Thế giới số https://1thegioi.vn/rss/khoa-hoc-cong-nghe/the-gioi-so Fri, 4 Apr 2025 05:13:52 +0700 vi-VN hourly 1 https://onecms.vn https://mtg.1cdn.vn/assets/images/logo.png Thế giới số https://1thegioi.vn/rss/khoa-hoc-cong-nghe/the-gioi-so 140 60 Ông Trump đóng lỗ hổng thương mại de minimis từng tạo lợi thế cho các hãng thương mại điện tử Trung Quốc https://1thegioi.vn/ong-trump-dong-lo-hong-thuong-mai-de-minimis-tung-tao-loi-the-cho-cac-hang-thuong-mai-dien-tu-trung-quoc-231133.html Thu, 3 Apr 2025 17:16:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/ong-trump-dong-lo-hong-thuong-mai-de-minimis-tung-tao-loi-the-cho-cac-hang-thuong-mai-dien-tu-trung-quoc-231133.html Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2.4 đã ký một sắc lệnh hành pháp để đóng lỗ hổng thương mại de minimis, có hiệu lực từ ngày 2.5. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Ông Trump đóng lỗ hổng thương mại de minimis từng tạo lợi thế cho các hãng thương mại điện tử Trung Quốc</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2.4 đã ký một sắc lệnh hành pháp để đóng lỗ hổng thương mại de minimis, có hiệu lực từ ngày 2.5.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Vào tháng 2, ông Trump đã đột ngột bãi bỏ miễn trừ thương mại de minimis, cho phép các lô hàng trị giá dưới 800 USD vào Mỹ mà không phải chịu thuế. Lệnh này đã gây áp lực lớn lên nhân viên của Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP), khiến Dịch vụ Bưu chính Mỹ tạm dừng vận chuyển các kiện hàng từ Trung Quốc. Chỉ trong vài ngày sau thông báo, ông Trump đã đảo ngược quyết định và hoãn việc bãi bỏ quy định này.</p><p>Thông báo hôm 2.4 của ông Trump, đi kèm với việc áp thuế đối ứng lên hàng chục đối tác thương mại của Mỹ, giúp các quan chức hải quan, nhà bán lẻ và công ty hậu cần có thêm thời gian để chuẩn bị. Các mặt hàng thuộc diện miễn trừ de minimis sẽ chịu mức thuế 30% giá trị hoặc 25 USD mỗi món hàng. Nhà Trắng cho biết mức thuế này sẽ tăng lên 50 USD mỗi món hàng vào ngày 1.6.</p><p>Việc sử dụng quy định de minimis đã bùng nổ trong những năm gần đây khi người tiêu dùng đổ xô mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như Temu và Shein, vốn cung cấp quần áo, thiết bị điện tử và các mặt hàng giá rẻ khác.</p><p>CBP cho biết đã xử lý hơn 1,3 tỉ lô hàng theo diện de minimis vào năm 2024, tăng từ hơn 1 tỉ lô hàng trong 2023.</p><p>Các lô hàng có giá trị nhỏ chiếm hơn 1/10 lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, theo nghiên cứu từ các nhà kinh tế học tại Nomura Holdings.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Nomura Holdings là tập đoàn tài chính và ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Nhật Bản, có trụ sở chính tại thủ đô Tokyo. Đây là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Nhật Bản và có ảnh hưởng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ chứng khoán, quản lý tài sản và nghiên cứu kinh tế.</p></div><p>Theo một báo cáo của Ủy ban Quốc hội Mỹ về Trung Quốc vào tháng 6.2023, gần một nửa số gói hàng được vận chuyển theo diện de minimis có xuất xứ từ Trung Quốc.</p><p>Các nhà phê bình cho rằng quy định de minimis mang lại lợi thế không công bằng cho những công ty thương mại điện tử Trung Quốc và tạo ra một lượng lớn hàng hóa “chỉ chịu sự kiểm tra và chứng từ tối thiểu”, làm dấy lên lo ngại về hàng giả và sản phẩm kém an toàn.</p><p>Chính quyền Trump đã tìm cách đóng lỗ hổng này do lo ngại rằng nó tạo điều kiện cho việc vận chuyển fentanyl và các chất cấm khác, vì các kiện hàng này ít có khả năng bị nhân viên hải quan kiểm tra.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Fentanyl là một loại thuốc giảm đau opioid tổng hợp cực mạnh, mạnh hơn morphine khoảng 50 - 100 lần. Ban đầu, fentanyl được sử dụng trong y học để điều trị đau nặng, đặc biệt là cho bệnh nhân ung thư hoặc sau phẫu thuật. Tuy nhiên, do tác dụng mạnh và nguy cơ gây nghiện cao, fentanyl đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng ma túy và sốc thuốc quá liều trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ.</p><p>Opioid là một nhóm chất tác động lên hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau mạnh, nhưng cũng có nguy cơ gây nghiện cao. Opioid bao gồm cả chất tự nhiên, bán tổng hợp và tổng hợp.</p></div><p>Việc loại bỏ chính sách miễn thuế này đồng nghĩa với việc hàng hóa từ Temu, Shein và các công ty thương mại điện tử xuyên biên giới khác có trụ sở tại Trung Quốc sẽ phải chịu thuế nhập khẩu của Mỹ.</p><p>Theo đó, một lượng hàng thương mại điện tử khổng lồ sẽ phải chuyển sang quy trình nhập khẩu với các bước kiểm tra, bổ sung thông tin và thu thuế, khiến thời gian và chi phí tăng lên.</p><p>Trên thực tế, hỗn loạn và ùn ứ đã diễn ra đầu tháng 2 sau khi ông Trump đột ngột bãi bỏ de minimis trong thời gian ngắn. Dịch vụ Bưu chính Mỹ có đợt tạm ngừng và khởi động lại việc chấp nhận bưu kiện từ Trung Quốc, khiến hàng hóa bị ùn tắc tại các cửa khẩu, kể cả những gói hàng đã nộp thuế tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở thành phố New York.</p><p>Temu và Shein đã có những bước đi để mở rộng hoạt động tại Mỹ khi lỗ hổng de minimis ngày càng bị giám sát chặt chẽ hơn. Sau khi hợp tác với những người bán có hàng tồn kho tại các nhà kho ở Mỹ, Temu gần đây đã bắt đầu hướng người mua đến các mặt hàng này trên trang web của mình để đẩy nhanh thời gian giao hàng.</p><p>Shein đã mở các trung tâm phân phối tại các bang như Illinois và California vào năm 2022, cùng trung tâm chuỗi cung ứng ở thành phố Seattle (bang Washington) vào năm ngoái.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/ong-trump-dong-lo-hong-thuong-mai-de-minimis-tung-tao-loi-the-cho-cac-hang-thuong-mai-dien-tu-trung-quoc1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/ong-trump-dong-lo-hong-thuong-mai-de-minimis-tung-tao-loi-the-cho-cac-hang-thuong-mai-dien-tu-trung-quoc1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/ong-trump-dong-lo-hong-thuong-mai-de-minimis-tung-tao-loi-the-cho-cac-hang-thuong-mai-dien-tu-trung-quoc1.jpg" alt="ong-trump-dong-lo-hong-thuong-mai-de-minimis-tung-tao-loi-the-cho-cac-hang-thuong-mai-dien-tu-trung-quoc1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246120"><figcaption class="align-center">Việc sử dụng quy định de minimis bùng nổ trong những năm gần đây khi người tiêu dùng đổ xô mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc - Ảnh: Internet</figcaption></figure><p><b>"Các lô hàng de minimis quan trọng hơn với người có thu nhập thấp"</b></p><p>De minimis từng mang lại lợi thế lớn cho các công ty thương mại điện tử có liên kết với Trung Quốc so với các nhà bán lẻ truyền thống và các nền tảng trực tuyến như Amazon.</p><p>Temu đặc biệt phát triển mạnh tại Mỹ bằng cách cung cấp các mức giảm giá sâu cho nhiều sản phẩm, với điều kiện khách hàng sẵn sàng chờ đợi khoảng một tuần để nhận hàng. Sàn thương mại điện tử phổ biến này, mà EMarketer từng ước tính sẽ bán được 30 tỉ USD sản phẩm cho người mua sắm Mỹ trong năm 2025, đã trở thành một lựa chọn thay thế cho Amazon cũng như các chuỗi bán lẻ như Hobby Lobby, Party City và các cửa hàng giá rẻ.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>EMarketer là công ty nghiên cứu thị trường chuyên cung cấp dữ liệu, phân tích và dự báo về xu hướng kỹ thuật số, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, truyền thông xã hội và hành vi người tiêu dùng trên toàn cầu. Công ty này thường được các doanh nghiệp, nhà quảng cáo và nhà đầu tư sử dụng để hiểu rõ hơn về thị trường kỹ thuật số và đưa ra quyết định chiến lược.</p><p>EMarketer được biết đến với các báo cáo chi tiết về thương mại điện tử, gồm doanh thu, thị phần của các nền tảng như Amazon, Temu, Shein, Alibaba, cùng các xu hướng tiêu dùng trực tuyến.</p><p>Hiện nay, EMarketer thuộc sở hữu của Insider Intelligence, công ty chuyên về nghiên cứu và phân tích dữ liệu kinh doanh.</p></div><p>Người tiêu dùng sẵn sàng chờ đợi giao hàng để đổi lấy mức giá rẻ hơn, đi ngược lại mô hình giao hàng nhanh của Amazon. Bằng cách gửi đơn hàng riêng lẻ trực tiếp từ Trung Quốc, họ đã tránh được thuế quan nhờ vào miễn trừ de minimis. Trong khi đó, các chuỗi bán lẻ lớn thường nhập hàng số lượng lớn bằng tàu, khiến họ phải tính thuế vào giá bán cho khách hàng.</p><p>Amit Khandelwal, giáo sư thuộc Đại học Yale (Mỹ), cho biết “các lô hàng de minimis quan trọng hơn với người tiêu dùng có thu nhập thấp” và việc loại bỏ miễn trừ này sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho nhóm khách hàng đó.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Apple lao đao khi ông Trump áp thuế đối ứng với Trung Quốc và các trung tâm sản xuất ở châu Á https://1thegioi.vn/apple-lao-dao-khi-ong-trump-ap-thue-doi-ung-voi-trung-quoc-va-cac-trung-tam-san-xuat-o-chau-a-231112.html Thu, 3 Apr 2025 11:03:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/apple-lao-dao-khi-ong-trump-ap-thue-doi-ung-voi-trung-quoc-va-cac-trung-tam-san-xuat-o-chau-a-231112.html Các mức thuế mới có khả năng làm giảm biên lợi nhuận của Apple, vì công ty khó có thể tăng giá để bù đắp tác động này, theo các nhà phân tích. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Apple lao đao khi ông Trump áp thuế đối ứng với Trung Quốc và các trung tâm sản xuất ở châu Á</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">03/04/2025 11:03</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Các mức thuế mới có khả năng làm giảm biên lợi nhuận của Apple, vì công ty khó có thể tăng giá để bù đắp tác động này, theo các nhà phân tích.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 2.4<b> </b>lao dốc sau khi Tổng thống Trump áp thuế đối ứng lên hàng chục đối tác thương mại.</p><p>Apple đang rơi vào tâm điểm của các mức thuế mới do ông Trump áp đặt, dù đã nỗ lực suốt nhiều năm để bảo vệ mình khỏi các cuộc chiến thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng.</p><p>Danh sách dài các mức thuế mới do Nhà Trắng công bố ảnh hưởng nặng nề đến Apple, khiến giá cổ phiếu công ty lao dốc sau giờ giao dịch hôm 2.4.</p><p>Các mức thuế đối ứng từ ông Trump (thuế đánh vào hàng nhập khẩu để đáp trả các mức thuế hiện có) lên đến 34% với Trung Quốc. Điều này sẽ nâng tổng mức thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 54%, đe dọa gây xáo trộn chuỗi cung ứng của Apple, vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào cường quốc châu Á này.</p><p>Tuy nhiên, thuế đối ứng từ Mỹ cũng áp dụng cho các trung tâm sản xuất khác ở châu Á cho Apple, làm suy yếu nỗ lực của công ty trong việc giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Dù vẫn sản xuất phần lớn thiết bị bán tại Mỹ tại các nhà máy ở Trung Quốc, Apple hiện đã mở rộng sản xuất sang nhiều quốc gia châu Á khác, gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia.</p><p>Thông báo này đã khiến các nhà đầu tư lo lắng do ngày càng quan ngại rằng thuế quan sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Apple. Cổ phiếu công ty đã giảm tới 7,9% trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm 2.4. Trước đó, cổ phiếu Apple đã giảm 11% kể từ đầu năm 2025 trong bối cảnh thị trường công nghệ suy thoái chung.</p><p>Nhà Trắng cho biết các mức thuế đối ứng mới sẽ có hiệu lực vào ngày 9.4. Đại diện Apple không phản hồi khi được đề nghị bình luận.</p><p>Apple có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do cần nhập linh kiện từ nhiều quốc gia và khu vực khác cũng chịu thuế quan của Mỹ.</p><p>Các mức thuế mới có khả năng gây áp lực lên biên lợi nhuận của Apple. “Chúng tôi không kỳ vọng công ty sẽ tăng giá để bù đắp tác động”, các nhà phân tích Anurag Rana và Andrew Girard của Bloomberg Intelligence nhận định. Nếu tăng giá, Apple sẽ phải làm vậy trong bối cảnh niềm tin tiêu dùng đang lung lay.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Bloomberg Intelligence là một bộ phận nghiên cứu và phân tích tài chính thuộc công ty Bloomberg L.P. (Mỹ), chuyên cung cấp các báo cáo và đánh giá chuyên sâu về thị trường, ngành công nghiệp, công ty và các xu hướng kinh tế toàn cầu.</p><p><b>Đặc điểm chính của Bloomberg Intelligence</b></p><p>Phạm vi phân tích rộng: Bloomberg Intelligence cung cấp nghiên cứu về hơn 135 ngành công nghiệp và hơn 2.000 công ty trên toàn cầu, gồm các lĩnh vực như công nghệ, tài chính, y tế, năng lượng và hàng tiêu dùng.</p><p>Dữ liệu tài chính chuyên sâu: Kết hợp dữ liệu tài chính từ Bloomberg Terminal với các mô hình dự báo để cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, lợi nhuận và xu hướng thị trường.</p><p>Bloomberg Terminal là hệ thống cung cấp dữ liệu tài chính theo thời gian thực, tin tức và công cụ phân tích dành cho các chuyên gia tài chính.</p><p>Hỗ trợ cho nhà đầu tư và doanh nghiệp: Giúp các nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ và doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên phân tích chuyên sâu và dữ liệu chính xác.</p><p>Cập nhật theo thời gian thực: Báo cáo và phân tích được cập nhật thường xuyên để phản ánh diễn biến thị trường và các sự kiện kinh tế mới nhất.</p></div><p>Trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ đầu tiên của Trump, Tim Cook (Giám đốc điều hành Apple) đã thuyết phục ông loại trừ iPhone và một số sản phẩm khác khỏi danh sách chịu thuế. Tim Cook lập luận rằng các mức thuế này sẽ gây thiệt hại cho công ty Mỹ và tạo lợi thế cho Samsung, đối thủ chính của Apple.</p><p>Đầu năm nay, Apple tìm cách lấy lại thiện cảm từ ông Trump bằng cam kết đầu tư 500 tỉ USD vào Mỹ trong 4 năm tới, tăng nhẹ so với tốc độ dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden nếu không tính đến lạm phát. Trong khuôn khổ kế hoạch này, Apple tuyên bố sẽ sản xuất một số máy chủ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) tại bang Texas, Mỹ. Công ty đã bắt đầu sản xuất một số lượng nhỏ chip tại cơ sở ở bang Arizona, Mỹ.</p><p>Hiện tại, Apple hầu như không có hoạt động sản xuất hàng loạt tại Mỹ. Hãng chỉ quảng bá duy nhất Mac Pro, có giá khởi điểm 6.999 USD, là được sản xuất tại bang Texas. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ được bán với số lượng hạn chế, nhưng nhiều linh kiện vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/apple-lao-dao-khi-ong-trump-ap-thue-doi-ung-voi-trung-quoc-va-cac-trung-tam-san-xuat-khac1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/apple-lao-dao-khi-ong-trump-ap-thue-doi-ung-voi-trung-quoc-va-cac-trung-tam-san-xuat-khac1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/apple-lao-dao-khi-ong-trump-ap-thue-doi-ung-voi-trung-quoc-va-cac-trung-tam-san-xuat-khac1.jpg" alt="apple-lao-dao-khi-ong-trump-ap-thue-doi-ung-voi-trung-quoc-va-cac-trung-tam-san-xuat-khac1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246078"><figcaption class="align-center">Tổng thống Trump gặp Tim Cook tại Nhà Trắng năm 2019 - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p><b>Doanh số iPhone suy giảm ở Trung Quốc</b></p><p>Năm ngoái, doanh số iPhone của Apple tại Trung Quốc (thị trường smartphone lớn nhất thế giới) đã giảm 17% xuống còn 42,9 triệu chiếc trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu địa phương, gồm cả Vivo, Xiaomi và Huawei (chiếm nhiều thị phần từ công ty Mỹ ở phân khúc cao cấp).