Kinh tế số https://1thegioi.vn/rss/kinh-te-dau-tu-du-an/kinh-te-so Fri, 4 Apr 2025 05:01:14 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Kinh tế số https://1thegioi.vn/rss/kinh-te-dau-tu-du-an/kinh-te-so 140 60 Mỹ bắt đầu áp thuế nhôm, thép https://1thegioi.vn/my-bat-dau-ap-thue-nhom-thep-230310.html Wed, 12 Mar 2025 13:26:01 +0700 Quốc tế https://1thegioi.vn/my-bat-dau-ap-thue-nhom-thep-230310.html Trang The Financial Times đưa tin mức thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ mà Tổng thống Donald Trump áp đặt chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Quốc tế</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mỹ bắt đầu áp thuế nhôm, thép</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Cẩm Bình</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trang <i>The Financial Times</i> đưa tin mức thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ mà Tổng thống Donald Trump áp đặt chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Động thái trên đảo ngược quyết định miễn thuế một lượng nhôm, thép nhất định của chính quyền tiền nhiệm. Giới chức chính quyền Trump tuyên bố đây là phản ứng trước tình trạng các quốc gia khác đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ làm suy yếu doanh nghiệp nội địa. Không nước nào được hưởng miễn trừ. Đương kim lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh nỗ lực này giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo ra nhiều việc làm hơn.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/12/screenshot-2025-03-12-123953.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/12/screenshot-2025-03-12-123953.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/12/screenshot-2025-03-12-123953.png" alt="screenshot-2025-03-12-123953.png" data-src-mobile="" data-file-id="244402"></figure><p>Mức thuế 25% áp dụng với cả mặt hàng chứa nhôm, thép như vợt tennis, xe đạp tập thể dục, đồ nội thất, điều hòa không khí. Nhà Trắng xác nhận sản phẩm phái sinh cũng chịu thuế.</p><p>Trước lúc thuế quan trên có hiệu lực, Tổng thống Trump đe dọa tăng mức thuế áp với riêng nhôm, thép Canada lên 50% nhưng cuối cùng không thực hiện. Thời gian qua, nước láng giềng của Mỹ không ngần ngại đáp trả bằng thuế quan khiến quan hệ song phương vô cùng căng thẳng.</p><p>Thủ tướng Úc Anthony Albanese nhận xét thuế quan rất vô lý và trái với tinh thần hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia. Ở nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump, Úc được hưởng miễn trừ, nhiều đơn vị sản xuất thép Úc phục vụ cho ngành quốc phòng lẫn ngành sản xuất Mỹ.</p><p>Tổng thống Trump ở nhiệm kỳ đầu từng áp thuế 25% với thép và 10% với nhôm, tuy nhiên sau đó lại cấp miễn trừ cho vài đối tác như Úc, Canada, Mexico, Brazil. Đến thời cựu Tổng thống Joe Biden miễn thuế mở rộng cho Anh, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU).</p><p>Theo Hiệp hội Sắt thép Mỹ, nước này nhập khẩu thép nhiều nhất từ Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc, Việt Nam. Với nhôm thì Canada chiếm đến 79% nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm ngoái. Mexico cũng là nước cung cấp nhôm lớn.</p><p>Một ngày trước đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Canada Jonathan Wilkinson khẳng định họ sẵn sàng đáp trả bất cứ thuế nhập khẩu nào mà Mỹ áp đặt, mặc dù không muốn cuộc chiến thương mại leo thang hay trở thành đối thủ của Mỹ.</p><p>Hai nhà phân tích Simon Evenett và Johannes Fritz (Tổ chức St Gallen Endowment) chỉ ra tất cả mặt hàng nhôm, thép chịu mức thuế 25% có tổng giá trị lên đến 151 tỉ USD.</p><p>Cố vấn Ted Murphy (Công ty luật Sidley Austin) nhận định cách tiếp cận của Tổng thống Trump đã thay đổi so với nhiệm kỳ đầu. Danh sách chịu thuế có cả mặt hàng Mỹ không sản xuất, như vậy rất nhiều người tiêu dùng sẽ phải thêm tiền vì không tìm được sản phẩm nội địa thay thế.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Gấp rút xây dựng hành lang pháp lý cho tài sản mã hóa https://1thegioi.vn/gap-rut-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-tai-san-ma-hoa-230133.html Fri, 7 Mar 2025 16:25:01 +0700 Kinh tế số https://1thegioi.vn/gap-rut-xay-dung-hanh-lang-phap-ly-cho-tai-san-ma-hoa-230133.html Việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tài sản số và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang được các bộ ngành chuẩn bị. Các chuyên gia cho rằng khung pháp lý cần cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Gấp rút xây dựng hành lang pháp lý cho tài sản mã hóa</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoài Lam</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">07/03/2025 16:25</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tài sản số và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang được các bộ ngành chuẩn bị. Các chuyên gia cho rằng khung pháp lý cần cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Xây dựng hành lang pháp lý cho tài sản mã hóa</b></p><p>Các báo cáo năm 2024 cho thấy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về giao dịch tiền số, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ, với gần 26 triệu người sở hữu tài sản số.</p><p>Dù chưa có khung pháp lý cho loại hình đầu tư này, các hoạt động mua bán, giao dịch tài sản số trong nước vẫn diễn ra sôi động. Điều này đang đặt ra những vấn đề mới về tiêu chuẩn, thuế và kiểm soát rủi ro…</p><p>Thực tế, việc xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tiền số, tài sản số và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đang được các bộ ngành chuẩn bị.</p><p>Mới đây, liên quan đến về vấn đề quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhất trí với đề xuất của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản số để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-1.jpg" alt="tss-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243994"><figcaption class="align-center"><i>Việt Nam đang thiếu hành lang pháp lý về tài sản số</i></figcaption></figure><p>Tổng Bí thư yêu cầu Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này; nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập "sàn giao dịch" cho hoạt động này.</p><p>Tại hội nghị vừa diễn ra giữa các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính, Bộ KH-CN xây dựng chính sách, quy định, chậm nhất trong quý 2 phải hoàn thành.</p><p>Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ Tài chính đang được Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng nghị định để quản lý tài sản mã hóa cũng như các tài sản số để hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng có nhu cầu, có thể có sàn giao dịch để thực hiện giao dịch tài sản số, tài sản mã hóa. Nội dung này, bộ đang tích cực triển khai và sẽ trình các cấp trong thời gian sớm nhất.</p><p>Theo ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), năm 2023, lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đã đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát tăng cường (danh sách xám), đồng thời đưa ra các khuyến nghị hành động đối với Việt Nam để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.</p><p>Theo ông Trung, để sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này, Việt Nam sẽ phải làm rất nhiều việc, trong đó có một vấn đề quan trọng là ban hành khung chính sách về tài sản số và nhà cung cấp dịch vụ tài sản số. Trường hợp ban hành các khung pháp lý chậm khi Việt Nam còn nằm trong danh sách xám sẽ tác động đến chi phí tài chính từ dòng vốn đầu tư nước ngoài và các chi phí cơ hội, gây ra hệ lụy và thiệt hại.</p><p>“Nguồn lực, tiềm lực kinh tế dưới dạng "kinh tế ngầm, kinh tế xám" chảy ở Việt Nam thông qua tài sản mã hóa là rất lớn. Nếu khung pháp lý về tài sản mã hoá chậm ban hành sẽ khó khơi thông được nguồn lực tiềm ẩn này, chưa kể tác động tiêu cực của "nền kinh tế ngầm”, ông Trung nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-2.jpg" alt="tss-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243993"><figcaption class="align-center"><i>Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA)</i></figcaption></figure><p>Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật Sblaw, cho rằng việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho lĩnh vực fintech và giao dịch tài sản mã hóa là bước đi quan trọng, giúp cơ quan quản lý vừa theo dõi, đánh giá tác động, vừa điều chỉnh kịp thời để cân bằng giữa đổi mới và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, điều này cũng góp phần thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ tài chính quốc tế, tạo tiền đề phát triển trung tâm tài chính khu vực tại Việt Nam.</p><p><b>Quản lý chặt nhưng cần đảm bảo không gian sáng tạo</b></p><p>Dù vậy, theo các chuyên gia, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số có không ít thách thức.</p><p>Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng hiện tài sản số chưa được chính thức công nhận trong các văn bản pháp luật quan trọng như Bộ luật Dân sự 2015 hay Luật Đầu tư 2020.</p><p>“Điều này đặt ra nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến việc xác định bản chất của tài sản số - liệu đây có phải là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự hay không? Nếu có, nó thuộc dạng tài sản hữu hình, vô hình, quyền tài sản hay một loại tài sản mới?”, ông Hà nêu.</p><p>Một yếu tố khá quan trọng theo ông Hà là sự cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và kiểm soát pháp lý. Việc ban hành quy định pháp luật về tài sản số cần tính đến yếu tố đổi mới sáng tạo, tránh kìm hãm sự phát triển của công nghệ blockchain, fintech và tài chính phi tập trung.</p><p>“Thách thức lớn đối với Việt Nam là làm thế nào để áp dụng mô hình sandbox một cách hiệu quả, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế”, ông Hà nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/tss-3.jpg" alt="tss-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="243992"><figcaption class="align-center"><i>Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBlaw</i></figcaption></figure><p>Ông Phan Đức Trung cho rằng phải khoanh vùng để có khu vực thí điểm và dần mở rộng. Theo đó, cần bắt đầu từ sàn giao dịch tài sản mã hóa và nhiều ý kiến cũng cho rằng phải khoanh vùng ở những trung tâm tài chính.</p><p>“Phải xác định đó là không gian internet và cần sự đồng bộ của các cơ quan quản lý. Thủ tướng cũng đã giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, với Bộ Khoa học và Công nghệ để tìm ra khung pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin”, ông Trung nói.</p><p>Cũng theo ông Trung, Việt Nam cần học hỏi để có tầm nhìn xa và triển khai từng bước cụ thể hóa tầm nhìn ấy.</p><p>“Ví dụ thời gian gần đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump xây dựng một loạt chính sách về tài sản mã hóa mang tính dẫn dắt, khác với những chính sách tồn tại trước đó”, ông Trung nêu.</p><p>Ông Trung cũng bày tỏ hy vọng việc luật hóa sắp tới tại Việt Nam sẽ giúp định hình khung khổ, nền tảng pháp lý để phát triển ngành kinh tế số, tài sản số và tạo động lực để Việt Nam hình thành doanh nghiệp công nghệ tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển đất nước trong giai đoạn tới.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Ông Trump thành lập quỹ dự trữ Bitcoin, thị trường crypto lao dốc https://1thegioi.vn/ong-trump-thanh-lap-quy-du-tru-bitcoin-thi-truong-crypto-lao-doc-230132.html Fri, 7 Mar 2025 16:00:01 +0700 Quốc tế https://1thegioi.vn/ong-trump-thanh-lap-quy-du-tru-bitcoin-thi-truong-crypto-lao-doc-230132.html Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp vào hôm 6.3, chính thức thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của Mỹ. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Quốc tế</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Ông Trump thành lập quỹ dự trữ Bitcoin, thị trường crypto lao dốc</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">07/03/2025 16:00</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp vào hôm 6.3, chính thức thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của Mỹ.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo <i>Reuters</i>, động thái này được công bố ngay trước hội nghị thượng đỉnh tiền điện tử Nhà Trắng hôm 7.3, nơi các giám đốc điều hành ngành crypto sẽ gặp mặt để thảo luận về tương lai của tài sản kỹ thuật số tại Mỹ.</p><p>Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư, tin tức này lại khiến thị trường tiền điện tử giảm mạnh, với giá Bitcoin lao dốc hơn 5%, giảm xuống dưới 85.000USD trước khi hồi phục nhẹ về 88.107USD.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/btc2.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/btc2.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/07/btc2.png" alt="btc2.png" data-src-mobile="" data-file-id="243968"><figcaption class="align-center">Ông Trump ký sắc lệnh thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhưng thị trường tiền điện tử phản ứng tiêu cực, khiến giá Bitcoin lao dốc - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p><b>Quỹ dự trữ Bitcoin </b></p><p>Theo David Sacks, cố vấn hàng đầu về tiền điện tử tại Nhà Trắng, quỹ dự trữ mới sẽ được vốn hóa bằng lượng Bitcoin mà chính phủ liên bang đã tịch thu trong các vụ điều tra hình sự và dân sự.