm 2024 đã quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm tiền thuế đất. Khoản 2 Điều 157 chỉ quy định các trường hợp khác với các trường hợp được quy định tại khoản 1, theo đó, các trường hợp khác chỉ là các trường hợp đặc biệt, đặc thù. Do đó, việc Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất cho các đối tượng, trường hợp như dự thảo nghị định của Chính phủ là quá rộng.</p><p>Ngoài ra, tờ trình của Chính phủ chưa làm rõ các trường hợp khác thuộc thẩm quyền cho ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 157 của Luật Đất đai năm 2024.</p><p>Về thời gian trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho biết năm tài khóa 2024 đã kết thúc, đến ngày 25.2.2025 Chính phủ mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 là chậm, khó khăn trong việc thu, nộp, hoàn tiền thuê đất hoặc phạt chậm nộp đối với các trường hợp chậm nộp tiền thuê đất trong năm 2024 của các đối tượng sử dụng đất.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai.jpg" alt="mai.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244329"><figcaption class="align-center"><i>Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi</i></figcaption></figure><p>Thêm nữa, khi giảm tiền thuê đất sẽ làm giảm chi phí, tăng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với số tiền được giảm tiền thuê đất, qua đó tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2024. Như vậy các doanh nghiệp cũng phải kê khai, điều chỉnh lại báo cáo thuế, báo cáo tài chính năm 2024 cả tiền thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp.</p><p>Do đó, Ủy ban Kinh tế và Tài chính và Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ tác động của việc giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, cũng như việc xử lý các vấn đề trên khi thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất năm 2024 trong năm 2025.</p><p>Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị làm rõ đối tượng được hưởng chính sách giảm tiền thuê đất, đồng thời bày tỏ băn khoăn về việc chính sách này dành cho năm 2024, nhưng lại được trình và thực hiện khi đã bước sang năm 2025.</p><p>Giải trình về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, trong năm 2023, chính sách giảm tiền thuê đất áp dụng cho 29.734 tổ chức, cá nhân, bao gồm 23.487 tổ chức, doanh nghiệp và 6.247 hộ gia đình, cá nhân, với tổng số tiền miễn giảm khoảng 4.000 tỉ đồng.</p><p>Về thời điểm thực hiện, Thứ trưởng Bộ Tài chính giải thích rằng trong năm 2024, do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã quyết định gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất đến ngày 31.12.2024. Đến nay, phần lớn các đối tượng thụ hưởng vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp, nên việc áp dụng chính sách miễn giảm không gặp vướng mắc.</p><p>Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đã nộp tiền thuê đất, số tiền được giảm sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính của năm tiếp theo.</p><p>Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và việc ban hành Nghị định của Chính phủ về việc thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, thời điểm gửi tờ trình của Chính phủ chậm, gây khó khăn cho việc thu, nộp, hoàn tiền thuê đất, phạt chậm nộp tiền thuê đất, do đó, cơ quan soạn thảo cần rút kinh nghiệm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/11/mai-3.jpg" alt="mai-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244331"><figcaption class="align-center"><i>Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh</i></figcaption></figure><p>Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất, tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, sự cần thiết trong việc xây dựng ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong việc thu, nộp, hoàn tiền thuê đất hoặc phạt với các trường hợp chậm nộp tiền thuê đất trong năm 2024.