</p><p>Lượng iPhone xuất xưởng tại Trung Quốc đã giảm 25% trong quý 4/2024. Tuy nhiên, sự ra mắt của dòng iPhone 16 đã giúp Apple giành lại vị trí số 1 toàn cầu trong quý này. Sự phổ biến của dòng iPhone 16 đã giúp bù đắp cho sự sụt giảm doanh số ở Trung Quốc.</p><p>Cuối tháng 3, Tim Cook có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trong năm 2025, gặp gỡ một số quan chức chính phủ cấp cao và tham gia các sự kiện quảng bá, khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang chờ phê duyệt Intelligence để bổ sung bộ tính năng AI vào iPhone được bán tại quốc gia châu Á này.</p><p>Tim Cook nằm trong số 80 giám đốc điều hành công ty đa quốc gia tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, sự kiện thường niên do chính phủ nước này tổ chức nhằm tạo điều kiện đối thoại với các nhà đầu tư toàn cầu.</p><p>Chuyến đi của Tim Cook tới Trung Quốc được nhiều người coi là thước đo về cách Apple đang vượt qua vùng biển đầy sóng gió trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Nhà sản xuất iPhone đang bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng thương mại giữa hai nước, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump áp thuế bổ sung lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.</p><p>Các tuyên bố từ phía Trung Quốc không đề cập đến bất kỳ vấn đề cụ thể nào như thuế quan hoặc Apple Intelligence.</p><p>Trước đó, trang <i>SCMP</i> đưa tin Apple hợp tác với Alibaba để sử dụng các mô hình AI Qwen của gã khổng lồ thương mại điện tử này trong Intelligence tại Trung Quốc, nhưng các cơ quan quản lý nước này vẫn chưa cấp phép chính thức. Chưa rõ khi nào Apple có thể đưa các tính năng AI lên iPhone được bán tại Trung Quốc đại lục.</p><p><b>CEO Foxconn: Thuế quan của ông Trump khiến Apple và các gã khổng lồ công nghệ khác đau đầu</b></p><p>Giữa tháng 3, Foxconn (nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới) nhấn mạnh về sự gián đoạn mà chính sách thương mại của Tổng thống Trump gây ra cho các gã khổng lồ công nghệ như Apple và Amazon.</p><p>Các thông báo thuế quan của chính phủ Mỹ đã trở thành "cơn đau đầu lớn" cho những hãng công nghệ lớn như Apple và Amazon, Foxconn cho hay. Đây là một thừa nhận hiếm hoi của tập đoàn Đài Loan về sự gián đoạn do chính sách thương mại thất thường của ông Trump gây ra. Foxconn là đối tác sản xuất chính của Apple và nhiều hãng công nghệ lớn.</p><p>"Vấn đề thuế quan đang khiến các CEO khách hàng của chúng tôi đau đầu. Xét theo thái độ và cách tiếp cận mà chúng tôi thấy chính phủ Mỹ đang áp dụng với thuế quan, rất khó để dự đoán mọi thứ sẽ phát triển như thế nào trong năm tới. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể tập trung làm tốt những gì mình có thể kiểm soát", ông Young Liu (Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Foxconn) nói với các nhà đầu tư trong buổi báo cáo kết quả tài chính quý 4/2024.</p><p>Young Liu cho biết các khách hàng của Foxconn đang lần lượt lên kế hoạch hợp tác với họ để sản xuất tại Mỹ. Ông từ chối cung cấp chi tiết vì những kế hoạch này chưa được hoàn thiện, nhưng khẳng định rằng sẽ có "ngày càng nhiều" hoạt động sản xuất diễn ra tại Mỹ.</p><p>Foxconn lắp ráp phần lớn iPhone cho Apple và cũng sản xuất nhiều sản phẩm điện tử khác, gồm cả laptop, máy chủ, robot, thiết bị y tế và ô tô điện.</p><p>Bản thân Foxconn cũng bị ảnh hưởng bởi nỗ lực của Mỹ nhằm buộc nhiều hoạt động sản xuất chuyển về trong nước. Phần lớn năng lực sản xuất của Foxcon tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.</p><p>Foxconn đang xây dựng nhà máy mà họ cho biết là cơ sở sản xuất máy chủ Nvidia Blackwell lớn nhất thế giới tại Mexico, nơi ông Trump áp thuế 25% với hàng xuất khẩu sang Mỹ.</p><p>Foxconn dự đoán mảng kinh doanh sản phẩm thông tin và truyền thông, chủ yếu là hợp đồng sản xuất cho Apple, sẽ ổn định trong năm nay. "Tuy nhiên, dưới sự bất ổn liên quan đến địa chính trị và thuế quan, sản xuất sẽ đối mặt với thách thức và nhu cầu cũng có thể bị ảnh hưởng", Young Liu nói, đồng thời cho biết công ty sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng để điều chỉnh sự hiện diện toàn cầu của mình.</p><p>Trong hơn 10 năm qua, Apple là khách hàng lớn nhất của Foxconn. Bộ phận lắp ráp iPhone đóng vai trò quan trọng, đưa Foxconn trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Khi được hỏi có lo lắng về doanh số iPhone khi thị trường smartphone chững lại, Young Liu nhấn mạnh Foxconn rất tin tưởng vào Apple, sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng với gã khổng lồ công nghệ Mỹ.</p><p>Young Liu nói rằng Foxconn sẽ phản ứng tích cực với chiến lược “sản xuất tại Mỹ” của chính quyền Trump. Foxconn hiện đã có nhà máy tại bang California, Texas, Ohio và Wisconsin của Mỹ.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Amazon và nhà sáng lập OnlyFans gia nhập cuộc đua mua lại TikTok vào phút chót https://1thegioi.vn/amazon-va-nha-sang-lap-onlyfans-gia-nhap-cuoc-dua-mua-lai-tiktok-vao-phut-chot-231108.html Thu, 3 Apr 2025 09:16:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/amazon-va-nha-sang-lap-onlyfans-gia-nhap-cuoc-dua-mua-lai-tiktok-vao-phut-chot-231108.html Khi thời hạn chót để TikTok tìm người mua ở Mỹ đang đến gần, ngày càng có nhiều bên tham gia đấu giá nền tảng mạng xã hội video ngắn này. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Amazon và nhà sáng lập OnlyFans gia nhập cuộc đua mua lại TikTok vào phút chót</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">03/04/2025 09:16</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Khi thời hạn chót để TikTok tìm người mua ở Mỹ đang đến gần, ngày càng có nhiều bên tham gia đấu giá nền tảng mạng xã hội video ngắn này.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Amazon và một liên minh do Tim Stokely (nhà sáng lập nền tảng nội dung người lớn OnlyFans) dẫn đầu là những cái tên mới nhất gia nhập cuộc đua mua lại TikTok ở Mỹ. TikTok đối mặt với thời hạn chót vào ngày 5.4 để đạt thỏa thuận với một bên mua không phải của Trung Quốc, nếu không sẽ bị cấm hoạt động tại Mỹ.</p><p>Các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh do TikTok có liên kết với Trung Quốc, điều mà TikTok và công ty mẹ ByteDance đều bác bỏ. Các quan chức chính quyền Trump đã họp hôm 2.4 để thảo luận các lựa chọn với TikTok.</p><p>Zoop, công ty khởi nghiệp do Tim Stokely điều hành, đã hợp tác với một quỹ tiền điện tử để đưa ra đề xuất đấu giá mua TikTok vào phút chót, hai bên xác nhận với <i>Reuters</i>.</p><p>Một quan chức chính quyền Mỹ xác nhận Amazon đã gửi thư tới Phó tổng thống Mỹ JD Vance và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.</p><p>Amazon từ chối bình luận, trong khi TikTok và ByteDance chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức. Cổ phiếu Amazon đã tăng khoảng 2% sau tin tức về đề xuất mua lại TikTok vào phút chót.</p><p>Amazon từ lâu đã có tham vọng phát triển một mạng xã hội nội bộ để giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút đối tượng người dùng trẻ hơn. Hãng đã mua lại nền tảng video trực tiếp Twitch vào năm 2014 với giá gần 1 tỉ USD và trang đánh giá sách Goodreads năm 2013 nhằm xây dựng một mạng xã hội có sức hút. Amazon cũng từng phát triển và thử nghiệm Inspire, tính năng video ngắn và ảnh tương tự TikTok, nhưng đã đóng cửa đầu năm nay.</p><p>Tờ<i> The New York Times</i> là bên đầu tiên đưa tin về sự tham gia của Amazon vào hôm 2.4. Tuy nhiên, theo <i>The New York Times</i>, nhiều bên tham gia đàm phán không đánh giá cao đề xuất của Amazon.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/amazon-va-nha-sang-lap-onlyfans-gia-nhap-cuoc-dua-mua-lai-tiktok-vao-phut-chot.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/amazon-va-nha-sang-lap-onlyfans-gia-nhap-cuoc-dua-mua-lai-tiktok-vao-phut-chot.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/03/amazon-va-nha-sang-lap-onlyfans-gia-nhap-cuoc-dua-mua-lai-tiktok-vao-phut-chot.jpg" alt="amazon-va-nha-sang-lap-onlyfans-gia-nhap-cuoc-dua-mua-lai-tiktok-vao-phut-chot.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246063"><figcaption class="align-center">Amazon cũng muốn mua lại TikTok ở Mỹ nhưng đề xuất của họ không được đánh giá cao - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p>Tuần trước, <i>Reuters</i> đưa tin quỹ đầu tư tư nhân Blackstone đang thảo luận để tham gia cùng các cổ đông không thuộc Trung Quốc của ByteDance, dẫn đầu bởi Susquehanna International Group và General Atlantic, nhằm huy động vốn mới để mua lại hoạt động TikTok tại Mỹ.</p><p>Theo hồ sơ pháp lý của TikTok năm ngoái, các nhà đầu tư toàn cầu nắm giữ khoảng 58% cổ phần ByteDance, Zhang Yiming (nhà sáng lập ByteDance người Trung Quốc) sở hữu 21% cổ phần, các nhân viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau (gồm cả khoảng 7.000 người Mỹ) nắm giữ 21% còn lại.</p><p>Đầu tháng 3, Trump tuyên bố rằng chính quyền của ông đang làm việc với bốn nhóm khác nhau đang đấu giá TikTok nhưng không nêu tên cụ thể.</p><p>Hôm 30.3, Tổng thống Trump tuyên bố rằng một thỏa thuận với ByteDance để bán TikTok ở Mỹ sẽ hoàn tất trước thời hạn ngày 5.4. Ông Trump đã đặt ra thời hạn này vào tháng 1 để TikTok, ứng dụng video ngắn có hơn 170 triệu người Mỹ sử dụng, tìm một nhà đầu tư không phải của Trung Quốc hoặc đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, theo một đạo luật năm 2024.</p><p>Đạo luật này được thông qua vào tháng 4.2024 với sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng, phản ánh lo ngại ở Mỹ rằng TikTok chịu sự chi phối của chính phủ Trung Quốc và bị lợi dụng để tiến hành các chiến dịch gây ảnh hưởng đến Mỹ. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ tự do ngôn luận cho rằng lệnh cấm này đe dọa quyền tiếp cận truyền thông nước ngoài của người Mỹ, vi phạm Tu chính án thứ nhất thuộc Hiến pháp Mỹ.</p><p>Tu chính án thứ nhất là một trong những điều khoản quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ. Nó bảo vệ các quyền tự do cơ bản thiết yếu cho một xã hội dân chủ. Tu chính án này đã được sử dụng để bảo vệ nhiều loại hình ngôn luận, gồm cả bài phát biểu chính trị, báo chí tự do và biểu tình.</p><p>TikTok khẳng định rằng các quan chức Mỹ đã hiểu sai về mối liên hệ của công ty này với Trung Quốc. Công ty cho biết thuật toán đề xuất nội dung và dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ được lưu trữ trên các máy chủ đám mây của Oracle và các quyết định kiểm duyệt nội dung với người dùng Mỹ cũng được đưa ra tại nước này.</p><p>Oracle là tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về phát triển và cung cấp phần mềm, cơ sở dữ liệu, điện toán đám mây và các giải pháp doanh nghiệp.</p><p>Hôm 1.4, trang <i>Financial Times</i> đưa tin hãng đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz (Mỹ) đang thảo luận để đầu tư vào TikTok như một phần trong nỗ lực do ông Trump dẫn đầu nhằm giành quyền kiểm soát ứng dụng này.</p><p>Marc Andreessen, người ủng hộ ông Trump ở Thung lũng Silicon và là nhà đồng sáng lập Andreessen Horowitz, đang đàm phán để bổ sung khoản đầu tư mới từ bên ngoài nhằm mua lại phần sở hữu của các nhà đầu tư Trung Quốc trong TikTok. Điều này nằm trong một kế hoạch do Oracle cùng các nhà đầu tư Mỹ khác dẫn dắt nhằm tách ứng dụng này khỏi công ty mẹ ByteDance, theo <i>Financial Times</i>.</p><p>Theo kế hoạch của các nhà đầu tư hiện tại, Oracle sẽ tiếp tục lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ và đảm bảo chúng không thể bị truy cập từ Trung Quốc, một nguồn tin cho biết.</p><p>Theo <i>Reuters,</i> các cuộc đàm phán do Nhà Trắng dẫn dắt đang xem xét phương án tách TikTok thành một thực thể tại Mỹ, giảm tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư Trung Quốc xuống dưới 20% theo yêu cầu của luật pháp Mỹ.</p><p>Trong thương vụ TikTok được theo dõi sát sao, Nhà Trắng đang đóng vai trò như một ngân hàng đầu tư, với Phó tổng thống Vance phụ trách điều hành cuộc đấu giá. Đây là mức độ can thiệp chưa từng có tiền lệ của Nhà Trắng vào một thỏa thuận tư nhân, làm gia tăng sự phức tạp của quá trình đạt được thỏa thuận.</p><p>Tổng thống Trump ủng hộ lệnh cấm TikTok trong nhiệm kỳ đầu của mình, nhưng những tháng gần đây, ông đã cam kết "cứu TikTok" và giữ ứng dụng này hoạt động tại Mỹ. Lý do vì Trump cho rằng TikTok góp phần giúp ông tiếp cận các cử tri trẻ tuổi để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.</p><p>TikTok gặp vấn đề trong một thời gian ngắn ngay sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Trump hôm 20.1 nhưng nhanh chóng hoạt động trở lại sau khi ông ký sắc lệnh trì hoãn lệnh cấm thêm 75 ngày.</p><p>Thương vụ này thu hút sự quan tâm của các tỷ phú và doanh nhân khác. Tỷ phú Frank McCourt, người sáng lập Project Liberty, đang hợp tác với nhà đầu tư Kevin O'Leary (Canada) và đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian trong một đề xuất mua lại TikTok ở Mỹ. Ngôi sao YouTube MrBeast (tên thật là Jimmy Donaldson) cũng đang đàm phán để tham gia nhóm này, theo một nguồn tin quen thuộc với kế hoạch của ông.</p><p>Frank McCourt là ông trùm bất động sản sở hữu CLB bóng đá Olympique Marseille (Pháp) và chủ cũ đội bóng chày L.A Dodgers (Mỹ). Project Liberty (Dự án Liberty) là sáng kiến của Frank McCourt nhằm mục đích tái cấu trúc cách thức hoạt động của internet và mạng xã hội, với trọng tâm là mang lại cho người dùng quyền kiểm soát nhiều hơn với dữ liệu cá nhân. Đây là một nỗ lực nhằm tạo ra một "internet được thay thế và nâng cấp", giúp người dùng thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nền tảng tập trung.</p><p>Frank McCourt cho biết quá trình đấu thầu này không hề bình thường. Hiện không có danh sách tài sản rõ ràng, không có định giá TikTok cụ thể và ByteDance chưa thuê ngân hàng đầu tư nào để dẫn dắt thương vụ, Frank McCourt tiết lộ với <i>Reuters</i>.</p><p>Theo Frank McCourt, Trung Quốc có tiếng nói trong việc bán TikTok và ByteDance có thể đóng cửa ứng dụng này tại Mỹ. Ông cho biết ByteDance đang tham gia đàm phán nhưng không tích cực như một bên bán có động cơ rõ ràng.