</p><p>“Mỹ sẽ không bán bất kỳ Bitcoin nào trong quỹ dự trữ. Nó sẽ được lưu giữ như một kho lưu trữ giá trị, giống như cách vàng được bảo vệ trong Fort Knox”, ông Sacks tuyên bố trên nền tảng X hôm 6.3.</p><p>Không chỉ Bitcoin, ông Trump còn công bố kế hoạch đưa thêm 4 loại tiền điện tử khác vào quỹ này, bao gồm Ether (ETH), XRP, Solana (SOL) và Cardano (ADA). Khi danh sách này được công bố, giá trị thị trường của các đồng coin này đã tăng vọt trong ngắn hạn.</p><p>Dù sắc lệnh của ông Trump đánh dấu một bước tiến chưa từng có trong chính sách tiền điện tử của Mỹ và vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Cơ chế hoạt động của quỹ dự trữ này cũng chưa được xác định cụ thể. Việc người nộp thuế có thể hưởng lợi từ quỹ hay đây chỉ là một biện pháp lưu trữ tài sản vẫn chưa được làm sáng tỏ; chính phủ cũng chưa công bố kế hoạch chi tiết về cách sử dụng số Bitcoin này trong dài hạn.</p><p>Ông Sacks khẳng định chính phủ sẽ có chiến lược tối đa hóa giá trị tài sản, nhưng không tiết lộ chi tiết về kế hoạch cụ thể. Điều này làm dấy lên những lo ngại từ giới chuyên gia và nhà đầu tư.</p><p><b>Phản ứng của thị trường </b></p><p>Ngay sau tuyên bố của Nhà Trắng, giá Bitcoin giảm mạnh hơn 5%, gây thất vọng cho các nhà đầu tư. Charles Edwards, nhà sáng lập quỹ đầu cơ Bitcoin Capriole Investments, chỉ trích sắc lệnh này trên X: "Kết quả đáng thất vọng nhất mà chúng ta có thể mong đợi trong tuần này. Không có hoạt động mua vào, có nghĩa đây chỉ là một cái tên hoa mỹ cho các khoản nắm giữ Bitcoin đã có sẵn của chính phủ. Đây là hành động <i>tô son môi cho lợn</i>".</p><p>Sắc lệnh của ông Trump cũng yêu cầu các Bộ trưởng Tài chính và Thương mại Mỹ phát triển các chiến lược "trung lập về ngân sách" để chính phủ mua thêm Bitcoin mà không làm tăng gánh nặng thuế cho người dân.</p><p>Ông Sacks ước tính rằng chính phủ Mỹ hiện sở hữu khoảng 200.000 Bitcoin, và nếu chính phủ giữ thay vì bán số Bitcoin đã tịch thu trong quá khứ, người nộp thuế có thể đã tiết kiệm được 17 tỉ USD. Tuy nhiên, con số này chưa được xác minh độc lập, và phương pháp tính toán của Sacks vẫn chưa rõ ràng.</p><p>Việc ông Trump tích cực ủng hộ tiền điện tử đã làm dấy lên nghi vấn về xung đột lợi ích, đặc biệt khi gia đình ông có liên quan đến nhiều dự án tiền số. Tổng thống Trump từng ra mắt đồng tiền meme riêng và nắm giữ cổ phần tại World Liberty Financial, một nền tảng giao dịch, đầu tư tiền điện tử. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp crypto cũng đã đóng góp hàng triệu USD để ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông và Đảng Cộng hòa, khiến mối liên hệ giữa chính sách và lợi ích cá nhân trở thành một vấn đề được quan tâm.</p><p>Dù các trợ lý của ông Trump khẳng định rằng tổng thống không kiểm soát trực tiếp các dự án kinh doanh của mình, nhiều luật sư đạo đức hiện đang xem xét khả năng lợi ích tài chính cá nhân có ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ.</p><p>Việc thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cách chính phủ Mỹ tiếp cận với tiền điện tử. Nếu thành công, kế hoạch này có thể giúp đưa Bitcoin vào hệ thống tài chính chính thống, tăng cường vị thế của Mỹ trong lĩnh vực tài sản số.</p><p>Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch, phản ứng tiêu cực của thị trường và những lo ngại về xung đột lợi ích khiến chính sách này trở thành một bước đi đầy rủi ro hơn là một hướng đi vững chắc. Việc quỹ Bitcoin của chính phủ có thể mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế Mỹ hay không, hay chỉ đơn thuần là một chiến lược chính trị nhằm củng cố vị thế của ông Trump trong cộng đồng crypto vẫn là một vấn đề chưa có lời giải đáp rõ ràng.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Hội nghị về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại Cần Thơ https://1thegioi.vn/hoi-nghi-ve-chuyen-doi-so-chuyen-doi-xanh-tai-can-tho-229295.html Fri, 14 Feb 2025 13:35:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/hoi-nghi-ve-chuyen-doi-so-chuyen-doi-xanh-tai-can-tho-229295.html Ngày 14.2, Hội nghị thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” đã diễn ra tại TP.Cần Thơ. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Hội nghị về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại Cần Thơ</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Văn Kim Khanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">14/02/2025 13:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngày 14.2, Hội nghị thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” đã diễn ra tại TP.Cần Thơ.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-4.jpg" alt="xanh-4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242191"><figcaption>Quang cảnh hội nghị - Ảnh: Văn Kim Khanh</figcaption></figure><p>Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các đơn vị trực thuộc, sở ban ngành; Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, Bộ Nông lâm - Thủy sản Nhật Bản, JICA, JETRO, cùng các doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản...</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/tung.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/tung.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/tung.jpg" alt="tung.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242193"><figcaption>Ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, phát biểu ý kiến tại hội nghị - Ảnh: Văn Kim Khanh</figcaption></figure><p>Tại hội nghị, ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Nguyên phó cục trưởng Cục Trồng trọt, báo cáo tóm tắt đề án và kết quả triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2023".</p><p>Theo ông Tùng, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện đề án, đã có hàng chục mô hình thí điểm canh tác theo tiêu chuẩn đề án ở các tỉnh ĐBSCL. Các mô hình canh tác thí điểm đã mang lại hiệu quả cao như: Giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng sản lượng lúa, giảm phát thải và quan trọng là chất lượng lúa gạo sản xuất từ mô hình được cải thiện tốt. Các tỉnh ĐBSCL hiện nay được lên kế hoạch sản xuất theo đề án lên đến hàng chục ngàn ha.</p><p>ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giảm phát thải carbon.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-5.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-5.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-5.jpg" alt="xanh-5.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242192"><figcaption>Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, phát biểu ý kiến - Ảnh: Văn Kim Khanh</figcaption></figure><p>Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cho biết, hội nghị trình bày nhiều nội dung quan trọng như đánh giá nhu cầu đầu tư, ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong các HTX, chuỗi giá trị liên kết; chia sẻ bài học kinh nghiệm từ kết quả dự án thí điểm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp vùng ĐBSCL; giới thiệu các công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm hỗ trợ HTX tối ưu hóa sản xuất. Đồng thời, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế sẽ phát biểu về cơ hội hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật, tạo tiền đề cho những sáng kiến mới trong ngành lúa gạo. Một trong những điểm nhấn quan trọng của hội nghị là cổ vũ các HTX trong dự án đi đầu trong đổi mới với Giải thưởng “Hợp tác xã tiên phong ứng dụng phần mềm chuyển đổi số”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/14/xanh-3.jpg" alt="xanh-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242190"><figcaption>Ông Ono Masuo, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phát biểu ý kiến - Ảnh: Văn Kim Khanh</figcaption></figure><p>Ông Ono Masuo - Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM - đánh giá cao những tiềm năng về nông nghiệp ĐBSCL. Việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và áp dụng sản xuất nông nghiệp của Việt nam đem lại những giá trị tích cực cho nông nghiệp Việt Nam. Ông hy vọng Nhật Bản và Việt Nam sẽ hợp tác để chuyển đổi xanh và chuyển đổi số cho nông nghiệp trong vùng ĐBSCL.</p><p>Trong dịp này, ông Sorimachi Hideki, Chủ tịch tập đoàn Sorimachi Nhật Bản chia sẻ bài học kinh nghiệm từ kết quả dự án thí điểm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp vùng ĐBSCL.</p><p>Hội nghị được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy đầu tư, hợp tác và ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, giúp HTX và nông dân tiếp cận các giải pháp tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, giảm phát thải và gia tăng giá trị nông sản. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để thiết lập các mối quan hệ hợp tác dài hạn, hỗ trợ các địa phương và HTX triển khai hiệu quả mô hình sản xuất lúa gạo bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.</p><figure><div class="embed-responsive"><iframe src="https://1thegioi.vn/video/embed/if56l1lprx" width="560" height="315" frameborder="0" border="0" cellspacing="0" scrolling="no" allowfullscreen="true"></iframe></div><figcaption>Hội nghị về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ở Cần Thơ ngày 14.2 - Clip: V.K.K</figcaption></figure><div class="sc-empty-layer"></div> Metro TP.HCM doanh thu khủng dịp Tết Nguyên đán 2025 https://1thegioi.vn/metro-tp-hcm-doanh-thu-khung-dip-tet-nguyen-dan-2025-228894.html Mon, 3 Feb 2025 12:55:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/metro-tp-hcm-doanh-thu-khung-dip-tet-nguyen-dan-2025-228894.html Bình quân mỗi ngày trong dịp Tết Nguyên đán, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) thu về hơn 1,3 tỉ đồng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Metro TP.HCM doanh thu khủng dịp Tết Nguyên đán 2025</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thuỷ Long</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">03/02/2025 12:55</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Bình quân mỗi ngày trong dịp Tết Nguyên đán, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) thu về hơn 1,3 tỉ đồng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 3.2, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM (HURC1), đơn vị vận hành tuyến metro số 1 ) đã có thông tin về tình hình phục vụ hành khách trong thời gian cao điểm Tết Nguyên đán 2025.</p><p>Theo đó, trong 10 ngày cao điểm, từ 24.1 - 2.2.2025 (25 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), tuyến metro số 1 TP.HCM vận hành 1.768 chuyến tàu với hơn 760.000 lượt hành khách, bình quân có 431 hành khách/đoàn tàu. Doanh thu tạm tính trong 10 ngày là hơn 11,7 tỉ đồng.</p><p>Bình quân (tạm tính) mỗi ngày, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM thu về hơn 1,3 tỉ đồng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/03/6893f9c856fae9a4b0eb.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/03/6893f9c856fae9a4b0eb.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/03/6893f9c856fae9a4b0eb.jpg" alt="6893f9c856fae9a4b0eb.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="241369"><figcaption class="align-center">Người dân đi metro số 1 trong ngày mùng 1 tết Nguyên đán 2025-Ảnh: Thuỷ Long</figcaption></figure><p>Đại diện HURC1 cho biết trong ngày cao điểm nhất (mùng 2 Tết), đơn vị vận hành đến 194 chuyến tàu, phục vụ hơn 120.000 lượt khách. Bình quân có 620 hành khách/đoàn tàu, doanh số trong ngày mùng 2 Tết (tạm tính) đạt hơn 1,8 tỉ đồng.</p><p>Những ngày nghỉ Tết, người dân tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành lân cận như Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh... đến TP.HCM chơi tết và trải nghiệm tuyến metro rất đông đúc. Do đó, các đoàn tàu luôn trong tình trạng quá tải, nhiều người phải chờ đợi hàng giờ để được đi metro.</p><p>Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng và Công ty HURC đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động của metro số 1 từ ngày 31.1 - 2.2 (tức mùng 3 đến mùng 5 Tết) để phục vụ tốt hơn nữa việc đi lại của người dân.</p><p>Cụ thể, từ 5 giờ - 7 giờ 30 giãn cách 18 phút/chuyến, 7 giờ 30 – 8 giờ 40 giãn cách 15 phút/chuyến, 8 giờ 40 – 9 giờ 40 giãn cách 12 phút/chuyến, 9 giờ 40 – 22 giờ giãn cách 10 phút/chuyến. Thời gian hoạt động từ 5 giờ đến 22 giờ.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Từ ngày 21.1, tuyến metro số 1 vận hành thương mại, khung giá vé theo quy định. Hành khách đi lại mua vé với giá 40.000 đồng/người/vé/ngày, không hạn chế lượt đi trong ngày, giá vé 3 ngày là 90.000 đồng.</p><p>Giá vé tháng 300.000 đồng/người/vé/tháng; học sinh, sinh viên 150.000 đồng (giảm 50%).</p><p>Với giá vé lượt thanh toán bằng tiền mặt là từ 7.000 - 20.000 đồng tùy theo chặng; giá vé lượt thanh toán không dùng tiền mặt là từ 6.000 - 19.000 đồng tùy chặng.</p><p>TP.HCM thực hiện chính sách hỗ trợ 100% giá vé cho người có công với cách mạng; người khuyết tật; người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi đi tàu điện và sử dụng các tuyến xe buýt kết nối tuyến metro số 1.</p></div><div class="sc-empty-layer"></div> Metro Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu thu phí từ ngày mai 21.1 https://1thegioi.vn/metro-ben-thanh-suoi-tien-bat-dau-thu-phi-tu-ngay-mai-21-1-228450.html Mon, 20 Jan 2025 17:15:01 +0700 Kinh tế số https://1thegioi.vn/metro-ben-thanh-suoi-tien-bat-dau-thu-phi-tu-ngay-mai-21-1-228450.html Sau giai đoạn miễn phí vé, từ ngày mai (21.1), người dân đi tàu tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ bắt đầu trả tiền mua vé. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Metro Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu thu phí từ ngày mai 21.1</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Thuỷ Long</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sau giai đoạn miễn phí vé, từ ngày mai (21.1), người dân đi tàu tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ bắt đầu trả tiền mua vé.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 20.1, đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu.</p><p>Theo đó, hiện tại giá vé metro được chia thành 4 loại: vé lượt, vé 1 ngày, vé 3 ngày và vé tháng.</p><p>Vé lượt: Nếu thanh toán bằng tiền mặt, giá vé là 7.000 – 20.000 đồng tùy theo lộ trình. Nếu thanh toán không dùng tiền mặt, giá vé sẽ từ 6.000 – 19.000 đồng.</p><p>Vé 1 ngày: Giá vé là 40.000 đồng, có giá trị trong một ngày và không hạn chế số lượt di chuyển.</p><p>Vé 3 ngày: Giá vé là 90.000 đồng, có giá trị trong 3 ngày và không hạn chế số lượt di chuyển.</p><p>Vé tháng: Giá vé là 300.000 đồng/người (khách phổ thông) hoặc 150.000 đồng/người (học sinh, sinh viên).</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/20/471264911_9769682143045847_7538449839430335695_n.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/20/471264911_9769682143045847_7538449839430335695_n.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/20/471264911_9769682143045847_7538449839430335695_n.jpg" alt="471264911_9769682143045847_7538449839430335695_n.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="240212"><figcaption class="align-center">Hành khách dùng tiền mặt mua vé tại quầy, nhận mã QR code để quét qua cổng soát vé - Ảnh: Thủy Long</figcaption></figure><p>Người có công với cách mạng; người khuyết tật; người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên); trẻ em dưới 6 tuổi (cần có người lớn đi kèm) được miễn phí.</p><p>Hành khách dùng tiền mặt mua tại quầy, nhận mã QR code để quét qua cổng soát vé.</p><p>Trường hợp hành khách mua vé không dùng tiền mặt có thể quét thẻ ngân hàng (Mastercard, Visa, JCB...); dùng ứng dụng HCMC Metro, hoặc ví điện tử (MoMo, các ví điện tử khác sẽ cập nhật sau).</p><p>Hành khách mua vé ngày/vé tháng đăng ký qua ứng dụng HCMC Metro, nhận mã QR code hoặc sử dụng thẻ căn cước để quét tại cổng (áp dụng từ ngày 15.2).</p><p>Hành khách dùng thanh toán không tiền mặt sẽ được giảm 1.000 đồng/vé lượt. Học sinh/sinh viên cần đăng ký thông qua Ứng dụng Công dân số TP.HCM để được giảm giá vé tháng. Hành khách ưu tiên cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh (như thẻ căn cước) để được miễn vé hoặc hỗ trợ.</p><div><div><p>Trong trường hợp hành khách đi quá chặng trên tuyến metro số 1, hệ thống có máy điều chỉnh giá vé để xử lý tình huống này. Cụ thể với trường hợp khách mua vé lượt nhưng đi quá ga đã mua vé sẽ cần đến máy điều chỉnh giá vé để nạp thêm số tiền chênh lệch, đảm bảo thanh toán đủ chi phí cho toàn bộ hành trình mới có thể ra khỏi nhà ga.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p><b>Lịch tàu chạy trong dịp Tết Nguyên đán</b></p><p>Ngày 18.1, Sở Giao thông vận tải TP.HCM thông báo về việc điều chỉnh lịch tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.</p><p>Theo đó, từ ngày 24 - 28.1 (ngày 25 - 29 tháng chạp): tàu metro số 1 hoạt động từ 5:00 - 23:00, tăng thêm 1 giờ so với bình thường.</p><p>Ngày 29.1 (mùng 1 Tết): Metro số 1 hoạt động từ 0:30 - 2:00, sau đó tàu hoạt động theo lịch bình thường từ 5:00 - 22:00; từ ngày 30.1 - 2.2 (mùng 2 - mùng 5 Tết): Metro số 1 hoạt động từ 5:00 - 22:00 theo lịch bình thường.</p><p>17 tuyến xe buýt điện kết nối với metro số 1 cũng sẽ điều chỉnh lịch trình tương tự.</p></div></div></div><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p><b>Giá vé 17 tuyến buýt kết nối metro</b></p><p><b></b>Đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM thông tin 17 tuyến xe buýt điện kết nối vào metro số 1 cũng sẽ chính thức thu vé hành khách đi lại sau 30 ngày miễn phí. Các đối tượng miễn, giảm theo quy định của UBND TP.HCM.</p><p>Cụ thể, giá vé lượt áp dụng cho hành khách các tuyến xe buýt có cự ly từ 15km trở xuống giá 5.000 đồng/lượt hành khách. Các tuyến xe buýt có cự ly trên 15km đến dưới 25km thì giá vé đồng hạng 6.000 đồng/lượt hành khách.</p><p>Còn các tuyến xe buýt có cự ly từ 25km trở lên giá vé đồng hạng 7.000 đồng/lượt hành khách. Giá vé lượt áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên là 3.000 đồng/lượt hành khách. Học sinh, sinh viên khi lên xe phải xuất trình thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc giấy tờ liên quan khác để chứng minh.</p><p>Hành khách mua vé tập năm giá 112.500 đồng/tập 30 vé (tương ứng với giá vé lượt 5.000 đồng/lượt); 135.000 đồng/tập 30 vé (tương ứng với giá vé lượt 6.000 đồng/lượt) và 157.500 đồng/tập 30 vé (với giá vé lượt 7.000 đồng/lượt hành khách).</p></div><div class="sc-empty-layer"></div> Gần tết, coi chừng bị lừa khi mua vé tàu xe giá rẻ https://1thegioi.vn/gan-tet-coi-chung-bi-lua-khi-mua-ve-tau-xe-gia-re-228116.html Fri, 10 Jan 2025 16:05:01 +0700 Khoa học - công nghệ https://1thegioi.vn/gan-tet-coi-chung-bi-lua-khi-mua-ve-tau-xe-gia-re-228116.html Năm nào cũng vậy, cứ gần đến tết là thời điểm nhiều người dân bị lừa vì mua vé tàu xe giá rẻ. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Khoa học - công nghệ</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Gần tết, coi chừng bị lừa khi mua vé tàu xe giá rẻ</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tiểu Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">10/01/2025 16:05</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Năm nào cũng vậy, cứ gần đến tết là thời điểm nhiều người dân bị lừa vì mua vé tàu xe giá rẻ.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Săn vé giá rẻ coi chừng mua phải vé giả</b></p><p>Tết đến, nhu cầu về sum họp gia đình tăng cao, dẫn đến tình trạng các chuyến bay, tàu xe có thể hết sớm hơn dự kiến. Đặc biệt với sự phổ biến của hình thức mua vé trực tuyến qua trung gian, một số đối tượng mạo danh đại lý, nhà xe, đăng tải bán vé máy bay, tàu xe với giá ưu đãi nhưng thực chất là vé giả nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.</p><p>Chị Phạm Thanh Thúy (TP.HCM) cho biết: “Tôi đặt vé giường đôi giá 450.000 đồng. Sau khi liên lạc với bên nhà xe thì số bị chặn, lúc đó tôi mới phát hiện mình đã bị lừa. Kiểm tra lại thì nhà xe này không có tuyến nào đi Phan Thiết”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/10/lcb-3-2-.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/10/lcb-3-2-.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/10/lcb-3-2-.jpg" alt="lcb-3-2-.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="239500"><figcaption class="align-center">Nạn nhân gọi điện đến nơi đặt vé xe nhưng không liên lạc được - Ảnh minh họa</figcaption></figure><p>Với chiêu thức tinh vi, các đối tượng lừa đảo không chỉ lập fanpage mạo danh các nhà xe, mà còn mạo danh các trang chuyên bán vé tàu, vé máy bay và cho các số điện thoại giả mạo để nhận đặt vé. Chúng tạo ra các website với đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng, hoặc đại lý chính thức, chào mời vé giá ưu đãi và đề nghị thanh toán qua tài khoản cá nhân. Sau đó gởi lại mã đặt chỗ nhưng không xuất vé.</p><p>Người dân không nên truy cập vào các đường dẫn lạ thông báo đã trúng thưởng, ưu đãi giá vé hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tài sản. Trường hợp nghi ngờ lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn xử lý.</p><p><b>Video săn vé rẻ bị lừa vé giả: </b></p><figure><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/HhQDGMMSNjY?si=gyudInpRPkKr9z3l" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen=""></iframe></figure><p><b>Xuất hiện </b><b>chiêu lừa nâng cấp thẻ tín dụng</b></p><p>Việc nâng hạn mức thẻ tín dụng là nhu cầu của nhiều người, đặc biệt là cuối năm. Khi chi tiêu mua sắm gia tăng, mở ra cơ hội cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng tình huống để gài bẫy người dùng. Dù đã có nhiều cảnh báo nhưng tình trạng người dân trở thành nạn nhân của đối tượng xấu vẫn liên tục gia tăng.</p><p>Mới đây, chị T.Y (Gò Vấp, TP.HCM) suýt bị lừa đảo số tiền gần 20 triệu đồng. Đối tượng lừa đảo gọi điện cho chị và tự xưng là nhân viên ngân hàng đưa ra lời mời nâng hạn mức thẻ. Với lý do chị Y có lịch sử trả chậm gây ảnh hưởng quá trình nâng cấp thẻ, đối tượng yêu cầu chị chuyển cọc số tiền 20 triệu đồng vào tài khoản chỉ định để hỗ trợ xóa lịch sử nợ. Chị gọi lên ngân hàng thì được biết không có dịch vụ này nên may mắn không bị lừa.</p><p>Không may mắn như chị Y, anh N.T.X (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã ngậm ngùi mất số tiền lên tới 30 triệu đồng khi bị lừa cùng với thủ đoạn tương tự.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/10/lcb-3-3-.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/10/lcb-3-3-.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/10/lcb-3-3-.jpg" alt="lcb-3-3-.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="239502"><figcaption>Nhiều người mất tiền vì bị lừa nâng cấp tài khoản ngân hàng - Ảnh: Minh họa</figcaption></figure><p>Luật sư Phan Quang Thắng (Đoàn Luật sư TP.HCM) khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình. Khi có nhu cầu nâng cấp thẻ tín dụng, cần liên hệ trực tiếp với các ngân hàng để được tư vấn hướng dẫn làm thủ tục. Phải có hợp đồng tín dụng, vay nợ, tránh cung cấp số tài khoản, mã OPT, mã QR cho các đối tượng lạ. Nếu có xảy ra sự việc, cần lưu lại chứng cứ, báo với cơ quan công an.</p><p><b>Video chiêu lừa nâng cấp thẻ tín dụng lại xuất hiện vào dịp tết:</b></p><figure><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/AHb__tPzLVQ?si=xTfqDuKwyYTlZhWQ" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen=""></iframe></figure><div class="sc-empty-layer"></div> Tiền kỹ thuật số đón nhận ‘kỷ nguyên vàng’ dưới thời ông Trump? https://1thegioi.vn/tien-ky-thuat-so-don-nhan-ky-nguyen-vang-duoi-thoi-ong-trump-227955.html Mon, 6 Jan 2025 15:39:01 +0700 Khoa học - công nghệ https://1thegioi.vn/tien-ky-thuat-so-don-nhan-ky-nguyen-vang-duoi-thoi-ong-trump-227955.html Ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số đang háo hức chờ đợi một tương lai tươi sáng dưới nhiệm kỳ tổng thống mới của Donald Trump. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Khoa học - công nghệ</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Tiền kỹ thuật số đón nhận ‘kỷ nguyên vàng’ dưới thời ông Trump?</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">06/01/2025 15:39</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số đang háo hức chờ đợi một tương lai tươi sáng dưới nhiệm kỳ tổng thống mới của Donald Trump.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo <i>Financial Times</i>, với lời hứa từ chiến dịch tranh cử và những động thái gần đây, cộng đồng tiền điện tử kỳ vọng quy định sẽ được nới lỏng, thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi và mang lại những cơ hội chưa từng có.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/06/trump-btc.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/06/trump-btc.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/01/06/trump-btc.png" alt="trump-btc.png" data-src-mobile="" data-file-id="239167"><figcaption class="align-center">Ông Trump đã đề xuất một loạt chính sách thân thiện với tiền điện tử tại một hội nghị về bitcoin - Ảnh: Washington Post</figcaption></figure><p><b>Hy vọng mới</b></p><p>Vào tháng 12.2024, tại hội nghị bitcoin Mena ở Abu Dhabi (UAE), Eric Trump, con trai của Tổng thống đắc cử Mỹ, đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho tiền điện tử. Ông hứa rằng chính quyền Trump sẽ là "chính quyền thân thiện nhất với tiền điện tử" trong lịch sử Mỹ. Tuyên bố này ngay lập tức làm dấy lên sự lạc quan trong ngành, vốn bị kìm kẹp bởi các quy định nghiêm ngặt dưới thời Tổng thống Joe Biden.</p><p>Tổng thống đắc cử Trump trước đó đã nhiều lần cam kết xây dựng một "kho dự trữ bitcoin chiến lược", coi bitcoin như một tài sản dự trữ quốc gia. Động thái này có thể tạo ra một làn sóng đầu tư lớn, không chỉ từ các nhà đầu tư cá nhân mà còn từ các chính phủ và tập đoàn lớn. Ông Trump cũng đã đề cử Paul Atkins, một người ủng hộ tiền điện tử lâu năm, đứng đầu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).</p><p>Những lời hứa hẹn này được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mà tiền điện tử có thể thoát khỏi sự nghi ngờ và đạt đến sự hợp pháp hóa toàn diện. Giá bitcoin đã nhanh chóng vượt mốc 100.000 USD ngay sau chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử, tạo nên sự phấn khích trong cộng đồng tiền điện tử toàn cầu.</p><p><b>Ngành công nghiệp tiền mã hóa</b></p><p>Chỉ hai năm trước, ngành công nghiệp này còn trong tình trạng khủng hoảng sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX. Nhưng giờ đây, sự phục hồi ngoạn mục của thị trường đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Các nhà đầu tư mới và dòng vốn lớn đang quay trở lại thị trường, đặc biệt là khi có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump sẽ ưu ái tiền điện tử.