Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/rss/kinh-te-dau-tu-du-an Fri, 4 Apr 2025 04:43:01 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/rss/kinh-te-dau-tu-du-an 140 60 Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Phải đẩy mạnh các động lực truyền thống để giữ đà tăng trưởng https://1thegioi.vn/pho-thu-tuong-nguyen-hoa-binh-phai-day-manh-cac-dong-luc-truyen-thong-de-giu-da-tang-truong-231137.html Thu, 3 Apr 2025 19:17:01 +0700 Thị trường và chính sách https://1thegioi.vn/pho-thu-tuong-nguyen-hoa-binh-phai-day-manh-cac-dong-luc-truyen-thong-de-giu-da-tang-truong-231137.html Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng ít nhiều có ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Theo đó, phải đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng truyền thống. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thị trường và chính sách</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Phải đẩy mạnh các động lực truyền thống để giữ đà tăng trưởng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng ít nhiều có ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Theo đó, phải đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng truyền thống.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chiều 3.4, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân đầu tư công năm 2025 theo Quyết định số 523 của Thủ tướng Chính phủ.</p><p><b>Một số cơ quan có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước</b></p><p>Báo cáo về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thuộc tổ công tác số 1 trong 3 tháng đầu năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc tổ công tác số 1 là 85.802 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách trung ương là 45.937 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương là 39.864 tỉ đồng), chiếm 10,4% tổng kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao của cả nước (825.922 tỉ đồng).</p><p>Tính đến hết tháng 3, có 5/9 bộ, cơ quan Trung ương và 4/9 địa phương đã phân bổ hết kế hoạch vốn được giao; còn 4/9 bộ, cơ quan Trung ương và 5/9 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.</p><p>Nguyên nhân chủ yếu là các bộ, cơ quan và địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án; do dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn; dự án ODA chậm ký kết hiệp định vay nên chưa đủ điều kiện phân bổ; dự án đang phải điều chỉnh chủ trương đầu tư do thực hiện đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đã bố trí đủ vốn theo quy mô, đối tượng, mục tiêu được phê duyệt nên không còn nhu cầu sử dụng vốn; đơn vị đề xuất kế hoạch năm 2025 cao hơn nhu cầu vốn dự án dẫn đến gặp khó khăn trong điều tiết kế hoạch vốn được giao...</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/binh-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/binh-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/binh-2.jpg" alt="binh-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246132"><figcaption class="align-center"><i>Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng</i></figcaption></figure><p>Theo ông Khắng, ước giải ngân tính đến ngày 31.3.2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc tổ công tác số 1 đạt 11,4% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước.</p><p>Trong đó, có 3 cơ quan và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỉ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước, gồm: Bộ Quốc phòng (10,3%), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (10,4%), Bộ Công an (12,67%), Huế (19,57%), Bình Định (20,25%), Ninh Thuận (13,83%), Đà Nẵng (11,42%).</p><p>Tuy nhiên, còn một số bộ, cơ quan và địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là một số dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư phải điều chỉnh do thực hiện đề án tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, dẫn đến chưa phân bổ kế hoạch vốn; công tác thanh toán, quyết toán bị gián đoạn, hoặc ảnh hưởng do có sự thay đổi trong trách nhiệm, quyền hạn, quy trình tại địa phương và các cơ quan chức năng mới sau sắp xếp, tổ chức lại bộ máy; việc sáp nhập các sở, ngành dẫn đến thay đổi chủ đầu tư, vì vậy chậm thực hiện thủ tục giải ngân...</p><p>Một số dự án đã có khối lượng thực hiện nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh toán để giải ngân; Tết Nguyên đán vào đầu tháng 2.2025 làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của 3 tháng đầu năm; nguồn cung cấp nguyên vật liệu hạn chế, nhất là đất, cát đắp; giá nhiều nguyên vật liệu tăng đột biến so với thời điểm mời thầu làm tăng chi phí dự án…</p><p><b>Mỹ áp thuế ít nhiều có ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng</b></p><p>Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao.</p><p>“Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt, khó đoán định, Mỹ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam…, vấn đề về thúc đẩy giải ngân đầu tư công lại càng có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển”, ông Bình nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/binh-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/binh-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/binh-1.jpg" alt="binh-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246133"><figcaption class="align-center"><i>Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình</i></figcaption></figure><p>Theo ông Bình, việc Mỹ công bố áp thuế nêu trên ít nhiều có ảnh hưởng nhất định tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Chính phủ cũng đã họp, có đánh giá tác động và đề ra các giải pháp. Trong điều kiện như vậy, phải đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng truyền thống để bù đắp cho những thiếu hụt do những vấn đề khách quan phát sinh, có thể tác động tiêu cực tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng.</p><p>Đề cập đến công tác giải ngân đầu tư công năm 2025 đối với các bộ, cơ quan, địa phương thuộc tổ công tác số 1, Phó thủ tướng cho rằng các bộ, cơ quan, địa phương đã tích cực triển khai. Tuy nhiên, còn một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao, cần cố gắng rà soát, tập trung phân bổ hết trong 1 đến 2 tuần tới.</p><p>Phó thủ tướng thường trực yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, đặc biệt là các địa phương cần tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.</p><p>“Những tuyến đường cao tốc, công trình vốn của Trung ương nhưng các địa phương cũng phải hết sức trách nhiệm, cùng tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư và các nhiệm vụ khác, bảo đảm cho các dự án được đẩy mạnh thi công và sớm hoàn thành”, ông Bình nói.</p><p>Phó thủ tướng cũng yêu cầu đối với các dự án chậm tiến độ, các dự án nhu cầu không cấp bách, các dự án không có khả năng giải ngân…, các bộ, cơ quan, địa phương cần kịp thời gửi báo cáo tới Bộ Tài chính để xem xét, có phương án xử lý, điều chuyển vốn cho các dự án giải ngân tốt hơn, hoặc cho các dự án thực sự cấp bách, cần thiết.</p><p>Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh phải giải ngân cho nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Đoàn công tác của Chính phủ sẽ sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46% với hàng Việt https://1thegioi.vn/doan-cong-tac-cua-chinh-phu-se-sang-my-lam-viec-ve-van-de-ap-thue-46-voi-hang-viet-231134.html Thu, 3 Apr 2025 17:40:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/doan-cong-tac-cua-chinh-phu-se-sang-my-lam-viec-ve-van-de-ap-thue-46-voi-hang-viet-231134.html Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: "Cuối tuần này, Chính phủ cử đoàn công tác sang Mỹ có nội dung liên quan trực tiếp tới vấn đề áp thuế 46% với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam". <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Đoàn công tác của Chính phủ sẽ sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46% với hàng Việt</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: "Cuối tuần này, Chính phủ cử đoàn công tác sang Mỹ có nội dung liên quan trực tiếp tới vấn đề áp thuế 46% với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam".</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chiều nay (3.4), tại họp báo thường kỳ quý 1/2025, lãnh đạo Bộ Tài chính đã chia sẻ thông tin xoay quanh việc Mỹ áp thuế cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46%.<br></p><p>Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Việt Nam đã rất chủ động rà soát điều chỉnh mức thuế với các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhằm hướng tới cân bằng thương mại giữa các đối tác.<br></p><p>Về mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ đưa ra, Thứ trưởng Chi cho biết các bộ, ngành cũng đang nghiên cứu và tìm hiểu để xem cơ sở tính toán của phía Mỹ là gì, từ đó có giải pháp tháo gỡ phù hợp.<br></p><p>Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh mục đích áp thuế quan là hướng đến cân bằng thương mại giữa các quốc gia, tuy nhiên, cân bằng thương mại cần đi kèm phát triển kim ngạch thương mại. Nếu cân bằng thương mại bằng cách tăng thuế khiến giảm kim ngạch thương mại thì không phải là phương án tốt cho tất cả các bên.<br></p><p>Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chia sẻ: "Chúng ta đã rất chủ động rà soát các mức thuế nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Mỹ để tiến tới cân bằng thương mại. Thuế suất mà phía Mỹ công bố sáng nay là mức tối đa dự kiến áp dụng, còn từng mặt hàng ra sao, lộ trình áp dụng ra sao thì chưa có. Cuối tuần này, Chính phủ cử đoàn công tác sang Mỹ có nội dung liên quan trực tiếp tới vấn đề áp thuế 46% với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng khi cả hai bên cùng kiên trì tìm giải pháp và chia sẻ thông tin với nhau sẽ tìm ra điểm cân bằng phù hợp".<br></p><p>Liên quan đến vấn đề các giải pháp ứng phó với mức áp thuế đối ứng 46% của Mỹ, ông Trương Bá Tuấn - Phó cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí - cho biết mức thuế đối ứng mà Mỹ dự kiến áp dụng từ 9.4.2025 không xuất phát từ các yếu tố thuế thuần túy nên các cơ quan chức năng đang tích cực tìm hiểu, phân tích nguyên nhân để có giải pháp ứng phó phù hợp. <br></p><p>Theo ông Trương Bá Tuấn, trước đó, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 73/2025 về giảm thuế suất nhập khẩu đối với 16 nhóm mặt hàng. Đây là nỗ lực lớn của Việt Nam trong việc cân bằng thương mại đối với các đối tác chiến lược toàn diện nói chung và Mỹ nói riêng.<br></p><p>"Khi tham mưu sửa Nghị định 73, chúng tôi đã rà soát lại toàn bộ thuế với hàng nhập khẩu như thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt… Đó là căn cứ để đề xuất mức thuế suất cân bằng giữa Việt Nam và các đối tác thương mại. Tuy nhiên, nếu chiếu vào con số mà phía Mỹ công bố sáng nay thì nó không thuần túy là yếu tố thuế. phải tìm hiểu kỹ và nhanh căn cứ của họ để có giải pháp phù hợp bởi vì nếu thuần túy yếu tố thuế thì không đến mức như vậy", ông Tuấn nói.<br></p><p>Cũng theo ông Tuấn, chênh lệch bình quân giữa mức thuế suất nhập khẩu MFN (thuế nhập khẩu ưu đãi các nước trong WTO) giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay không quá cao nên các giải pháp ứng phó phi thuế quan sẽ đóng vai trò quyết định trong vấn đề này.<br></p><p>Liên quan đến những nhóm hàng hóa nào sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ công bố sáng nay, ông Tuấn cho rằng những ngành có tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường lớn như linh kiện điện tử, dệt may, gia dày, gỗ, thủy sản… sẽ chịu áp lực lớn.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Giá xăng dầu đồng loạt tăng https://1thegioi.vn/gia-xang-dau-dong-loat-tang-231126.html Thu, 3 Apr 2025 15:41:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/gia-xang-dau-dong-loat-tang-231126.html Từ 15 giờ chiều nay (3.4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Giá xăng dầu đồng loạt tăng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Từ 15 giờ chiều nay (3.4), giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON95 với mức gần 500 đồng/lít. Đây là lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng dầu tăng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định tăng giá bán lẻ xăng RON95 ở mức 495 đồng/lít, lên mức 20.919 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5RON92 tăng 341 đồng/lít, lên mức 20.032 đồng/lít.</p><p>Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 261 đồng/lít, lên mức 18.478 đồng/lít. Giá dầu hỏa bán lẻ tăng 211 đồng/lít, lên mức 18.735 đồng/lít. Dầu mazut tăng 124 đồng/kg, lên 17.026 đồng/kg.