</p><p><b>Giá trị TikTok ở Mỹ</b></p><p>Giá trị thương vụ bán TikTok, với mức định giá khác nhau đáng kể, sẽ phụ thuộc vào việc liệu nó có bao gồm cả thuật toán cốt lõi không. Một số nhà phân tích chứng khoán ước tính TikTok có thể trị giá từ 50 tỉ đến 100 tỉ USD nếu gồm cả thuật toán đề xuất video, vốn thu thập dữ liệu người dùng và được coi là nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp.</p><p>ByteDance nói với các nhân viên trong tháng 3 rằng chương trình mua lại cổ phiếu mới nhất của họ định giá toàn bộ công ty ở mức hơn 315 tỉ USD, theo hai người quen thuộc với vấn đề này. Ông Trump từng cho rằng ByteDance có thể trị giá tới 1.000 tỉ USD.</p><p>Dan Ives, nhà phân tích nổi tiếng của hãng Wedbush, ước tính nếu không có thuật toán, TikTok ở Mỹ sẽ được bán với giá từ 40 đến 50 tỉ USD.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Microsoft sẽ kiếm bộn tiền nhờ trào lưu tạo ảnh Ghibli bằng ChatGPT gây bão internet https://1thegioi.vn/microsoft-se-kiem-bon-tien-nho-trao-luu-tao-anh-ghibli-bang-chatgpt-gay-bao-internet-231094.html Wed, 2 Apr 2025 18:15:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/microsoft-se-kiem-bon-tien-nho-trao-luu-tao-anh-ghibli-bang-chatgpt-gay-bao-internet-231094.html Một xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI) mới đang làm mưa làm gió trên internet và ít nhất một gã khổng lồ công nghệ lớn sẽ kiếm bộn tiền. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Microsoft sẽ kiếm bộn tiền nhờ trào lưu tạo ảnh Ghibli bằng ChatGPT gây bão internet</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 18:15</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Một xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI) mới đang làm mưa làm gió trên internet và ít nhất một gã khổng lồ công nghệ lớn sẽ kiếm bộn tiền.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Tuần trước, OpenAI tung ra bản cập nhật mô hình GPT-4o, mang đến trình tạo hình ảnh nâng cấp khiến người dùng đổ xô vào ChatGPT để tạo ra những ảnh theo phong cách vẽ tay của Studio Ghibli - hãng phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng do đạo diễn Hayao Miyazaki sáng lập. Studio Ghibli được biết đến với các bộ phim như <i>Spirited Away</i> <i>(Vùng đất linh hồn)</i> và <i>My Neighbor Totoro (Hàng xóm của tôi là Totoro)</i>.</p><p>Xu hướng này góp phần thúc đẩy lượng người dùng ChatGPT đạt mức kỷ lục, đến mức OpenAI đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu.</p><p>Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Similarweb, số lượng người dùng ChatGPT hoạt động hàng tuần trung bình đã lần đầu tiên vượt mốc 150 triệu trong năm nay.</p><p>"Chúng tôi đã có thêm 1 triệu người dùng chỉ trong vòng 1 giờ", Sam Altman, Giám đốc điều hành OpenAI, chia sẻ trên mạng xã hội X hôm 1.4. Ông so sánh con số này với việc phải mất năm ngày để đạt 1 triệu người dùng sau khi ChatGPT ra mắt cách đây hơn hai năm.</p><p>Theo dữ liệu từ Sensor Tower, số người dùng hoạt động, doanh thu từ đăng ký trong ứng dụng và số lượt tải xuống ChatGPT đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào tuần trước, sau khi OpenAI cập nhật mô hình GPT-4o, cho phép tạo hình ảnh nâng cao.</p><p>Lượt tải xuống ứng dụng ChatGPT trên toàn cầu và số lượng người dùng hoạt động hàng tuần đã tăng lần lượt 11% và 5% so với tuần trước đó, trong khi doanh thu từ mua hàng trong ứng dụng tăng 6%, theo báo cáo từ Sensor Tower.</p><p>Sensor Tower là công ty phân tích dữ liệu chuyên theo dõi và cung cấp thông tin chi tiết về ứng dụng di động trên nền tảng iOS và Android.</p><p>"Thật tuyệt khi thấy mọi người thích tạo ảnh trong ChatGPT. Nhưng bộ xử lý đồ họa (GPU) của chúng tôi đang nóng chảy", Sam Altman hài hước chia sẻ về xu hướng này vào tuần trước.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/microsoft-se-kiem-bon-tien-nho-trao-luu-tao-anh-ghibli-bang-chatgpt-gay-bao-internet.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/microsoft-se-kiem-bon-tien-nho-trao-luu-tao-anh-ghibli-bang-chatgpt-gay-bao-internet.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/microsoft-se-kiem-bon-tien-nho-trao-luu-tao-anh-ghibli-bang-chatgpt-gay-bao-internet.jpg" alt="microsoft-se-kiem-bon-tien-nho-trao-luu-tao-anh-ghibli-bang-chatgpt-gay-bao-internet.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246045"><figcaption class="align-center">Ảnh hoạt hình do ChatGPT tạo</figcaption></figure><p><b>Microsoft hưởng lợi</b></p><p>Việc gia tăng đột biến người dùng ChatGPT sẽ mang lại lợi ích cho Microsoft vì điều này thúc đẩy sự phát triển của OpenAI, nhu cầu tính toán và định giá công ty khởi nghiệp AI này, theo các nhà phân tích tại Jefferies .</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Jefferies là ngân hàng đầu tư và công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ, chuyên cung cấp các dịch vụ như ngân hàng đầu tư, giao dịch chứng khoán, nghiên cứu tài chính và phân tích thị trường, quản lý tài sản. Jefferies được biết đến là một trong những công ty tài chính độc lập lớn nhất tại Phố Wall và thường xuyên đưa ra các báo cáo phân tích về thị trường, gồm cả lĩnh vực công nghệ và AI.</p></div><p>Microsoft là nhà đầu tư lớn vào OpenAI (hơn 13 tỉ USD) và cũng là hãng cung cấp dịch vụ đám mây chính cho công ty AI này. Microsoft từ lâu đã tích hợp các mô hình ngôn ngữ lớn từ OpenAI vào sản phẩm của mình. Tuần trước, Satya Nadella (Giám đốc điều hành Microsoft) cho biết công ty có thể xây dựng năng lực AI tạo sinh của riêng mình để bổ sung cho quan hệ đối tác với OpenAI.</p><p>“Chúng tôi nhận thấy rằng sự gia tăng bùng nổ số lượng người dùng ChatGPT có khả năng dẫn đến tăng trưởng mạnh mẽ người đăng ký phiên bản trả phí Plus, tức là tăng trưởng doanh thu cho OpenAI”, các nhà phân tích tại Jefferies viết.</p><p>Họ cũng đánh giá vòng gọi vốn gần đây của OpenAI là có lợi cho Microsoft.</p><p>Hôm 31.3, OpenAI cho biết sẽ huy động 40 tỉ USD trong một vòng gọi vốn mới do SoftBank Group dẫn đầu, định giá công ty khởi nghiệp AI ở mức 300 tỉ USD nhằm thúc đẩy nghiên cứu AI, mở rộng cơ sở hạ tầng tính toán và cải thiện các công cụ của mình.</p><p>Theo một nguồn tin, SoftBank Group sẽ đóng góp 75% số vốn trong 40 tỉ USD, phần còn lại đến từ Microsoft, Coatue Management, Altimeter Capital và Thrive Capital.</p><p>Vào tháng 10.2024, OpenAI đã huy động được 6,6 tỉ USD, đưa định giá công ty lên 157 tỉ USD. Vòng gọi vốn mới sẽ gần như nhân đôi mức định giá của công ty khởi nghiệp AI này.</p><p>“OpenAI có những kế hoạch rất tham vọng trên nhiều lĩnh vực và cần một lượng vốn lớn để thực hiện”, Gil Luria, chuyên gia phân tích của hãng D.A. Davidson &amp; Co, nhận định. Ông cũng lưu ý rằng danh sách các nhà đầu tư đủ khả năng tài trợ quy mô này đang thu hẹp và có thể chỉ còn SoftBank Group, dù tập đoàn Nhật Bản này có thể không đủ vốn để đáp ứng hoàn toàn.</p><p>Ngoài ra, OpenAI đang hợp tác với SoftBank Group và Oracle để xây dựng mạng lưới trung tâm dữ liệu trị giá 500 tỉ USD trong dự án Stargate, nhằm cung cấp hạ tầng AI tại Mỹ.</p><p>OpenAI lên kế hoạch cải tổ mô hình kinh doanh, dự kiến thành lập một công ty vì lợi ích công cộng nhằm thu hút thêm vốn đầu tư, đồng thời cân bằng giữa lợi ích cổ đông và lợi ích xã hội.</p><p>Một nguồn tin tiết lộ với <i>Reuters </i>rằng OpenAI phải chuyển đổi thành công ty vì lợi nhuận trước cuối năm nay để đảm bảo gói tài trợ 40 tỉ USD do SoftBank Group dẫn đầu.</p><p>Nếu thành công, OpenAI sẽ gia nhập hàng ngũ các công ty tư nhân giá trị nhất thế giới, gồm SpaceX, ByteDance (Trung Quốc) và Stripe.</p><p>Jefferies duy trì khuyến nghị "mua" với cổ phiếu Microsoft với giá mục tiêu 500 USD. Cổ phiếu Microsoft chốt phiên hôm 1.4 ở mức 382 USD.</p><p><b>“Nếu ai có sẵn 100.000 GPU”</b></p><p>ChatGPT đã trở thành cái tên quen thuộc kể từ khi ra mắt vào tháng 11.2022, nhưng xu hướng tạo ảnh hoạt hình tuần trước đã khiến nhu cầu tăng vọt. Ngoài Microsoft, các nhà sản xuất GPU cũng được hưởng lợi từ cơn sốt tạo ảnh theo phong cách Studio Ghibli. Nvidia và AMD là hai công ty GPU lớn nhất.</p><p>"Chúng tôi đang làm việc hết tốc lực để mọi thứ vận hành trơn tru. Nếu ai có sẵn 100.000 GPU mà chúng tôi có thể sử dụng ngay lập tức, xin hãy liên hệ!", Sam Altman viết trên X hôm 1.4.</p><p>Các nhà phân tích tại Jefferies cho rằng chỉ có một số ít hãng có thể cung cấp số lượng lớn GPU như vậy và ước tính rằng bất kỳ thỏa thuận nào với OpenAI có thể mang về từ 1 tỉ đến 2 tỉ USD mỗi năm cho họ.</p><p>Trong một bài đăng tiếp theo hôm 1.4, Sam Altman cho biết OpenAI đang “kiểm soát tình hình”. Doanh nhân 40 tuổi người Mỹ cảnh báo rằng người dùng "nên dự đoán các bản phát hành mới từ OpenAI sẽ bị trì hoãn, có thể xảy ra lỗi và dịch vụ đôi khi sẽ chậm do chúng tôi phải giải quyết các thách thức về khả năng xử lý".</p><p><b>Lo ngại về vấn đề pháp lý</b></p><p>Việc sử dụng rộng rãi công cụ AI để tạo hình ảnh theo phong cách Ghibli cũng làm dấy lên những câu hỏi về khả năng vi phạm bản quyền.</p><p>"Bối cảnh pháp lý với hình ảnh AI bắt chước phong cách độc đáo của Studio Ghibli vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng. Luật bản quyền thường chỉ bảo vệ các tác phẩm cụ thể thay vì phong cách nghệ thuật nói chung", luật sư Evan Brown từ công ty luật Neal &amp; McDevitt nhận định.</p><p>Josh Weigensberg, đối tác tại công ty luật Pryor Cashman, cho rằng một câu hỏi mà nghệ thuật AI theo phong cách Ghibli đặt ra là liệu mô hình có được huấn luyện dựa trên tác phẩm của Hayao Miyazaki hay Studio Ghibli hay không. Ông nói điều đó dẫn đến vấn đề: "Họ có giấy phép hoặc được phép sử dụng dữ liệu đào tạo đó hay không?".</p><p>Josh Weigensberg nói thêm rằng nếu một tác phẩm được cấp phép để huấn luyện AI thì có thể hợp lý để công ty cho phép sử dụng theo cách này. Nếu điều này diễn ra mà không có sự đồng ý và bồi thường, ông cho rằng điều đó có thể gây ra vấn đề.</p><p>Josh Weigensberg cũng lưu ý rằng theo nguyên tắc chung, "phong cách" không thể được bảo hộ bản quyền. Tuy nhiên, Josh Weigensberg nhấn mạnh rằng khi người ta nói về "phong cách", họ có thể đang đề cập đến "những yếu tố cụ thể, dễ nhận diện và riêng biệt của một tác phẩm nghệ thuật".</p><p>"Với bộ phim như <i>Howl's Moving Castle</i> <i>(Lâu đài bay của Howl)</i> hay <i>Spirited Away,</i> bạn có thể tạm dừng ở bất kỳ khung hình nào và chỉ ra những chi tiết đặc trưng, sau đó so sánh với sản phẩm đầu ra của AI để thấy những điểm giống hệt hoặc tương tự đáng kể trong đó", ông giải thích.</p><p>"Chỉ dừng lại ở việc nói: 'Ồ, phong cách không được bảo vệ theo luật bản quyền' thì chưa chắc đã là kết thúc của vấn đề", Josh Weigensberg nói thêm.</p><p>OpenAI chưa đưa ra bình luận về dữ liệu được sử dụng để huấn luyện mô hình AI của mình cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến tính năng mới này.</p><p>Trong một báo cáo kỹ thuật gần đây, OpenAI cho biết công cụ mới sẽ áp dụng "cách tiếp cận thận trọng" khi mô phỏng tính thẩm mỹ của từng nghệ sĩ.</p><p>"Chúng tôi đã thêm một lệnh từ chối kích hoạt khi người dùng cố gắng tạo hình ảnh theo phong cách của nghệ sĩ còn sống", công ty cho biết. Thế nhưng, OpenAI đã thêm vào tuyên bố rằng công cụ này "cho phép mô phỏng phong cách xưởng phim rộng hơn, mà nhiều người đã sử dụng để tạo ra và chia sẻ một số tác phẩm thực sự thú vị và đầy cảm hứng của người hâm mộ".</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/anh-ai-theo-phong-cach-studio-ghibli-do-chatgpt-tao-la-meme-vui-nhon-hay-vi-pham-ban-quyen.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/anh-ai-theo-phong-cach-studio-ghibli-do-chatgpt-tao-la-meme-vui-nhon-hay-vi-pham-ban-quyen.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/anh-ai-theo-phong-cach-studio-ghibli-do-chatgpt-tao-la-meme-vui-nhon-hay-vi-pham-ban-quyen.jpg" alt="anh-ai-theo-phong-cach-studio-ghibli-do-chatgpt-tao-la-meme-vui-nhon-hay-vi-pham-ban-quyen.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245649"><figcaption class="align-center">Hayao Miyazaki, người sáng lập hãng Studio Ghibli - Ảnh: Getty Images</figcaption></figure><p>Những phát ngôn từ năm 2016 của Hayao Miyazaki về hình ảnh do AI tạo ra đã được cư dân mạng "đào lại" sau khi xu hướng này bùng nổ.</p><p>Theo đoạn phim tài liệu ghi lại sự kiện năm 2016, khi được xem bản demo hoạt hình AI, Hayao Miyazaki đã bày tỏ sự "kinh tởm tột độ" với màn trình diễn đó.</p><p>Người trình bày giải thích rằng AI có thể "tạo ra những chuyển động kỳ quái mà con người không thể tưởng tượng được" thông qua đoạn phim mô tả cơ thể quằn quại tự kéo mình bằng đầu. Công nghệ này có thể áp dụng cho chuyển động zombie, người đó nói.</p><p>Hayao Miyazaki đã đáp lại bằng một câu chuyện: "Mỗi sáng, không phải trong những ngày gần đây, tôi cũng gặp người bạn bị khuyết tật. Thật khó khăn cho cậu ấy chỉ để thực hiện một cú đập tay. Cánh tay cứng đờ của cậu ấy không thể với tới bàn tay tôi. Giờ nghĩ về cậu ấy, tôi không thể xem thứ này mà thấy thú vị được. Bất cứ ai tạo ra thứ này không hiểu nỗi đau là gì".</p><p>Hayao Miyazaki nói rằng ông "sẽ không bao giờ muốn đưa công nghệ này vào tác phẩm của mình".</p><p>"Tôi thực sự cảm thấy rằng đây là sự xúc phạm với chính sự sống", Hayao Miyazaki nói thêm.</p><div class="sc-empty-layer"></div> 'Hàng triệu tài xế cần được đào tạo' sau tai nạn 3 người chết liên quan công nghệ tự lái ô tô điện Xiaomi SU7 https://1thegioi.vn/hang-trieu-tai-xe-can-duoc-dao-tao-sau-tai-nan-3-nguoi-chet-lien-quan-cong-nghe-tu-lai-o-to-dien-xiaomi-su7-231087.html Wed, 2 Apr 2025 16:19:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/hang-trieu-tai-xe-can-duoc-dao-tao-sau-tai-nan-3-nguoi-chet-lien-quan-cong-nghe-tu-lai-o-to-dien-xiaomi-su7-231087.html Các tính năng lái xe tự động tiềm ẩn rủi ro an toàn cao do tài xế thiếu hiểu biết về cách hệ thống hoạt động, theo một lãnh đạo ngành công nghiệp ô tô. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">'Hàng triệu tài xế cần được đào tạo' sau tai nạn 3 người chết liên quan công nghệ tự lái ô tô điện Xiaomi SU7</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Các tính năng lái xe tự động tiềm ẩn rủi ro an toàn cao do tài xế thiếu hiểu biết về cách hệ thống hoạt động, theo một lãnh đạo ngành công nghiệp ô tô.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể đang cân nhắc hạn chế sự phát triển nhanh chóng của hệ thống lái xe tự động sau vụ tai nạn chết người liên quan đến tính năng tự lái trên mẫu xe điện SU7 của Xiaomi.</p><p>Vụ tai nạn xảy ra hôm 29.3 tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, khiến ba người thiệt mạng. Điều này đã thúc đẩy Xiaomi điều tra nguyên nhân và xem xét lại công nghệ hỗ trợ lái xe, khi Giám đốc điều hành Lôi Quân tuyên bố công ty sẽ không né tránh trách nhiệm. Xiaomi, hãng điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc, đã ra mắt mẫu ô tô điện SU7 đầu tiên của mình vào năm ngoái.