</p><p>Một chính quyền thân thiện hơn có thể dẫn đến dòng vốn lớn từ các tổ chức tài chính, giúp ngành công nghiệp mở rộng và tăng cường tính hợp pháp. Tuy nhiên, sự trở lại này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể. Các chuyên gia cảnh báo rằng sự kết hợp giữa việc áp dụng rộng rãi hơn và giám sát lỏng lẻo có thể làm tăng nguy cơ cho hệ thống tài chính truyền thống.</p><p>Eswar Prasad, thành viên cấp cao tại Viện Brookings (Mỹ), bày tỏ lo ngại rằng sự gắn kết ngày càng tăng giữa tiền điện tử và hệ thống tài chính truyền thống có thể gây ra những rủi ro lớn. Nếu giá tiền điện tử sụp đổ, tác động có thể lan rộng ra toàn bộ thị trường tài chính, gây tổn thất nghiêm trọng cho cả nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức.</p><p>Các tài sản tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin - loại tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bởi các tài sản như trái phiếu chính phủ Mỹ - đang ngày càng gắn kết với hệ thống tài chính toàn cầu. Một cuộc chạy đua vào stablecoin có thể làm mất ổn định các phần khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt là nếu các tổ chức lớn bắt đầu nắm giữ lượng lớn tài sản này.</p><p>Hilary Allen, giáo sư luật tại Đại học Washington (Mỹ), cảnh báo rằng các tài sản tiền điện tử, vốn không có giá trị cơ bản, có thể trở thành "quả bom hẹn giờ" nếu chúng được tích hợp quá sâu vào hệ thống tài chính. Các nhà quản lý toàn cầu cũng đồng tình với những quan ngại này, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đưa ra những đánh giá tương tự.</p><p><b>Thay đổi trong chính sách</b></p><p>Dưới thời Tổng thống Biden, ngành công nghiệp tiền điện tử đã phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện pháp lý và quy định nghiêm ngặt. SEC, dưới sự lãnh đạo của Gary Gensler, đã liên tục nhắm đến các công ty tiền điện tử lớn với các cáo buộc về việc phát hành chứng khoán chưa đăng ký. Nhưng với sự ra đi của Gensler và việc bổ nhiệm Paul Atkins, ngành công nghiệp này hy vọng sẽ thấy một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của chính phủ.</p><p>Các công ty tiền điện tử mong muốn có các quy định rõ ràng hơn về việc phân loại tài sản kỹ thuật số và bãi bỏ một số quy định hiện tại, chẳng hạn như văn bản hướng dẫn SAB 121, vốn làm hạn chế khả năng tiếp cận của các ngân hàng và tổ chức lớn vào thị trường này.</p><p>Một trong những mục tiêu chính của ngành là thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi hơn từ các tổ chức tài chính truyền thống. Việc bãi bỏ các rào cản pháp lý có thể mở đường cho các ngân hàng ở phố Wall, quỹ đầu tư và tổ chức lớn tham gia sâu hơn vào thị trường, tạo ra một làn sóng tăng trưởng mới.</p><p>Sự trở lại của ngành công nghiệp tiền điện tử đi kèm với những cơ hội và thách thức lớn. Một mặt, sự hợp pháp hóa và thể chế hóa ngày càng tăng có thể mang lại dòng vốn lớn và tạo điều kiện cho sự đổi mới. Mặt khác, nguy cơ từ những cú sốc giá và sự bất ổn hệ thống vẫn là mối quan ngại hàng đầu.</p><p>Yadav, Phó khoa Trường Luật đại học Vanderbilt (Mỹ), nhận định rằng sự kết hợp giữa chính sách thân thiện và dòng vốn tổ chức có thể đưa tiền điện tử từ một loại tài sản phi chính thống trở thành một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu.</p><p>Tuy nhiên, vẫn còn đó nghịch lý lớn khi một ngành công nghiệp ra đời từ ý tưởng phi tập trung hóa và chống lại sự can thiệp của chính phủ nay lại hân hoan đón nhận sự chấp thuận từ chính quyền Washington. Sự "thể chế hóa" được nhà nước hậu thuẫn này, dù mang lại lợi ích, nhưng cũng đi ngược lại triết lý ban đầu của tiền điện tử.</p><p>Ngành công nghiệp tiền điện tử đang bước vào một giai đoạn mới đầy hứa hẹn nhưng cũng không kém phần rủi ro. Dưới nhiệm kỳ của ông Trump, tiền điện tử có thể đạt đến tầm cao mới về sự phổ biến và tính hợp pháp. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, ngành cần phải giải quyết những rủi ro hệ thống tiềm tàng và đảm bảo rằng sự phát triển không gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nâng cấp công nghệ thu thuế đối với Google, Facebook, TikTok... https://1thegioi.vn/nang-cap-cong-nghe-thu-thue-doi-voi-google-facebook-tiktok-227605.html Fri, 27 Dec 2024 12:42:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/nang-cap-cong-nghe-thu-thue-doi-voi-google-facebook-tiktok-227605.html Thực tế cho thấy số thu thuế nhà thầu nước ngoài từ các công ty cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới như: Google, Facebook, TikTok... trong ba năm gần đây có sự biến động nhưng chưa ổn định. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nâng cấp công nghệ thu thuế đối với Google, Facebook, TikTok...</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">27/12/2024 12:42</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Thực tế cho thấy số thu thuế nhà thầu nước ngoài từ các công ty cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới như: Google, Facebook, TikTok... trong ba năm gần đây có sự biến động nhưng chưa ổn định.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Trước khi Luật Quản lý thuế số 38 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực, việc quản lý thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới (Google, Facebook, TikTok...) tại Việt Nam được thực hiện theo cơ chế thuế nhà thầu. Theo quy định của Thông tư số 103, các tổ chức trong nước khi mua dịch vụ, hàng hóa hoặc phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) có trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thay cho các nhà cung cấp này.<br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/12/27/thu-thue.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/12/27/thu-thue.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/12/27/thu-thue.png" alt="thu-thue.png" data-src-mobile="" data-file-id="238253"><figcaption>Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và rà soát mô hình hoạt động của các tập đoàn công nghệ lớn để đưa ra những giải pháp quản lý thuế điện tử hiệu quả là yêu cầu cấp thiết trong kỷ nguyên số - Ảnh: TCT</figcaption></figure><p>Tuy nhiên, cơ chế thuế nhà thầu đã bộc lộ những điểm yếu trong việc quản lý nguồn thu từ các NCCNN, đặc biệt là khi các giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) diễn ra hoàn toàn qua mạng internet, trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chính sách thuế này không thể bao quát hết nguồn thu từ các giao dịch xuyên biên giới, do đó một số NCCNN có thể dễ dàng tránh né nghĩa vụ thuế, khi không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.<br></p><p>Thực tế cho thấy số thu thuế nhà thầu nước ngoài từ các công ty cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới trong ba năm gần đây có sự biến động nhưng chưa ổn định, với các mức thu thuế lần lượt là 1.168 tỉ đồng (2019), 1.144 tỉ đồng (2020) và 1.591 tỉ đồng (2021). Điều này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập thuế đầy đủ từ các nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài.<br></p><p>Trước những khó khăn và hạn chế trong việc quản lý thuế đối với TMĐT xuyên biên giới, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, đặc biệt là đối với các NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.<br></p><p>Theo đó, việc triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21.3.2022 cho phép NCCNN thực hiện các thủ tục thuế từ xa, bao gồm đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, và điều chỉnh thông tin đăng ký thuế một cách nhanh chóng và thuận tiện.<br></p><p>Đến nay, đã có 120 NCCNN đăng ký, khai thuế và nộp thuế. Tổng số thuế các NCCNN đã khai - nộp trực tiếp qua cổng TTĐT trong năm 2024 là 8.687 tỉ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm 2023, vượt 74% so với dự toán.<br></p><p>Dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý thuế đối với TMĐT xuyên biên giới, song thực tế cho thấy không ít khó khăn và thách thức vẫn tồn tại. Những vướng mắc này chủ yếu xoay quanh ba vấn đề chính: chính sách thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu và công tác thanh tra, kiểm tra.<br></p><p>Mặc dù đã có những cải tiến lớn trong hệ thống pháp lý từ khi Luật Quản lý thuế số 38 có hiệu lực, công tác thu thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới vẫn đối mặt với nhiều bất cập. Một trong những vấn đề đáng chú ý là các quy định về hóa đơn đối với NCCNN. Vì các nhà cung cấp này không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, việc cấp và quản lý hóa đơn, chứng từ thuế gặp phải không ít khó khăn.<br></p><p>Bên cạnh đó, nhiều hoạt động TMĐT xuyên biên giới như sàn giao dịch TMĐT hay các dịch vụ quảng cáo trực tuyến vẫn chưa được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp lý về nghĩa vụ thuế. Mặc dù các hoạt động này chịu sự quản lý của các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng vẫn thiếu các quy định về việc cấp phép kinh doanh cũng như quy trình cấp mã số thuế cho các NCCNN. Điều này khiến việc quản lý thu thuế trở nên phức tạp, đặc biệt là đối với các mô hình kinh doanh mới phát sinh.<br></p><p>Công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu là một yếu tố quan trọng giúp cơ quan thuế nhận diện và giám sát các giao dịch TMĐT xuyên biên giới. Tuy nhiên, việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan, bộ, ngành liên quan và Tổng cục Thuế vẫn gặp phải không ít khó khăn. Dữ liệu thu thập từ các đơn vị này vẫn chưa có định dạng thống nhất, cách thức khai thác dữ liệu còn nặng tính thủ công và chưa tự động hóa hoàn toàn.<br></p><p>Điều này dẫn đến việc phân tích, sử dụng dữ liệu chưa hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giám sát và quản lý thu thuế. Ngoài ra, một số NCCNN cũng chưa phối hợp cung cấp thông tin do các yếu tố bảo mật, đặc biệt là trong các giao dịch với người dùng tại Việt Nam. Việc thiếu hụt thông tin chính xác và đầy đủ càng khiến cho công tác quản lý thuế gặp khó khăn.<br></p><p>Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra nghĩa vụ thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới gặp không ít thách thức, đặc biệt là khi các NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Việc thực hiện các cuộc thanh tra trực tiếp đối với những nhà cung cấp này trở nên phức tạp và khó khăn, bởi họ chỉ hoạt động trên nền tảng số và không có văn phòng đại diện tại Việt Nam.<br></p><p>Các cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc xác minh các thông tin về doanh thu của các NCCNN, từ đó ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm thuế. Hơn nữa, khi các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động trên nền tảng trực tuyến toàn cầu, việc theo dõi và giám sát giao dịch trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng, khi mà các giao dịch này thường xuyên thay đổi và có tính chất toàn cầu, xuyên biên giới.<br></p><p>Trước những khó khăn trên, Tổng cục Thuế đang triển khai một loạt các giải pháp đồng bộ để cải thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới. Những giải pháp này không chỉ hướng tới việc hoàn thiện khung pháp lý, mà còn tập trung vào ứng dụng công nghệ, cải tiến cơ sở dữ liệu.<br></p><p>Một là tiếp tục hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn, kinh nghiệp quốc tế trong quản lý thuế đối với TMĐT để từ đó tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách thuế, quản lý thuế và các Luật liên quan đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam.<br></p><p>Hai là tiếp tục đổi mới phương thức quản lý phù hợp với với tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số: Xây dựng cơ sở dữ liệu Big data từ các các ngân hàng, các ví điện tử, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, các tổ chức thẻ quốc tế, nghiên cứu áp dụng công nghệ (trong đó có AI) để nhận diện thanh toán của hoạt động TMĐT xuyên biên giới, từ đó làm cơ sở đối soát dữ liệu kê khai của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước; đồng thời, nhận diện NCCNN có phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý thuế.<br></p><p>Ba là cơ quan thuế tiếp tục phân tích cơ sở dữ liệu NCCNN kê khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN; cơ sở dữ liệu kê khai các tổ chức Việt Nam khấu trừ, nộp thay NCCNN trong hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) và kết hợp dữ liệu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh kiểm tra điểm trọng điểm đối với tổ chức Việt Nam khấu trừ thay NCCNN tại Việt Nam.<br></p><p>Bốn là tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và rà soát mô hình hoạt động của các tập đoàn công nghệ lớn để tham mưu báo cáo các cấp có thẩm quyền đàm phán để sửa đổi, bổ sung các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để phù hợp với đặc điểm của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.</p><div class="sc-empty-layer"></div> 'Việt Nam đang là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển lĩnh vực công nghệ số' https://1thegioi.vn/viet-nam-dang-la-nuoc-hap-dan-cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-trong-phat-trien-linh-vuc-cong-nghe-so-226018.html Thu, 14 Nov 2024 14:57:01 +0700 Sự kiện https://1thegioi.vn/viet-nam-dang-la-nuoc-hap-dan-cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-trong-phat-trien-linh-vuc-cong-nghe-so-226018.html Đó là nhận định của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại lễ khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Bình Dương. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Sự kiện</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">'Việt Nam đang là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển lĩnh vực công nghệ số'</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Phúc</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">14/11/2024 14:57</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Đó là nhận định của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại lễ khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Bình Dương.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Sáng 14.11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) phối hợp Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2.</p><p>Diễn đàn quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2 có chủ đề "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây cũng là năm thứ 3 Việt Nam triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số.</p><p><b>Tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số</b></p><p>Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh nâng cao năng suất lao động là mục tiêu then chốt mà Việt Nam vẫn chưa đạt được trong nhiều năm qua. Ông cho rằng việc ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số toàn diện chính là lời giải cho vấn đề này, đặc biệt là phát triển kinh tế số.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/untitled-4.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/untitled-4.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/untitled-4.jpg" alt="untitled-4.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="234590"><figcaption>Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc diễn đàn</figcaption></figure><p>Bộ trưởng Bộ TT-TT đặt vấn đề "nếu 55 triệu người lao động Việt Nam có thể sử dụng trợ lý ảo để hỗ trợ công việc thì năng suất lao động chắc chắn sẽ được cải thiện". Khi sức mạnh trí tuệ con người được bổ sung bởi trí tuệ nhân tạo (AI), năng suất lao động và tạo ra của cải sẽ tăng đáng kể.</p><p>Bộ trưởng cũng lưu ý rằng khi ứng dụng công nghệ số, các doanh nghiệp nên tập trung vào thay đổi mục tiêu để tạo ra giá trị mới thay vì chỉ chú trọng vào công nghệ. Ông nhấn mạnh rằng chuyển đổi không chỉ là câu chuyện về công nghệ mà còn là câu chuyện về sáng tạo, trong đó sáng tạo chiếm đến 70% sự thành công.</p><p>“Tôi rất muốn nhấn mạnh điều này để chúng ta - những người ứng dụng công nghệ - hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số”, Bộ trưởng nhấn mạnh.</p><p><b>Kinh tế số, xã hội số là lời giải cho phát triển bền vững và hiệu quả</b></p><p>Đây là nhấn mạnh của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại lễ khai mạc của diễn đàn. Theo Phó thủ tướng, kinh tế số, xã hội số hiện nay là xu thế toàn cầu và cần có sự kiên trì, bản lĩnh để đi theo.</p><p>Phó thủ tướng cho biết thêm, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong xếp hạng chuyển đổi số quốc tế với Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, lên thứ 71/193 quốc gia; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133 quốc gia.</p><p>Công nghệ thông tin tiếp tục mở rộng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, với khoảng 51.000 doanh nghiệp công nghệ số trong cả nước, tạo ra 1,5 triệu việc làm.</p><p>Trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ hoạt động phần mềm đạt 118 tỉ USD, tăng 17,8%, và dịch vụ số đạt 6,6 tỉ USD, tăng 9,9%. Điều này cho thấy tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và chuyển đổi số ở Việt Nam.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/z6031306712588_20f6b6104b8864dfa3e692fe54293d09.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/z6031306712588_20f6b6104b8864dfa3e692fe54293d09.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/z6031306712588_20f6b6104b8864dfa3e692fe54293d09.jpg" alt="z6031306712588_20f6b6104b8864dfa3e692fe54293d09.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="234586"><figcaption>Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi khai mạc diễn đàn</figcaption></figure><p>“Việt Nam đang là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển lĩnh vực công nghệ số”, Phó thủ tướng chia sẻ.</p><p>Lãnh đạo Chính phủ nhận định rằng, mặc dù chuyển đổi số ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhưng kinh tế số và hạ tầng số vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, việc phát triển dữ liệu số vẫn tồn tại tình trạng phân tán, cục bộ và chưa tạo được sự kết nối cần thiết. Đồng thời, chất lượng dịch vụ công trực tuyến và nguồn nhân lực số cũng cần cải thiện đáng kể.</p><p>Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ ưu tiên là đổi mới tư duy, nhận thức đầy đủ về vai trò và vị trí của chuyển đổi số quốc gia. Ông nhấn mạnh rằng kinh tế số và xã hội số chính là động lực giúp tăng năng suất lao động và là giải pháp cho phát triển bền vững và hiệu quả.</p><p><b>Bình Dương đã tìm lời giải cho kinh tế số, xã hội số của tỉnh như thế nào? </b></p><p>Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương hiện là một trong những tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đứng thứ ba toàn quốc về kinh tế và có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Bình Dương đã áp dụng nhiều giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên vẫn gặp nhiều thách thức liên quan đến nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động, cùng với các vấn đề chuyển đổi số sâu rộng.</p><p>Ông nhận định Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2 là cơ hội quan trọng để các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và chuyên gia cùng thảo luận về các hướng phát triển kinh tế và xã hội số.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/z6031318656647_59791b65b947171378c098bafd67c164.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/z6031318656647_59791b65b947171378c098bafd67c164.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/14/z6031318656647_59791b65b947171378c098bafd67c164.jpg" alt="z6031318656647_59791b65b947171378c098bafd67c164.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="234587"><figcaption>Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình tham quan các gian hàng triển lãm ứng dụng công nghệ số</figcaption></figure><p>Hiện tại, Bình Dương đã đưa 6 khu công nghiệp vào nền tảng quản trị và điều hành thông minh, tiến hành chuyển đổi số trong nhiều nhà máy nhằm thu thập dữ liệu theo thời gian thực, tự động hóa quy trình, giảm thiểu tác động đến môi trường.</p><p>Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng một Khu công nghệ thông tin tập trung và trung tâm dữ liệu để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như sản phẩm điện tử, vi mạch bán dẫn, IoT, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng.</p><p>Bình Dương kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên vùng động lực công nghệ cao, kết nối mạnh mẽ với các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.</p><p>“Bình Dương mong muốn được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những mô hình, sáng kiến hiệu quả trong việc đẩy mạnh sáng tạo các ứng dụng số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số để góp phần giải quyết bài toán về nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh”, ông Minh nêu.</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p></p><p></p><div class="sc-empty-layer"></div> Cạnh tranh công nghệ: Trung Quốc sẵn sàng ứng phó ‘sóng gió’ từ chính quyền Trump https://1thegioi.vn/canh-tranh-cong-nghe-trung-quoc-san-sang-ung-pho-song-gio-tu-chinh-quyen-trump-225816.html Fri, 8 Nov 2024 17:35:01 +0700 Quốc tế https://1thegioi.vn/canh-tranh-cong-nghe-trung-quoc-san-sang-ung-pho-song-gio-tu-chinh-quyen-trump-225816.html Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra lần đầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, Bắc Kinh nhận ra rằng công nghệ là một điểm yếu lớn của mình. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Quốc tế</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Cạnh tranh công nghệ: Trung Quốc sẵn sàng ứng phó ‘sóng gió’ từ chính quyền Trump</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">08/11/2024 17:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra lần đầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, Bắc Kinh nhận ra rằng công nghệ là một điểm yếu lớn của mình.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo <i>Reuters</i>, hàng loạt lệnh cấm công nghệ từ Washington đã giáng đòn mạnh vào các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, điển hình như SMIC và ZTE. Những biện pháp trừng phạt này đã trở thành động lực thúc đẩy chính quyền Trung Quốc quyết tâm tự lực trong công nghệ, một phần thiết yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì sự độc lập trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã triển khai một chiến lược tái cơ cấu mạnh mẽ, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cốt lõi và đạt được những bước tiến lớn trong hành trình tự chủ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/08/trump-and-xi.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/08/trump-and-xi.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/08/trump-and-xi.png" alt="trump-and-xi.png" data-src-mobile="" data-file-id="234180"><figcaption class="align-center">Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc họp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Osaka, Nhật Bản năm 2019 - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p><b>Thay đổi cách tiếp cận công nghệ</b></p><p>Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã là lời cảnh tỉnh lớn đối với Trung Quốc về sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ. Khi Washington áp dụng các lệnh cấm xuất khẩu linh kiện công nghệ, từ chip đến phần mềm, Trung Quốc nhận ra họ cần phải chủ động trong việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.</p><p>Ông Winston Ma, cựu Giám đốc điều hành quỹ China Investment Corporation cho biết lệnh cấm năm 2018 với công ty viễn thông ZTE khiến Trung Quốc thấy rõ ràng rằng phụ thuộc vào linh kiện Mỹ là một rủi ro nghiêm trọng. Từ đó, chính quyền Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã liên tục kêu gọi tự lực trong khoa học và công nghệ, nhằm bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế và khẳng định vị thế quốc tế của Trung Quốc.</p><p>Nỗ lực tự chủ công nghệ của Trung Quốc đã ghi nhận nhiều thành tựu rõ rệt. Nếu như 8 năm trước, số lượng dự án của chính phủ nhằm thay thế công nghệ nước ngoài bằng công nghệ nội địa chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì đến nay, con số này đã tăng mạnh. Năm 2023, Trung Quốc có đến 169 dự án chính phủ liên quan đến việc thay thế các sản phẩm nước ngoài bằng giải pháp tự sản xuất trong nước. Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ, cho thấy những cam kết đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực công nghệ chiến lược đang có hiệu quả.</p><p>Dù còn đối mặt với nhiều khó khăn trong việc sản xuất các chip tiên tiến nhất để phục vụ nhu cầu toàn cầu, Trung Quốc vẫn tiến bộ nhanh chóng trong việc tạo ra một chuỗi cung ứng nội địa cho các ngành như: AI, điện toán đám mây và không gian. Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào các công ty bán dẫn nội địa, các dự án phát triển mạng 5G và trí tuệ nhân tạo. Nỗ lực tự lực này không chỉ giúp Trung Quốc giảm dần sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, mà còn thúc đẩy nền kinh tế số của quốc gia này phát triển mạnh mẽ.</p><p><b>Thách thức từ Mỹ</b></p><p>Trong khi đó, phía Mỹ lại không ngừng gia tăng áp lực. Nazak Nikakhtar, cựu quan chức Bộ Thương mại dưới thời ông Trump, cho biết rằng khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, chính quyền của ông sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát công nghệ với Trung Quốc còn “mạnh mẽ hơn nhiều” so với trước đây. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ mở rộng danh sách thực thể hạn chế xuất khẩu và bao gồm thêm nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách cấm vận. Những biện pháp này nhằm vào các lĩnh vực công nghệ cao, ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các linh kiện và công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh của nước này.</p><p>Ngoài ra, các chuyên gia nhận định rằng nếu Mỹ tiếp tục mở rộng các hạn chế về công nghệ, các công ty và nhà cung cấp nước ngoài sẽ phải tuân thủ hoặc chịu ảnh hưởng từ các quy định này. Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất chip và công nghệ quốc tế trong việc kinh doanh với Trung Quốc, tạo thêm áp lực lên các nỗ lực tự lực của quốc gia này.</p><p>Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung không chỉ là vấn đề song phương mà còn có thể định hình sâu sắc kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia dự đoán, trong thập kỷ tới, lĩnh vực công nghệ sẽ trở thành mặt trận chính giữa hai siêu cường này. Khi Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp tương lai như AI, năng lượng tái tạo và điện toán lượng tử, Mỹ lại cố gắng duy trì lợi thế cạnh tranh bằng cách kiểm soát chặt hơn các chuỗi cung ứng công nghệ cao.