</p><p>Tại phiên họp, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết tán thành Chính phủ ban hành nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thiếu hành lang pháp lý về tài sản số dẫn đến thất thu thuế, rủi ro lừa đảo lớn https://1thegioi.vn/thieu-hanh-lang-phap-ly-ve-tai-san-so-dan-den-that-thu-thue-rui-ro-lua-dao-lon-230171.html Sat, 8 Mar 2025 16:55:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/thieu-hanh-lang-phap-ly-ve-tai-san-so-dan-den-that-thu-thue-rui-ro-lua-dao-lon-230171.html Tuy tài sản số nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng đã có những quy định nhất định, nhưng tại Việt Nam hầu như chưa có quy định nào (trừ tiền điện tử là tiền pháp định), tạo ra lỗ hổng pháp lý, thất thu thuế, rủi ro khá lớn… <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thiếu hành lang pháp lý về tài sản số dẫn đến thất thu thuế, rủi ro lừa đảo lớn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">08/03/2025 16:55</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tuy tài sản số nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng đã có những quy định nhất định, nhưng tại Việt Nam hầu như chưa có quy định nào (trừ tiền điện tử là tiền pháp định), tạo ra lỗ hổng pháp lý, thất thu thuế, rủi ro khá lớn…</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về lượng người sở hữu tiền số </b></p><p>TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo đánh giá về quản lý tiền kỹ thuật số (KTS).</p><p>Theo đó, tiền kỹ thuật số có 2 dạng: Một là tiền pháp định (nếu được ngân hàng quốc gia phát hành); hai là không phải tiền pháp định, không chính thống (nếu do các cá nhân, tổ chức khác phát hành, như bitcoin, onecoin, ethereum, etc…), được gọi là tiền ảo hoặc tiền mã hóa.</p><p>Trên thế giới, hiện nay có khoảng 17.000 loại tiền KTS không chính thống như thế này với trị giá vốn hóa khoảng 3.000 tỉ USD, trong đó bitcoin chiếm khoảng 57%, còn lại là các đồng tiền khác.</p><p>Tiền KTS do ngân hàng trung ương (NHTƯ) phát hành (Central Bank Digital Currency - CBDC) là tiền pháp định (tiền fiat) dưới dạng KTS được phát hành, kiểm soát và bảo đảm bởi NHTƯ của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền, với đầy đủ các chức năng của tiền pháp định.</p><p>Theo bảng theo dõi của Hội đồng Atlantic (Atlantic council Cryptocurrency Reglation tracker) cập nhật đến tháng 9.2024, khảo sát về cách tiếp cận quản lý tiền KTS (không bao gồm tiền KTS do NHTƯ phát hành) tại 60 quốc gia cho thấy 3 nhóm: 33 quốc gia (chiếm 55%, chủ yếu là các nước phát triển) công nhận/cho phép giao dịch, 17 quốc gia (28%) cấm một phần (Việt Nam ở trong nhóm này), và 10 quốc gia (17%) cấm hoàn toàn.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/tren.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/tren.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/tren.jpg" alt="tren.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244063"><figcaption class="align-center"><i>Thiếu hành lang pháp lý về tài sản số</i></figcaption></figure><p>Đối với tiền KTS do NHTƯ phát hành (CBCD), hiện có 134 quốc gia và khu vực (chiếm 98% GDP toàn cầu) đã và đang khám phá CBCD (tăng nhanh, từ 35 quốc gia vào tháng 5.2020); 44 quốc gia đang thử nghiệm (như EU, Trung Quốc, Brazil, Úc…), 19 quốc gia đang phát triển, 39 quốc gia đang nghiên cứu (có Việt Nam)…</p><p>Tại Việt Nam, theo thống kê của Cổng thanh toán tiền số Tripple-A, có 20,9 triệu người sở hữu tiền KTS (chủ yếu là tiền mã hóa không chính thức) trong năm 2023. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới (sau Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ) về số lượng người sở hữu tiền số (chiếm tỷ trọng 3,73% toàn cầu), nhưng đứng thứ 2 về tỷ lệ người sở hữu tiền số khi chiếm 21,2% dân số, cao hơn Mỹ (ở vị trí thứ ba, 15,6%).