</p><p>Các chuyên gia cho rằng bi kịch này không nên được xem xét một cách đơn lẻ. Việc sử dụng rộng rãi công nghệ tự lái sơ bộ, còn được gọi là điều hướng trên chế độ lái tự động (NOA), mang lại rủi ro an toàn cao vì tài xế chưa hiểu rõ vai trò của hệ thống cũng như các quy định liên quan.</p><p>"Hàng triệu tài xế cần được đào tạo để sử dụng hệ thống NOA đúng cách. Họ phải luôn cảnh giác khi hệ thống được kích hoạt, và tài xế vẫn chịu trách nhiệm về sự an toàn của bản thân lẫn hành khách", David Zhang, Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật xe thông minh quốc tế, nhận định.</p><p>Hôm 1.4, Xiaomi cho biết trong một tuyên bố rằng chiếc SU7 đang chạy với tốc độ 116km/giờ trên đường cao tốc với hệ thống hỗ trợ lái được kích hoạt. Hệ thống đã cảnh báo tài xế giành quyền kiểm soát trước khi xe đâm vào rào chắn bê tông.</p><p>Theo dữ liệu được gửi đến cảnh sát địa phương và đăng trên tài khoản Weibo của Xiaomi, hệ thống lái tự động đã phát cảnh báo về chướng ngại vật phía trước. Tài xế bên trong SU7 đã cố gắng giảm tốc độ, nhưng xe vẫn va chạm với trụ bê tông ở tốc độ 97km/giờ.</p><p>Báo <i>Economic Observer</i> (Trung Quốc) đưa tin cảnh sát giao thông địa phương nói với cha của một trong những nạn nhân rằng SU7 đã bốc cháy sau khi tông vào trụ bê tông và chìa khóa xe không mở được cửa.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/hang-trieu-tai-xe-can-duoc-dao-tao-sau-tai-nan-3-nguoi-chet-lien-quan-cong-nghe-tu-lai-o-to-dien-su7-cua-xiaomi.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/hang-trieu-tai-xe-can-duoc-dao-tao-sau-tai-nan-3-nguoi-chet-lien-quan-cong-nghe-tu-lai-o-to-dien-su7-cua-xiaomi.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/hang-trieu-tai-xe-can-duoc-dao-tao-sau-tai-nan-3-nguoi-chet-lien-quan-cong-nghe-tu-lai-o-to-dien-su7-cua-xiaomi.jpg" alt="hang-trieu-tai-xe-can-duoc-dao-tao-sau-tai-nan-3-nguoi-chet-lien-quan-cong-nghe-tu-lai-o-to-dien-su7-cua-xiaomi.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="246030"><figcaption class="align-center">Xiaomi sẽ hợp tác với cảnh sát sau vụ tai nạn liên quan đến tính năng lái tự động của ô tô điện SU7 khiến ba người tử vong - Ảnh: Weibo</figcaption></figure><p>Ông Lôi Quân đăng tải trên mạng xã hội Weibo tối 1.4 rằng Xiaomi đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để hỗ trợ cuộc điều tra của cảnh sát.</p><p>"Cảm ơn tất cả sự quan tâm và những lời chỉ trích của các bạn. Mọi ý kiến đều đã được ghi nhận và chúng tôi sẽ có hành động cụ thể để giải quyết những lo ngại của các bạn", Giám đốc điều hành Xiaomi nói.</p><p>Trong một tuyên bố khác vào tối muộn, 9 giờ sau phản hồi trước đó của Xiaomi về vụ tai nạn, Lôi Quân nói rằng: "Đến thời điểm này, tôi cảm thấy mình không thể chờ đợi thêm nữa, tôi phải đứng lên và cam kết thay mặt Xiaomi: Dù có chuyện gì xảy ra, Xiaomi sẽ không né tránh trách nhiệm".</p><p>Lôi Quân cam kết công ty sẽ làm hết sức để "giải đáp những lo ngại của gia đình các nạn nhân và xã hội".</p><p>Trong một tuyên bố riêng tối 1.4, Xiaomi cho biết phiên bản tiêu chuẩn SU7 có tính năng cảnh báo va chạm và phanh khẩn cấp, nhưng hiện không phản ứng với các chướng ngại vật như cọc tiêu giao thông, đá và động vật.</p><p>Xiaomi cũng xác nhận có hỏa hoạn sau vụ tai nạn. "Hiện vẫn chưa có kết luận chính xác nào về việc liệu cửa xe có thể mở được vào thời điểm xảy ra tai nạn hay không", Xiaomi cho biết, đồng thời nói thêm rằng hiện họ chưa thể tiếp cận được chiếc xe.</p><p>Xiaomi có hai phiên bản hệ thống lái xe thông minh trên ô tô điện SU7. Xiaomi cho biết chiếc xe gặp nạn là phiên bản tiêu chuẩn của SU7, có công nghệ lái xe thông minh kém tiên tiến hơn.</p><p>Sau khi thông tin về vụ tai nạn của SU7 được đăng tải, cổ phiếu Xiaomi đã giảm 5,5% hôm 1.4, nhưng phục hồi 1,5% lên mức 47,50 HKD trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào sáng 2.4.</p><p>SU7 ra mắt vào tháng 3.2024, khiến khách hàng kinh ngạc với phong cách, hiệu suất và công nghệ của nó. Vào tháng 12.2024, doanh số SU7 ở Trung Quốc thậm chí còn cao hơn Tesla Model 3 (ô tô điện bán chạy nhất tại Trung Quốc), 25.815 so với là 21.046.</p><p><b>Không phải tai nạn đầu tiên liên quan đến công nghệ xe tự lái tại</b> <b>Trung Quốc</b></p><p>Tại Trung Quốc, hầu hết hệ thống lái xe tự động được phân loại ở mức độ 2 (L2) hoặc L2+, nghĩa là xe có thể kiểm soát vô lăng, tăng tốc và phanh, nhưng vẫn cần tài xế luôn sẵn sàng can thiệp.</p><p>Luật pháp Trung Quốc không cho phép tài xế rời tay khỏi vô lăng khi lái xe.</p><p>"Khi phát triển công nghệ lái xe tự động, tất cả các bên liên quan phải tuân thủ luật và quy định ngay cả khi những chiếc ô tô được thử nghiệm trên các tuyến đường chỉ định có thể đạt mức độ tự động hóa cao", Lý Khả Hồng, Phó chủ tịch hãng công nghệ Cowarobot có trụ sở tại Thượng Hải, cho hay.</p><p>Cowarobot đang vận hành xe tự lái trong các khu vực hạn chế tại 30 thành phố ở Trung Quốc. "Dịch vụ robotaxi và robobus tại một số khu vực vẫn chỉ là chương trình thử nghiệm, chưa phải thương mại thực tế", Lý Khả Hồng nói thêm.</p><p>Chưa có hãng sản xuất ô tô điện thông minh nào ở Trung Quốc đạt đến cấp độ 3 (L3), vốn được coi là hệ thống "rảnh tay" nhưng vẫn yêu cầu tài xế duy trì sự cảnh giác và sẵn sàng tiếp quản khi cần, theo tiêu chuẩn của SAE International (Mỹ).</p><p>Trung Quốc, thị trường ô tô và xe điện lớn nhất thế giới, đang chứng kiến sự "phổ cập hóa" hệ thống hỗ trợ lái xe cao cấp trên các dòng xe phổ thông.</p><p>Tại hội thảo China Future Tech của tờ <i>SCMP</i> đầu năm nay, Paul Gong, trưởng nhóm nghiên cứu ô tô Trung Quốc tại UBS, nói rằng các hãng từ BYD ("ông vua xe điện" của Trung Quốc) đến các công ty khởi nghiệp như Leapmotor đang tăng cường đổi mới để vượt lên đối thủ.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>UBS là viết tắt của Union Bank of Switzerland (Ngân hàng Liên hiệp Thụy Sĩ). Đây là một tập đoàn tài chính đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ, chuyên về dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản và dịch vụ tài chính. UBS là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, nghiên cứu kinh tế và đầu tư.</p></div><p>Dự kiến trong năm nay, cứ ba chiếc ô tô mới bán ra tại Trung Quốc thì có hai chiếc (tương đương 15 triệu xe) sẽ được trang bị công nghệ lái tự động ở cấp độ L2 trở lên, theo Trương Dũng Vĩ, Tổng thư ký tổ chức phi chính phủ China EV100 – nơi tập hợp hầu hết lãnh đạo hàng đầu trong ngành ô tô điện Trung Quốc.</p><p>China EV100 là tổ chức phi lợi nhuận tại Trung Quốc, tập trung vào nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp ô tô điện. Được thành lập vào năm 2014, China EV100 tập hợp các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và học giả để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xe điện và công nghệ liên quan, gồm pin, trạm sạc và xe tự hành.</p><p>Vụ tai nạn của Xiaomi SU7 không phải là trường hợp đầu tiên liên quan đến công nghệ xe tự lái tại Trung Quốc.</p><p>Năm 2022, một chiếc Tesla Model Y gặp tai nạn tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, khiến hai người thiệt mạng và ba người bị thương. Camera giám sát cho thấy chiếc Model Y bất ngờ tăng tốc khi đang đỗ, lao vào các phương tiện khác và một cửa hàng. Tòa án sau đó phán quyết rằng vụ tai nạn không phải do lỗi kỹ thuật của Tesla.</p><figure><div class="embed-responsive"><iframe src="https://1thegioi.vn/video/embed/if56l8q7ox" width="560" height="315" frameborder="0" border="0" cellspacing="0" scrolling="no" allowfullscreen="true"></iframe></div></figure><p>Năm ngoái, video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một chiếc ô tô điện của Denza (liên doanh giữa BYD và Mercedes-Benz) đã tông vào một chiếc xe khác trong lúc chạy thử nghiệm. Nguyên nhân là do nhân viên bán hàng ngồi trên ghế hành khách yêu cầu tài xế buông vô lăng và nhả phanh khi chế độ tự lái được kích hoạt.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Mỹ có đang 'hụt hơi' trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo với Trung Quốc? https://1thegioi.vn/my-co-dang-hut-hoi-trong-cuoc-dua-tri-tue-nhan-tao-voi-trung-quoc-231067.html Wed, 2 Apr 2025 09:42:01 +0700 Khoa học - công nghệ https://1thegioi.vn/my-co-dang-hut-hoi-trong-cuoc-dua-tri-tue-nhan-tao-voi-trung-quoc-231067.html Trong hơn một thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành lĩnh vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Khoa học - công nghệ</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Mỹ có đang 'hụt hơi' trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo với Trung Quốc?</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Hoàng Vũ</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 09:42</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trong hơn một thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành lĩnh vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Hai quốc gia này dẫn đầu thế giới về phát triển AI, xét trên cả quy mô đầu tư, số lượng công ty, tài năng nhân sự và ứng dụng thực tiễn.</p><p>Tuy nhiên, khi Trung Quốc đạt được những bước tiến rõ rệt trong những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Mỹ có thể đang chậm lại - hoặc thậm chí hụt hơi trong cuộc đua mang tính quyết định này.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/ai-china-vs-us(1).png" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/ai-china-vs-us(1).png" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/ai-china-vs-us(1).png" alt="ai-china-vs-us(1).png" data-src-mobile="" data-file-id="245987"><figcaption class="align-center">Mỹ đối mặt thách thức trong cuộc đua AI khi nguồn nhân lực suy giảm, còn Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư có hệ thống - Ảnh: Getty</figcaption></figure><p><b>Tín hiệu từ Trung Quốc</b></p><p>Gần đây, Trung Quốc đã gây chú ý trên toàn cầu với việc ra mắt DeepSeek, một mô hình AI có khả năng cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm tiên tiến nhất đến từ Thung lũng Silicon. DeepSeek được đánh giá có hiệu suất tương đương, thậm chí vượt trội trong một số bài kiểm tra so với ChatGPT hay Claude của các công ty Mỹ. Đây không chỉ là một thành tựu công nghệ, mà còn là lời cảnh báo rằng Trung Quốc không còn là "người học việc" trong lĩnh vực AI.</p><p>Theo <i>Live Science</i>, sự kiện này có thể được xem là khoảnh khắc "Sputnik" cho Mỹ trong lĩnh vực AI, khi quốc gia này buộc phải nhìn nhận lại vị thế dẫn đầu vốn được xem là hiển nhiên của mình. Phản ứng ban đầu từ phía Mỹ là siết chặt các hạn chế thương mại và kiểm soát xuất khẩu công nghệ, đồng thời cảnh báo về nguy cơ sao chép công nghệ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những biện pháp này có thể chưa đủ để giữ vững lợi thế lâu dài.</p><p>Trung Quốc không giấu tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu về AI. Kể từ khi công bố Chiến lược quốc gia về AI năm 2017, Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào hạ tầng tính toán, giáo dục, nghiên cứu và cả triển khai ứng dụng AI trong các lĩnh vực công cộng và quân sự. Trung Quốc cũng có lợi thế về quy mô dữ liệu khổng lồ trong nước, nhờ dân số lớn và hệ sinh thái số phong phú. Bên cạnh đó, mô hình quản trị tập trung giúp nước này triển khai các chính sách và dự án AI ở quy mô lớn, với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mô hình phân quyền của Mỹ.</p><p><b>Hai mô hình, hai cách tiếp cận khác biệt</b></p><p>Mỹ và Trung Quốc đại diện cho hai con đường phát triển AI đối lập. Mỹ tập trung vào đổi mới sáng tạo từ khu vực tư nhân, dựa vào cạnh tranh thị trường, tự do học thuật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc, ngược lại, phát triển AI theo hướng định hướng nhà nước, triển khai chính sách từ trên xuống và đầu tư tập trung.</p><p>Trung Quốc đã xây dựng hệ sinh thái AI rộng lớn, từ việc kiểm soát chuỗi cung ứng đất hiếm, phát triển hạ tầng tính toán, đến đào tạo nhân lực trong nước. Bằng cách ưu đãi về nhà ở, thuế và việc làm, Bắc Kinh đã thu hút được hàng loạt chuyên gia AI người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài quay trở về, đóng góp vào sự phát triển nội địa.</p><p>Hai mô hình này đều có điểm mạnh và hạn chế. Mỹ có thể vượt trội trong đổi mới đột phá, nhưng triển khai chậm hơn. Ngược lại, Trung Quốc có thể nhanh hơn trong phổ cập công nghệ, nhưng gặp hạn chế về quyền sở hữu trí tuệ và chất lượng đổi mới gốc.</p><p><b>Yếu tố then chốt vẫn là trí tuệ con người</b></p><p>Trong cuộc đua AI toàn cầu, công nghệ không còn là yếu tố duy nhất quyết định thắng bại. Thứ thực sự phân định vị thế giữa các quốc gia chính là trí tuệ con người - tức nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu, phát triển và triển khai AI ở quy mô lớn.</p><p>Mỹ từ lâu đã giữ vững vai trò dẫn đầu nhờ vào một lợi thế vượt trội: khả năng thu hút nhân tài toàn cầu. Từ các kỹ sư phần mềm đến những nhà nghiên cứu hàng đầu, hàng loạt nhân lực xuất sắc từ Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Âu cho đến châu Phi đã chọn Thung lũng Silicon làm điểm đến để phát triển sự nghiệp. Môi trường học thuật đẳng cấp, hệ sinh thái khởi nghiệp năng động và văn hóa khuyến khích đổi mới đã tạo ra một bệ phóng mạnh mẽ cho AI Mỹ.</p><p>Tuy nhiên, lợi thế này đang bị suy giảm. Thời gian gần đây, Mỹ liên tục siết chặt các chính sách nhập cư và thị thực nghiên cứu, trong khi tài trợ cho các chương trình đào tạo sau đại học – đặc biệt là tiến sĩ - cũng bị cắt giảm. Hệ quả là nhiều tài năng trẻ bắt đầu chuyển hướng sang châu Âu hoặc quay trở về châu Á để tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp.</p><p>Trong khi đó, các quốc gia châu Âu nhanh chóng nắm bắt thời cơ, đẩy mạnh tuyển dụng các nhà nghiên cứu và học giả bằng các gói hỗ trợ tài chính hấp dẫn và môi trường nghiên cứu ổn định. Nếu không có sự điều chỉnh chính sách kịp thời, Mỹ có thể mất đi lợi thế chiến lược vốn giúp họ vượt xa các đối thủ trong nhiều thập kỷ qua.</p><p>Dù vậy, Mỹ hiện vẫn là trung tâm của đổi mới AI toàn cầu. Các công ty công nghệ hàng đầu như OpenAI, Google DeepMind, Meta, Amazon, Anthropic và Microsoft liên tục tung ra những mô hình AI tiên tiến, định hình xu hướng toàn cầu. Cùng với đó là hệ sinh thái khởi nghiệp - nghiên cứu - đầu tư mạo hiểm hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện lý tưởng cho tài năng AI phát triển.