</p><p>Đặc biệt, với kế hoạch xây dựng các liên minh toàn cầu, Bắc Kinh còn thể hiện tầm nhìn dài hạn trong việc mở rộng quan hệ kinh tế với Nam Bán cầu, các khu vực ít chịu ảnh hưởng từ Mỹ. Sự hợp tác với các quốc gia này không chỉ nhằm thúc đẩy xuất khẩu mà còn tạo cơ hội cho Trung Quốc định hình một hệ sinh thái công nghệ không phụ thuộc vào phương Tây.</p><p><b>Trung Quốc đã sẵn sàng?</b></p><p>Trước sự trở lại của ông Trump và triển vọng các lệnh cấm công nghệ gia tăng, Trung Quốc đã chuẩn bị cho những kịch bản khó khăn nhất. Dù còn gặp trở ngại trong việc đạt đến mức công nghệ tiên tiến nhất nhưng Bắc Kinh đã cho thấy sự quyết tâm cao độ và khả năng thích ứng mạnh mẽ. Chính quyền Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống công nghệ độc lập, giúp nước này không chỉ đối phó mà còn có thể duy trì vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngay cả khi các biện pháp kiểm soát của Mỹ ngày càng khắt khe.</p><p>Với sự sẵn sàng cho “cú sốc thứ hai” từ Washington, Trung Quốc không chỉ bảo vệ nền kinh tế của mình trước các rủi ro từ bên ngoài mà còn định hình một tương lai mà ở đó công nghệ Trung Quốc đóng vai trò trung tâm, ít phụ thuộc hơn vào các nguồn lực bên ngoài. Trong cuộc đua công nghệ này, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không chỉ định đoạt ai sẽ dẫn đầu mà còn tác động lâu dài đến cấu trúc kinh tế, chính trị và thương mại toàn cầu.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Đưa AI tạo sinh đến gần hơn với thực tiễn của doanh nghiệp Việt https://1thegioi.vn/dua-ai-tao-sinh-den-gan-hon-voi-thuc-tien-cua-doanh-nghiep-viet-225726.html Wed, 6 Nov 2024 15:47:01 +0700 Kinh tế số https://1thegioi.vn/dua-ai-tao-sinh-den-gan-hon-voi-thuc-tien-cua-doanh-nghiep-viet-225726.html Làn sóng AI tạo sinh thứ hai đang là một chủ đề nóng, khi các doanh nghiệp cùng hướng đến phát triển và hòa mình vào dòng chảy công nghệ mới này. Tuy nhiên, để ứng dụng AI tạo sinh hiệu quả vào mô hình kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp và tổ chức cũng đối mặt không ít khó khăn. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Đưa AI tạo sinh đến gần hơn với thực tiễn của doanh nghiệp Việt</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nguyễn Lê</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Làn sóng AI tạo sinh thứ hai đang là một chủ đề nóng, khi các doanh nghiệp cùng hướng đến phát triển và hòa mình vào dòng chảy công nghệ mới này. Tuy nhiên, để ứng dụng AI tạo sinh hiệu quả vào mô hình kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp và tổ chức cũng đối mặt không ít khó khăn.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>AI tạo sinh (Generative AI) là một nhánh đặc biệt của trí tuệ nhân tạo (AI), nằm trong lĩnh vực học máy (Machine Learning), đã trở thành tâm điểm của ngành công nghệ trên thế giới trong thập kỷ qua. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang tích cực đầu tư và phát triển công nghệ AI trong những năm gần đây.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/06/pi1c.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/06/pi1c.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/06/pi1c.jpg" alt="pi1c.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="234012"><figcaption class="align-center">Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang tận dụng AI như ChatGPT để cải thiện sự tương tác với khách hàng</figcaption></figure><p>Theo báo cáo mới nhất về tình hình ứng dụng AI tại Việt Nam của FPT Digital, nhiều doanh nghiệp đang tận dụng AI như ChatGPT để cải thiện sự tương tác với khách hàng và xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả hơn. Thị trường AI tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 30% từ 2020 đến 2025, với giá trị thị trường ước tính đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.</p><p>Trong làn sóng đầu tiên của AI tạo sinh, các ứng dụng đã chứng tỏ sức mạnh của mình như những trợ lý thông minh, có khả năng giao tiếp và cung cấp phản hồi gần như con người, giúp cá nhân cải thiện hiệu suất làm việc.</p><p>Đến làn sóng thứ hai, AI tạo sinh sẽ đi sâu hơn vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp như dự đoán xu hướng thị trường, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và phân tích dữ liệu lớn để hỗ trợ ra quyết định. Tuy nhiên, việc áp dụng AI vẫn đặt ra nhiều thách thức không nhỏ.</p><p>Theo nhận định của ông Phạm Gia Dân, Giám đốc kinh doanh công nghệ của Infobip tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi triển khai AI, đặc biệt là AI tạo sinh là tình trạng thiếu hụt nhân lực chuyên môn, khi các kỹ sư có kiến thức về công nghệ như học sâu (Deep Learning) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) đang rất khan hiếm; đồng thời vấn đề tài chính cũng gây áp lực, khi chi phí nâng cấp hạ tầng và mua phần mềm thường vượt quá khả năng của các doanh nghiệp SMEs và start-up.</p><p>Nhiều doanh nghiệp cũng chưa đủ khả năng công nghệ để xử lý khối lượng dữ liệu lớn, và họ cũng ngần ngại khi đầu tư vào AI do lo ngại về hiệu quả và lợi nhuận.</p><p>Tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đưa đất nước trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên toàn thế giới, theo Quyết định số 127/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển AI đầy tham vọng của mình, Việt Nam phải giải quyết một số thử thách, bao gồm:</p><p><i>Tài nguyên hạn chế</i>: Các doanh nghiệp SMEs và start-up thường gặp khó khăn trong việc đầu tư vào hạ tầng AI do chi phí ban đầu cao như mua dịch vụ đám mây, đào tạo nhân viên và nâng cấp hệ thống.</p><p><i>Thiếu hụt kỹ năng và đào tạo</i>: Các giải pháp AI yêu cầu lực lượng lao động có kỹ năng cao, nhưng sự khan hiếm chuyên gia khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặc dù một số nhà cung cấp AI có hỗ trợ đào tạo, các công ty nhỏ vẫn khó phát triển chuyên môn nội bộ cần thiết.</p><p><i>Áp lực cạnh tranh</i>: Các SMEs và start-up cũng phải đối mặt với áp lực từ các tập đoàn lớn có ưu thế về nguồn lực và công nghệ. Những doanh nghiệp lớn này dễ dàng đổi mới và áp dụng các giải pháp AI tiên tiến, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong các lĩnh vực như tự động hóa dịch vụ khách hàng và phân tích dự đoán.</p><p>Những điều kể trên buộc các doanh nghiệp nhỏ phải tìm ra những cách thức phù hợp hơn để triển khai AI, dù không có sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ như các đối thủ lớn.</p><p>Để làm quen với ứng dụng AI tạo sinh, các doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng nền tảng truyền thông như một dịch vụ (CPaaS) để cải thiện khả năng giao tiếp với khách hàng trên nhiều kênh thông tin khác nhau. Với sự hỗ trợ của nền tảng truyền thông đa kênh này, gánh nặng kỹ thuật được giảm thiểu đáng kể nhờ khả năng tích hợp AI tạo sinh vào các kênh giao tiếp. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, vì họ không cần đầu tư quá nhiều nguồn lực ban đầu.</p><p>“Việc sử dụng kết hợp đa kênh còn giúp cá nhân hóa các cuộc trò chuyện với khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đồng thời, ứng dụng chatbot AI tạo sinh để tư vấn và hỗ trợ khách hàng cũng là một điểm mạnh để tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Với một nền tảng đám mây truyền thông hàng đầu thế giới như Infobip, tất cả những lợi ích kể trên đều khả thi nếu doanh nghiệp tìm hiểu về truyền thông đa kênh trên một nền tảng”, ông Dân cho biết.</p><p>Trong tương lai, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các start-up tại Việt Nam có thể ứng dụng hiệu quả AI tạo sinh, việc đầu tiên là cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ và sử dụng những nền tảng như CPaaS.</p><p>Sự phát triển của hệ sinh thái AI tạo sinh tại Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng nhờ vào sự thúc đẩy chuyển đổi số từ Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Dân nhấn mạnh AI tạo sinh nói riêng, và AI nói chung đây là yếu tố "cốt lõi" trong sự chuyển dịch mà Việt Nam đang hướng tới. Dự báo trong thời gian tới, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các giải pháp kỹ thuật và sự hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp, AI tạo sinh tại Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Phố Wall lo lắng về khoản chi phí AI khổng lồ của các tập đoàn công nghệ lớn https://1thegioi.vn/pho-wall-lo-lang-ve-khoan-chi-phi-ai-khong-lo-cua-cac-tap-doan-cong-nghe-lon-225589.html Sat, 2 Nov 2024 17:38:01 +0700 Kinh tế số https://1thegioi.vn/pho-wall-lo-lang-ve-khoan-chi-phi-ai-khong-lo-cua-cac-tap-doan-cong-nghe-lon-225589.html Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tiếp tục làm dấy lên làn sóng chi tiêu khổng lồ từ các tập đoàn công nghệ lớn nhất tại Mỹ, với tổng số tiền dự kiến vượt 200 tỉ USD vào năm 2023 và có thể tăng mạnh hơn nữa vào năm 2025. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phố Wall lo lắng về khoản chi phí AI khổng lồ của các tập đoàn công nghệ lớn</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tiếp tục làm dấy lên làn sóng chi tiêu khổng lồ từ các tập đoàn công nghệ lớn nhất tại Mỹ, với tổng số tiền dự kiến vượt 200 tỉ USD vào năm 2023 và có thể tăng mạnh hơn nữa vào năm 2025.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Các công ty hàng đầu như Microsoft, Meta, Amazon và Alphabet (công ty mẹ của Google) đã dành phần lớn khoản chi này cho việc phát triển cơ sở hạ tầng AI, nhưng điều này không tránh khỏi sự lo ngại từ phía Phố Wall, khi các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu những lợi ích kinh tế dự kiến có thể bù đắp được chi phí khổng lồ đó hay không.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ai-pho-wall.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ai-pho-wall.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ai-pho-wall.png" alt="ai-pho-wall.png" data-src-mobile="" data-file-id="233744"><figcaption class="align-center">Big Tech chi 200 tỉ USD vào AI, gây lo ngại Phố Wall về lợi nhuận tiềm năng và áp lực tài chính tương lai - Ảnh: FT</figcaption></figure><p><b>Chi phí tăng cao </b></p><p>Tuần qua, 4 tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ đã chia sẻ với các nhà đầu tư những lợi ích sơ bộ từ AI tạo sinh. Những công ty này đã nhấn mạnh rằng AI đang thúc đẩy hiệu suất của các dịch vụ cốt lõi và giúp giảm chi phí vận hành. Ví dụ, Meta cho biết AI đã làm tăng hiệu quả quảng cáo và mức độ tương tác của người dùng, trong khi Amazon Web Services (AWS) cho biết mảng kinh doanh AI của họ đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể, đạt hơn 100% hằng năm.</p><p>Tuy nhiên, mặc dù có những tuyên bố đầy lạc quan về AI, thị trường chứng khoán không thể tránh khỏi phản ứng tiêu cực khi tập trung vào mức chi tiêu ngày càng cao cho cơ sở hạ tầng và phần cứng. Các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác với khả năng sinh lời từ các khoản đầu tư lớn vào AI, đặc biệt là khi chi phí này chưa mang lại những kết quả rõ ràng.</p><p>Chỉ trong quý vừa qua, chi tiêu vốn tại các công ty siêu quy mô này đã tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 60 tỉ USD. Theo dự báo của các nhà phân tích tại ngân hàng quốc tế Citibank, tổng chi tiêu của 4 tập đoàn sẽ đạt 209 tỉ USD trong năm nay, với các trung tâm dữ liệu chiếm tới 80% số tiền này.</p><p>Jim Tierney, một nhà đầu tư tại công ty quản lý tài sản toàn cầu cung AllianceBernstein, cho biết rằng tác động của những khoản chi tiêu này đối với lợi nhuận sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn vào năm 2025.</p><p><b>Lợi ích của AI có đang mơ hồ?</b></p><p>Trong khi một số dấu hiệu ban đầu cho thấy AI có thể thúc đẩy tăng trưởng, chẳng hạn như sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ đám mây tại Microsoft và Google, những lợi ích này vẫn chưa đủ cụ thể để xua tan mọi lo ngại. Microsoft, ví dụ, đã đạt doanh thu AI dự kiến 10 tỉ USD mỗi năm, một thành tựu được công ty ca ngợi là nhanh hơn bất kỳ mảng kinh doanh nào khác trong lịch sử của mình. Hơn nữa, trợ lý AI "Copilot" - giúp tăng năng suất và khả năng sáng tạo của Microsoft, một dịch vụ tính phí người dùng hằng tháng, đã có mức tăng trưởng nhanh chóng.</p><p>Alphabet cũng đã trình bày một số lợi ích của AI tạo sinh, như việc các tính năng trí tuệ nhân tạo mới trong công cụ tìm kiếm của họ đã gia tăng mức độ tương tác của người dùng và cải thiện hiệu suất. Công ty tuyên bố rằng một phần tư phần mềm hiện tại của họ được tạo ra với sự hỗ trợ của AI. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khối lượng tìm kiếm của Google vẫn giảm so với quý trước, đặt ra những câu hỏi về mức độ hiệu quả mà AI thực sự mang lại.</p><p>Bất chấp những con số doanh thu và những câu chuyện thành công được công bố, vẫn có một khoảng cách lớn trong việc làm rõ tác động kinh tế thực sự của AI. Brent Thill, một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư độc lập đa quốc gia của Mỹ - Jefferies, cho biết rằng thị trường cần thêm bằng chứng cứng để củng cố niềm tin vào AI. Theo ông, các công ty công nghệ chưa cung cấp đủ dữ liệu để chứng minh rằng AI có thể mang lại lợi nhuận đáng kể so với chi phí đầu tư.