</p><p>Tại Việt Nam cũng đã hình thành hệ sinh thái đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan tới tiền KTS, như các dự án blockchain, ví số, nền tảng hỗ trợ huy động vốn từ token/NFT (tài sản số), sàn giao dịch tài sản ảo, game tiền số và cả các quỹ đầu tư vào tiền số. Việt Nam cũng có sự hiện diện của các sàn giao dịch tiền ảo lớn trên thế giới như Binance, OKX, BYBIT, MEXC… cũng như các dự án blockchain quốc tế như Solana, Aptos, Sui, Near, Injective, Avalanche…</p><p><b>Lỗ hổng pháp lý, thất thu thuế từ tài sản số</b></p><p>Tuy tài sản số nói chung và tiền KTS nói riêng đã có những quy định nhất định, nhưng tại Việt Nam hầu như chưa có quy định nào (trừ tiền điện tử là tiền pháp định), tạo ra lỗ hổng pháp lý, thất thu thuế, rủi ro khá lớn…</p><p>Theo nhóm nghiên cứu, các tài sản số và tiền KTS chưa được công nhận là tài sản có giá trị pháp lý trong Luật Dân sự 2015. Tiền KTS cũng không được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.</p><p>Tuy nhiên, các cơ quan quản lý tại Việt Nam cũng đã bắt đầu thay đổi cách tiếp cận với vấn đề này. Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo tại Bộ Tài chính đã được thành lập, nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan.</p><p>Ngày 28.10.2021, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, trong đó có nội dung "Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia". Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này chưa có thông tin cụ thể.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/ts-can-van-luc.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/ts-can-van-luc.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/ts-can-van-luc.jpg" alt="ts-can-van-luc.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="244062"><figcaption class="align-center"><i>TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV</i></figcaption></figure><p>Theo TS Cấn Văn Lực, những lổ hổng về hành lang pháp lý có thể phát sinh nhiều hệ lụy. Nổi bật trong số đó là hiện tượng lừa đảo, đầu tư đa cấp... Nhiều vụ lừa đảo đầu tư tiền KTS, tiền ảo đã diễn ra tại Việt Nam, với tổn thất rất lớn.</p><p>“Nhà đầu tư Việt nằm trong tốp quốc gia kiếm lời nhiều nhất từ tiền số, song thực tế cũng cho thấy, nhà đầu tư Việt nằm trong danh sách các quốc gia "sập bẫy" nhiều nhất về tiền ảo. Riêng đường dây lừa đảo tiền ảo, chứng khoán quốc tế của Mr.Pip gần đây đã lên tới hơn 200 triệu USD”, ông Lực nêu.</p><p>Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng thế giới và thực trạng tiền kỹ thuật số tại Việt Nam như trên, nhóm nghiên cứu cho rằng xu hướng tiền KTS do NHTƯ phát hành (CBCD) sẽ ngày càng phổ biến. Vì vậy, Việt Nam cần sớm có nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc và có cách tiếp cận phù hợp với tiền KTS nói chung và tiền CBCD nói riêng, bao gồm cả tiền CBCD do nước khác phát hành và mong muốn được giao dịch, chấp nhận tại Việt Nam.</p><p>Tiếp theo, cần sớm xây dựng khung pháp lý cho tài sản số nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng, theo hướng có thử nghiệm, rồi đánh giá sơ kết, để quyết định nhân rộng hay thu hẹp.</p><p>Trước mắt, Chính phủ cũng cần sớm ban hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox") trong hoạt động Fintech (công nghệ tài chính) trong lĩnh vực ngân hàng, sau đó là trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư… vừa kiến tạo phát triển, vừa kiểm soát rủi ro.</p><p>“Việc cấp phép và giám sát chặt chẽ các sàn giao dịch tiền KTS (nhất là tiền ảo, tiền mã hóa) trong nước là cần thiết. Khi các sàn giao dịch trong nước hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nhà đầu tư sẽ có môi trường giao dịch an toàn hơn. Đồng thời, điều này cũng hạn chế dòng tiền chảy ra nước ngoài thông qua các sàn giao dịch không rõ ràng”, ông Lực nói.</p><p>Thêm nữa, ông Lực cũng đề nghị nghiên cứu áp dụng chính sách thuế đối với giao dịch tiền KTS nói chung và tiền mã hóa nói riêng, vừa là biện pháp quản lý, vừa giúp tăng thu ngân sách; tuyên truyền và giáo dục về tài chính, đầu tư; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ ngành để đảm bảo rằng các chính sách liên quan đến tiền KTS được thực thi một cách đồng bộ và hiệu quả.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Trái phiếu doanh nghiệp tháng 2 ảm đạm, áp lực đáo hạn năm 2025 rất lớn https://1thegioi.