</p><p>Tuy nhiên, những chính sách mang tính phòng thủ như siết xuất khẩu công nghệ nhằm hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc, nếu không được tính toán kỹ lưỡng, có thể phản tác dụng. Chúng không chỉ gây gián đoạn chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu mà còn làm thu hẹp thị trường của chính các công ty Mỹ. Quan trọng hơn, nếu Mỹ tập trung quá mức vào việc kìm hãm đối thủ, mà quên đầu tư vào nguồn lực bên trong, lợi thế hiện tại sẽ không thể duy trì lâu dài.</p><p><b>Mỹ có đang "hụt hơi"?</b></p><p>Câu trả lời là "chưa", nhưng đang tiến gần đến ngưỡng cảnh báo. Mỹ vẫn đi đầu trong nghiên cứu và đổi mới AI, nhưng vị thế này không phải là điều bất biến.</p><p>Nếu tiếp tục duy trì các chính sách hạn chế nhập cư, giảm tài trợ nghiên cứu và khép lại cánh cửa với tài năng toàn cầu, thì khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày càng thu hẹp - thậm chí có thể bị vượt qua trong một số lĩnh vực cụ thể như triển khai ứng dụng AI ở quy mô lớn.</p><p>Để tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu, Mỹ cần thay đổi cách tiếp cận. Thay vì tập trung vào việc ngăn cản đối thủ, cần đầu tư lâu dài vào ba trụ cột chính: con người, nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế.</p><p>Chiến thắng trong AI không đến từ việc kiểm soát, mà đến từ việc tạo ra một hệ sinh thái cởi mở, đổi mới và đủ sức hấp dẫn để thu hút những bộ óc giỏi nhất thế giới. Nếu Mỹ không nhận ra điều đó kịp thời, thì sự "hụt hơi" sẽ không còn là một cảnh báo xa vời - mà sẽ trở thành thực tế rõ ràng trong tương lai gần.</p><p></p><div class="sc-empty-layer"></div> Nhà Trắng họp, ông Trump xem xét đề xuất cuối cùng về vụ mua bán TikTok ở Mỹ https://1thegioi.vn/nha-trang-hop-ong-trump-xem-xet-de-xuat-cuoi-cung-ve-vu-mua-ban-tiktok-o-my-231065.html Wed, 2 Apr 2025 09:01:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/nha-trang-hop-ong-trump-xem-xet-de-xuat-cuoi-cung-ve-vu-mua-ban-tiktok-o-my-231065.html Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 sẽ xem xét một đề xuất cuối cùng liên quan đến TikTok trước thời hạn ngày 5.4 để ứng dụng này tìm được một nhà đầu tư không phải của Trung Quốc hoặc đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ, một quan chức Nhà Trắng tiết lộ với Reuters. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Nhà Trắng họp, ông Trump xem xét đề xuất cuối cùng về vụ mua bán TikTok ở Mỹ</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">02/04/2025 09:01</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 sẽ xem xét một đề xuất cuối cùng liên quan đến TikTok trước thời hạn ngày 5.4 để ứng dụng này tìm được một nhà đầu tư không phải của Trung Quốc hoặc đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ, một quan chức Nhà Trắng tiết lộ với Reuters.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Một cuộc họp sẽ diễn ra tại Phòng Bầu dục với sự tham gia của Phó tổng thống Mỹ JD Vance, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, quan chức này cho biết, xác nhận báo cáo của trang <i>CBS News</i>.</p><p>Tuần trước, <i>Reuters </i>đưa tin rằng hãng đầu tư tư nhân Blackstone đang thảo luận về việc tham gia cùng các cổ đông không phải của Trung Quốc hiện có của ByteDance, dẫn đầu bởi Susquehanna International Group và General Atlantic, để đóng góp thêm vốn nhằm đấu thầu mua lại hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ.</p><p>Hôm 30.3, Tổng thống Trump tuyên bố rằng một thỏa thuận với ByteDance để bán TikTok ở Mỹ sẽ hoàn tất trước thời hạn ngày 5.4. Ông Trump đã đặt ra thời hạn này vào tháng 1 để TikTok,ứng dụng video ngắn có hơn 170 triệu người Mỹ sử dụng, tìm một nhà đầu tư không phải của Trung Quốc hoặc đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, theo một đạo luật năm 2024.</p><p>Đạo luật này được thông qua vào tháng 4.2024 với sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng, phản ánh lo ngại ở Mỹ rằng TikTok chịu sự chi phối của chính phủ Trung Quốc và bị lợi dụng để tiến hành các chiến dịch gây ảnh hưởng đến Mỹ. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ tự do ngôn luận cho rằng lệnh cấm này đe dọa quyền tiếp cận truyền thông nước ngoài của người Mỹ, vi phạm Tu chính án thứ nhất thuộc Hiến pháp Mỹ.</p><p>Tu chính án thứ nhất là một trong những điều khoản quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ. Nó bảo vệ các quyền tự do cơ bản thiết yếu cho một xã hội dân chủ. Tu chính án này đã được sử dụng để bảo vệ nhiều loại hình ngôn luận, gồm cả bài phát biểu chính trị, báo chí tự do và biểu tình.</p><p>TikTok khẳng định rằng các quan chức Mỹ đã hiểu sai về mối liên hệ của công ty này với Trung Quốc. Công ty cho biết thuật toán đề xuất nội dung và dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ được lưu trữ trên các máy chủ đám mây của Oracle và các quyết định kiểm duyệt nội dung với người dùng Mỹ cũng được đưa ra tại nước này.</p><p>Oracle là tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về phát triển và cung cấp phần mềm, cơ sở dữ liệu, điện toán đám mây và các giải pháp doanh nghiệp.</p><p>Hôm 1.4, trang <i>Financial Times</i> đưa tin hãng đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz (Mỹ) đang thảo luận để đầu tư vào TikTok như một phần trong nỗ lực do ông Trump dẫn đầu nhằm giành quyền kiểm soát ứng dụng này.</p><p>Marc Andreessen, người ủng hộ ông Trump ở Thung lũng Silicon và là nhà đồng sáng lập Andreessen Horowitz, đang đàm phán để bổ sung khoản đầu tư mới từ bên ngoài nhằm mua lại phần sở hữu của các nhà đầu tư Trung Quốc trong TikTok. Điều này nằm trong một kế hoạch do Oracle cùng các nhà đầu tư Mỹ khác dẫn dắt nhằm tách ứng dụng này khỏi công ty mẹ ByteDance, theo <i>Financial Times</i>.</p><p>Theo kế hoạch của các nhà đầu tư hiện tại, Oracle sẽ tiếp tục lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ và đảm bảo chúng không thể bị truy cập từ Trung Quốc, một nguồn tin cho biết.</p><p>Hôm 28.2, <i>Reuters</i> đưa tin Blackstone đang đánh giá khả năng đầu tư một phần nhỏ vào hoạt động của TikTok tại Mỹ, theo hai nguồn tin thân cận.</p><p>TikTok và Andreessen Horowitz chưa phản hồi ngay lập tức trước câu hỏi từ <i>Reuters.</i></p><p>Các cuộc thảo luận về tương lai TikTok đang tập trung vào kế hoạch để nhà đầu tư lớn không phải của Trung Quốc trong ByteDance tăng cổ phần của họ và mua lại hoạt động ứng dụng này tại Mỹ, <i>Reuters </i>đưa tin tháng trước.</p><p>Tháng 3, Trump cho biết rằng chính quyền của ông đang liên hệ với bốn nhóm khác nhau về một thỏa thuận tiềm năng với TikTok, nhưng không tiết lộ danh tính của họ.</p><p>Theo hồ sơ pháp lý của TikTok năm ngoái, các nhà đầu tư toàn cầu nắm giữ khoảng 58% cổ phần ByteDance, Zhang Yiming (nhà sáng lập ByteDance người Trung Quốc) sở hữu 21% cổ phần, các nhân viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau (gồm cả khoảng 7.000 người Mỹ) nắm giữ 21% còn lại.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/nha-trang-hop-ong-trump-xem-xet-de-xuat-cuoi-cung-lien-quan-vu-mua-ban-tiktok-o-my.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/nha-trang-hop-ong-trump-xem-xet-de-xuat-cuoi-cung-lien-quan-vu-mua-ban-tiktok-o-my.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/02/nha-trang-hop-ong-trump-xem-xet-de-xuat-cuoi-cung-lien-quan-vu-mua-ban-tiktok-o-my.jpg" alt="nha-trang-hop-ong-trump-xem-xet-de-xuat-cuoi-cung-lien-quan-vu-mua-ban-tiktok-o-my.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245985"><figcaption>Ông Trump tuyên bố thương vụ mua bán TikTok ở Mỹ sẽ hoàn tất trước ngày 5.4 - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p>Trong thương vụ TikTok được theo dõi sát sao, Nhà Trắng đang đóng vai trò như một ngân hàng đầu tư, với Phó tổng thống Vance phụ trách điều hành cuộc đấu giá. Đây là mức độ can thiệp chưa từng có tiền lệ của Nhà Trắng vào một thỏa thuận tư nhân, làm gia tăng sự phức tạp của quá trình đạt được thỏa thuận.</p><p>Tổng thống Trump ủng hộ lệnh cấm TikTok trong nhiệm kỳ đầu của mình, nhưng những tháng gần đây, ông đã cam kết "cứu TikTok" và giữ ứng dụng này hoạt động tại Mỹ. Lý do vì Trump cho rằng TikTok góp phần giúp ông tiếp cận các cử tri trẻ tuổi để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.</p><p>TikTok gặp vấn đề trong một thời gian ngắn ngay sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Trump hôm 20.1 nhưng nhanh chóng hoạt động trở lại sau khi ông ký sắc lệnh trì hoãn lệnh cấm thêm 75 ngày.</p><p>Đầu tháng 3, Trump tuyên bố rằng chính quyền của ông đang làm việc với bốn nhóm khác nhau đang đấu giá TikTok nhưng không nêu tên cụ thể.</p><p>"Rất nhiều người muốn có nó và quyết định là ở tôi", ông Trump tuyên bố ngày 9.3.</p><p>Thương vụ này thu hút sự quan tâm của các tỷ phú và doanh nhân khác. Tỷ phú Frank McCourt, người sáng lập Project Liberty, đang hợp tác với nhà đầu tư Kevin O'Leary (Canada) và đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian trong một đề xuất mua lại TikTok ở Mỹ. Ngôi sao YouTube MrBeast (tên thật là Jimmy Donaldson) cũng đang đàm phán để tham gia nhóm này, theo một nguồn tin quen thuộc với kế hoạch của ông.</p><p>Frank McCourt là ông trùm bất động sản sở hữu CLB bóng đá Olympique Marseille (Pháp) và chủ cũ đội bóng chày L.A Dodgers (Mỹ).</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Project Liberty (Dự án Liberty) là sáng kiến của Frank McCourt nhằm mục đích tái cấu trúc cách thức hoạt động của internet và mạng xã hội, với trọng tâm là mang lại cho người dùng quyền kiểm soát nhiều hơn với dữ liệu cá nhân. Đây là một nỗ lực nhằm tạo ra một "internet được thay thế và nâng cấp", giúp người dùng thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nền tảng tập trung.</p><p><b>Mục tiêu chính của Dự án Liberty</b></p><p><i>Xây dựng một giao thức phi tập trung</i></p><p>Dự án hướng đến việc phát triển một giao thức cốt lõi mới cho internet, cho phép các ứng dụng mạng xã hội hoạt động trên nền tảng phi tập trung. Người dùng sẽ không cần sử dụng nhiều tài khoản hay mật khẩu và có toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ.</p><p><i>Quản lý dữ liệu cá nhân</i></p><p>Thay vì các công ty lớn sở hữu và sử dụng dữ liệu của người dùng cho mục đích thương mại, Dự án Liberty trao quyền cho người dùng trong việc kiểm soát và cấp quyền sử dụng dữ liệu theo điều kiện của họ.</p><p><i>Thúc đẩy một mô hình kinh tế mới</i></p><p>Thay vì dựa trên mô hình kinh doanh thu lợi từ quảng cáo nhắm mục tiêu, dự án mong muốn phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số tôn trọng quyền riêng tư và dân chủ hóa quyền lực trên internet.</p><p><i>Thành phần của Dự án Liberty</i></p><p>Thực thể vì lợi nhuận: Phần này tập trung vào việc phát triển các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ dựa trên giao thức phi tập trung.</p><p>Tổ chức phi lợi nhuận: Phần này hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục và thúc đẩy sự tham gia của công chúng trong việc xây dựng internet phi tập trung.</p><p><i>Liên hệ với TikTok</i></p><p>Frank McCourt đã gắn Dự án Liberty với nỗ lực mua lại TikTok. Ông coi việc mua TikTok là cơ hội để biến nền tảng này thành một ví dụ quy mô lớn của mạng xã hội phi tập trung, thay vì tiếp tục duy trì mô hình tập trung hóa vốn gây tranh cãi.</p><p>Dự án Liberty nhận được sự hỗ trợ tài chính, pháp lý từ tổ chức lớn như Guggenheim Securities và hãng luật Kirkland &amp; Ellis. Sáng kiến này không chỉ là dự án kinh doanh, mà còn được Frank McCourt trình bày như một phong trào cải cách internet toàn cầu.</p></div><p>Frank McCourt cho biết quá trình đấu thầu này không hề bình thường. Hiện không có danh sách tài sản rõ ràng, không có định giá TikTok cụ thể và ByteDance chưa thuê ngân hàng đầu tư nào để dẫn dắt thương vụ, Frank McCourt tiết lộ với <i>Reuters</i>.</p><p>Theo Frank McCourt, Trung Quốc có tiếng nói trong việc bán TikTok và ByteDance có thể đóng cửa ứng dụng này tại Mỹ. Ông cho biết ByteDance đang tham gia đàm phán nhưng không tích cực như một bên bán có động cơ rõ ràng.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Cửa hàng ứng dụng của Apple và Google chứa các VPN miễn phí liên kết với tập đoàn Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt https://1thegioi.vn/cua-hang-ung-dung-cua-apple-va-google-chua-cac-vpn-mien-phi-lien-ket-voi-tap-doan-trung-quoc-bi-my-trung-phat-231062.html Tue, 1 Apr 2025 22:43:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/cua-hang-ung-dung-cua-apple-va-google-chua-cac-vpn-mien-phi-lien-ket-voi-tap-doan-trung-quoc-bi-my-trung-phat-231062.html Phát hiện mới tiết lộ rằng các ứng dụng VNP giúp "duyệt web riêng tư" miễn phí, phổ biến với người dùng Mỹ, có liên kết với Qihoo 360. Đây là tập đoàn bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2020. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Cửa hàng ứng dụng của Apple và Google chứa các VPN miễn phí liên kết với tập đoàn Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Phát hiện mới tiết lộ rằng các ứng dụng VNP giúp "duyệt web riêng tư" miễn phí, phổ biến với người dùng Mỹ, có liên kết với Qihoo 360. Đây là tập đoàn bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2020.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Cửa hàng ứng dụng di động của Apple và Google đã lưu trữ một số ứng dụng VNP (mạng riêng ảo) phổ biến do công ty liên kết với Qihoo 360 - tập đoàn an ninh mạng Trung Quốc đang bị chính phủ Mỹ trừng phạt điều hành.</p><p>Theo báo cáo mới từ tổ chức nghiên cứu Tech Transparency Project và các phát hiện bổ sung từ trang <i>Financial Times</i>, ít nhất 5 VPN miễn phí trên các cửa hàng ứng dụng của Mỹ có liên hệ với Qihoo 360, tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p data-start="0" data-end="250">Tech Transparency Project<b> </b> là tổ chức nghiên cứu chuyên điều tra và giám sát các hãng công nghệ lớn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu, thông tin sai lệch và ảnh hưởng của công nghệ với xã hội.</p><p data-start="252" data-end="605">Tech Transparency Project thường công bố các báo cáo về cách các nền tảng công nghệ như Google, Apple, Facebook, Amazon hoạt động, gồm việc thu thập dữ liệu người dùng, tác động chính trị và quan hệ với chính phủ. Mục tiêu của tổ chức là tăng tính minh bạch trong ngành công nghệ và giúp công chúng hiểu rõ hơn về các rủi ro tiềm ẩn từ những gã khổng lồ công nghệ.</p></div><p>Qihoo 360 (từng được biết đến với tên 360 Security Technology) bị Mỹ trừng phạt vào năm 2020 vì cáo buộc có liên kết với quân đội Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó đã đưa Qihoo 360 vào danh sách các công ty có quan hệ với quân đội Trung Quốc.</p><p>Báo cáo của Tech Transparency Project cũng chỉ ra rằng 20 trong số 100 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên Apple App Store thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc. Tech Transparency Project cảnh báo rằng “hàng triệu người Mỹ vô tình gửi lưu lượng truy cập internet của họ đến các công ty Trung Quốc”.