</p><p>Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 8 lần, giảm 6 lần. Dầu diesel có 7 lần tăng, 6 lần giảm và một lần giữ nguyên.</p><p>Ở kỳ điều hành này, cơ quan quản lý tiếp tục không trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu và không chi sử dụng quỹ với các mặt hàng xăng dầu.</p><p>Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến hết năm 2024, quỹ bình ổn xăng dầu còn dư 6.067,2 tỉ đồng. Số dư này do 30 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nắm giữ, chưa bao gồm quỹ của các thương nhân không còn là đầu mối kinh doanh.</p><p>Số dư lớn nhất thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với 3.080 tỉ đồng, tiếp theo là Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM 328,3 tỉ đồng và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) 138,4 tỉ đồng…</p><p>Số lãi phát sinh từ quỹ bình ổn xăng dầu tính đến cuối năm 2024 là 3,17 tỉ đồng. Quỹ bình ổn xăng dầu được hình thành từ việc trích lập qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả nhưng được doanh nghiệp quản lý và việc sử dụng do cơ quan điều hành quyết định.</p><p>Trên thế giới, giá xăng dầu trong tuần qua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tồn kho dầu thô của Mỹ tăng, Mỹ công bố mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu và cao hơn đối với hàng hóa của nhiều đối tác thương mại lớn, xung đột quân sự giữa Nga với Ukraina vẫn tiếp diễn.</p><p>Cụ thể, xăng RON92 có giá khoảng 83,1 USD/thùng, xăng RON95 có giá 84,8 USD/thùng, dầu diesel có giá 87,2 USD/thùng, dầu mazut có giá 463,7 USD/tấn.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Mức thuế 46% là cú sốc nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam cải cách https://1thegioi.vn/muc-thue-46-la-cu-soc-nhung-cung-la-co-hoi-de-viet-nam-cai-cach-231125.html Thu, 3 Apr 2025 15:33:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/muc-thue-46-la-cu-soc-nhung-cung-la-co-hoi-de-viet-nam-cai-cach-231125.html TS Bùi Quý Thuấn cho rằng việc Mỹ áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mức thuế 46% là cú sốc nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam cải cách</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">TS Bùi Quý Thuấn cho rằng việc Mỹ áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Cú</b><b> sốc với </b><b>kinh tế Việt Nam</b></p><p>Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố chính sách thuế quan mới đối với tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Theo đó, từ ngày 5.4.2025, mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho mọi hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại. Từ ngày 9.4, mức thuế “có đi có lại” cao hơn sẽ áp lên hơn 60 quốc gia mà Mỹ gọi là "gây mất cân bằng thương mại", như Trung Quốc (34%) và Việt Nam (46%).</p><p>Trao đổi với phóng viên, TS Bùi Quý Thuấn, Phó trưởng ban Nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA) cho biết thuế đối ứng là loại thuế hoặc các rào cản phi thuế quan mà một quốc gia áp dụng đối với quốc gia khác, "có đi có lại", nhằm đạt được sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế. Hiểu nôm na là “nếu họ đánh thuế chúng ta, chúng ta sẽ đánh thuế họ cùng mức như vậy”.</p><p>Tuy nhiên, theo ông Thuấn, điểm đặc biệt trong công bố chính sách áp thuế đối với các đối tác thương mại lần này, là Mỹ cũng sẽ kết hợp cả rào cản phi quan thuế và các chính sách thao túng tiền tệ mà Mỹ cho rằng các quốc gia đang áp dụng cho hàng hóa Mỹ. Việt Nam cũng được ông Donald Trump nhắc tới là quốc gia có liên quan đến chính sách tiền tệ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" alt="eb5bcabf-ff64-4924-92ee-4a4a556cec05.jpeg" data-src-mobile="" data-file-id="246110"><figcaption class="align-center"><i>TS Bùi Quý Thuấn, Phó trưởng ban Nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (VIPFA)</i></figcaption></figure><p>Trong tuyên bố áp thuế đối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ đánh thuế đối ứng cao, đứng đầu là Campuchia - 49%, Việt Nam - 46%, Srilanka - 44%, Bangladesh - 37%, Trung Quốc - 34%, Thái Lan - 36%, Đài Loan - 32%, Ấn Độ - 26%, Indonesia - 32%, Malayssia - 24%, Bangladesh - 37%, Philippines - 17%, Pakistan - 29%...</p><p>“Nhìn vào các mức thuế này thì có nghĩa mức thuế hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh từ 10 - 20%, điều này sẽ làm giảm cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời, việc này cũng gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam”, ông Thuấn nhìn nhận.</p><p>Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng thuế không chỉ là công cụ tài chính mà là vũ khí kinh tế - chính trị, tích hợp an ninh quốc gia và tiền tệ, nhắm vào cấu trúc thương mại toàn cầu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền Trump dùng Đạo luật IEEPA 1977, tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia, loại bỏ cơ chế đa phương, hành động đơn phương quyết liệt.</p><p>Ông Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng việc áp thuế này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy các nước và doanh nghiệp hướng tới nội địa hóa sản xuất, thay đổi xu thế thương mại tự do. Ngoài ra, chính sách này phản ánh nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc giảm thâm hụt thương mại, vốn lên tới 1,2 nghìn tỉ USD năm 2024. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro lớn về giá cả, trả đũa cũng như các bất ổn kinh tế.</p><p>Thêm nữa, động thái này cũng ép các quốc gia điều chỉnh chính sách tỷ giá, thuế suất, hoặc mở cửa thị trường để tránh bị áp thuế cao hơn trong tương lai. Việc đánh thuế này cũng tái định hình thương mại quốc tế khi chính sách thuế quan mới đặt Mỹ ở vị trí trung tâm, buộc các nước đàm phán lại hiệp định thương mại theo chuẩn “America First”, thay vì quy tắc chung toàn cầu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.04.23.png" data-src-mobile="" data-file-id="246109"><figcaption class="align-center"><i>Đại sứ Hoàng Anh Tuấn</i></figcaption></figure><p>“Thuế quan là đòn bẩy mặc định, buộc các nước chấp nhận điều khoản thương mại có lợi cho Mỹ, thay vì dựa vào thể chế đa phương như trước”, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, đồng thời cho biết Tổng thống Trump vẫn thể hiện ý định linh hoạt, mở đường cho đàm phán song phương với các nước.</p><p><b>Cơ hội để Việt Nam cải cách</b></p><p>Theo TS Bùi Quý Thuấn, việc Mỹ áp thuế sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các cải cách về thể chế và các chính sách kinh tế và khoa học công nghệ trong thời gian gần đấy.</p><p>Theo đó, việc phải chịu thuế cao từ Mỹ có thể buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, như EVFTA, CPTPP, RCEP…hoặc hướng tới các thị trường mới như Trung Đông với thị trường Halal (2,2 tỉ người), Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Phi…</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-03-luc-14.30.54.png" data-src-mobile="" data-file-id="246111"><figcaption class="align-center"><i>Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là 123,5 tỉ USD</i></figcaption></figure><p>“Điều này giúp giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ trong dài hạn. Khi xuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể chuyển hướng sang thị trường nội địa với dung lượng hơn 100 triệu dân”, ông Thuấn nêu.</p><p>Đứng trước chính sách thuế quan của Mỹ, ông Thuấn cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đàm phán song phương với chính quyền Mỹ đối với mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ; định hướng và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường; thu hút đầu tư các tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam; tăng cường mua hàng từ Mỹ; tận dụng các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hóa thị trường; thúc đẩy nhanh các chính sách kinh tế mới như đầu tư công để kích cầu, hay phát triển kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh thực chất hơn nữa.</p><p>Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số nhanh hơn và xanh hóa sản xuất, đáp ứng yêu cầu cao hơn từ các thị trường quốc tế. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của hàng hóa Việt Nam trong dài hạn.</p><p>Đặc biệt, ông Thuấn nhấn mạnh các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chú trọng hơn với việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mở rộng và đa dạng thị trường và cải tiến, áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất nhằm giảm chi phí và tạo ra những sản phẩm khác biệt thì mới có thể sòng phẳng cạnh tranh mà không lo ngại những rủi ro về chính sách thuế cũng như các rào cản phi thuế quan của các đối tác thương mại lớn trong tương lai.</p><p>Tại cuộc họp trong sáng nay 3.4 về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa…</p><div class="sc-empty-layer"></div> Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức https://1thegioi.vn/muc-thue-46-tu-my-la-cu-soc-lon-nhung-viet-nam-co-the-tan-dung-co-hoi-trong-thach-thuc-231121.html Thu, 3 Apr 2025 14:35:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/muc-thue-46-tu-my-la-cu-soc-lon-nhung-viet-nam-co-the-tan-dung-co-hoi-trong-thach-thuc-231121.html VPBankS cho rằng mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">VPBankS cho rằng mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p><b>Việc Mỹ áp thuế sẽ tác động sâu rộng đến kinh tế Việt Nam</b></p><p>Sáng sớm 3.4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc gia và công bố thuế quan đối với tất cả các quốc gia. Ông Trump đã đẩy thuế quan trung bình lên hơn 20% và tác động rộng lớn đến hầu hết các nền kinh tế. Trong đó, Mỹ áp dụng qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ cũng cho biết có cơ hội đàm phán.</p><p>Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng việc Mỹ áp thuế qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, có hiệu lực vào ngày 9.4.2025, sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh như xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).</p><p>Cụ thể, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng Việt Nam. Với mức thuế 46%, giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mexico. Các ngành chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, có thể lên đến 20 - 30% hoặc hơn, tùy thuộc vào khả năng hướng thị trường.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-03-luc-13.19.10.png" data-src-mobile="" data-file-id="246103"><figcaption class="align-center"><i>Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS)</i></figcaption></figure><p>Do đó, Việt Nam có thể buộc phải tăng mua hàng từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỉ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất.</p><p>Ngoài ra, thặng dư thương mại với Mỹ sẽ hẹp đáng kể, có thể khiến tổng xuất khẩu của Việt Nam giảm từ mức 24,77 tỉ USD (2024) xuống thấp hơn, gây áp lực lên nền tăng trưởng kinh tế.</p><p>Đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang Mỹ giảm 20 - 30%, tăng trưởng GDP năm 2025 có thể bị tác động giảm 1,78% bình quân năm trong 5 năm tới, từ mức dự kiến 7 - 8% của 2025 xuống còn khoảng 5 - 6,5% hoặc thấp hơn. Điều này phụ thuộc vào khả năng kích thích tiêu dùng nội địa và đầu tư công.</p><p>Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu (đặc biệt là khu vực FDI) sẽ cắt giảm sản xuất, dẫn đến giảm việc làm và thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước - một yếu tố khác hỗ trợ tăng trưởng.</p><p>Thêm nữa, tỷ giá, lạm phát và FDI cũng sẽ chịu sức ép lớn nếu Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang Mỹ suy giảm, nguồn cung USD từ hoạt động thương mại sẽ giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng, đẩy cầu USD lên cao và tạo áp lực mất giá lên đồng tiền Việt.</p><p>Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải can thiệp thông qua bán dự trữ ngoại hối - hiện tương đương 2,4 tháng nhập khẩu, tỷ giá USD/VNĐ có thể tăng 3 - 5% trong năm 2025, từ mức 24.5635 VNĐ/USD (ngày 2.4.2025) lên khoảng 26.000 - 26.200 VNĐ/USD.</p><p>Cùng với tỷ giá, lạm phát cũng đứng trước nguy cơ leo thang. Mức thuế 46% có thể khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ và các thị trường khác tăng mạnh, đẩy chi phí sản xuất đi lên. Trong bối cảnh đó, VNĐ mất giá sẽ khiến giá hàng nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào (chiếm tới 90% kim ngạch nhập khẩu), tiếp tục tăng. Lạm phát vì vậy có thể vượt mục tiêu 4,5% và lên mức 5 - 6% trong năm 2025 nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.