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-thang-2-am-dam-ap-luc-dao-han-nam-2025-rat-lon-230169.html Sat, 8 Mar 2025 15:24:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-thang-2-am-dam-ap-luc-dao-han-nam-2025-rat-lon-230169.html Bất động sản là nhóm có giá trị đáo hạn lớn nhất, chiếm hơn một nửa tổng trị giá trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đến hạn trong tháng 3 (chiếm 59%). Điều này phản ánh áp lực thanh khoản vẫn hiện hữu đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh nhu cầu tái cấu trúc nợ và huy động vốn mới còn hạn chế. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Trái phiếu doanh nghiệp tháng 2 ảm đạm, áp lực đáo hạn năm 2025 rất lớn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">08/03/2025 15:24</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Bất động sản là nhóm có giá trị đáo hạn lớn nhất, chiếm hơn một nửa tổng trị giá trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đến hạn trong tháng 3 (chiếm 59%). Điều này phản ánh áp lực thanh khoản vẫn hiện hữu đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh nhu cầu tái cấu trúc nợ và huy động vốn mới còn hạn chế.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày công bố thông tin 28.2.2025, không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong tháng 2.2025.</p><p>Trong tháng 2, các doanh nghiệp đã mua lại 2.592 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2024. Trong 10 tháng còn lại của năm 2025, ước tính sẽ có khoảng 192.267 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong đó, phần lớn là trái phiếu bất động sản với 107.235 tỉ đồng, tương đương 54%.</p><p>Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 1 mã trái phiếu chậm trả lãi 39 tỉ đồng trong tháng 2.</p><p>Cũng theo, VBMA trên thị trường thứ cấp, tổng trị giá giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 2.2025 đạt 73.491 tỉ đồng, bình quân đạt 3.675 tỉ đồng/phiên, giảm 22% so với bình quân tháng 01.</p><p>Còn cập nhật dữ liệu trên hệ thống FiinPro-X đến ngày 19.2, cho thấy các tổ chức phát hành đã thanh toán gần 11,6 nghìn tỉ đồng gốc và lãi TPDN kể từ đầu năm 2025. Riêng trong tháng 1.2025, không ghi nhận trường hợp chậm trả hay vi phạm tín dụng nào.</p><p>Ngoài ra, dòng tiền phải trả từ trái phiếu dự kiến (bao gồm gốc và lãi) trong tháng 3 ước khoảng gần 20,7 nghìn tỉ đồng. Lũy kế quý 1/2025, giá trị nợ gốc và lãi cần thanh toán là 35,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 11% tổng dòng tiền phải trả từ trái phiếu dự kiến cho cả năm 2025.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/traiphieu-1678011392336896744314.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/traiphieu-1678011392336896744314.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/08/traiphieu-1678011392336896744314.jpeg" alt="traiphieu-1678011392336896744314.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="244056"><figcaption class="align-center"><i>Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn rất lớn với các doanh nghiệp bất động sản - </i>Ảnh minh họa</figcaption></figure><p>Báo cáo cũng đánh giá áp lực thanh toán nợ gốc trái phiếu tăng trở lại ở nhóm phi ngân hàng trong tháng 3.2025, cụ thể: Trong tháng 3.2025, tổng trị giá gốc TPDN đến hạn thanh toán của nhóm phi ngân hàng ước đạt 13,9 nghìn tỉ đồng, tăng đáng kể so với tháng 1 (4,5 nghìn tỉ đồng) và tháng 2 (1,2 nghìn tỉ đồng).</p><p>Bất động sản là nhóm có trị giá đáo hạn lớn nhất, chiếm hơn một nửa tổng trị giá TPDN đến hạn trong tháng 3 (59%). Điều này phản ánh áp lực thanh khoản vẫn hiện hữu đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh nhu cầu tái cấu trúc nợ và huy động vốn mới còn hạn chế.</p><p>Một số tổ chức phát hành có TPDN đáo hạn trong tháng 3 đáng chú ý là Đầu tư Vast King (2.260 tỉ đồng), Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng (2 nghìn tỉ đồng), nhóm Novaland (1.347 tỉ đồng), Hưng Thịnh Land (700 tỉ đồng). Tiếp đến là chứng khoán với hai đại diện là CTCK Rồng Việt (500 tỉ đồng) và VNDirect (400 tỉ đồng).