</p><p>Những tiết lộ này xuất hiện trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại về các hãng công nghệ Trung Quốc và những rủi ro an ninh quốc gia mà họ có thể gây ra.</p><p><b>Nguy cơ bị theo dõi khi kết nối VPN</b></p><p>VPN giúp người dùng vượt qua các giới hạn địa lý và tường lửa bằng cách cung cấp kết nối được mã hóa tới một máy chủ, cho phép truy cập nội dung bị chặn ở quốc gia của họ.</p><p>Tuy nhiên, khi kết nối với VPN, toàn bộ hoạt động internet của người dùng có thể bị theo dõi. Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc yêu cầu tất cả công ty và cá nhân hợp tác với các cuộc điều tra tình báo nhà nước và bàn giao dữ liệu khi được yêu cầu.</p><p>Năm ứng dụng VPN có liên quan đến Qihoo 360 gồm Turbo VPN, VPN Proxy Master, Thunder VPN, Snap VPN, Signal Secure VPN. Cả năm ứng dụng này đều có trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Google tại Mỹ tính đến tuần trước. Sau khi trang <i>Financial Times</i> liên hệ với Apple để tìm bình luận, Thunder VPN và Snap VPN đã bị gỡ khỏi App Store.</p><p>Theo ước tính từ Sensor Tower, ba trong số năm ứng dụng này đã nhận được hơn 1 triệu lượt tải xuống trên App Store và Google Play chỉ trong năm 2025.</p><p data-start="0" data-end="196">Sensor Tower là công ty phân tích dữ liệu chuyên theo dõi và cung cấp thông tin chi tiết về ứng dụng di động trên nền tảng iOS và Android.</p><p><b>Qihoo 360 che giấu mối liên kết?</b></p><p>Danh mục ứng dụng VPN này được vận hành bởi Innovative Connecting Pte, công ty có trụ sở tại Singapore. Innovative Connecting Pte thuộc sở hữu của Lemon Seed Technology, một công ty đăng ký tại Quần đảo Cayman, theo hồ sơ kinh doanh tại Singapore.</p><p>Tháng 1.2020, Qihoo 360 tuyên bố đã chi 69,9 triệu USD để mua lại Lemon Seed Technology và hai công ty khác. Đến tháng 5.2020, chính quyền Trump đưa Qihoo 360 vào danh sách đen thương mại, cắt đứt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ và đặt các ứng dụng VPN của công ty vào tình trạng nguy hiểm do chúng chủ yếu phục vụ người dùng quốc tế (vì VPN bị cấm tại Trung Quốc).</p><p>Đến tháng 9.2020, Qihoo 360 thông báo với các nhà đầu tư rằng đang “xem xét lại chiến lược quốc tế” và bán cái gọi là <i>Dự án L</i> với giá 70,1 triệu USD, gồm cả danh mục năm ứng dụng VPN gồm Turbo VPN, VPN Proxy Master, Thunder VPN, Snap VPN và Signal Secure VPN. Tuy nhiên, Qihoo 360 không tiết lộ danh tính người mua.</p><p>Tuy vậy, một công ty con của Qihoo 360 có trụ sở tại thành phố Quảng Châu từng được thành lập vào tháng 12.2019 để thuê các nhà phát triển Trung Quốc quản lý các ứng dụng VPN này, vẫn thuộc sở hữu của Qihoo 360.</p><p>Năm 2021, công ty này đổi tên thành Guangzhou Lianchuang Technology.</p><p>Đến năm 2023, Qihoo 360 cuối cùng đã bán công ty này cho một doanh nghiệp mới thành lập ở Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) với giá 1 nhân dân tệ, theo hồ sơ kinh doanh địa phương. Chủ sở hữu phần lớn doanh nghiệp ở Bắc Kinh này là Chen Ningyi, người từng điều hành bộ phận bảo mật điện thoại của Qihoo 360 và hiện là giám đốc duy nhất của Lemon Seed Technology.</p><p>Khi phóng viên <i>Financial Times</i> đến văn phòng Guangzhou Lianchuang Technology, hai lập trình viên xác nhận đang phát triển các ứng dụng VPN dành cho người dùng nước ngoài và công ty vẫn có liên hệ với Qihoo 360.</p><p>“Bạn có thể nói rằng chúng tôi thuộc Qihoo 360, nhưng cũng có thể nói là không. Điều này thật phức tạp”, một lập trình viên nói.</p><p>Trong các tin tuyển dụng gần đây, Guangzhou Lianchuang Technology cho biết các ứng dụng của họ hoạt động tại hơn 220 quốc gia và có 10 triệu người dùng hoạt động hằng ngày. Công ty cũng đang tuyển dụng nhân sự có “hiểu biết sâu rộng về văn hóa Mỹ” để phân tích dữ liệu nền tảng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/cua-hang-ung-dung-cua-apple-va-google-chua-cac-vpn-lien-ket-voi-tap-doan-trung-quoc-bi-my-trung-phat.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/cua-hang-ung-dung-cua-apple-va-google-chua-cac-vpn-lien-ket-voi-tap-doan-trung-quoc-bi-my-trung-phat.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/cua-hang-ung-dung-cua-apple-va-google-chua-cac-vpn-lien-ket-voi-tap-doan-trung-quoc-bi-my-trung-phat.jpg" alt="cua-hang-ung-dung-cua-apple-va-google-chua-cac-vpn-lien-ket-voi-tap-doan-trung-quoc-bi-my-trung-phat.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245980"><figcaption class="align-center">Văn phòng ở Quảng Châu của Innovative Connecting Pte và Guangzhou Lianchuang Technology - Ảnh: FT</figcaption></figure><p><b>Apple và Google đối mặt với chỉ trích</b></p><p>Apple và Google đều có chính sách cấm các ứng dụng VPN thu thập hoặc chia sẻ dữ liệu người dùng mà không có sự đồng ý. Apple còn quy định rõ rằng các ứng dụng VPN không được chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba. Tuy nhiên, Matthew Green, chuyên gia mật mã tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nói: “Các ứng dụng có chính sách bảo mật riêng. Không dễ để đảm bảo rằng các chính sách này được tuân thủ”. Matthew Green từng kiểm tra tính bảo mật của từng VPN.</p><p>Ông giải thích rằng VPN có quyền truy cập vào toàn bộ kết nối mạng của điện thoại, đồng nghĩa mọi hoạt động trực tuyến đều phải đi qua dịch vụ VPN.</p><p>Apple đã gỡ bỏ các ứng dụng VPN vốn cho phép người dùng vượt qua tường lửa của Trung Quốc khỏi App Store tại quốc gia này vào năm 2017. Động thái đó bị các nhà phát triển chỉ trích, cho rằng Apple đang ủng hộ kiểm duyệt nội dung của chính phủ Trung Quốc.</p><p>Google đã rút khỏi Trung Quốc vào năm 2010 và Play Store hiện không khả dụng tại quốc gia này.</p><p>Apple tuyên bố tuân thủ đầy đủ các luật và quy định liên quan, sẽ có hành động gỡ bỏ các ứng dụng vi phạm quy tắc nghiêm ngặt về VPN hoặc buộc chúng phải tuân thủ các quy định.</p><p>Ngoài ra, Apple cũng khẳng định rằng các quy tắc của App Store không hạn chế quyền sở hữu ứng dụng bởi công dân hoặc công ty từ các quốc gia cụ thể.</p><p>Google cho biết cam kết tuân thủ các lệnh trừng phạt và luật thương mại hiện hành, đồng thời tuyên bố: “Khi phát hiện các tài khoản có thể vi phạm luật, chính sách liên quan hoặc điều khoản dịch vụ, chúng tôi sẽ có hành động thích hợp”.</p><p>Tháng 1 vừa qua, Google thông báo sẽ triển khai huy hiệu “đã xác minh” cho các ứng dụng VPN trên Play Store, dành cho những ứng dụng thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo an toàn. Turbo VPN vừa nhận được huy hiệu “đã xác minh” này.</p><p>Guangzhou Lianchuang Technology từ chối bình luận. Qihoo 360, Innovative Connecting Pte và Chen Ningyi cũng không phản hồi các câu hỏi của trang <i>Financial Times</i>.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Tai nghe có dây dài 50m và trò đùa Cá tháng Tư của Google, Tesla khiến nhiều người thất vọng https://1thegioi.vn/tai-nghe-co-day-dai-50m-va-tro-dua-ca-thang-tu-cua-google-tesla-khien-nhieu-nguoi-that-vong-231055.html Tue, 1 Apr 2025 19:36:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/tai-nghe-co-day-dai-50m-va-tro-dua-ca-thang-tu-cua-google-tesla-khien-nhieu-nguoi-that-vong-231055.html Trò đùa Cá tháng Tư của hãng Nothing đáng cười hay là sự xúc phạm với những người yêu thích tai nghe có dây? <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Tai nghe có dây dài 50m và trò đùa Cá tháng Tư của Google, Tesla khiến nhiều người thất vọng</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trò đùa Cá tháng Tư của hãng Nothing đáng cười hay là sự xúc phạm với những người yêu thích tai nghe có dây?</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Tai nghe có dây vào năm 2025 hẳn là điều nực cười với hãng Nothing. Thế nhưng, nhiều audiophile yêu thích tai nghe có dây và thị trường này vẫn đang phát triển.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Audiophile là thuật ngữ chỉ những người đam mê âm thanh chất lượng cao. Họ đặc biệt quan tâm đến việc tái tạo âm thanh trung thực nhất có thể, thường đầu tư vào thiết bị âm thanh cao cấp như tai nghe, loa, ampli, DAC (bộ giải mã âm thanh kỹ thuật số) và các định dạng nhạc chất lượng cao như FLAC, DSD. Nói đơn giản, audiophile là những người yêu thích âm thanh và luôn tìm kiếm trải nghiệm nghe nhạc tốt nhất.</p><p>Nothing là hãng công nghệ có trụ sở tại Anh, được thành lập vào năm 2020 bởi Carl Pei, đồng sáng lập công ty smartphone OnePlus (Trung Quốc). Nothing tập trung vào việc phát triển các sản phẩm điện tử tiêu dùng với thiết kế tối giản, trong suốt và mang phong cách độc đáo.</p><p>Các sản phẩm nổi bật của Nothing:</p><p>- Tai nghe Nothing Ear (1), Ear (2), Ear (Stick), Ear (A), Ear: Dòng tai nghe không dây với thiết kế trong suốt.</p><p>- Smartphone Nothing Phone (1), Phone (2), Phone (2a) có thiết kế mặt lưng trong suốt và hệ thống đèn LED Glyph độc đáo.</p><p>Công ty được biết đến với cách tiếp thị sáng tạo và chiến lược xây dựng thương hiệu dựa vào cộng đồng người hâm mộ công nghệ.</p></div><p>Năm 2016, Apple đưa ra một quyết định được gọi là “dũng cảm”: Mọi chiếc iPhone 7 đều không có cổng tai nghe. Kể từ đó, không chiếc iPhone nào còn cổng 3.5mm và hầu hết flagship Android ngày nay cũng vậy. Đây là một trong những quyết định gây tranh cãi nhất trong lịch sử smartphone. Vì vậy, trò đùa Cá tháng Tư năm 2025 của Nothing sẽ khiến chúng ta bật cười hoặc tức giận, tùy vào quan điểm của bạn về cổng tai nghe.</p><p>Hôm 1.4 , Nothing ra mắt cặp tai nghe có dây mới với cái tên đầy mỉa mai: Nothing Ear (3.5mm). Đây là một cách chơi chữ dựa trên dòng sản phẩm không dây Nothing Ear của công ty, gồm Nothing Ear và Nothing Ear A được đánh giá cao vào năm 2024. Để nhấn mạnh trò đùa, Nothing Ear (3.5mm) đi kèm với dây dài 50 mét và được thiết kế “vô cùng bất tiện”. Công ty đã hình dung chúng như tai nghe Nothing Ear Open với một sợi dây siêu dài đi kèm.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tai-nghe-co-day-dai-50m-va-tro-dua-ca-thang-tu-cua-google-tesla-khien-nhieu-nguoi-that-vong.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tai-nghe-co-day-dai-50m-va-tro-dua-ca-thang-tu-cua-google-tesla-khien-nhieu-nguoi-that-vong.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/tai-nghe-co-day-dai-50m-va-tro-dua-ca-thang-tu-cua-google-tesla-khien-nhieu-nguoi-that-vong.jpg" alt="tai-nghe-co-day-dai-50m-va-tro-dua-ca-thang-tu-cua-google-tesla-khien-nhieu-nguoi-that-vong.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245972"><figcaption class="align-center">Ảnh Nothing Ear (3.5mm) trong trò đùa Cá tháng Tư</figcaption></figure><p>Để nói rõ hơn, đây không phải là một sản phẩm có thật và Nothing sẽ không bán nó. Tuy nhiên, chính điều này có thể khiến trò đùa trở nên phản tác dụng. Nothing dường như nghĩ rằng khái niệm tai nghe có dây là quá nực cười, đến mức việc ra mắt chúng cũng đủ trở thành trò đùa.</p><p>Một số audiophile và người yêu nhạc, có thể thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Nothing, có lẽ sẽ không vui lắm. Dù đôi khi bất tiện so với tai nghe Bluetooth, tai nghe có dây gần như luôn mang đến chất lượng âm thanh tốt hơn, không cần sạc và có thể sử dụng với các hệ thống không hỗ trợ Bluetooth. Thị trường tai nghe có dây vẫn phát triển, đặc biệt là giới trẻ ngày càng chuộng chúng trong một số tình huống cụ thể.</p><p>Trớ trêu thay, Nothing có thể đang tự làm khó chính mình. Trò đùa này cho thấy hãng không có ý định ra mắt tai nghe có dây, nhưng có lẽ họ đang bỏ lỡ cơ hội tốt. Lý do vì tai nghe có dây mang thương hiệu Nothing có thể sẽ thành công hơn những gì họ nghĩ.</p><p>Bạn nghĩ sao? Nothing tạo ra một trò đùa hay đang biến mình thành trò cười hơn là chọc cười người khác?</p><p><b>OnePlus đăng video Cá tháng Tư giới thiệu sản phẩm giống búa của Thor, vô tình hé lộ 13T</b></p><p>OnePlus vừa đăng video giới thiệu sản phẩm mang tên Hammer, có hình dạng giống cây búa Mjolnir của Thor trong vũ trụ Marvel.</p><p>Hammer có khả năng biến đổi vật thể thông qua tái cấu trúc lượng tử và tạo ra sản phẩm mới. Nếu bạn chưa nhận ra thì đây chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư.</p><figure><div class="embed-responsive"><iframe src="https://1thegioi.vn/video/embed/if5o7l11rv" width="560" height="315" frameborder="0" border="0" cellspacing="0" scrolling="no" allowfullscreen="true"></iframe></div></figure><p>Trong video, nam MC đã dùng OnePlus Hammer biến thỏi vàng lớn thành đồng hồ vàng nhỏ, người đứng bên cạnh thành nhân vật tí hon và thậm chí biến bản thân anh thành “thiết bị nhỏ và mạnh mẽ” mang tên OnePlus 13T.</p><p>Theo cách này, OnePlus gần như đã xác nhận sự tồn tại của smartphone 13T và ngầm tiết lộ nó sẽ ra mắt trong tháng 4.</p><p>Trước đó, OnePlus từng tuyên bố sẽ không ra mắt thêm smartphone dòng T nữa vì chúng làm “loãng danh mục flagship”. Flagship là chiếc điện thoại mạnh nhất, xịn nhất, có công nghệ tiên tiến nhất mà một hãng phát hành trong năm.</p><p>Lần gần nhất một chiếc OnePlus T xuất hiện là vào tháng 8.2022. Tuy nhiên, có vẻ như điều này sẽ thay đổi. Trong khi dòng R vẫn giữ vị trí cận cao cấp, OnePlus 13T sẽ có kích thước nhỏ gọn hơn.</p><p>Dự kiến OnePlus 13T sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Galaxy S25 Edge, iPhone 17 Air và các mẫu smartphone khác. Một tin đồn cho biết máy có thể sở hữu viên pin 6.200mAh, sạc nhanh 80W, chip Snapdragon 8 Elite và màn hình nhỏ gọn 6.3 inch.</p><p><b>Khi những trò đùa Cá tháng Tư của Tesla, Google phản tác dụng khiến nhiều người thất vọng</b></p><p>Cá tháng Tư là ngày dành cho những trò đùa vui vẻ, giúp bạn và những người thân yêu có những phút giây thư giãn. Không chỉ bạn bè, gia đình mà ngay cả những tập đoàn lớn cũng tham gia vào ngày này bằng cách chơi khăm nhân viên hoặc khách hàng. Tuy nhiên, một số công ty đã nhận ra rằng những trò đùa tưởng như vô hại lại gây tổn hại đến thương hiệu của họ thay vì mang lại tiếng cười cho người tiêu dùng.</p><p><i>Khi Elon Musk đùa rằng “Tesla đã phá sản hoàn toàn”</i></p><p>Tháng 3.2018 là một khoảng thời gian tồi tệ với Tesla. Cổ phiếu công ty ô tô điện này giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, kéo theo hàng loạt tiêu đề tiêu cực về vấn đề sản xuất tại nhà máy, một đợt thu hồi xe, việc xếp hạng tín dụng bị hạ thấp, những thất bại pháp lý tốn kém và cuộc tranh cãi công khai với cơ quan an toàn liên bang điều tra vụ tai nạn chết người của một tài xế Model X ở bang California (Mỹ).</p><p>Hầu hết chủ doanh nghiệp trong tình huống bị ảnh hưởng tiêu cực như vậy sẽ tránh xa những tranh cãi không cần thiết. Song ngược lại, Elon Musk lại tuyên bố vào ngày 1.4.2018 rằng Tesla đã “phá sản hoàn toàn”.