</p><p>Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Mức thuế cao khiến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt từ Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, phải xem xét lại chiến lược đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Mỹ trở nên khó tiếp cận. Một số công ty có thể chuyển nhà máy sang các nước ít chịu ảnh hưởng bởi thuế quan như Indonesia hoặc Ấn Độ, khiến FDI đăng ký và giải ngân sụt giảm (năm 2024 đạt khoảng 25,35 tỉ USD giải ngân).</p><p>Tuy nhiên, nếu Việt Nam tận dụng được làn sóng chuyển dịch khỏi Trung Quốc - quốc gia cũng chịu mức thuế cao từ Mỹ, dòng vốn FDI có thể phục hồi. Các ngành như bất động sản khu công nghiệp, logistics và sản xuất nội địa sẽ hưởng lợi nếu có chính sách ưu đãi hấp dẫn kịp thời.</p><p><b>Sớm đàm phán giảm thuế</b></p><p>Trước tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, VPBankS cho rằng Việt Nam cần sớm đàm phán nhằm giảm thuế hoặc đề xuất ngoại lệ cho một số mặt hàng chiến lược, đồng thời tăng nhập khẩu từ Mỹ để cân bằng cán cân thương mại.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/hang-09505292.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/hang-09505292.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/hang-09505292.jpg" alt="hang-09505292.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246102"><figcaption class="align-center"><i>Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn, nhưng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thách thức</i></figcaption></figure><p>Về phía thị trường, việc đa dạng hóa xuất khẩu sang các đối tác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.</p><p>Trong nước, các giải pháp như đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất phục vụ thị trường nội địa, cùng với kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá và lạm phát, cần được triển khai đồng bộ.</p><p>Mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là cú sốc lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cách Việt Nam phản ứng. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại và tận dụng cơ hội trong thách thức.</p><p>Theo ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc SSI Research, phía Mỹ đã đưa ra báo cáo ước tính thương mại và có 8 trang về Việt Nam. Hầu hết các vấn đề nêu ra trong đó Việt Nam đã xử lý, như mở hơn với sản phẩm nông nghiệp, vấn đề sở hữu trí tuệ. Bộ Công Thương đã làm việc với hàng loạt mặt hàng mà phía Mỹ lo ngại, nghị định quản lý thương mại chiến lược… Chính quyền Trump cũng nhận xét Việt Nam là quốc gia đang xử lý những lo ngại từ phía Mỹ một cách hiệu quả nhất.</p><p>“Theo tôi, điều chúng ta cần theo dõi là chuyến công tác của Phó thủ tướng sang Mỹ trong thời gian tới để xem phản ứng từ Mỹ ra sao? Diễn biến trong 1 tuần tới liên quan đến đàm phán. Nhà đầu tư không nên quá hoảng loạn với con số 46%, hay sau này là 36%, 26%. Tôi cho rằng nó chỉ là con số bởi kết quả thực còn nằm trên bàn đàm phán", ông Hưng nói.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh https://1thegioi.vn/my-cong-bo-ap-thue-doi-ung-thu-tuong-yeu-cau-thanh-lap-ngay-to-phan-ung-nhanh-231120.html Thu, 3 Apr 2025 13:44:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/my-cong-bo-ap-thue-doi-ung-thu-tuong-yeu-cau-thanh-lap-ngay-to-phan-ung-nhanh-231120.html Trước việc Mỹ công bố áp thuế hàng hoá 46% với Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">03/04/2025 13:44</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trước việc Mỹ công bố áp thuế hàng hoá 46% với Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Sáng 3.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Mỹ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.</p><p>Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành và lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt hơn, phức tạp hơn, khó đoán định hơn. Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng thể về chính trị, ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân để ứng phó với tình hình.</p><p>Theo Thủ tướng, việc Mỹ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/img0502-1743655804102275399217.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/img0502-1743655804102275399217.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/img0502-1743655804102275399217.jpg" alt="img0502-1743655804102275399217.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246101"><figcaption class="align-center"><i>Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu</i></figcaption></figure><p>Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…</p><p>Cùng với việc chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.</p><p>Thủ tướng nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc; cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thúc đẩy mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa; thúc đẩy khai thác thị trường, tài nguyên trong nước.</p><p>Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhóm doanh nghiệp nào sẽ bị ảnh hưởng nặng khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam? https://1thegioi.vn/nhom-doanh-nghiep-nao-se-bi-anh-huong-nang-khi-my-ap-thue-doi-ung-46-voi-viet-nam-231116.html Thu, 3 Apr 2025 12:20:01 +0700 Thị trường và chính sách https://1thegioi.vn/nhom-doanh-nghiep-nao-se-bi-anh-huong-nang-khi-my-ap-thue-doi-ung-46-voi-viet-nam-231116.html Khi Việt Nam bị áp thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép, đồ gỗ... <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thị trường và chính sách</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhóm doanh nghiệp nào sẽ bị ảnh hưởng nặng khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">03/04/2025 12:20</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Khi Việt Nam bị áp thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép, đồ gỗ...</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Rạng sáng 3.4 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam không phải nước chịu mức thuế đối ứng cao nhất.</p><p>Theo thông tin từ chính quyền Mỹ, lý do Việt Nam bị áp mức thuế đối ứng cao chủ yếu đến từ việc Mỹ đánh giá Việt Nam hưởng lợi từ chính sách thương mại không công bằng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bằng các biện pháp trợ cấp. Ngoài ra, Việt Nam cũng được xem là một trong những quốc gia có mức thặng dư thương mại cao với Mỹ, tương tự Trung Quốc trong những năm trước.</p><p>Theo giới chuyên gia, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng Việt Nam, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Việc Mỹ đưa ra quyết định áp đặt mức thuế mới 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Bị đánh thuế cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam, dẫn đến nguy cơ sụt giảm đơn hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.</p><p>Với thị trường chứng khoán, VN-Index đã mất hơn 79 điểm, tương ứng 6% bởi áp lực bán chưa có dấu hiệu suy yếu. Thị trường chỉ còn 8 cổ phiếu tăng giá, trong khi số lượng giảm lên đến 496 mã. Cổ phiếu mất hết biên độ là 175 mã, trong đó có 8 đại diện của rổ vốn hóa lớn gồm MSN, MWG, BCM, BVH, GVR, VRE, SHB và TPB.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/2025-04-02t202812z-527432934-r-4942-4618-1743627427-3822-3573.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/2025-04-02t202812z-527432934-r-4942-4618-1743627427-3822-3573.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/2025-04-02t202812z-527432934-r-4942-4618-1743627427-3822-3573.jpg" alt="2025-04-02t202812z-527432934-r-4942-4618-1743627427-3822-3573.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246090"><figcaption class="align-center"><i>Mỹ áp thuế với hàng hoá Việt Nam lên tới 46%</i></figcaption></figure><p>Sáng nay, nhà đầu tư nước ngoài nối dài chuỗi xả hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Họ giải ngân hơn 830 tỉ đồng, trong khi bán ra xấp xỉ 2.700 tỉ đồng. Giá trị rút ròng theo đó lên đến 1.900 tỉ đồng, cao nhất trong gần 3 tháng trở lại đây.</p><p>Theo báo cáo của VISRatings, Việt Nam nổi bật là một trong những quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ mà chính phủ Mỹ đã tuyên bố sẽ áp dụng thuế đối ứng dựa trên chính sách "Nước Mỹ trên hết". Cho đến nay, Mỹ đã đưa Canada, Trung Quốc và Mexico, cũng như một số ngành như ô tô, nhôm và thép vào diện đối tượng bị áp thuế nhập khẩu cao hơn.</p><p>Theo đó, nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ. Các ngành này chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, và nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng tác động sẽ phân hóa giữa các ngành và từng công ty.</p><p>Các công ty đa quốc gia sản xuất điện tử và thiết bị máy móc tại Việt Nam có khả năng phản ứng với thuế quan tốt hơn bằng cách chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác. Nhưng các nhà sản xuất nội địa về dệt may, giày dép và đồ gỗ có thể có ít lựa chọn để chuyển hướng và tìm thị trường tiêu thụ thay thế. Những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào doanh số xuất khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm sút và dòng tiền hoạt động kém hơn.</p><p>Trong số các nhà sản xuất dệt may nội địa, Công ty May Sông Hồng (MSH) có 80% doanh thu xuất khẩu từ thị trường Mỹ, TNG (TNG) 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35%, Dệt May Thành Công (TCM) 25%. Savimex (SAV), một nhà sản xuất đồ gỗ lớn, có 50% doanh thu từ xuất khẩu là sang thị trường Mỹ.</p><p>Thống kê theo từng lĩnh vực, VIS Rating cho rằng các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng như sau:</p><p>Máy vi tính, sản phẩm điện tử: Intel, HP, Dell, Amkor, Samsung, Victory Giant, Saigon Fabrication.</p><p>Máy móc, thiết bị, dụng cụ: Rockwell Automation, Techtronic, First Solar, Trina Solar, JA Solar.</p><p>Hàng dệt may: Crystal Group, Vinatex, May Sông Hồng, Dệt May Thành Công.</p><p>Điện thoại các loại và linh kiện: Samsung, Foxconn, Luxshare, Goertek, SMP Holdings.</p><p>Gỗ và sản phẩm gỗ: Phú Tài, Savimex, Kiến trúc AA, An Việt Phát, Eastwood, Tập đoàn Kim Tín.</p><p>Giày dép: PouYuen, Vina giày, Tập đoàn TBS, Biti's, Thượng Đình.</p><p>Phương tiện vận tải: Thaco, Honda, Vinfast, Ford.</p><p>Hàng thủy sản: Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, An Giang, Stapimex, Thực phẩm Sao Ta.</p><p>Các mặt hàng khác: Long Sơn, Olam Vietnam, Intimex, Trung Nguyên, Tôn Đông Á, Nam Kim.</p><p>Trong vài tuần qua, đại diện chính phủ Việt Nam và Mỹ đã nhiều lần gặp nhau để đàm phán các biện pháp thương mại mới và điều chỉnh chính sách nhằm đối phó với các rủi ro thuế quan tiềm ẩn. Ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt các thỏa thuận mới cho phép các tập đoàn Mỹ hoạt động tại Việt Nam. Ví dụ, SpaceX của Mỹ đã nhận được sự chấp thuận để triển khai thử nghiệm dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam.</p><p>Các biện pháp này, về lý thuyết, sẽ giúp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa Mỹ và giảm thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ theo thời gian. Nhưng VIS cho rằng chính các cuộc đàm phán đang và sắp diễn ra giữa hai chính phủ mới quyết định mức độ chính sách thuế quan mới của Mỹ cũng như việc sẽ áp dụng nó trong bao lâu.</p><p>Ngoài ra, các hạn chế thương mại gia tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút dòng vốn đầu tư trong tương lai của Việt Nam và làm giảm triển vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 của Việt Nam.</p><p>Sáng nay 3.4 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính https://1thegioi.vn/thu-tuong-de-nghi-tap-doan-standard-chartered-ho-tro-xay-dung-trung-tam-tai-chinh-231105.html Wed, 2 Apr 2025 22:35:01 +0700 Tài chính và đầu tư https://1thegioi.vn/thu-tuong-de-nghi-tap-doan-standard-chartered-ho-tro-xay-dung-trung-tam-tai-chinh-231105.html Tối 2.4, tiếp ông Bill Winters, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Tài chính và đầu tư</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 22:35</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tối 2.4, tiếp ông Bill Winters, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Standard Chartered là tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, với sự hiện diện tại 53 thị trường năng động trên thế giới và phục vụ khách hàng trên 83 thị trường.</p><p>Vui mừng gặp lại ông Bill Winters tại Việt Nam sau 3 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Standard Chartered từ năm 2012 đã rất chủ động, tích cực thực hiện vai trò nhà tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về nâng hạng tín nhiệm quốc gia.</p><p>Thủ tướng hoan nghênh Standard Chartered đã hỗ trợ các bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam triển khai quan hệ Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam và phối hợp với Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng không (GFANZ) để giúp Việt Nam đạt các mục tiêu phát triển bền vững.