</p><p><b>Sự lo lắng của các nhà đầu tư</b></p><p>Sự gia tăng đột ngột trong chi phí liên quan đến AI, đặc biệt là cho các trung tâm dữ liệu và phần cứng, đang gây áp lực lên các công ty công nghệ lớn. Các giám đốc điều hành từ Amazon và Microsoft đã cố gắng trấn an các nhà đầu tư bằng cách so sánh tình hình hiện tại với những ngày đầu của ngành điện toán đám mây, khi chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu cũng tăng vọt trước khi ngành đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.</p><p>Amazon, ví dụ, khẳng định rằng có những tín hiệu tích cực về nhu cầu từ khách hàng, cho phép họ lên kế hoạch chi tiêu hiệu quả hơn. Andy Jassy, giám đốc điều hành của Amazon, đã chỉ ra rằng khả năng điều chỉnh chi phí theo nhu cầu là một yếu tố quan trọng. Tương tự, Amy Hood, giám đốc tài chính của Microsoft, cho biết rằng khoảng một nửa chi tiêu vốn của công ty dành cho việc mua máy chủ, và việc đầu tư này có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tế.</p><p>Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về tác động của chi phí đầu tư tăng cao lên báo cáo thu nhập của các công ty trong tương lai gần. Meta đã cảnh báo rằng chi phí cơ sở hạ tầng sẽ tăng đáng kể vào năm 2025, khi công ty phải đối mặt với các khoản khấu hao và chi phí vận hành cao hơn từ đội tàu trung tâm dữ liệu mới của mình. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên lợi nhuận của công ty, ngay cả khi những lợi ích từ AI vẫn chưa rõ ràng.</p><p>Một số công ty đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của chi phí cao bằng cách điều chỉnh chính sách khấu hao. Microsoft, Alphabet và Amazon đã kéo dài tuổi thọ hữu ích của thiết bị trung tâm dữ liệu, qua đó làm giảm số tiền khấu hao phải báo cáo hằng năm. Amazon cho biết rằng việc tăng tuổi thọ hữu ích của máy chủ thêm một năm đã giúp bộ phận đám mây của họ tăng biên lợi nhuận thêm 2 điểm phần trăm trong quý gần đây nhất.</p><p>Tuy nhiên, ngay cả khi có các biện pháp này, sự gia tăng trong chi tiêu AI sẽ khó tránh khỏi gây áp lực lên biên lợi nhuận. Việc kéo dài thời gian khấu hao có thể giúp giảm bớt tác động ngắn hạn, nhưng về lâu dài, những chi phí khổng lồ vẫn sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính tổng thể của các công ty. Nếu điều này đúng, sự sụt giảm thị trường gần đây có thể báo hiệu một giai đoạn đầy thách thức phía trước, khi các công ty công nghệ lớn phải chứng minh rằng những khoản đầu tư khổng lồ vào AI không chỉ đơn giản là một sự lãng phí tài nguyên mà là một động lực thực sự cho tăng trưởng dài hạn.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mạnh mẽ ngành ngân hàng https://1thegioi.vn/tri-tue-nhan-tao-dang-thay-doi-manh-me-nganh-ngan-hang-225578.html Sat, 2 Nov 2024 11:50:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/tri-tue-nhan-tao-dang-thay-doi-manh-me-nganh-ngan-hang-225578.html Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ đơn thuần là một công nghệ hỗ trợ mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trên toàn thế giới. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mạnh mẽ ngành ngân hàng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/11/2024 11:50</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ đơn thuần là một công nghệ hỗ trợ mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trên toàn thế giới.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>AI đang thay đổi toàn diện ngành ngân hàng</b></p><p>Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, đặc biệt là sự tiến bộ thần tốc của trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi nhanh chóng ngành ngân hàng, từ cách thức vận hành đến trải nghiệm khách hàng.</p><p>Theo nghiên cứu mới nhất của Gartner về các ưu tiên hàng đầu và kế hoạch đầu tư công nghệ cho ngành ngân hàng năm 2025, những thay đổi lớn nhất được mong đợi trong các khoản đầu tư công nghệ ngành ngân hàng lần lượt là AI tạo sinh (GenAI) (39%), an ninh mạng/bảo mật thông tin (34%) và AI (33%).</p><p>Các báo cáo cũng cho thấy 85% ngân hàng đã thiết lập chiến lược ứng dụng AI trong xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới và hơn 59% nhân sự đang sử dụng AI trong hoạt động hằng ngày. Kinh phí của các ngân hàng cho GenAI được dự đoán sẽ tăng lên 85 tỉ USD vào năm 2030 trên toàn cầu, tăng mạnh so với mức 6 tỉ USD năm 2024, đánh dấu mức đầu tư tăng hơn 1.400%. Xu hướng đầu tư mạnh mẽ này cho thấy rõ sự chuyển dịch từ ngân hàng truyền thống Digital Bank sang AI Bank.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung-3.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung-3.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung-3.jpg" alt="ts-dung-3.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="233732"><figcaption class="align-center"><i>Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mạnh mẽ ngành ngân hàng</i></figcaption></figure><p>Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ nhanh chóng và cá nhân hóa, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt và quản lý rủi ro tài chính phức tạp, ứng dụng AI nổi lên như một giải pháp tiềm năng để giải quyết các vấn đề này.</p><p>Theo báo cáo của FPT Digital, doanh thu của ngân hàng được tăng thêm 200 - 340 tỉ USD hàng năm nhờ AI. Như vậy, AI không chỉ đơn thuần là một công nghệ hỗ trợ mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trên toàn thế giới. Có tới 85% ngân hàng đã có chiến lược ứng dụng AI trong xây dựng sản phẩm, dịch vụ mới.</p><p>Đơn vị này cho rằng ứng dụng AI trong ngành ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn, giảm thiểu thời gian và chi phí xử lý, nâng cao độ chính xác và tính minh bạch, đồng thời cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa cho khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý rủi ro. Các hệ thống AI có khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian ngắn, giúp phát hiện gian lận nhanh chóng và chính xác.</p><p>Ví dụ, JPMorgan Chase đã sử dụng nền tảng COIN để tự động phân tích các tài liệu pháp lý, giảm thời gian xử lý từ 360.000 giờ xuống còn vài giây. Bên cạnh đó, AI cũng hỗ trợ tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thông qua các trợ lý ảo và chatbot. Những công cụ này có khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7, giúp giải đáp thắc mắc và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.</p><p><b>Nâng cấp hạ tầng, tăng cường bảo mật</b></p><p>Ông Lê Đăng Ngọc, Giám đốc Nền tảng trí tuệ nhân tạo của Viettel AI, nhìn nhận rằng trong bối cảnh ngành ngân hàng đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, việc ứng dụng dữ liệu AI đã trở thành yếu tố cốt lõi, không chỉ giúp đổi mới mô hình kinh doanh mà còn tối ưu hóa chiến lược vận hành, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng khốc liệt.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung-2.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung-2.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung-2.jpeg" alt="ts-dung-2.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="233733"><figcaption class="align-center"><i>AI không chỉ là công nghệ hỗ trợ mà đã là một phần không thể thiếu của hoạt động ngân hàng</i></figcaption></figure><p>Ông cho biết khi áp dụng chuyển đổi số có thể giúp tăng trải nghiệm khách hàng như trả lời và xử lý vấn đề cho khách hàng nhanh chóng (ứng dụng smart email); tự động hóa các quy trình cho vay khách hàng cá nhân, phát hành bảo lãnh; tự động hóa các hoạt động onboard và duy trì, khởi tạo thông tin khách hàng…</p><p>Ngoài ra, phát triển và tối ưu nguồn lực doanh nghiệp; quản lý rủi ro (tự động hóa các hoạt động quản trị tuân thủ, kiểm tra kiểm soát, báo cáo định kỳ); ngân hàng số năng động và linh hoạt (số hóa doanh nghiệp bao gồm thẻ và thanh toán; các hoạt động giao dịch: Cắt giảm nỗ lực trong các hoạt động báo cáo, nghiên cứu, phân tích…</p><p>Ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Dịch vụ Chuyển đổi và AI FPT Digital, khuyến nghị: “Để triển khai AI hiệu quả, các ngân hàng cần đầu tư vào nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống. Chiến lược ứng dụng AI trong ngành ngân hàng đòi hỏi một lộ trình rõ ràng và có tính linh hoạt cao”.</p><p>Theo ông Hậu, bước đầu tiên là khảo sát và đánh giá hiện trạng công nghệ và quy trình hiện có. Các ngân hàng cần xác định rõ mục tiêu và lĩnh vực ưu tiên ứng dụng AI, từ đó lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn triển khai.</p><p>“Một chiến lược thành công không chỉ tập trung vào công nghệ mà còn phải đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực. Nhân viên ngân hàng cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thành thạo sử dụng và khai thác tiềm năng AI”, ông Hậu nói.</p><p>Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc triển khai AI trong ngân hàng không dễ dàng. Vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư luôn là mối quan tâm hàng đầu. Các ngân hàng cần đảm bảo rằng việc thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng phải tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành. Thêm vào đó, việc tích hợp các hệ thống AI mới với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có cũng là bài toán khó.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/11/02/ts-dung.png" alt="ts-dung.png" data-src-mobile="" data-file-id="233734"><figcaption class="align-center"><i>TS Nguyễn Đình Dũng, Học viện Tài chính</i></figcaption></figure><p>Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Dũng (Học viện Tài chính) cho rằng một vấn đề rất đáng chú ý là vấn đề bảo mật, an ninh mạng, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng nhiều, nhất là xu hướng Open Banking (ngân hàng mở), trong đó các ngân hàng hợp tác với fintech (Financial Technology - công nghệ tài chính) như hiện nay và các fintech sẽ được tiếp cận, sử dụng các nguồn dữ liệu của ngân hàng.</p><p>Ngoài ra, theo ông Dũng, hành lang pháp lý đối với lĩnh vực này dù đang được đẩy mạnh nhưng còn chưa hoàn thiện cho các dịch vụ số mới (ví dụ như: Blockchain, Bigdata, Cloud, OpenAPI…). Các quy định trong các luật khác nhau vẫn còn những mâu thuẫn, vướng mắc…</p><div class="sc-empty-layer"></div> Dùng AI để xử lý trốn thuế trên sàn thương mại điện tử https://1thegioi.vn/dung-ai-de-xu-ly-tron-thue-tren-san-thuong-mai-dien-tu-225302.html Fri, 25 Oct 2024 18:32:01 +0700 Kinh tế số https://1thegioi.vn/dung-ai-de-xu-ly-tron-thue-tren-san-thuong-mai-dien-tu-225302.html Hiện nay đang tồn tại tình trạng người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) dùng nhiều phương cách để trốn thuế. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Dùng AI để xử lý trốn thuế trên sàn thương mại điện tử</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Hiện nay đang tồn tại tình trạng người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) dùng nhiều phương cách để trốn thuế.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đã là một môi trường thuận lợi cho các hình thái kinh doanh TMĐT phát triển nhanh và rất khó kiểm soát bởi tính chất "ẩn danh" rất đặc trưng của loại hình kinh doanh qua mạng xã hội.<br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/25/livestream-ban-hang-la-gi.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/25/livestream-ban-hang-la-gi.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/25/livestream-ban-hang-la-gi.jpg" alt="livestream-ban-hang-la-gi.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="233069"><figcaption class="align-center">Hiện nay đang tồn tại tình trạng người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) dùng nhiều phương cách để trốn thuế</figcaption></figure><p>Điển hình như một số người bán hàng trên mạng xã hội thường chốt đơn qua điện thoại hoặc sau khi livestream, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội. Họ hướng dẫn khách khi chuyển khoản thanh toán hàng không ghi nội dung liên quan đến hàng hóa mà ghi nội dung khác như "cho vay", "trả nợ", "quà tặng"... Còn người bán hàng trực tiếp thì yêu cầu khách hàng trả bằng tiền mặt thay vì chuyển khoản.<br></p><p>Ngoài trường hợp điển hình trên, người kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội còn khá nhiều phương cách để trốn tránh nghĩa vụ thuế của mình. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế phải nắm rõ đặc điểm từng loại hình TMĐT và doanh thu chủ yếu đến từ bán hàng hóa, dịch vụ; hưởng hoa hồng trên các dịch vụ; doanh thu từ việc quảng cáo, cung cấp các dịch vụ... khi đó mới có căn cứ tính thuế.<br></p><p>Theo đó, việc phải tìm hiểu từ hạ tầng thanh toán, vận chuyển, giao nhận đều thay đổi để đáp ứng các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực này như: mô hình bán hàng không cần lưu trữ hàng hóa; in theo yêu cầu (bán thiết kế theo yêu cầu); tiếp thị liên kết (giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mới thông qua gửi link)... là điều hết sức cần thiết và phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan có liên quan.