</p><p>Năm 2025, tổng nợ gốc TPDN đến hạn thanh toán ở nhóm phi ngân hàng là gần 172 nghìn tỉ đồng, chủ yếu rơi vào quý 3/2025 (66,3 nghìn tỉ đồng). Bất động sản chiếm tỷ trọng áp đảo, phần lớn tập trung vào tháng 7 (15,5 nghìn tỉ đồng) và tháng 8 (21,6 nghìn tỉ đồng), ghi nhận ở 1 số doanh nghiệp phát triển bất động sản đáng chú ý là Vinhomes (VHM), ĐT Quang Thuận, HANOVID…</p><p>Trong tháng 3.2025, dòng tiền thanh toán lãi trái phiếu dự kiến khoảng 6,4 nghìn tỉ đồng ở nhóm phi ngân hàng, tăng so với mức trung bình trong 2 tháng đầu năm (khoảng 4 nghìn tỉ đồng/tháng).</p><p>Đáng chú ý, bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất (60% toàn thị trường), duy trì xu hướng chi phối nghĩa vụ trả lãi của nhóm phi ngân hàng trong thời gian qua.</p><p>Ngoài bất động sản, xây dựng và vật liệu, du lịch và giải trí cũng ghi nhận mức thanh toán lãi đáng kể, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với bất động sản.</p><p>Với tổng dòng tiền trả lãi dự kiến đạt 67 nghìn tỉ đồng trong năm 2025, việc đảm bảo nguồn vốn thanh toán đúng hạn sẽ là một thách thức cho nhóm phi ngân hàng, đặc biệt khi lượng trái phiếu đáo hạn cũng ở mức cao.</p><p>Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tiếp tục tìm kiếm các giải pháp tái cơ cấu nợ, tận dụng cơ hội phát hành mới hoặc huy động vốn từ các kênh bổ sung để duy trì thanh khoản ổn định.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 diễn ra vào cuối tháng 3 tại TP.HCM https://1thegioi.vn/hoi-cho-hang-viet-nam-tieu-bieu-xuat-khau-nam-2025-dien-ra-vao-cuoi-thang-3-tai-tp-hcm-230137.html Fri, 7 Mar 2025 17:12:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/hoi-cho-hang-viet-nam-tieu-bieu-xuat-khau-nam-2025-dien-ra-vao-cuoi-thang-3-tai-tp-hcm-230137.html Ngày 7.3, Sở Công Thương TP.HCM thông tin về sự kiện Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 (HCM City Export 2025). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 diễn ra vào cuối tháng 3 tại TP.HCM</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thuỷ Long</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">07/03/2025 17:12</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 7.3, Sở Công Thương TP.HCM thông tin về sự kiện Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 (HCM City Export 2025).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Đây là sự kiện thương mại quan trọng, giúp doanh nghiệp trong nước kết nối đối tác quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự kiện còn hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).</p><p>Ông Lê Minh Trung - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp TP.HCM (CSED) - cho biết Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 sẽ diễn ra từ 27 - 29.3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM.</p><p>“Đến nay, sự kiện có khoảng 70% gian hàng đã lấp đầy, thu hút 161 nhà mua hàng quốc tế đến từ các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Mỹ, Quảng Đông (Trung Quốc), Singapore, Dubai, Malaysia tham gia hoạt động kết nối giao thương với doanh nghiệp Việt Nam”, ông Lê Minh Trung thông tin.</p><p>Sự kiện dự kiến thu hút hơn 700 gian hàng trưng bày đa dạng các nhóm sản phẩm: Nông sản, lương thực, thực phẩm, thủy sản; thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, sản phẩm đặc trưng vùng miền; dệt may, da giày, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, năng lượng; thiết bị, công nghệ chế biến, đóng gói, bảo quản thực phẩm; bao bì, in ấn, nhãn mác, sản phẩm hỗ trợ xuất khẩu.