</p><p>Ngân hàng Standard Chartered đã ký các thỏa thuận hợp tác, cung cấp tài chính hơn 8 tỉ USD với các doanh nghiệp, đối tác Việt Nam.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/tc-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/tc-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/tc-1.jpg" alt="tc-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246061"><figcaption class="align-center"><i>Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Bill Winters, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered </i></figcaption></figure><p>Thủ tướng cho biết 2025 là năm Việt Nam thực hiện "tăng tốc, bứt phá, về đích"; đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong những năm tiếp theo.</p><p>Để đạt được mục tiêu này, cùng với nhiều nhiệm vụ, giải pháp khác, Việt Nam xác định phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu.</p><p>Nhấn mạnh Standard Chartered đã hiện diện tại Việt Nam hơn 120 năm, với tầm nhìn 100 năm tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tập đoàn tiếp tục tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn lựa chọn mô hình, giải pháp phù hợp nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là tham vấn về thể chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học quản trị và giải pháp phát triển hệ sinh thái tài chính theo hướng toàn diện.</p><p>Cùng với đó, Standard Chartered tăng cường hỗ trợ Việt Nam triển khai JETP, cung ứng tín dụng cho phát triển xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các dự án về phát triển điện gió, hydro xanh, thương mại bền vững…; hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam; thúc đẩy FDI vào Việt Nam và hỗ trợ các công ty Việt Nam phát triển trong nước và mở rộng toàn cầu.</p><p>Thủ tướng cũng đề nghị Standard Chartered tiếp tục tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong lộ trình nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên định mức đầu tư; đề xuất các biện pháp cải cách chính sách để thu hút đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp xanh, năng lượng sạch và tái tạo.</p><p>Cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian tiếp đoàn, Tổng giám đốc Tập đoàn Standard Chartered chúc mừng và bày tỏ ấn tượng về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam như một điểm sáng trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức.</p><p>Đánh giá những cam kết trong ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam, cũng như tiềm năng phát triển, nhất là chiến lược phát triển theo hướng xanh, bền vững của Việt Nam, lãnh đạo Standard Chartered cho biết tập đoàn đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam để đồng hành với Việt Nam trong phát triển xanh, đặc biệt hỗ trợ xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thủ tướng: Mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân https://1thegioi.vn/thu-tuong-manh-dan-giao-viec-kho-cho-kinh-te-tu-nhan-231104.html Wed, 2 Apr 2025 22:30:01 +0700 Thị trường và chính sách https://1thegioi.vn/thu-tuong-manh-dan-giao-viec-kho-cho-kinh-te-tu-nhan-231104.html Thủ tướng yêu cầu phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thị trường và chính sách</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thủ tướng: Mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 22:30</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Thủ tướng yêu cầu phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chiều 2.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo.</p><p><b>Kinh tế tư nhân vẫn gặp nhiều rào cản</b></p><p>Theo các báo cáo, kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội 6 năm 1986 của Đảng. Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân dần được thay đổi cùng với quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ việc không được thừa nhận (trước năm 1986) sang được thừa nhận và coi là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần (giai đoạn 1986-1999); được khẳng định là thành phần quan trọng lâu dài, trở thành động lực phát triển kinh tế (giai đoạn 2000-2015); được tập trung phát triển mạnh, là động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (giai đoạn từ 2016).</p><p>Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân hiện có hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động; đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 82% tổng số lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường thế giới.</p><p>Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp tư nhân có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tiềm lực tài chính và trình độ quản trị còn hạn chế; năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh mang tính thời vụ, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/kt-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/kt-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/kt-1.jpg" alt="kt-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246060"><figcaption class="align-center"><i>Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân họp phiên thứ 2</i></figcaption></figure><p>Bên cạnh đó, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế còn chưa đầy đủ; thể chế, pháp luật còn vướng mắc, bất cập; quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản chưa được bảo đảm đầy đủ. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao.</p><p><b>Bảo đảm quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh </b></p><p>Để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, đòi hỏi phải có nhận thức, tư duy mới, giải pháp đột phá để khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới cho kinh tế tư nhân.</p><p>Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo nêu rõ, đây là Đề án có nội dung khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều, ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ liên quan toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân mà còn liên quan các cấp, các ngành, các địa phương, sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới.</p><p>Về tư tưởng chỉ đạo trong xây đựng đề án, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế tư nhân, với tư duy vượt qua giới hạn của chính mình, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn chính xác những "đòn bẩy, điểm tựa", có tính khả thi, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân.</p><p>Thủ tướng nhấn mạnh cần giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân; huy động mọi nguồn lực của khu vực tư nhân vào phát triển đất nước; khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, kết hợp hiệu quả, hài hòa với nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, quản trị…) là quan trọng, đột phá, thường xuyên trong phát triển kinh tế tư nhân.</p><p>Thủ tướng nêu rõ, phải thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế, khẳng định đây là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/kt-2.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/kt-2.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/kt-2.jpg" alt="kt-2.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246059"><figcaption class="align-center"><i>Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu</i></figcaption></figure><p>Thủ tướng khẳng định bảo đảm quyền tài sản, quyền sở hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh rộng nhất, nhiều nhất có thể dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau; quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên, tài sản của đất nước; chuyển trạng thái từ thụ động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kinh tế tư nhân sang trạng thái chủ động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đi đúng hướng, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân.</p><p><b>Giao việc khó cho khu vực tư nhân</b></p><p>Thủ tướng cho rằng cần nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, tạo thống nhất cao, nhận thức đúng tầm, khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.</p><p>Tiếp theo, cần xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế với tinh thần thể chế phải thông thoáng, cắt bỏ những thủ tục rườm rà, không gây phiền hà, gây ách tắc cho người dân và doanh nghiệp, giảm tối đa thời gian, chi phí tuân thủ.</p><p>Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần để doanh nghiệp tiếp cận các công việc, cơ hội kinh doanh thuận lợi, dễ dàng, phù hợp nhất; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các mô hình "lãnh đạo công, quản trị tư", "đầu tư công, quản lý tư", "đầu tư tư, sử dụng công".</p><p>“Để giải phóng nguồn lực trong dân, phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế”, Thủ tướng nêu.</p><p>Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.</p><p>Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX sẽ vận hành từ ngày 5.5 https://1thegioi.vn/he-thong-giao-dich-chung-khoan-moi-krx-se-van-hanh-tu-ngay-5-5-231101.html Wed, 2 Apr 2025 20:30:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/he-thong-giao-dich-chung-khoan-moi-krx-se-van-hanh-tu-ngay-5-5-231101.html HoSE chia sẻ hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ vận hành chính thức vào ngày 5.5 và trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX sẽ vận hành từ ngày 5.5</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 20:30</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">HoSE chia sẻ hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ vận hành chính thức vào ngày 5.5 và trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 2.4, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, theo kế hoạch dự kiến đề xuất, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX) có thể sẽ vận hành chính thức vào ngày 5.5 và trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4.</p><p>Do đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thông báo để đảm bảo công tác chuyển đổi và vận hành hệ thống được an toàn, thông suốt, ngày hiệu lực áp dụng của bộ chỉ số VNX-Index, chỉ số VN DIAMOND, chỉ số VNFINSELECT kỳ tháng 4 sẽ chuyển từ ngày 5.5 sang ngày 28.4. Theo đó, ngày hiệu lực áp dụng của việc cập nhật tỷ lệ free-float, khối lượng lưu hành và giới hạn tỷ trọng vốn hóa của bộ chỉ số HOSE-Index, chỉ số VNSI, chỉ số VNFIN LEAD kỳ tháng 4.2025 cũng thay đổi từ ngày 5.5 sang ngày 28.4.</p><p>Trước đó, tại Hội nghị Thành viên 2025 của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX), Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải chia sẻ hai mục tiêu lớn mà ngành chứng khoán đã rất nỗ lực và đang tiến gần về mục tiêu triển khai đó là vận hành Hệ thống KRX và nâng hạng thị trường.</p><p>Đến nay, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) và các thành viên thị trường đã và đang thực hiện kiểm thử tính sẵn sàng của Hệ thống KRX theo kế hoạch triển khai ngày 5.5.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nghị định 75: Kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án https://1thegioi.vn/nghi-dinh-75-ky-vong-thao-go-vuong-mac-cho-nhieu-du-an-231086.html Wed, 2 Apr 2025 16:03:01 +0700 Hạ tầng và bất động sản https://1thegioi.vn/nghi-dinh-75-ky-vong-thao-go-vuong-mac-cho-nhieu-du-an-231086.html Chuyên gia cho rằng Nghị định 75 ban hành kịp thời, kỳ vọng sẽ tháo gỡ được vướng mắc cho các dự án mà nhà đầu tư đang sử dụng đất hoặc đã “mua gom” đất, phù hợp với quy hoạch làm nhà ở thương mại nhưng chưa thể thực hiện do không có đất ở. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Hạ tầng và bất động sản</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nghị định 75: Kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Chuyên gia cho rằng Nghị định 75 ban hành kịp thời, kỳ vọng sẽ tháo gỡ được vướng mắc cho các dự án mà nhà đầu tư đang sử dụng đất hoặc đã “mua gom” đất, phù hợp với quy hoạch làm nhà ở thương mại nhưng chưa thể thực hiện do không có đất ở.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75 quy định chi tiết việc thực hiện thí điểm các dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.</p><p>Nghị định số 75 hướng dẫn triển khai nội dung của Nghị quyết số 171 mà Quốc hội đã thông qua, nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý và tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở thương mại.</p><p>Theo đó, nghị định hướng dẫn về việc lập, thông qua và công bố danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm và trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cũng như thủ tục có liên quan đối với tổ chức kinh doanh bất động sản.