<br></p><p>Có thể nhận thấy, hoạt động TMĐT vẫn đang là xu thế diễn ra mạnh ở Việt Nam và tình trạng cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT trên các nền tảng mạng xã hội nhưng không khai báo, giấu bớt doanh thu... đang diễn ra và ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Vấn đề này đã đặt ra bài toán cấp thiết cho ngành thuế và các cơ quan chức năng về việc làm thế nào vừa tạo điều kiện thông thoáng cho TMĐT hoạt động, vừa ngăn chặn việc thất thu thuế từ lĩnh vực đầy tiềm năng này.<br></p><p>Hiện cơ quan thuế đang tích cực phối hợp với các sàn giao dịch TMĐT và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để triển khai làm sạch cơ sở dữ liệu lớn về người nộp thuế kinh doanh TMĐT, đó là tăng cường công tác nắm bắt thông tin người bán hàng thông qua các sàn giao dịch TMĐT cung cấp, từ đó quản lý chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước khác thường xuyên, liên tục.<br></p><p>Việc lưu giữ thông tin trên cơ sở dữ liệu lớn (Big data) thông qua công tác phối hợp và cung cấp thông tin xác thực và đầy đủ từ phía các sàn giao dịch TMĐT cung cấp đã góp phần quan trọng trong việc hạn chế tối đa các tổ chức, cá nhân kinh doanh qua sàn giao dịch TMĐT trốn thuế. Việc các sàn giao dịch TMĐT đều phải có trách nhiệm lưu giữ thông tin của các cá nhân kinh doanh trên sàn sẽ tránh được việc liên đới chịu trách nhiệm.<br></p><p>Ngoài việc phải phối hợp với cơ quan thuế trong quản lý thu thuế, các sàn giao dịch TMĐT còn phải có trách nhiệm trong quản lý tiêu dùng, tránh hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, trách nhiệm của sàn rất lớn trong việc cung cấp thông tin, lưu giữ thông tin cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước khác. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công Thương để có những giải pháp yêu cầu các sàn giao dịch TMĐT chấn chỉnh ngay việc lưu giữ thông tin để có thông tin xác thực cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước.<br></p><p>TMĐT đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế. Tổng cục Thuế cho biết đang đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật theo hướng tăng cường trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, yêu cầu sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến có trách nhiệm khấu trừ khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.<br></p><p>Đồng thời, tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu lớn về TMĐT, thu thập thông tin từ nhiều nguồn: thông tin do sàn giao dịch TMĐT cung cấp, thông tin do các nhà cung cấp nước ngoài là chủ các nền tảng xuyên biên giới cung cấp, thông tin thu thập được qua công tác kiểm tra, thông tin thu thập trên internet, thông tin kết nối chia sẻ từ các bộ ngành. Trên cơ sở đó thực hiện khai thác, xử lý thông tin để rà soát người nộp thuế đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế, điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.<br></p><p>Cùng đó là xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế; thực hiện rà soát, thống kê toàn bộ các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để thực hiện kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định, trường hợp phát hiện rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định.<br></p><p>Trên cơ sở căn cứ yêu cầu quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, cơ quan thuế sẽ đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề. Theo đó, chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế sẽ tiếp tục tập trung vào đối tượng là các công ty là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, các công ty là trung gian vận chuyển, trung gian thanh toán,... Qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế sẽ tiếp tục thu thập thông tin dữ liệu của các tổ chức, cá nhân phát sinh thu nhập thông qua các nền tảng của các công ty này, qua đó tiếp tục thực hiện rà soát, thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định.<br></p><p>Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng liên quan để thực hiện quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức, cá nhân này, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý thuế. Trường hợp qua công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra phát hiện những trường hợp tổ chức, cá nhân có dấu hiệu cố tình vi phạm pháp luật về thuế thực hiện chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật. <br></p><p>Bên cạnh đó là phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thu thập dữ liệu dòng tiền giao dịch qua các tài khoản của các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài (như: Google, Facebook, Youtube, Netflix...); thông tin cá nhân, nội dung và số tiền giao dịch của các tài khoản cá nhân có dấu hiệu hoạt động kinh doanh TMĐT.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Phương thức thanh toán số của Trung Quốc có thể thành công ở Đông Nam Á hay không? https://1thegioi.vn/phuong-thuc-thanh-toan-so-cua-trung-quoc-co-the-thanh-cong-o-dong-nam-a-hay-khong-224716.html Wed, 9 Oct 2024 16:42:01 +0700 Khoa học - công nghệ https://1thegioi.vn/phuong-thuc-thanh-toan-so-cua-trung-quoc-co-the-thanh-cong-o-dong-nam-a-hay-khong-224716.html Channel News Asia ghi nhận Wechat Pay và Alipay của Trung Quốc ngày càng được chấp nhận rộng rãi ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, nhưng giới chuyên gia nhận định giao dịch thanh toán xuyên biên giới đối mặt với nhiều thách thức. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Khoa học - công nghệ</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phương thức thanh toán số của Trung Quốc có thể thành công ở Đông Nam Á hay không?</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Cẩm Bình</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Channel News Asia ghi nhận Wechat Pay và Alipay của Trung Quốc ngày càng được chấp nhận rộng rãi ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, nhưng giới chuyên gia nhận định giao dịch thanh toán xuyên biên giới đối mặt với nhiều thách thức.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Như hàng nghìn khách Trung Quốc chọn dành “tuần lễ vàng” kỳ nghỉ quốc khánh tại Singapore, nghiên cứu sinh tiến sĩ Leng Jiying đến từ Quảng Châu lên kế hoạch chuyến đi rất tỉ mỉ. Cô đặt vé tham quan loạt điểm đến nổi tiếng như Sở thú Singapore trên trang Ctrip.com, sau đó thanh toán qua WeChat Pay một cách tiện lợi với mức giá phải chăng.</p><p>Zhang Huifang cũng cùng cháu gái từ Thượng Hải đến thăm sở thú. Bà nội trợ 44 tuổi này cũng thanh toán qua WeChat Pay: “Sử dụng phương thức thanh toán mà chúng tôi biết giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn”. Trên nền tảng còn có chương trình khuyến mãi lẫn giảm giá. Zhang trả 336 nhân dân tệ (48 USD) cho 1 vé người lớn cùng 1 vé trẻ em – thấp hơn mức giá 451 nhân dân tệ nếu mua trực tiếp.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/09/2024-10-08-164043.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/09/2024-10-08-164043.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/09/2024-10-08-164043.png" alt="2024-10-08-164043.png" data-src-mobile="" data-file-id="231776"><figcaption class="align-center">WeChat Pay và Alipay ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á - Ảnh: CNA</figcaption></figure><p><b>Sử dụng Wechat Pay và Alipay tại Đông Nam Á</b></p><p>Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và phổ cập điện thoại di động rộng rãi thúc đẩy xã hội Trung Quốc chuyển đổi sang thanh toán không tiền mặt từ rất sớm. Ví điện tử, ứng dụng thanh toán được sử dụng hằng ngày trong mua sắm và được mở rộng ra nước ngoài trong vài năm gần đây, khi lượng lớn khách Trung sang các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Singapore du lịch. Hai ứng dụng phổ biến nhất làWechat Pay và Alipay.</p><p>Alipay đến Singapore vào năm 2015 và được không ít cửa hàng chấp nhận. WeChat Pay xuất hiện ở đảo quốc sư tử vào năm 2018 với chỉ 600 cửa hàng chấp nhận, nhưng đến nay có hơn 100.000 người buôn bán sử dụng, theo số liệu do Tổng cục Du lịch Singapore (STB) cung cấp. Khách Trung chủ yếu sử dụng hai phương thức thanh toán này để mua sắm, ăn uống cũng như đặt phòng khách sạn.</p><p>Hệ thống giao thông công cộng BTS Skytrain của Bangkok cũng tích hợp cả WeChat Pay lẫn Alipay, giúp Thái Lan thu thêm tiền từ khách Trung.</p><p>Doanh nghiệp Singapore đang nhận được lợi ích khi chấp nhận phương thức thanh toán của Trung Quốc. Phát ngôn viên WeChat cho biết số giao dịch thực hiện tại đảo quốc sư tử trong “tuần lễ vàng” 2023 tăng 44% so với các tháng trước.</p><p>Giám đốc truyền thông khách sạn Raffles Jesmine Hall nhấn mạnh việc thích ứng với khách Trung vô cùng quan trọng. Kể từ tháng 5, khách sạn bắt đầu chấp nhận thanh toán đặt phòng, ăn uống tại nhà hàng cùng quán bar, mua quà trong cửa hàng quà lưu niệm, dùng dịch vụ spa qua WeChat Pay hoặc Alipay. Raffles ghi nhận số khách dùng phương thức thanh toán của Trung Quốc gia tăng.</p><p>Ngay tháng đầu tiên được tích hợp vào WeChat Pay, nền tảng chia sẻ xe đạp Anywheel có thêm hơn 4.500 người dùng đăng ký bằng số điện thoại bắt đầu bằng +86 (mã quốc gia Trung Quốc). STB xác định có khoảng 10.000 quán đường phố chấp nhận WeChat Pay.</p><p>Rachel Chua - chủ một quán nước tại khu ẩm thực Maxwell - cho biết khách Trung dùng Alipay ngay cả với món hàng nhỏ như khăn giấy chỉ 30 cent. Bà đặt biểu tượng WeChat Pay là Alipay một cách nổi bật nhằm thu hút họ.</p><p>Tuy nhiên, với một số khách, chẳng hạn Li Xiang cùng bạn trai (đến từ Quảng Tây) vẫn dùng tiền mặt lúc cho giao dịch giá trị nhỏ. Cô chia sẻ: “Chúng tôi đổi chút tiền mặt để phòng hờ. Chúng tôi có thể dùng WeChat Pay là Alipay trong trung tâm thương mại, nhưng nơi nhỏ hơn như quán đường phố có thể không chấp nhận”.</p><p>Khách Trung tiếp tục chiếm phần lớn số du khách quốc tế tại nhiều nước Đông Nam Á, đặc biệt vào mùa cao điểm. Ant Group (công ty điều hành Alipay) ghi nhận giao dịch nước ngoài dịp “tuần lễ vàng” năm nay tăng 60%. Mức tăng của WeChat Pay lên đến 69%.</p><p>Năm 2023, Tencent (tập đoàn điều hành WeChat Pay) hợp tác với “ông lớn” Grab, tích hợp ứng dụng gọi xe vào WeChat cho phép người dùng Trung Quốc đặt dịch vụ này tại hơn 500 thành phố trên 8 nước Đông Nam Á.</p><p>Ở “tuần lễ vàng” 2024, tập đoàn cùng nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Sở thú Singapore đem đến ưu đãi lẫn giảm giá độc quyền.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/09/2024-10-08-193805.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/09/2024-10-08-193805.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2024/10/09/2024-10-08-193805.png" alt="2024-10-08-193805.png" data-src-mobile="" data-file-id="231777"><figcaption class="align-center">Cả quán ăn nhỏ cũng chấp nhận WeChat Pay và Alipay - Ảnh: CNA</figcaption></figure><p><b>Thách thức với giao dịch thanh toán xuyên biên giới</b></p><p>Mặc dù ngày càng trở nên phổ biến tại Đông Nam Á, người dùng nước ngoài vẫn không tránh khỏi vài hạn chế trên WeChat Pay và Alipay. Phó giáo sư Shen Rui (Đại học Trung văn tại Hồng Kông) cho biết hai ứng dụng đòi hỏi phải đăng ký số điện thoại Trung Quốc mới dùng được.</p><p>Ngoài ra, hạ tầng liên quan như hệ thống viễn thông, dịch vụ chuyển vùng dữ liệu cần được xây dựng và kết nối để ứng dụng hoạt động thông suốt. Liên kết hạ tầng giữa nhiều quốc gia với nhau không hề dễ dàng.</p><p>Vấn đề dữ liệu cũng khá đáng ngại. Ông Shen lưu ý: “Dữ liệu được gửi đến đâu? Đến Trung Quốc hay lưu trữ tại chỗ? Đây là vấn đề nhạy cảm. Nếu người Trung dùng phương thức thanh toán di động ở Đông Nam Á thì dữ liệu được gửi về Trung Quốc, nhưng nếu người Đông Nam Á sử dụng chúng và Trung Quốc lấy dữ liệu của họ thì thật không chấp nhận được”.</p><p>Ant Group giải quyết thách thức bằng cách tung ra nền tảng thanh toán xuyên biên giới Alipay+, phục vụ người dùng toàn cầu, kết nối hơn 30 ứng dụng thanh toán quốc tế với nhiều đơn vị bán hàng khắp thế giới. Tổng giám đốc phụ trách Đông Nam Á Edward Yue cho biết: “Khu vực có hệ sinh thái số tuyệt vời. Hợp tác với các đối tác nước ngoài, chúng tôi nhìn ra cơ hội số hóa du lịch địa phương hơn nữa để đem lại lợi ích cho cả du khách lẫn doanh nghiệp”.</p><p>Theo Phó giáo sư Vanessa Liu (Đại học Khoa học xã hội Singapore): “Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc bão hòa, WeChat Pay và Alipay cần thiết lập hiện diện ở thị trường nước ngoài thông qua hợp tác chiến lược với doanh nghiệp và cơ quan du lịch địa phương. Nhưng không như thị trường nội địa đồng nhất, mỗi nước Đông Nam Á có đặc điểm nhân khẩu học, quy định cùng cơ chế quản lý thanh toán số khác nhau. Nếu muốn thành công tại Đông Nam Á, các nền tảng Trung Quốc cần phát triển tùy chọn thanh toán lẫn sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nước. Việc tuân thủ yêu cầu giấy phép tài chính và quy định ngân hàng địa phương rất quan trọng”.</p><p>“Họ còn cần cảnh giác trước sự cạnh tranh từ dịch vụ thanh toán địa phương”, bà nói thêm. GrabPay tại Singapore hay GoPay tại Indonesia hoàn toàn có thể sao chép bất cứ tính năng gì mà WeChat Pay và Alipay tung ra.</p><p>Phó giáo sư Guan Chong (Đại học Khoa học xã hội Singapore) quan tâm nhiều hơn đến việc liệu WeChat Pay và Alipay có tạo ra thêm việc làm, chiêu mộ nhân tài địa phương hay không. Nếu có thì họ thực sự đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như lực lượng lao động Đông Nam Á.</p><div class="sc-empty-layer"></div>