</p><p>Trong một bài đăng trên Twitter (hiện là X), Elon Musk viết rằng dù Tesla đã cố gắng huy động vốn bằng cách bán trứng Phục sinh nhưng vẫn phải nộp đơn phá sản theo mọi chương có thể, “gồm cả Chương 14 rưỡi (điều tệ nhất)”.</p><p>“Chúng tôi rất buồn khi thông báo rằng Tesla đã phá sản hoàn toàn. Phá sản đến mức bạn không thể tin được”, Elon Musk viết.</p><p>Tuy nhiên, các nhà đầu tư không hề thấy vui với trò đùa này. Theo tờ <i>The Washington Post</i>, cổ phiếu Tesla đã giảm thêm 5% và nhiều nhà phân tích kinh doanh bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo tập đoàn này của Elon Musk.</p><p><i>Google phải xin lỗi vì trò đùa Mic Drop </i></p><p>Năm 2016, Google đã phải xin lỗi người dùng sau khi một trò đùa Cá tháng Tư phản tác dụng, gây ra nhiều rắc rối hơn là tiếng cười.</p><p>Là một phần của trò chơi khăm, Google ra mắt tính năng mới trong Gmail có tên Mic Drop, giúp người dùng “dễ dàng nói lời cuối cùng trong bất kỳ email nào”. Khi sử dụng tính năng này, người gửi email sẽ đính kèm một ảnh động GIF của nhân vật Minion màu vàng (từ loạt phim hoạt hình <i>Despicable Me và Minions</i>) làm rơi micro.</p><p>Song do một lỗi lập trình từ các kỹ sư của Google, tính năng Mic Drop vô tình xuất hiện trong email mà không được kiểm soát và phải được vô hiệu hóa thủ công.</p><p>Google sau đó phải lên tiếng: “Chúng tôi yêu thích những trò đùa Cá tháng Tư tại Google, nhưng chúng tôi rất tiếc vì trò đùa lần này đã đi quá giới hạn và làm bạn thất vọng”.</p><div class="sc-empty-layer"></div> 3 mẫu iPhone có thể không nhận được iOS 19, bản cập nhật lớn nhất kể từ năm 2013 https://1thegioi.vn/3-mau-iphone-co-the-khong-nhan-duoc-ios-19-ban-cap-nhat-lon-nhat-ke-tu-nam-2013-231043.html Tue, 1 Apr 2025 15:15:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/3-mau-iphone-co-the-khong-nhan-duoc-ios-19-ban-cap-nhat-lon-nhat-ke-tu-nam-2013-231043.html Apple có thể sẽ ngừng hỗ trợ ba mẫu iPhone hiện tại của mình khi ra mắt iOS 19. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">3 mẫu iPhone có thể không nhận được iOS 19, bản cập nhật lớn nhất kể từ năm 2013</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">01/04/2025 15:15</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Apple có thể sẽ ngừng hỗ trợ ba mẫu iPhone hiện tại của mình khi ra mắt iOS 19.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo một nguồn rò rỉ đáng tin cậy được trích dẫn bởi trang <i>9to5Mac</i>, iPhone XR, iPhone XS và iPhone XS Max sẽ không được cập nhật lên iOS 19. Cả ba mẫu iPhone này đều trình làng vào năm 2018 và sử dụng chip A12 Bionic theo quy trình sản xuất 7 nanomet.</p><p>Tất cả iPhone khác đang chạy iOS 18 và có chip mạnh hơn A12 Bionic sẽ nhận được iOS 19, tức là từ dòng iPhone 11 trở lên, trang <i>9to5Mac </i>đưa tin.</p><p>Tin đồn trước đó từ nguồn đáng tin cậy khác lại cho rằng tất cả iPhone được cài iOS 18 sẽ có thể chạy iOS 19, nên vẫn còn phải chờ xem nguồn nào chính xác.</p><p>iPadOS 19 sẽ không thể cài đặt trên iPad thế hệ thứ 7 sử dụng chip A10 Fusion, gợi ý rằng yêu cầu tối thiểu có thể là chip A12 Bionic.</p><p>Tuy nhiên, không phải tất cả các thiết bị hỗ trợ iOS 19 và iPadOS 19 đều sẽ có đầy đủ tính năng mới, vì Apple có thể sẽ giữ lại những khả năng tốt nhất cho thiết bị cao cấp nhất của mình.</p><p>Apple sẽ giới thiệu các phiên bản hệ điều hành mới cho iPhone, iPad và Mac vào ngày 9.6 tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) năm nay.</p><p>iOS 19 được cho là bản cập nhật phần mềm lớn nhất cho iPhone kể từ iOS 7, được phát hành vào năm 2013, hơn một thập kỷ trước.</p><p>Apple sẽ cải tiến giao diện để đảm bảo sự đồng nhất trong thiết kế giữa iOS, macOS và iPadOS bằng cách thay đổi biểu tượng, nút hệ thống, điều khiển và các yếu tố giao diện ứng dụng. Ngoài ra, Apple sẽ đơn giản hóa cách điều hướng và sử dụng thiết bị.</p><p>Apple có thể sẽ thêm hiệu ứng kính trong suốt trên toàn bộ giao diện người dùng, lấy cảm hứng từ phần mềm của Vision Pro.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/3-mau-iphone-co-the-khong-nhan-duoc-ios-19-ban-cap-nhat-lon-nhat-ke-tu-nam-2013.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/3-mau-iphone-co-the-khong-nhan-duoc-ios-19-ban-cap-nhat-lon-nhat-ke-tu-nam-2013.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/04/01/3-mau-iphone-co-the-khong-nhan-duoc-ios-19-ban-cap-nhat-lon-nhat-ke-tu-nam-2013.jpg" alt="3-mau-iphone-co-the-khong-nhan-duoc-ios-19-ban-cap-nhat-lon-nhat-ke-tu-nam-2013.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245950"><figcaption class="align-center">iOS 19 được cho là bản cập nhật phần mềm lớn nhất cho iPhone kể từ iOS 7 - Ảnh: PA</figcaption></figure><p>Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể không phải là trọng tâm chính trong WWDC 2025. Apple đang gặp khó khăn trong việc tung ra các tính năng AI mà hãng hứa hẹn trong năm nay.</p><p>Phiên bản đầu tiên của Siri hội thoại có thể sẽ xuất hiện vào giai đoạn sau của chu kỳ iOS 19. Tuy nhiên, phiên bản hoàn chỉnh của Siri tiên tiến này dự kiến chỉ có trên iOS 20 vào năm 2027.</p><p><b>Apple đại tu phần mềm cho iPhone, iPad và Mac đi kèm với rủi ro</b></p><p>Apple đang chuẩn bị cho một trong những cuộc đại tu phần mềm lớn nhất lịch sử công ty, nhằm thay đổi giao diện iPhone, iPad và Mac cho thế hệ người dùng mới.</p><p>Theo những người am hiểu về dự án, việc cải tổ này dự kiến diễn ra vào cuối năm 2025, sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo các hệ điều hành và làm cho những nền tảng phần mềm khác nhau của Apple trở nên đồng nhất hơn. Điều này gồm cả việc cập nhật phong cách các biểu tượng, menu, ứng dụng, cửa sổ và nút hệ thống.</p><p>Những nguồn tin của <i>Bloomberg</i>, yêu cầu giấu tên vì dự án chưa được công bố, cho biết Apple đang làm việc để đơn giản hóa cách người dùng điều hướng và kiểm soát thiết bị của họ, như một phần trong đợi đại tu. Thiết kế này được dựa trên phần mềm của kính thực tế hỗn hợp Vision Pro.</p><p>Apple đang đặt cược rằng giao diện mới đột phá có thể giúp thúc đẩy nhu cầu của người dùng sau một giai đoạn trì trệ. Doanh thu của công ty đã chậm lại sau sự bùng nổ chi tiêu công nghệ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và tăng trưởng chỉ đang dần quay quay lại. iPhone, sản phẩm giúp Apple kiếm nhiều tiền nhất, đã bất ngờ giảm doanh số trong quý 4/2024.</p><p>Những thay đổi này sẽ xuất hiện như một phần của iOS 19 và iPadOS 19 và macOS 16, không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ thiết kế mới và những tinh chỉnh về mặt thẩm mỹ. Việc thay đổi phần mềm sẽ đánh dấu bản nâng cấp quan trọng nhất với Mac kể từ hệ điều hành Big Sur vào năm 2020. Với iPhone, đây sẽ là cuộc đại tu lớn nhất kể từ iOS 7 năm 2013.</p><p>Các bản cập nhật này dự kiến sẽ là điểm nhấn tại WWDC vào tháng 6 tới và có thể giúp đánh lạc hướng khỏi nỗ lực đầy biến động của công ty trong lĩnh vực AI. Đầu tháng 3, Apple tuyên bố hoãn các bản nâng cấp AI cho trợ lý kỹ thuật số Siri.</p><p>Một mục tiêu chính cuộc đại tu phần mềm là làm cho các hệ điều hành khác nhau của Apple trông giống nhau và đồng nhất hơn. Hiện tại, các ứng dụng, biểu tượng và phong cách cửa sổ khác nhau trên macOS, iOS và visionOS. Điều này có thể gây khó chịu khi chuyển đổi từ thiết bị này sang thiết bị khác.</p><p>Tuy nhiên, Apple vẫn chưa hợp nhất các hệ điều hành của mình, một động thái mà các gã khổng lồ công nghệ khác đã thực hiện. Apple tin rằng có thể tạo ra những chiếc Mac và iPad tốt hơn bằng cách giữ các hệ điều hành riêng biệt. Một lợi ích khác với Apple là điều này khuyến khích người tiêu dùng mua cả hai thiết bị thay vì một.</p><p>Trong khi đó, visionOS được phát triển cho kính thực tế hỗn hợp Vision Pro, thiết bị kết hợp thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Sản phẩm này vẫn chưa bán chạy kể từ khi ra mắt vào năm ngoái, nhưng phần mềm có những nét sáng tạo cuối cùng sẽ lan rộng sang các thiết bị khác.</p><p>VisionOS khác biệt với iOS và macOS ở việc sử dụng các biểu tượng ứng dụng hình tròn, cách tiếp cận đơn giản hóa với cửa sổ, các bảng điều hướng trong suốt, sử dụng độ sâu và bóng 3D nổi bật hơn.</p><p>Thế nhưng, trải nghiệm nhập vai hơn của Vision Pro và việc sử dụng giao diện cử chỉ tay đồng nghĩa một số yếu tố sẽ không áp dụng cho thế giới 2D của iOS và macOS.</p><p>Bản nâng cấp này đã trở thành trọng tâm chính với đơn vị kỹ thuật phần mềm của Apple, cũng như nhóm giao diện người dùng trong bộ phận thiết kế lớn hơn.</p><p>Việc thiết kế phần mềm được giám sát bởi Alan Dye, cựu lãnh đạo lâu năm của Apple, từng làm việc tại các thương hiệu thời trang. Hơn một thập kỷ trước, Alan Dye được trưởng phòng thiết kế Jony Ive chọn để giúp tạo ra hệ điều hành cho Apple Watch, cũng như iOS 7.</p><p>Khi Jony Ive rời Apple vào năm 2019, Alan Dye đã trở nên nổi bật hơn tại Apple. Hiện ông quản lý hơn 300 người, một đội ngũ quyết định quyết định giao diện và hoạt động của phần mềm, thậm chí cả âm thanh do nó tạo ra. Alan Dye báo cáo trực tiếp với Giám đốc vận hành Jeff Williams và làm việc cùng với Molly Anderson, người phụ trách thiết kế công nghiệp và phần cứng.</p><p>Sự ra đi của Jony Ive, huyền thoại thiết kế iPhone và iPad, vẫn còn ảnh hưởng đến Apple. Nhiều nhà thiết kế đã theo chân Jony Ive rời đi những năm gần đây, trong đó có một số người gia nhập công ty của ông là LoveFrom. Bộ phận thiết kế Apple cũng gặp phải vấn đề về tinh thần, với một số nhân viên phàn nàn về cách quản lý cứng nhắc và văn hóa dường như kém sáng tạo hơn.</p><p>Việc tạo ra các giao diện đơn giản, trực quan là dấu ấn của Apple trong hơn 4 thập kỷ, kể từ thời Mac. Thế nhưng, những đổi mới thiết kế cũng có thể gây ra phản ứng dữ dội.</p><p>Apple có hơn 2 tỉ thiết bị đang được sử dụng trên toàn thế giới và mọi người phụ thuộc vào chúng để làm việc, giao tiếp, giải trí. Ngay cả khi Apple cải tiến ứng dụng Photos vào năm ngoái, hàng loạt người dùng đã phàn nàn. Với việc thay đổi toàn bộ hệ điều hành, rủi ro còn lớn hơn nhiều.</p><p>Tuần trước, Apple thông báo rằng một số cải tiến AI quan trọng cho trợ lý ảo Siri sẽ bị trì hoãn đến năm 2026, thay vì ra mắt vào năm 2025 như kế hoạch ban đầu.</p><p>Động thái này đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược AI của Apple, đặc biệt là khi các đối thủ như Google và Amazon đang nhanh chóng nâng cấp trợ lý ảo với AI tiên tiến.</p><p>Theo hãng tin <i>Reuters</i>, Apple cho biết vẫn đang làm việc để tạo ra một Siri "cá nhân hóa hơn, nhận thức được bối cảnh của người dùng và có khả năng thực hiện các hành động phức tạp hơn trong và trên các ứng dụng". Tuy nhiên, công ty khẳng định cần thêm thời gian để hoàn thiện công nghệ này và dự kiến sẽ triển khai vào năm 2026.</p><p>Apple không đưa ra lý do cụ thể cho sự chậm trễ này, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng sự phức tạp của các tính năng AI mới và việc công ty ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư có thể là nguyên nhân chính. Trước đó, Apple từng dự kiến ra mắt các cải tiến này vào năm 2025, song việc trì hoãn đồng nghĩa công ty đang gặp phải một số thách thức kỹ thuật.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Apple và SpaceX của Elon Musk đối đầu vì kế hoạch mở rộng mạng vệ tinh https://1thegioi.vn/apple-va-spacex-cua-elon-musk-doi-dau-vi-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh-230998.html Mon, 31 Mar 2025 12:45:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/apple-va-spacex-cua-elon-musk-doi-dau-vi-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh-230998.html Apple và SpaceX đang cạnh tranh trong cuộc đua loại bỏ các vùng mất sóng di động với sự mâu thuẫn dự kiến sẽ ngày càng gay gắt. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Apple và SpaceX của Elon Musk đối đầu vì kế hoạch mở rộng mạng vệ tinh</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">31/03/2025 12:45</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Apple và SpaceX đang cạnh tranh trong cuộc đua loại bỏ các vùng mất sóng di động với sự mâu thuẫn dự kiến sẽ ngày càng gay gắt.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Apple đang đối đầu với SpaceX của Elon Musk trong nỗ lực loại bỏ các vùng mất sóng di động bằng công nghệ vệ tinh. Nhà sản xuất iPhone đang đầu tư mạnh vào công nghệ liên lạc vệ tinh để giúp người dùng luôn kết nối ngay cả ở những nơi không có tín hiệu di động truyền thống. Trong khi đó, SpaceX đã phóng hơn 550 vệ tinh để cung cấp kết nối di động thông qua dịch vụ Starlink của mình.</p><p>Để mở rộng năng lực, hai công ty này đang cạnh tranh để giành quyền sử dụng phổ tần có giá trị (những dải sóng vô tuyến để truyền tín hiệu), vốn đang có nguồn cung hạn chế. Những khoản đầu tư vào không gian của Apple khiến Elon Musk không hài lòng, theo một số nguồn tin. SpaceX đã thúc giục các cơ quan quản lý liên bang Mỹ trì hoãn một dự án mở rộng vệ tinh do Apple tài trợ.</p><p>Mâu thuẫn càng leo thang trong những tháng gần đây khi SpaceX và đối tác T-Mobile đề nghị Apple hợp tác để cung cấp dịch vụ Starlink trên iPhone. Sau các cuộc thảo luận căng thẳng, hai bên đã đạt được thỏa thuận, cho phép dịch vụ di động vệ tinh của SpaceX và T-Mobile (dự kiến ra mắt mùa hè này) hoạt động liền mạch trên các mẫu iPhone mới. Tuy nhiên, Apple vẫn kiểm soát chặt chẽ hệ sinh thái phần mềm khép kín của iPhone.</p><p>Mối bất hòa giữa Elon Musk và Apple về dịch vụ vệ tinh đang đặt tỷ phú giàu nhất thế giới vào thế đối đầu với một trong những công ty giá trị nhất toàn cầu.</p><p>Việc cung cấp kết nối tốt hơn ở những khu vực khó tiếp cận có thể thúc đẩy doanh số iPhone hoặc gia tăng số người sử dụng dịch vụ Starlink của SpaceX. Ở một khía cạnh nào đó, cả hai công ty đều cần nhau để theo đuổi chiến lược của mình.</p><p>Globalstar, đối tác của Apple trong việc cung cấp dịch vụ vệ tinh, đã thuê SpaceX để phóng các vệ tinh giúp kết nối cho iPhone khi không có sóng di động. Ngược lại, SpaceX và T-Mobile cũng cần Apple để đảm bảo dịch vụ của họ hoạt động tốt trên iPhone.</p><p>Hai bên từng thảo luận về việc kết nối iPhone trực tiếp với vệ tinh của SpaceX, nhưng chưa có thỏa thuận nào được ký kết.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh.jpg" alt="apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245852"><figcaption class="align-center">Tính năng kết nối vệ tinh của Apple cho phép người dùng iPhone gửi tin nhắn văn bản, gọi hỗ trợ khẩn cấp và tìm kiếm sự trợ giúp ven đường ở những khu vực không có dịch vụ điện thoại di động - WSJ</figcaption></figure><p><b>"Cứu mạng con người"</b></p><p>Năm ngoái, Apple đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào Globalstar, nhà điều hành hỗ trợ tính năng kết nối vệ tinh nội bộ trên iPhone. Dịch vụ của Apple cho phép người dùng iPhone gửi tin nhắn, gọi hỗ trợ khẩn cấp và yêu cầu trợ giúp trên đường trong các khu vực không có sóng di động. Khoản đầu tư mới này giúp Globalstar phát triển một mạng lưới vệ tinh toàn cầu để cải thiện kết nối cho iPhone trên không gian.