</p><p>Cụ thể, sau khi tiếp nhận nhu cầu thực hiện dự án thí điểm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn đăng ký, cơ quan chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh phải rà soát, đánh giá điều kiện của các khu đất được đề xuất, sau đó lập danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/flc-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/flc-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/flc-1.jpg" alt="flc-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246024"><figcaption class="align-center"><i>Chính phủ ban hành Nghị định số 75 quy định chi tiết việc thực hiện thí điểm các dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất</i></figcaption></figure><p>Trường hợp khu đất nằm trong danh mục công trình, dự án phải thu hồi thì UBND và HĐND cấp tỉnh cùng xem xét, thông qua xác định diện tích các loại đất thuộc dự án thí điểm phải chuyển mục đích sử dụng.</p><p>Nghị định quy định sau khi dự án thí điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư, các thủ tục thu hồi, giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng, ký hợp đồng thuê, đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.</p><p>Việc xác định giá, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với dự án thí điểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.</p><p>Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản, bám theo tinh thần Nghị quyết 18 của Đảng về hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, sử dụng đất, Luật Đất đai 2024 triệt để nguyên tắc giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu, là những phương thức cạnh tranh sẽ góp phần minh bạch hóa thị trường. Tuy nhiên, để áp dụng cơ chế đấu giá, đấu thầu thì trước tiên Nhà nước phải thu hồi đất (do đa số diện tích đất đã có người sử dụng), qua đó Nhà nước toàn quyền quyết định mức giá bồi thường.</p><p>Như vậy, việc áp dụng cơ chế thị trường khi giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu (ở “đầu ra”) sẽ luôn gắn liền với quan hệ thu hồi đất bằng quyết định hành chính (ở “đầu vào”) – là quan hệ có tính chất phi thị trường do người dân không được quyền thỏa thuận. “Nguyên tắc thị trường” trong điều tiết, phân bổ nguồn lực đất đai có thể vẫn chưa thực sự đạt được.</p><p>Ông Đỉnh cho hay Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mở ra cánh cửa cho phép tự thỏa thuận với người dân có đất để nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo cơ chế “thuận mua - vừa bán” sẽ làm hài hòa lợi ích giữa cả 3 bên.</p><p>Cụ thể, doanh nghiệp có được đất, người dân được đền bù thỏa đáng và Nhà nước không phải thu hồi đất, giảm công việc phải làm nhưng vẫn thu được tiền đất, thuế, phí, lệ phí... Cơ chế dân sự dựa trên nền tảng bình đẳng về địa vị pháp lý, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tự do thỏa thuận, thuận mua - vừa bán luôn là lựa chọn tốt nhất và cần khuyến khích áp dụng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/anh-man-hinh-2025-04-02-luc-14.00.56.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/anh-man-hinh-2025-04-02-luc-14.00.56.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/anh-man-hinh-2025-04-02-luc-14.00.56.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-02-luc-14.00.56.png" data-src-mobile="" data-file-id="246025"><figcaption class="align-center"><i>Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh</i></figcaption></figure><p>Nghị định số 75/2025/NĐ-CP được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết Nghị quyết 171 của Quốc hội. So với Nghị quyết 171 (phạm vi áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đang có quyền sử dụng đất hoặc nhận quyền sử dụng đất), Nghị định 75 có sự mở rộng hơn khi cho phép áp dụng với cả trường hợp tổ chức sử dụng đất do mua tài sản, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.</p><p>Chuyên gia Đỉnh nhìn nhận sự mở rộng này là hợp lý bởi điều kiện để tổ chức được nhận quyền sử dụng đất là rất chặt chẽ, bao gồm điều kiện khu đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Trong khi thực tiễn rất sinh động, chẳng hạn trường hợp nhà đầu tư đề xuất thỏa thuận về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại trên khu đất 10ha, gồm 100 thửa đất mà chỉ cần một vài thửa không được cấp giấy chứng nhận. Việc cho phép áp dụng với cả trường hợp tổ chức mua tài sản trên đất (qua đó được nhà nước thu hồi đất của bên bán tài sản để giao cho bên mua) sẽ tháo gỡ các vướng mắc có thể nảy sinh.</p><p>Để đảm bảo tổng diện tích đất ở trong các dự án thí điểm không vượt quá 30% diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 nêu tại Điều 4 Nghị quyết 171, Nghị định 75 đề ra thủ tục thông báo đăng ký nhu cầu thực hiện dự án thí điểm để tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ, qua đó bảo đảm tính công khai, minh bạch và có xét đến thứ tự ưu tiên, trong đó tổ chức đang có quyền sử dụng đất được ưu tiên hơn tổ chức thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư cũng được ưu tiên hơn dự án chưa được chấp thuận. HĐND cấp tỉnh thông qua danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm đồng thời với việc thông qua danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất (để đảm bảo tỷ lệ đất ở trong các dự án thí điểm không vượt quá 30% như đã nêu trên).</p><p>Về tổng thể, ông Đỉnh cho rằng Nghị định 75 ban hành kịp thời, có hiệu lực đồng thời với Nghị quyết 171 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được vướng mắc cho các dự án mà nhà đầu tư đang sử dụng đất hoặc đã “mua gom” đất, phù hợp với quy hoạch làm nhà ở thương mại nhưng chưa thể thực hiện do không có đất ở.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Đường Vành đai 4 vùng thủ đô dần hình thành https://1thegioi.vn/duong-vanh-dai-4-vung-thu-do-dan-hinh-thanh-231076.html Wed, 2 Apr 2025 12:41:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/duong-vanh-dai-4-vung-thu-do-dan-hinh-thanh-231076.html Tiến độ thi công tổng thể các dự án thành phần đường song hành (đường đô thị) tại cả 3 địa phương, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, thuộc dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4, vùng thủ đô đến nay cơ bản bám sát kế hoạch đã đề ra. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Đường Vành đai 4 vùng thủ đô dần hình thành</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tiến độ thi công tổng thể các dự án thành phần đường song hành (đường đô thị) tại cả 3 địa phương, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, thuộc dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4, vùng thủ đô đến nay cơ bản bám sát kế hoạch đã đề ra.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, tuyến đường đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long, có tổng chiều dài 112,8km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 75.000 tỉ đồng; tổng khối lượng giải phóng mặt bằng 1.386ha; trên tuyến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác.<br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/vanh-dai-4-vung-thu-02.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/vanh-dai-4-vung-thu-02.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/vanh-dai-4-vung-thu-02.jpg" alt="vanh-dai-4-vung-thu-02.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246004"><figcaption class="align-center">Dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, tuyến đường đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh) - Ảnh: Internet</figcaption></figure><p>UBND TP.Hà Nội cho biết, các đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu đang gấp rút để khởi công dự án thành phần 3 (đầu tư xây dựng đường cao tốc) vào dịp 19.5.2025; hoàn thành dự án thành phần 2.1 - tuyến đường song hành (đường đô thị) trong tháng 10 tới để chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.<br></p><p>Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội, đến giữa tháng 3, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đã phê duyệt phương án và thu hồi 1.366,75/1.398,55ha đất (đạt 97,73%); di chuyển 16.585/16.608 mộ chí, đạt 99,86%. Trong đó, TP.Hà Nội đã phê duyệt và thu hồi 787,75/798,65ha, đạt 98,64%, còn lại 10,9ha chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng nằm rải rác tại các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức và quận Hà Đông.<br></p><p>Thành phố đã tiếp nhận 776,97/785,42ha mặt bằng, tương đương 48,36km/52,73km, đạt 91,7%. Tuy nhiên, trên phạm vi tuyến còn nhiều điểm ngắt quãng, "xôi đỗ" (khoảng 18 đoạn chưa được bàn giao mặt bằng chiều dài khoảng 4,38km).<br></p><p>Các đơn vị liên quan đã hoàn thành 13/13 khu tái định cư, bàn giao cho 346/1.079 hộ đất ở. Thành phố phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng toàn bộ trong quý 2/2025. Dự kiến ngay trong quý 1/2025 sẽ hoàn thành di chuyển hạng mục hạ tầng kỹ thuật.<br></p><p>Tỉnh Hưng Yên đã thu hồi đất và bàn giao được 215/225,9ha (tương đương 18,3km/19,3km), đạt 95,1%; cơ bản hoàn thành công tác di chuyển mồ mả ra khỏi phạm vi dự án; hoàn thành 7/7 khu cải tạo mở rộng nghĩa trang, 10/11 khu tái định cư, đủ điều kiện giao đất tái định cư.<br></p><p>Tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành thu hồi 364/374ha đất và cơ bản hoàn thành di chuyển mộ; hoàn thành 2/10 khu tái định cư. Tỉnh phấn đấu hoàn thiện cơ bản và tổ chức tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong quý 1/2025.<br></p><p>Về tiến độ triển khai các dự án thành phần xây dựng, đoạn thuộc thành phố Hà Nội, sau 20 tháng kể từ ngày khởi công, 4 gói thầu xây lắp thuộc Dự án thành phần 2.1 - xây dựng đường song hành (đường đô thị) đã được các nhà thầu đồng loạt triển khai trên phần diện tích mặt bằng đã bàn giao, tương đương 48,35/52,43km với 32 mũi thi công (23 mũi đường, 9 mũi cầu).<br></p><p>Đến nay, khối lượng thi công đắp cát nền đường khoảng 85,01%; đắp đất nền đường đạt khoảng 62,27%; cấp phối đá dăm khoảng 35,04%.<br></p><p>Trên địa bàn các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, nhà thầu đã thi công được khoảng 30km bê tông nhựa. Dự kiến hoàn thành vào quý 4/2025.<br></p><p>Với dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, Ban quản lý dự án phấn đấu hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư và khởi công dự án trong quý 2/2025.<br></p><p>Đoạn thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên, dự án thành phần 2.2 - Xây dựng đường song hành (đường đô thị) đã tổ chức 8 mũi thi công, lượng thi công khoảng 454,13/1.253 tỉ (đạt 36,24% giá trị hợp đồng và 98,3% so với tiến độ phê duyệt).<br></p><p>Đoạn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Dự án thành phần 2.3 - Xây dựng đường song hành (đường đô thị) đã khởi công 3/3 gói thầu, bố trí 33 mũi thi công, cơ bản đảm bảo tiến độ dự án. Sản lượng thi công 3 gói thầu khoảng 554/2.299 tỉ đồng (đạt khoảng 24,1%). Dự kiến hoàn thành trong năm 2025.<br></p><p>Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội điều chỉnh giảm khoảng 2.570 tỉ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư.<br></p><p>Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, được khởi công vào tháng 6.2023, có tổng chiều dài khoảng 113,52km (trong đó 103,82km tuyến chính và 9,7km đoạn tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long), điểm đầu tại khoảng Km3+695 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, điểm cuối tại khoảng Km40+500 đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long.<br></p><p>Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội dài khoảng 57,52km; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3km; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,7km.<br></p><p>Ngày 18.3 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu UBND các quận, huyện tiếp tục tập trung thực hiện, giải quyết dứt điểm đối với phần diện tích còn lại phải thu hồi, hoàn thành trước ngày 15.4, đây là thời hạn cuối cùng không được phép muộn hơn.<br></p><p>Đối với dự án thành phần 2.1, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP đôn đốc các nhà thầu hoàn thành dự án trong tháng 10, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.<br></p><p>Đối với dự án thành phần 3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP khẩn trương chuẩn bị các hồ sơ liên quan để sau khi lựa chọn được nhà đầu tư có thể giải quyết ngay các thủ tục cần thiết, đảm bảo tiến độ khởi công vào dịp 19.5.2025.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô được chia làm 7 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc là hạng mục cốt lõi của dự án đường Vành đai 4 Hà Nội.<br></p><p>Tuyến đường song hành (đường đô thị) là dự án thành phần 2.1 của dự án Vành đai 4 - vùng thủ đô. Đường song hành đoạn qua TP.Hà Nội có chiều dài hơn 57km, đi qua các quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín.</p></div><div class="sc-empty-layer"></div> Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 1, đạt 2,45 tỉ USD https://1thegioi.vn/xuat-khau-thuy-san-but-pha-trong-quy-1-dat-2-45-ti-usd-231073.html Wed, 2 Apr 2025 11:43:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/xuat-khau-thuy-san-but-pha-trong-quy-1-dat-2-45-ti-usd-231073.html Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý 1/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 1, đạt 2,45 tỉ USD</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý 1/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 2.4 cho biết xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý 1/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 3.2025, giá trị xuất khẩu đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20%, cho thấy đà tăng trưởng vẫn được duy trì dù có dấu hiệu chững lại so với hai tháng đầu năm.<br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/thuy-san.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/thuy-san.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/thuy-san.jpg" alt="thuy-san.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246003"><figcaption class="align-center">Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng trong quý đầu tiên của năm 2025 - Ảnh: IT</figcaption></figure><p>Trong đó, tôm các loại tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 931,6 triệu USD trong quý 1, tăng 35,7%, riêng tháng 3 đạt 327 triệu USD (tăng 20,4%). Sự tăng trưởng vượt bậc này đến từ nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường lớn như Trung Quốc (sau Tết Nguyên đán), Mỹ và EU, nơi các hiệp định thương mại như EVFTA đang phát huy hiệu quả. Cá tra cũng không kém phần quan trọng, đóng góp 465 triệu USD trong quý 1 (tăng 13%) và 181 triệu USD trong tháng 3 (tăng 16,1%). Giá nguyên liệu ổn định cùng chiến lược đẩy mạnh sản phẩm giá trị gia tăng đã giúp hai mặt hàng này duy trì vị thế dẫn đầu.<br></p><p>Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá tra có phần chậm hơn tôm, phần nào phản ánh nhu cầu của thị trường chững lại trong những tháng đầu năm, trong bối cảnh biến động địa chính trị và áp lực thuế chống bán phá giá tại Mỹ. Trong khi đó, tôm Việt Nam dù giữ được đà tăng, vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador và Ấn Độ - những quốc gia có lợi thế về giá cả và quy mô sản xuất.<br></p><p>Một điểm sáng đáng chú ý là sự bứt phá của nhóm cua, ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Cua, ghẹ đạt kim ngạch 86,4 triệu USD trong quý 1, tăng 66%, nhờ nhu cầu tăng vọt từ Trung Quốc trong dịp tết. Nhuyễn thể có vỏ (nghêu, sò, hàu) thậm chí còn gây ấn tượng hơn với mức tăng 115%, đạt 64,9 triệu USD. Dù giá trị tuyệt đối chưa cao, tốc độ tăng trưởng này cho thấy tiềm năng lớn của các nhóm sản phẩm nhỏ trong việc đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu. Tuy nhiên, đến tháng 3, các nhóm này có dấu hiệu tăng chậm lại (cua tăng 27,9%, nhuyễn thể có vỏ tăng 89,7%), phản ánh sự giảm nhiệt của nhu cầu sau mùa cao điểm Tết Nguyên đán.<br></p><p>Trái ngược với bức tranh chung, cá ngừ là nhóm sản phẩm duy nhất ghi nhận kim ngạch giảm trong tháng 3, đạt 83,3 triệu USD (giảm 0,7%), dù quý 1 vẫn tăng nhẹ 3,6% (222,7 triệu USD). Nguyên nhân chính là áp lực từ quy định IUU, trong đó quy định kích thước cá ngừ tối thiểu 0,5m đã khiến cho nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu bị thắt chặt.<br></p><p>Ngoài ra, Đạo luật Bảo vệ động vật có vú ở biển (MMPA) của Mỹ - thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam cũng đang là một thách thức đối với ngành cá ngừ. Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) bước đầu đã đưa thông báo sơ bộ là không công nhận tương đương cho ngành hải sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc nếu không đáp ứng yêu cầu của NOAA đúng thời hạn, thì hải sản Việt Nam sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 1.1.2026.<br></p><p>"Nếu không nhanh chóng giải pháp khắc phục, cá ngừ Việt Nam có nguy cơ mất thị phần tại Mỹ, đồng thời tác động domino lên các sản phẩm khai thác khác như mực, bạch tuộc. Các rào cản thương mại như MMPA (bảo tồn biển), thẻ vàng IUU từ EU, và khả năng tăng thuế quan từ Mỹ dưới chính quyền mới là những thách thức mà ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục đối mặt và có giải pháp trong năm 2025", đại diện VASEP nhận định.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Quỹ nhà ở quốc gia: Cần có cơ chế ứng ra hoặc cho vay rồi thu về https://1thegioi.vn/quy-nha-o-quoc-gia-can-co-co-che-ung-ra-hoac-cho-vay-roi-thu-ve-231053.html Tue, 1 Apr 2025 18:58:01 +0700 Hạ tầng và bất động sản https://1thegioi.vn/quy-nha-o-quoc-gia-can-co-co-che-ung-ra-hoac-cho-vay-roi-thu-ve-231053.html Ông Lê Văn Bình cho rằng nếu chỉ dùng Quỹ nhà ở quốc gia để xây nhà ở xã hội thì sẽ không đủ nguồn lực, bởi không có quỹ nào đủ lớn để gánh toàn bộ chi phí xây dựng hàng trăm nghìn căn hộ trên cả nước. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Hạ tầng và bất động sản</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Quỹ nhà ở quốc gia: Cần có cơ chế ứng ra hoặc cho vay rồi thu về</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Ông Lê Văn Bình cho rằng nếu chỉ dùng Quỹ nhà ở quốc gia để xây nhà ở xã hội thì sẽ không đủ nguồn lực, bởi không có quỹ nào đủ lớn để gánh toàn bộ chi phí xây dựng hàng trăm nghìn căn hộ trên cả nước.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Việt Nam đặt mục tiêu có 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) vào năm 2030. Song đến nay, chỉ 103 dự án được hoàn thành với quy mô hơn 66.755 căn, chưa bằng 7% mục tiêu đề ra. Còn lại 137 dự án đã khởi công (114.618 căn) và khoảng 415 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư (412.200 căn).</p><p>Để tạo lập chỗ ở cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp tại các đô thị, trong cuộc họp với Ban Chính sách, chiến lược trung ương vào cuối tháng 2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở quốc gia nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.</p><p>Bình luận về vấn đề này tại cuộc tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn NƠXH” ngày 1.4, ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và quản lý NƠXH (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng) cho hay Bộ Xây dựng được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, xây dựng và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù, phát triển NƠXH.</p><p>Một trong những nội dung của việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù là thí điểm thành lập Quỹ phát triển NƠXH quốc gia. Bộ Xây dựng đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng lấy ý kiến thẩm định các cơ quan trước khi trình Quốc hội.</p><p>“Về định vị quỹ phát triển NƠXH ở quốc gia sẽ đứng ở vị trị nào thì quỹ phát triển này đang đề xuất là quỹ tài chính ngoài ngân sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì lợi nhuận, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phù hợp quy định của pháp luật”, ông Hải nêu.</p><p>Về nguồn vốn, ông Hải cho biết đang nghiên cứu có sự đóng góp ngân sách nhà nước. Liên quan đến các nguồn khác, hiện nay có nhiều nguồn thu cũng như mô hình nguồn thu từ quỹ phát triển đất, có thể nghiên cứu ở nội dung này và đưa vào…</p><p>“Mục đích của quỹ này là có thể quỹ để hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê, giống như bài học, kinh nghiệm từ các nước quốc tế đều có nhà ở công cộng cho thuê”, ông Hải nêu.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.52.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.52.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.52.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.52.png" data-src-mobile="" data-file-id="245967"><figcaption class="align-center"><i>Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và quản lý NƠXH (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng) phát biểu</i></figcaption></figure><p>Ngoài ra, từ nguồn quỹ này hỗ trợ cấp bù lãi suất chênh lệch cho chủ đầu tư; hỗ trợ địa phương có khó khăn cân đối ngân sách trong giải phóng mặt bằng để phát triển NƠXH.</p><p>“Chúng tôi đang xây dựng nội dung cơ bản của quỹ, trong thời gian tới, nếu thuận lợi, nghị quyết sẽ được thông qua tại các kỳ họp sắp tới”, ông Hải chia sẻ.</p><p>TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV cho rằng quỹ liên quan đến phương án phát triển nhà ở quốc gia là một trong những cách nhiều nước đã làm trong thời gian vừa qua, như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc.</p><p>Quỹ này cơ bản có 4 nguồn vốn khác nhau, thứ nhất là vốn ngân sách nhà nước, thứ hai nguồn vốn phát hành trái phiếu dành cho dự án NƠXH, thứ 3 chính là tiền tiết kiệm của người mua nhà. Ví dụ muốn mua NƠXH, dứt khoát người mua phải tiếp kiệm, có thể trích ra từ nguồn thu nhập để cam kết có dòng tiền trả nợ cho ngôi nhà đó. Chính sách quỹ được coi như cơ sở quản lý tiền thay cho người mua nhà. Ngoài ra, một số nước như Trung Quốc, Singapore dùng một phần quỹ BHXH. Cuối cùng là nguồn vốn của các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế tham gia. Những nguồn vốn như thế tương đối khả thi. Về đối tượng mua nhà, dứt khoát phải thuộc đối tượng thu nhập thấp, có thể áp từ quy định hiện nay.</p><p>“Như Thủ tướng chỉ đạo là đối tượng dưới 35 tuổi. Một số nước có chính sách cho người dưới 35 tuổi, với điều kiện phải có công ăn việc làm, nhưng thu nhập trung bình thấp. Ngoài ra, có thể nộp tiền tiết kiệm một phần vào quỹ, rất khoa học và rất hiệu quả. Trước đây, Việt Nam từng có một thời kỳ có quỹ tiết kiệm nhà ở quốc gia, giờ ta có thể khởi động lại, rất khả thi, nhân văn và bền vững”, ông Lực nói.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.41.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.41.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.41.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-01-luc-17.53.41.png" data-src-mobile="" data-file-id="245968"><figcaption class="align-center"><i>Ông Lê Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp - Môi trường</i></figcaption></figure><p>Ông Lê Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp - Môi trường cũng nêu rằng dự thảo nghị quyết của Chính phủ đã đề xuất xây dựng quỹ nhà ở quốc gia. Quỹ này sẽ được cấp vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định pháp luật. Vấn đề ở đây là sử dụng quỹ này như nào cho hiệu quả?</p><p>“Nếu dùng để xây NƠXH thì không đủ được, tuy nhiên, dùng quỹ này để thực hiện công tác thu hồi mặt bằng tái định để thực hiện dự án NƠXH thì sẽ hiệu quả hơn. Bây giờ cần phải sử dụng quỹ nhà ở quốc gia, chứ không phải lấy quỹ này để phát triển dự án. Không có quỹ nào mà to lớn, mà đủ để thực hiện các dự án NƠXH ”, ông Bình nói.</p><p>Ông Bình cho rằng quỹ này là nội dung quan trọng để khởi nguồn cho đầu tư dự án NƠXH. Tiếp theo là đã có nguồn đầu tư thì phải có cơ chế thu lại cho quỹ để còn phát triển các dự án khác.</p><p>Quỹ này cần có cơ chế ứng ra hoặc cho vay rồi thu về. Theo đó, cần có quy định, hướng dẫn cụ thể để đưa vào dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội. “Như Luật Đất đai có quỹ phát triển quỹ đất, dùng để bồi thường tái định cư làm mặt bằng nhưng lại được hoàn trả lại. Ví dụ: quỹ bỏ ra để làm mặt bằng đấu giá đất xong lại hoàn tiền đấu giá đất về quỹ”, ông Bình nói.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhiều doanh nghiệp làm nhà ở xã hội chưa thẩm thấu được lợi ích từ chính sách ưu tiên https://1thegioi.vn/nhieu-doanh-nghiep-lam-nha-o-xa-hoi-chua-tham-thau-duoc-loi-ich-tu-chinh-sach-uu-tien-231046.html Tue, 1 Apr 2025 16:29:01 +0700 Hạ tầng và bất động sản https://1thegioi.vn/nhieu-doanh-nghiep-lam-nha-o-xa-hoi-chua-tham-thau-duoc-loi-ich-tu-chinh-sach-uu-tien-231046.html TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV cho rằng có rất nhiều thứ ưu đãi cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, rất tiếc nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thẩm thấu được lợi ích từ các chính sách ưu tiên. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Hạ tầng và bất động sản</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhiều doanh nghiệp làm nhà ở xã hội chưa thẩm thấu được lợi ích từ chính sách ưu tiên</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Lam Thanh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 16:29</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV cho rằng có rất nhiều thứ ưu đãi cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, rất tiếc nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thẩm thấu được lợi ích từ các chính sách ưu tiên.