</p><p>Bên cạnh khu trưng bày sản phẩm, hội chợ còn tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các nhà mua hàng, các hệ thống phân phối trong nước và quốc tế; tạo điều kiện để sản phẩm Việt tiếp cận các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Trung Đông, Mỹ, Anh… với nhiều hoạt động bao gồm: Diễn đàn và Hội nghị xuất khẩu xanh; chương trình kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối trong nước và quốc tế; Giao thương xuất khẩu xuyên biên giới qua Amazon, Alibaba…; kết nối trực tuyến qua livestream cùng KOL/KOC; trình diễn văn hóa nghệ thuật, làng nghề, trải nghiệm chế tác sản phẩm; tham quan, khảo sát nhà máy, vùng nguyên liệu; hoạt động tri ân khách hàng…</p><p>Đặc biệt là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục quảng bá sản phẩm thông qua triển lãm online. Tại sự kiện, ban tổ chức còn triển khai hoạt động kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam với các hệ thống phân phối lớn của như: Saigon Co.op, Satra, AEON, Central Retail, MM Mega Market, Bách Hóa Xanh.</p><p>Năm 2025, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 sẽ là sự kiện trọng tâm, không chỉ tăng cường xúc tiến thương mại mà còn góp phần tôn vinh giá trị, chất lượng hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Gấp rút xây dựng hành lang pháp lý cho tài sản mã hóa https://1thegioi.vn/gap-rut-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-tai-san-ma-hoa-230133.html Fri, 7 Mar 2025 16:25:01 +0700 Kinh tế số https://1thegioi.vn/gap-rut-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-tai-san-ma-hoa-230133.html Việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tài sản số và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang được các bộ ngành chuẩn bị. Các chuyên gia cho rằng khung pháp lý cần cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Gấp rút xây dựng hành lang pháp lý cho tài sản mã hóa</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoài Lam</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">07/03/2025 16:25</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tài sản số và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang được các bộ ngành chuẩn bị. Các chuyên gia cho rằng khung pháp lý cần cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Xây dựng hành lang pháp lý cho tài sản mã hóa</b></p><p>Các báo cáo năm 2024 cho thấy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về giao dịch tiền số, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ, với gần 26 triệu người sở hữu tài sản số.</p><p>Dù chưa có khung pháp lý cho loại hình đầu tư này, các hoạt động mua bán, giao dịch tài sản số trong nước vẫn diễn ra sôi động. Điều này đang đặt ra những vấn đề mới về tiêu chuẩn, thuế và kiểm soát rủi ro…</p><p>Thực tế, việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tiền số, tài sản số và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang được các bộ ngành chuẩn bị.</p><p>Mới đây, liên quan đến về vấn đề quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhất trí với đề xuất của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản số để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-1.jpg" alt="tss-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243994"><figcaption class="align-center"><i>Việt Nam đang thiếu hành lang pháp lý về tài sản số</i></figcaption></figure><p>Tổng Bí thư yêu cầu Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này; nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập "sàn giao dịch" cho hoạt động này.</p><p>Tại hội nghị vừa diễn ra giữa các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính, Bộ KH-CN xây dựng chính sách, quy định, chậm nhất trong quý 2 phải hoàn thành.</p><p>Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ Tài chính đang được Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng nghị định để quản lý tài sản mã hóa cũng như các tài sản số để hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng có nhu cầu, có thể có sàn giao dịch để thực hiện giao dịch tài sản số, tài sản mã hóa. Nội dung này, bộ đang tích cực triển khai và sẽ trình các cấp trong thời gian sớm nhất.</p><p>Theo ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), năm 2023, lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đã đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát tăng cường (danh sách xám), đồng thời đưa ra các khuyến nghị hành động đối với Việt Nam để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.