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Ngày 1.4, Báo <i>Nông thôn ngày nay/Dân Việt</i> tổ chức cuộc tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” (NOXH).</p><p>Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về NOXH, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cả nước có 655 dự án NOXH đã được triển khai với quy mô 593.428 căn, trong đó có 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn; 137 dự án đã khởi công với quy mô 114.618 căn; 415 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 412.055 căn.</p><p>Với số lượng căn hộ được khởi công và hoàn thành, đến nay cả nước đã đạt khoảng 42,38% mục tiêu của đề án “Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp và công nhân trong giai đoạn 2021-2030”. Một số địa phương tích cực triển khai khởi công, hoàn thành các dự án, đạt tỷ lệ cao so với chỉ tiêu của đề án đến năm 2025; tuy nhiên, một số địa phương có nhu cầu về NOXH lớn nhưng số dự án được khởi công còn ít.</p><p>Về triển khai nguồn vốn tín dụng của Chương trình 120.000 tỉ đồng, tính đến tháng 3.2025 đã có 37/63 UBND tỉnh thành gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia chương trình với tổng số 90 dự án, tổng số tiền giải ngân là 2.845 tỉ đồng, gồm: 2.580 tỉ đồng cho chủ đầu tư tại 20 dự án và 265 tỉ đồng cho người mua nhà tại 15 dự án. Tỷ lệ giải ngân được đánh giá là rất thấp.</p><p>Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, vướng mắc trong việc xây dựng nhà ở xã hội có 3 “nút thắt” là pháp lý, nguồn vốn, quỹ đất.</p><p>Một số doanh nghiệp cho biết hiện nay việc bố trí quỹ đất dành cho thực hiện các dự án NOXH còn rất ít, rất thiếu và đặc biệt chưa đồng đều, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó, thủ tục và quy trình phê duyệt dự án còn tương đối dài.</p><p>Điều nữa, là cơ chế ưu đãi tín dụng. Việc giải ngân các gói tín dụng ưu đãi gặp khó khăn do quy trình, thời gian thẩm định tương đối khó và dài, người mua nhà khó chứng minh thu nhập trong khi doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn này.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-15.40.48.png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-15.40.48.png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/anh-man-hinh-2025-04-01-luc-15.40.48.png" alt="anh-man-hinh-2025-04-01-luc-15.40.48.png" data-src-mobile="" data-file-id="245955"><figcaption class="align-center"><i>Các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm</i></figcaption></figure><p>Ngoài ra, việc NOXH khó tiếp cận nhà đầu tư do thực tế hiện nay giá nhà ở xã hội khống chế lợi nhuận cho chủ đầu tư không quá 10%. Trong điều kiện hiện nay, vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động, thủ tục kéo dài, dẫn đến chi phí tăng do việc thực hiện các dự án bị kéo dài, dẫn đến lợi nhuận không được đảm bảo.</p><p>TS Cấn Văn Lực nêu quan điểm rằng “có vẻ như việc truyền thông liên quan đến ưu đãi, lợi ích cho doanh nghiệp chủ đầu tư, chúng ta làm chưa tốt lắm”.</p><p>Ví dụ, 20% vừa rồi chúng ta bàn luận là tài nguyên, lợi ích rất lớn cho chủ đầu tư. Tức là trong một dự án NOXH, doanh nghiệp được phép dùng 20% quỹ đất của dự án đó để có thể làm nhà ở thương mại, dịch vụ kinh doanh thương mại và không bị khống chế định mức lợi nhuận.</p><p>Theo ông Lực, đây là quy định rất cởi mở. Theo như quy định cũ, trong dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp phải dành ra 20% quỹ đất làm NOXH, nhưng hiện nay không nhất thiết phải làm như vậy. Hiện nay 20% đó, doanh nghiệp có thể nộp tiền hoặc bổ sung cho nơi khác chứ không nhất thiết phải thực hiện trong khuôn viên đó.</p><p>“Nói vậy để thấy có rất nhiều thứ ưu đãi cho doanh nghiệp, rất tiếc nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thẩm thấu được lợi ích từ các chính sách ưu tiên. Tôi bổ sung, doanh nghiệp không phải quá quan tâm việc định mức 10% hay 13%. Việc đó làm sao có thể so được với việc người ta tiết kiệm được thời gian liên quan đến quy trình thủ tục phê duyệt dự án, phê duyệt đối tượng mua nhà”, ông Lực nêu.</p><p>Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho hay rất nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị định mức lợi nhuận 10% theo luật nhà ở trước đây là đang thấp, kém hấp dẫn. Cần phải nhấn mạnh rằng sự kém hấp dẫn này nằm trong bối cảnh chung, trong bối cảnh vướng mắc pháp lý, khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều các chi phí như: chi phí cơ hội, thời gian kéo dài rất lâu, vốn tín dụng lãi suất thấp không được tiếp cận.</p><p>“Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp chỉ có lợi nhuận 10% khi làm dự án khiến cho sự hấp dẫn đầu tư nhà ở xã hội rất kém, tốc độ tăng trưởng nhà ở xã hội cực kỳ kém”, ông Đỉnh nêu.</p><p>Theo ông Đỉnh, hiện nay trong luật nhà ở đang quy định là 10% những bản chất lại khác. Trước đây doanh nghiệp làm NOXH nhưng được dành 20% quỹ đất xây nhà thương mại bán theo giá thị trường. Đây là nơi để doanh nghiệp kiếm lời. Tuy nhiên, trước đây luật là hạch toán chung, tức là hoạch toán tổng thể toàn thể dự án chứ không tách bạch ra từng phần quỹ đất. Doanh nghiệp chỉ được hưởng 10% lợi nhuận trên toàn thể dự án.</p><p>Theo quy định, lợi nhuận định mức 10% của doanh nghiệp chỉ tính ở NOXH thôi, còn lại phần 20% làm thương mại dịch vụ nếu doanh nghiệp dùng đất đó để xây dựng công trình kinh doanh thương mại thì được được miễn tiền thuê đất, nếu để làm nhà ở thương mại sẽ phải nộp tiền thuế đất.</p><p>“Điều quan trọng là doanh nghiệp được hưởng toàn bộ phần thương mại đó. Theo tôi nên giữ định mức 10% cho NOXH, đây là hạng mục chủ đầu tư xác định làm hộ nhà nước, tuy nhiên, phần thương mại mới là phần doanh nghiệp hướng tới lợi nhuận”, ông Đỉnh nói.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Singapore chính thức mở cửa cho thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam https://1thegioi.vn/singapore-chinh-thuc-mo-cua-cho-thit-va-trung-gia-cam-tu-viet-nam-231036.html Tue, 1 Apr 2025 11:50:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/singapore-chinh-thuc-mo-cua-cho-thit-va-trung-gia-cam-tu-viet-nam-231036.html Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Singapore chính thức mở cửa cho thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 11:50</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Thương vụ Việt Nam tại Singapore ngày 1.4 cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Môi trường thông qua các buổi làm việc cấp lãnh đạo bộ và cấp kỹ thuật để vận động chính sách, đề nghị phía Singapore mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam. <br></p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/trung-gia-cam.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/trung-gia-cam.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/trung-gia-cam.jpg" alt="trung-gia-cam.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245927"><figcaption class="align-center"><i>Trứng gia cầm từ Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore</i></figcaption></figure><p>Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, ngày 11.3 vừa qua, Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã có văn bản chính thức chấp thuận mở cửa thị trường nhập khẩu một số loại sản phẩm chăn nuôi từ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông nghiệp giữa hai quốc gia.<br></p><p>Các sản phẩm được chấp thuận bao gồm thịt gia cầm đã qua chế biến nhiệt (của Công ty CPV Food Co LTd và Công ty MeatDeli HN Company Ltd); trứng gia cầm và thịt (không gồm thịt bò) đóng hộp/tiệt trùng ở nhiệt độ cao và áp suất cao theo khuyến nghị của Cục Chăn nuôi và thú y.</p><p>Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại "cú hích" đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.<br></p><p>Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đạt hơn 533 triệu USD, tăng 6,5% so với năm 2023. Về phía Singapore, theo số liệu do cơ quan chức năng Singapore công bố định kỳ, năm 2024 Singapore nhập khẩu từ thế giới trị giá hơn 3,87 tỉ SGD các mặt hàng thịt và trứng gia cầm. Trong đó, các mặt hàng thịt tươi sống, giữ mát hoặc đông lạnh hơn 1,69 tỉ SGD; các mặt hàng thịt đã qua chế biến là 216 triệu SGD; các mặt hàng trứng gia cầm hơn 261 triệu SGD.<br></p><p>Singapore là quốc gia nhập khẩu tới hơn 90% thực phẩm tiêu thụ, và cũng được biết đến là một trong những thị trường có tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật nghiêm ngặt. Về quy định đảm bảo an toàn thực phẩm tại Singapore, tất cả thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của SFA. Thực phẩm chỉ có thể được đưa vào bởi các nhà nhập khẩu được cấp phép và tất cả các lô hàng phải được khai báo và kèm theo giấy phép nhập khẩu hợp lệ. Thịt và các sản phẩm từ thịt phải được nhập khẩu qua các nguồn được công nhận tại những nước đã được chứng nhận đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Singapore.<br></p><p>Để được chấp thuận xuất khẩu sang thị trường Singapore, các bộ ngành, doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với SFA tiến hành các cuộc khảo sát, kiểm định, đánh giá thực địa và trực tuyến nghiêm ngặt. Hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Meatdeli Hà Nội, Công ty TNHH CPV Food đã đầu tư đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn của SFA (bao gồm hệ thống an toàn thực phẩm, quy định vận hành tiêu chuẩn, khả năng truy xuất nguồn gốc và đào tạo công nhân). <br></p><p>Do đó, hai doanh nghiệp này được chấp thuận xuất khẩu các sản phẩm gia cầm chế biến nhiệt sang Singapore. Ngoài ra, SFA cũng mở cửa thị trường cho các sản phẩm trứng gia cầm và thịt (không gồm thịt bò) đóng hộp/tiệt trùng ở nhiệt độ cao và áp suất cao (theo danh sách khuyến nghị của cơ quan chức năng của Việt Nam). <br></p><p>"Thành công này là minh chứng cho thấy các sản phẩm chăn nuôi nói riêng, sản phẩm nông sản nói chung của Việt Nam có khả năng và tiềm năng lớn trong việc chinh phục các thị trường khó tính. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa đối với ngành công nghiệp chăn nuôi của Việt Nam, là tiền đề quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp được cấp phép lần này mà còn là bước đệm để các doanh nghiệp khác có thể thâm nhập thị trường Singapore - một thị trường có các quy định, tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc kiểm soát, duy trì chất lượng, sản lượng ổn định để giữ vững chỗ đứng trên thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhấn mạnh.<br></p><p>Singapore là trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn thứ 2 thế giới, do đó việc xuất khẩu sang thị trường Singapore cũng là bước đà để các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tiếp cận các thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng tới các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn của Singapore, đẩy mạnh xúc tiến ngành hàng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để duy trì uy tín trên thị trường quốc tế.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Giá vàng tăng cao chưa từng thấy, vượt 102 triệu đồng/lượng https://1thegioi.vn/gia-vang-tang-cao-chua-tung-thay-vuot-102-trieu-dong-luong-231031.html Tue, 1 Apr 2025 11:00:01 +0700 Thị trường và chính sách https://1thegioi.vn/gia-vang-tang-cao-chua-tung-thay-vuot-102-trieu-dong-luong-231031.html Sáng 1.4, giá vàng trong nước tăng thêm, lên mức trên 102 triệu đồng/lượng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thị trường và chính sách</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Giá vàng tăng cao chưa từng thấy, vượt 102 triệu đồng/lượng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 11:00</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sáng 1.4, giá vàng trong nước tăng thêm, lên mức trên 102 triệu đồng/lượng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Giá vàng trong nước tiếp tục đi lên phiên mở cửa đầu tuần mới (ngày 1.4). Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Tập đoàn Doji và Công ty Phú Quý cùng niêm yết giá mua - bán vàng miếng SJC trong khoảng từ 99,8 - 102,1 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng.<br></p><p>Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh tăng theo giá vàng thế giới, lập kỷ lục mới. Đầu giờ sáng nay, Công ty SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1 - 5 chỉ ở mức 99,2 - 101,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 200.000 đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với mức chốt hôm qua.<br></p><p>Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giữ nguyên chiều mua và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán, lên mức 99,5 triệu đồng/lượng (mua vào) - 101,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Với vàng miếng SJC, là 99,8 triệu đồng/lượng (mua vào) - 102,1 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 300.000 đồng/lượng mỗi chiều.<br></p><p>Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn ở mức 99,9 triệu đồng/lượng (mua vào) - 102,2 triệu đồng/lượng (bán ra), cao hơn cuối ngày hôm qua 300.000 đồng/lượng mỗi chiều.<br></p><p>Như vậy, giá vàng miếng SJC lập kỷ lục mới tại mức 102,1 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn lên cao nhất lịch sử là 102,2 triệu đồng/lượng.<br></p><p>Trước đó, trong ngày hôm qua, giá vàng nhẫn và SJC cùng tăng mạnh, với mức điều chỉnh hơn 1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua/giá bán được các doanh nghiệp giữ ở mức 2,3 triệu đồng/lượng.<br></p><p>Trên thế giới, đồng kim loại quý này sáng nay dao động quanh ngưỡng 3.134 USD/ounce, tăng khoảng 14 USD so với cùng thời điểm phiên trước. Mức giá này tương đương 97,3 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 4,8 triệu đồng/lượng.</p><p>Biên độ dao động của giá vàng quốc tế khá mạnh trong khoảng 30 - 45 USD/ounce trong một phiên khiến sức nóng của mặt hàng kim quý này ngày càng leo thang. Trên thực tế, giá vàng thế giới tăng mạnh trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến công bố mức thuế quan mới vào ngày 2.4 và khả năng sẽ áp thuế đối với Canada, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).<br></p><p>Căng thẳng thương mại toàn cầu đẩy giá vàng thế giới tăng cao. Nhiều nhà đầu tư gia tăng nhu cầu nắm giữ vàng để phòng ngừa rủi ro khiến giá vàng tiếp tục tăng thêm hàng chục USD/ounce.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài https://1thegioi.vn/thu-tuong-chi-dao-khan-truong-ra-soat-cac-du-an-co-kho-khan-ton-dong-keo-dai-231024.html Tue, 1 Apr 2025 08:30:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/thu-tuong-chi-dao-khan-truong-ra-soat-cac-du-an-co-kho-khan-ton-dong-keo-dai-231024.html Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thành việc nhập dữ liệu các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài đối với các dự án đã báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 25.3. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">TTXVN</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 08:30</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thành việc nhập dữ liệu các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài đối với các dự án đã báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 25.3.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/thu-tuong-du-an-ton-dong-1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/thu-tuong-du-an-ton-dong-1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/thu-tuong-du-an-ton-dong-1.jpg" alt="thu-tuong-du-an-ton-dong-1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245899"><figcaption class="align-center">Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án - Ảnh: TTXVN</figcaption></figure><p>Ngày 31.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.</p><p>Thủ tướng Chính phủ điện: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.</p><p>Công điện nêu thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát các dự án có khó khăn vướng mắc, tồn đọng kéo dài, khẩn trương có giải pháp xử lý dứt điểm để triển khai ngay các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, không để lãng phí tài sản, tiền của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và xã hội.</p><p>Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các công việc cụ thể và thường xuyên, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (gọi là Ban Chỉ đạo) tại Quyết định số 1568/QĐ-TTg ngày 12.12.2024 do Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng ban Chỉ đạo.</p><p>Ngày 30.3.2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thống nhất việc nhập dữ liệu, cung cấp thông tin về các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài.</p><p>Để sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án tồn tại kéo dài để đưa các dự án vào khai thác để tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư, nhằm giải phóng, khai thác hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, nhà đầu tư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, hoàn thành việc nhập dữ liệu các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài đối với các dự án đã báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 25.3.2025.</p><p>Đồng thời, tiếp tục rà soát, cập nhật thêm các dự án phát hiện thấy có vướng mắc, khó khăn cần đề xuất giải pháp, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết.</p><p>Việc rà soát cập nhật thông tin và bổ sung dự án, đề xuất giải pháp thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án vướng mắc, khó khăn theo đường link: "dautucong.mpi.gov.vn", trường thông tin "Ban chỉ đạo 1568", mục "Bộ, CQTW, ĐP nhập thông tin". Thời hạn hoàn thành đến hết ngày 10.4.2025.</p><p>Công điện nêu rõ sau ngày 10.4.2025, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ không tiếp nhận thêm thông tin, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ đạo cập nhật thêm dự án sẽ được coi là không còn dự án vướng mắc, khó khăn cần báo cáo cấp thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về việc không báo cáo, đề xuất đầy đủ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.</p><p>Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, cơ quan và địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao, xử lý giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.</p><p>Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại công điện này.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Vietnam Airlines báo lãi cao nhất lịch sử https://1thegioi.vn/vietnam-airlines-bao-lai-cao-nhat-lich-su-231020.html Mon, 31 Mar 2025 21:30:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/vietnam-airlines-bao-lai-cao-nhat-lich-su-231020.html Hãng hàng không Vietnam Airlines công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận đạt gần 8.000 tỉ đồng, cao nhất trong lịch sử của hãng. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Vietnam Airlines báo lãi cao nhất lịch sử</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Hãng hàng không Vietnam Airlines công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận đạt gần 8.000 tỉ đồng, cao nhất trong lịch sử của hãng.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận, đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.</p><p>Cụ thể, theo báo cáo hợp nhất sau kiểm toán, tổng doanh thu và thu nhập khác của Vietnam Airlines trong năm 2024 đạt 113.746 tỉ đồng, trong đó doanh thu và thu nhập khác của công ty mẹ đạt 85.428 tỉ đồng.</p><p>Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt mức kỷ lục với 7.958 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.775 tỉ đồng.</p><p>Mức lợi nhuận đạt được chủ yếu đến từ việc phục hồi ấn tượng của thị trường hàng không quốc tế (doanh thu quốc tế của hãng tăng mạnh, lên đến 17,2% so cùng kỳ năm trước); đàm phán thành công với đối tác xóa khoản nợ khoảng 4.710 tỉ đồng cho Pacific Airlines theo thỏa thuận trả tàu; tiếp tục cải thiện hiệu quả công ty mẹ, cộng hưởng hệ sinh thái các công ty con kinh doanh có lãi so với cùng kỳ năm trước…</p><p>Trong năm 2024, sản lượng vận chuyển của hãng tăng trưởng mạnh với 22,7 triệu lượt hành khách (tăng 8% so với cùng kỳ) và 314.700 tấn hàng hóa (tăng 40% so với cùng kỳ). Hệ số sử dụng ghế toàn mạng đạt 80,6%.</p><p>Hiệu suất khai thác được cải thiện đáng kể khi số giờ bay bình quân đạt 11 giờ/ngày trên mỗi máy bay, tăng 25% so với năm 2023. Hãng đã khai thác 140.000 chuyến bay.</p><p>Vietnam Airlines cho biết hãng đã tập trung nguồn lực duy trì mạng bay nội địa, đảm bảo các khung giờ khai thác trải đều trong ngày.</p><p>Đồng thời, tận dụng sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế, Vietnam Airlines đã khai thác trở lại hầu hết các đường bay và mở thêm nhiều đường bay mới. Trong năm 2024, hãng đã khai trương các đường bay quốc tế mới như Hà Nội/TP.HCM - Munich (Đức), Hà Nội/TP.HCM - Manila (Philippines), Hà Nội - Phnôm Pênh (Campuchia).</p><p>Hãng cũng đã khai thác máy bay thân rộng trên các đường bay giữa Việt Nam và Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc.</p><p>Trong năm nay, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển hơn 25 triệu lượt khách và 336.300 tấn hàng hóa, doanh thu hợp nhất dự kiến hơn 119.150 tỉ đồng.</p><p>Cùng với đó, hãng sẽ mở mới và khôi phục 15 đường bay quốc tế đến các quốc gia như Nga, Ý, Đan Mạch, Trung Đông, Trung Quốc…</p><div class="sc-empty-layer"></div> Giá vàng lập đỉnh mới, tăng lên gần 102 triệu đồng/lượng https://1thegioi.vn/gia-vang-lap-dinh-moi-tang-len-gan-102-trieu-dong-luong-231016.html Mon, 31 Mar 2025 17:27:01 +0700 Kinh tế - đầu tư - dự án https://1thegioi.vn/gia-vang-lap-dinh-moi-tang-len-gan-102-trieu-dong-luong-231016.html Giá vàng quốc tế hôm nay có thời điểm tăng không phanh khi lên mốc 3.108 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC trong nước tăng vọt lên gần 102 triệu đồng/lượng, tăng hơn 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Kinh tế - đầu tư - dự án</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Giá vàng lập đỉnh mới, tăng lên gần 102 triệu đồng/lượng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Tuyết Nhung</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Giá vàng quốc tế hôm nay có thời điểm tăng không phanh khi lên mốc 3.108 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC trong nước tăng vọt lên gần 102 triệu đồng/lượng, tăng hơn 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Chiều nay (31.3), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào/bán ra ở mức 99,5-101,8 triệu đồng/lượng, tăng 300 nghìn đồng/lượng mua vào và 600 nghìn đồng/lượng bán ra so với giờ mở cửa. So với chốt phiên hôm qua, vàng miếng SJC tăng 1,1 triệu đồng/lượng hai chiều.<br></p><p>Trong khi đó, vàng nhẫn SJC loại 999,9 chiều nay cũng tăng 800 nghìn đồng/lượng hai chiều so với hôm qua, giao dịch ở mức 99-101,2 triệu đồng/lượng. Vàng SJC 999,9 loại 0,5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ có giá 99,5-101,83 triệu đồng/lượng, tăng 300 nghìn đồng/lượng mua vào và 500 nghìn đồng/lượng bán ra so với giờ mở cửa sáng nay.<br></p><p>Công ty Bảo Tín Minh Châu chiều nay niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 99,5-101,8 triệu đồng/lượng, tăng 300 nghìn đồng/lượng mua vào và 600 nghìn đồng/lượng so với buổi sáng. Trang sức bằng Vàng Rồng Thăng Long Bảo Tín Minh Châu loại 99,9 giá 99,2-101,7 triệu đồng/lượng, tăng 1,1 triệu đồng hai chiều so với hôm qua. Vàng miếng Vàng Rồng Thăng Long, nhẫn tròn trơn và quà mừng bản vị Bảo Tín Minh Châu đều giao dịch ở mức 99,6-101,9 triệu đồng/lượng, đều tăng 700 nghìn đồng/lượng mua vào và 1 triệu đồng/lượng bán ra.<br></p><p>Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 99,5-101,8 triệu đồng/lượng, tăng 1,1 triệu đồng/lượng hai chiều so với chốt phiên hôm qua. Vàng nữ trang nhẫn trơn PNJ loại 999,9 cũng giao dịch ở mức 99,5-101,8 triệu đồng/lượng. Vàng nữ trang PNJ loại 999,9 giá 99,1-101,6 triệu đồng/lượng, 1,1 triệu đồng/lượng hai chiều.<br></p><p>Tập đoàn Doji giao dịch giá vàng miếng SJC ở mức 99,5-101,8 triệu đồng/lượng, tăng 1,1 triệu đồng/lượng hai chiều. Nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 999,9 có giá từ 99,2-101,7 triệu đồng/lượng.<br></p><p>Vàng miếng SJC tại Phú Quý cũng niêm yết ở mức 99,5-101,8 triệu đồng/lượng, tăng 1,1 triệu đồng/lượng hai chiều so với chốt phiên hôm qua. Nhẫn tròn Phú Quý 999.9 giao dịch cùng mức vàng miếng 99,5-101,8 triệu đồng/lượng, tăng 800 nghìn đồng/lượng mua vào và 1,1 triệu đồng/lượng bán ra so với hôm qua. Vàng trang sức Phú Quý loại 999,9 giá 99,5-101,7 triệu đồng/lượng.<br></p><p>Như vậy, giá vàng miếng SJC hôm nay đã phá vỡ mức đỉnh vừa thiết lập cuối tuần trước (100,7 triệu đồng/lượng), vươn lên 101,5 triệu đồng/lượng.<br></p><p>Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco có thời điểm ngày 31.3 đạt mức 3.111 USD/ounce, tăng hơn 26 USD so với giá chốt phiên tại New York cuối tuần trước. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục của vàng thế giới. Quy đổi theo tỷ giá hiện tại, mức giá này tương đương khoảng 96,4 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng SJC khoảng 5,1 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn 9999 khoảng 5,2 triệu đồng/lượng.</p><div class="sc-empty-layer"></div>