</p><p>Theo ông Trung, để sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này, Việt Nam sẽ phải làm rất nhiều việc, trong đó có một vấn đề quan trọng là ban hành khung chính sách về tài sản số và nhà cung cấp dịch vụ tài sản số. Trường hợp ban hành các khung pháp lý chậm khi Việt Nam còn nằm trong danh sách xám sẽ tác động đến chi phí tài chính từ dòng vốn đầu tư nước ngoài và các chi phí cơ hội, gây ra hệ lụy và thiệt hại.</p><p>“Nguồn lực, tiềm lực kinh tế dưới dạng "kinh tế ngầm, kinh tế xám" chảy ở Việt Nam thông qua tài sản mã hóa là rất lớn. Nếu khung pháp lý về tài sản mã hoá chậm ban hành sẽ khó khơi thông được nguồn lực tiềm ẩn này, chưa kể tác động tiêu cực của "nền kinh tế ngầm”, ông Trung nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-2.jpg" alt="tss-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243993"><figcaption class="align-center"><i>Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA)</i></figcaption></figure><p>Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật Sblaw, cho rằng việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho lĩnh vực fintech và giao dịch tài sản mã hóa là bước đi quan trọng, giúp cơ quan quản lý vừa theo dõi, đánh giá tác động, vừa điều chỉnh kịp thời để cân bằng giữa đổi mới và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, điều này cũng góp phần thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ tài chính quốc tế, tạo tiền đề phát triển trung tâm tài chính khu vực tại Việt Nam.</p><p><b>Quản lý chặt nhưng cần đảm bảo không gian sáng tạo</b></p><p>Dù vậy, theo các chuyên gia, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số có không ít thách thức.</p><p>Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng hiện tài sản số chưa được chính thức công nhận trong các văn bản pháp luật quan trọng như Bộ luật Dân sự 2015 hay Luật Đầu tư 2020.</p><p>“Điều này đặt ra nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến việc xác định bản chất của tài sản số - liệu đây có phải là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự hay không? Nếu có, nó thuộc dạng tài sản hữu hình, vô hình, quyền tài sản hay một loại tài sản mới?”, ông Hà nêu.</p><p>Một yếu tố khá quan trọng theo ông Hà là sự cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát pháp lý. Việc ban hành quy định pháp luật về tài sản số cần tính đến yếu tố đổi mới sáng tạo, tránh kìm hãm sự phát triển của công nghệ blockchain, fintech và tài chính phi tập trung.</p><p>“Thách thức lớn đối với Việt Nam là làm thế nào để áp dụng mô hình sandbox một cách hiệu quả, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế”, ông Hà nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-3.jpg" alt="tss-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243992"><figcaption class="align-center"><i>Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBlaw</i></figcaption></figure><p>Ông Phan Đức Trung cho rằng phải khoanh vùng để có khu vực thí điểm và dần mở rộng. Theo đó, cần bắt đầu từ sàn giao dịch tài sản mã hóa và nhiều ý kiến cũng cho rằng phải khoanh vùng ở những trung tâm tài chính.</p><p>“Phải xác định đó là không gian internet và cần sự đồng bộ của các cơ quan quản lý. Thủ tướng cũng đã giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, với Bộ Khoa học và Công nghệ để tìm ra khung pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin”, ông Trung nói.</p><p>Cũng theo ông Trung, Việt Nam cần học hỏi để có tầm nhìn xa và triển khai từng bước cụ thể hóa tầm nhìn ấy.</p><p>“Ví dụ thời gian gần đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump xây dựng một loạt chính sách về tài sản mã hóa mang tính dẫn dắt, khác với những chính sách tồn tại trước đó”, ông Trung nêu.</p><p>Ông Trung cũng bày tỏ hy vọng việc luật hóa sắp tới tại Việt Nam sẽ giúp định hình khung khổ, nền tảng pháp lý để phát triển ngành kinh tế số, tài sản số và tạo động lực để Việt Nam hình thành doanh nghiệp công nghệ tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển đất nước trong giai đoạn tới.</p><div class="sc-empty-layer"></div>