</p><p>“Công nghệ này đã giúp cứu mạng người. Các tính năng vệ tinh được thiết kế để bổ sung cho dịch vụ của các nhà mạng, mang đến cho người dùng nhiều cách kết nối hơn”, Apple tuyên bố.</p><p>Tuy nhiên, SpaceX gần đây đã yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) bác bỏ đơn xin cấp phép của Globalstar để sử dụng một số phổ tần cho mạng lưới vệ tinh mới do Apple tài trợ. SpaceX cho rằng băng tần mà Apple sử dụng để truyền tín hiệu khẩn cấp của người dùng là nguồn tài nguyên bị sử dụng không hiệu quả (không được khai thác hết tiềm năng).</p><p>Adrian Perica, Phó chủ tịch phát triển doanh nghiệp của Apple, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán với SpaceX nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa hai công ty, theo các nguồn tin thân cận.</p><p><b>Cuộc đua không gian</b></p><p>Vào tháng 8.2022, SpaceX và T-Mobile công bố kế hoạch cung cấp dịch vụ nhắn tin liên tục ở những khu vực xa xôi trong một sự kiện ra mắt tại bang Texas (Mỹ). Trong nội bộ Apple, một số nhân viên tin rằng SpaceX công bố thỏa thuận với T-Mobile nhằm giành thế chủ động trước khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ giới thiệu dịch vụ nhắn tin khẩn cấp qua vệ tinh trên một số mẫu iPhone.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh1.jpg" alt="apple-va-spacex-cua-elon-musk-xung-dot-ve-ke-hoach-mo-rong-mang-ve-tinh1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245853"><figcaption class="align-center">SpaceX của Elon Musk đã gây sức ép với các cơ quan quản lý liên bang để ngăn chặn nỗ lực mở rộng vệ tinh do Apple tài trợ - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p>Elon Musk và Apple từ lâu đã cạnh tranh trong việc thu hút nhân tài phát triển công nghệ ô tô tự lái. Hai bên cũng từng xảy ra mâu thuẫn liên quan đến mạng xã hội X. Nền tảng này phụ thuộc vào Apple để phân phối ứng dụng qua App Store, và kiếm doanh thu từ quảng cáo.</p><p>Elon Musk thậm chí từng cân nhắc tự sản xuất smartphone vì không hài lòng với cách Apple kiểm soát phân phối ứng dụng của bên thứ ba như X, theo một số nguồn tin thân cận.</p><p><b>“</b>Ý tưởng tạo ra một chiếc điện thoại khiến tôi chán nản, nhưng nếu cần, chúng tôi sẽ làm”, Elon Musk nói với khán giả ở khu vực Philadelphia (Mỹ) vào tháng 10.2024 khi vận động tranh cử cho ông Donald Trump.</p><p>Theo các nhà phân tích, việc thâm nhập thị trường smartphone vốn bị thống trị bởi Apple và Samsung Electronics (hai thương hiệu chiếm khoảng 40% thị phần toàn cầu) sẽ là thách thức lớn.</p><p><b>Trên quỹ đạo</b></p><p>Với Starlink, SpaceX có lợi thế vượt trội về số lượng vệ tinh so với Apple. Các chuyên gia trong ngành tin rằng Globalstar sẽ không thể đáp ứng hết nhu cầu của Apple.</p><p>Những năm qua, Apple đã đàm phán với nhiều nhà cung cấp vệ tinh khác để đảm bảo có đủ phổ tần, theo một số nguồn tin. Hãng cũng từng cân nhắc đầu tư vào EchoStar, công ty vận hành vệ tinh có trụ sở tại bang Colorado (Mỹ), nhằm tăng cường số lượng vệ tinh và phổ tần hỗ trợ kết nối iPhone.</p><p>Trước đây, Apple từng hợp tác với công ty hàng không vũ trụ Boeing trong một kế hoạch vệ tinh, nhưng dự án này không được tiếp tục. Boeing từ chối bình luận.</p><p>Cách tiếp cận của Apple có những lợi thế nhất định, theo các giám đốc trong ngành. Các đối tác tiềm năng mà Apple đang theo đuổi có thể bù đắp cho cơ sở hạ tầng đã lỗi thời của họ bằng quyền sử dụng phổ tần khu vực và toàn cầu. Đó là thứ mà Apple đã dành nhiều năm để tìm cách kiếm lợi nhuận.</p><p><b>Starlink gặp trở ngại khi tìm cách mở rộng nhanh chóng ra toàn cầu</b></p><p>Với hơn 7.000 vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp đang hoạt động, Starlink đang cung cấp dịch vụ cho 118 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh thu dự kiến trong năm nay của Starlink có thể đạt 16,3 tỉ USD, tăng 74% so với năm 2024, nhờ số lượng người dùng tăng gần gấp đôi lên 7,8 triệu, theo Morgan Stanley. Đây là con số vượt xa doanh thu từ hoạt động phóng tên lửa truyền thống của SpaceX.</p><p>Morgan Stanley là tập đoàn tài chính đa quốc gia của Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, giao dịch chứng khoán và nghiên cứu tài chính. Công ty được thành lập vào năm 1935 và có trụ sở chính tại thành phố New York (Mỹ).</p><p>Nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley nhận định: “Starlink sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận của SpaceX, dù mọi thứ bắt đầu từ năng lực phóng vượt trội”.</p><p>Starlink đã giành được nhiều hợp đồng lớn với các hãng hàng không như Qatar Airways, Air France, cùng các tập đoàn vận tải biển như Maersk và MSC. Không chỉ vậy, đơn vị thuộc SpaceX còn đang thương lượng để mở rộng tới những thị trường tiềm năng như Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc, Bangladesh và đặc biệt là Ấn Độ, nơi Elon Musk gần đây đã gặp trực tiếp Thủ tướng Narendra Modi để thúc đẩy kế hoạch hợp tác.</p><p>Tuy nhiên, song song với đà mở rộng, mối quan hệ cá nhân giữa Elon Musk với Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến Starlink gặp không ít rắc rối ở thị trường quốc tế.</p><p>Dù việc Elon Musk liên minh với ông Trump từng giúp Starlink vượt qua các rào cản pháp lý dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden và tiếp cận các hợp đồng liên bang béo bở, giờ đây điều đó lại trở thành vấn đề với các quốc gia khác.</p><p>Một số chính phủ bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu một công ty được dẫn dắt bởi nhân vật có quan điểm chính trị mạnh như Elon Musk, người công khai ủng hộ ông Trump và thường xuyên phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội, có phải là đối tác chiến lược đáng tin cậy?</p><p>Điển hình, ​tỉnh bang Ontario của Canada gần đây đã hủy hợp đồng trị giá 100 triệu USD với Starlink nhằm phản đối chính sách thuế từ Mỹ, cho rằng “không thể làm ăn với những người đang phá hoại nền kinh tế của chúng ta”.</p><p>Ở Brazil, một cuộc tranh cãi liên quan đến thông tin sai lệch trên nền tảng X, do Elon Musk sở hữu, suýt dẫn đến việc cấm dịch vụ Starlink.</p><p>Tại châu Âu, thái độ không mấy thân thiện của Elon Musk với một số chính trị gia đã khiến nhiều quốc gia xem xét lại mức độ phụ thuộc vào Starlink, đặc biệt trong bối cảnh công ty này đang cung cấp dịch vụ tại Ukraine như một phần trong nỗ lực phòng thủ chống lại Nga.</p><p>Tại Ý, các cuộc đàm phán về hợp đồng tiềm năng giữa Starlink và chính phủ Ý đã bị đình trệ, phản ánh những căng thẳng địa chính trị rộng lớn hơn, Guido Crosetto - Bộ trưởng Quốc phòng Ý cho biết hôm 22.3. Chính quyền của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đang tìm cách đảm bảo hệ thống liên lạc được mã hóa giữa chính phủ, các nhà ngoại giao và quan chức quốc phòng hoạt động ở khu vực rủi ro cao. Starlink là một trong những ứng viên đang được xem xét để cung cấp hệ thống này.</p><p>"Hình như mọi thứ đang bị đình trệ", ông Guido Crosetto cho biết, theo báo <i>La Repubblica</i>. Thay vì tập trung vào các vấn đề kỹ thuật của hợp đồng, cuộc thảo luận đã bị chi phối bởi những tuyên bố do Elon Musk đưa ra hoặc những phát ngôn liên quan đến tỷ phú 53 tuổi người Mỹ này, theo Guido Crosetto.</p><p>Starlink là thế lực thống trị trong lĩnh vực internet vệ tinh, đã cung cấp dịch vụ tại Ý từ năm 2021. Các nguồn tin nói với <i>Reuters </i>rằng chính phủ Ý đang xem xét một hợp đồng 5 năm trị giá 1,5 tỉ euro (1,62 tỉ USD) với Starlink.</p><p>Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa chính phủ Mỹ và Starlink đã gây ra làn sóng phản đối từ phe đối lập, những người đặt câu hỏi liệu có khôn ngoan hay không khi giao hợp đồng an ninh quốc gia cho một doanh nhân nước ngoài, đồng thời là đồng minh thân cận của Tổng thống Donald Trump.</p><p>Guido Crosetto cho biết khi tình hình lắng xuống, các cuộc đàm phán sẽ quay trở lại các vấn đề kỹ thuật.</p><p>"Điều quan trọng là: Cái gì có lợi và an toàn nhất cho quốc gia", Bộ trưởng Quốc phòng Ý nói.</p><p>Thủ tướng Giorgia Meloni đã đặt liên minh với Mỹ làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Ý. Tuy nhiên, hành động của ông Trump, vốn đã làm mếch lòng các đồng minh châu Âu của Ý, buộc bà thực hiện một hành động cân bằng về chính trị.</p><p>Trong nước, bà Giorgia Meloni cũng chịu áp lực từ Liên đoàn phương Bắc – đảng cực hữu trong liên minh cầm quyền, yêu cầu tiếp tục ủng hộ ông Trump và Elon Musk.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Bộ Công an triển khai trang thông tin trên nền tảng Zalo OA https://1thegioi.vn/bo-cong-an-trien-khai-trang-thong-tin-tren-nen-tang-zalo-oa-230996.html Mon, 31 Mar 2025 12:17:01 +0700 Khoa học - công nghệ https://1thegioi.vn/bo-cong-an-trien-khai-trang-thong-tin-tren-nen-tang-zalo-oa-230996.html Bộ Công an đã lập trang thông tin trên nền tảng mạng xã hội Zalo OA. Trang đã được cấp tick vàng, định dạng trên môi trường mạng xã hội với tên gọi: Bộ Công an. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Khoa học - công nghệ</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Bộ Công an triển khai trang thông tin trên nền tảng Zalo OA</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Nhật Anh</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">31/03/2025 12:17</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Bộ Công an đã lập trang thông tin trên nền tảng mạng xã hội Zalo OA. Trang đã được cấp tick vàng, định dạng trên môi trường mạng xã hội với tên gọi: Bộ Công an.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo Bộ Công an, căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24.6.2022 của Chính phủ ban hành quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin chính thức về an ninh, trật tự trên các nền tảng số, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn..., Bộ Công an triển khai hoạt động Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Zalo OA.</p><p>Theo đó, tên Trang thông tin Bộ Công an là Bộ Công an; địa chỉ 30 Trần Bình Trọng, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/z6458930806508_34654eca352d98489c647b4933236770(1).jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/z6458930806508_34654eca352d98489c647b4933236770(1).jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/31/z6458930806508_34654eca352d98489c647b4933236770(1).jpg" alt="z6458930806508_34654eca352d98489c647b4933236770(1).jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245851"><figcaption class="align-center">Hình ảnh giao diện của Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Zalo OA <br> - Ảnh chụp màn hình</figcaption></figure><p>Cùng với Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an; Trang Thông tin Bộ Công an trên nền tảng Facebook; Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng Zalo OA là kênh thông tin chính thống của lực lượng công an trên môi trường mạng.</p><p>Những kênh này có chức năng thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng công an nhân dân; tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.</p><p>Ngoài ra, những kênh trên của Bộ Công an còn có chức năng cảnh báo về các thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác…, tăng cường khả năng tương tác, giúp công chúng tiếp cận nhanh hơn với nguồn thông tin chính thống của Bộ Công an.</p><p>Bộ Công an đề nghị các cơ quan, bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí và nhân dân quan tâm, đồng hành, khai thác, chia sẻ, tạo hiệu ứng, lan tỏa, sử dụng hiệu quả thông tin trên Trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng mạng xã hội Zalo OA.</p><div class="sc-empty-layer"></div> DeepSeek củng cố niềm tin của các nhà đầu tư giàu có ở Trung Quốc vào cổ phiếu công nghệ https://1thegioi.vn/deepseek-cung-co-niem-tin-cua-cac-nha-dau-tu-giau-co-o-trung-quoc-vao-co-phieu-cong-nghe-230962.html Sun, 30 Mar 2025 10:44:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/deepseek-cung-co-niem-tin-cua-cac-nha-dau-tu-giau-co-o-trung-quoc-vao-co-phieu-cong-nghe-230962.html Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc đã thuyết phục các nhà đầu tư nước này rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng, theo bà Judy Hsu - Giám đốc điều hành mảng quản lý tài sản và ngân hàng bán lẻ của Standard Chartered. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">DeepSeek củng cố niềm tin của các nhà đầu tư giàu có ở Trung Quốc vào cổ phiếu công nghệ</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">30/03/2025 10:44</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc đã thuyết phục các nhà đầu tư nước này rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng, theo bà Judy Hsu - Giám đốc điều hành mảng quản lý tài sản và ngân hàng bán lẻ của Standard Chartered.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Standard Chartered là ngân hàng quốc tế có trụ sở tại London (thủ đô Anh), hoạt động chủ yếu tại các thị trường châu Á, châu Phi và Trung Đông. Standard Chartered cung cấp các dịch vụ tài chính như ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp và quản lý tài sản.</p><p>Theo bà Judy Hsu, đợt điều chỉnhi cổ phiếu công nghệ gần đây khó có thể làm giảm sự quan tâm mua vào từ các nhà đầu tư Trung Quốc do họ tin tưởng vào triển vọng dài hạn của các công ty và tầm nhìn của Bắc Kinh với lĩnh vực này.</p><p>Bà Judy Hsu cho biết các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao tại Trung Quốc đại lục vẫn có niềm tin vào tiềm năng của các hãng công nghệ, từ các công ty khởi nghiệp AI đến nhà xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bất chấp những lo ngại về định giá cao của nhóm cổ phiếu này.</p><p>"Bùng nổ AI tại Trung Quốc chỉ mới bắt đầu. Những nhà đầu tư theo đuổi lợi nhuận dài hạn tin rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng", Judy Hsu bình luận.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/30/deepseek-cung-co-niem-tin-cua-cac-nha-dau-tu-giau-co-o-trung-quoc-vao-co-phieu-cong-nghe.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/30/deepseek-cung-co-niem-tin-cua-cac-nha-dau-tu-giau-co-o-trung-quoc-vao-co-phieu-cong-nghe.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/30/deepseek-cung-co-niem-tin-cua-cac-nha-dau-tu-giau-co-o-trung-quoc-vao-co-phieu-cong-nghe.jpg" alt="deepseek-cung-co-niem-tin-cua-cac-nha-dau-tu-giau-co-o-trung-quoc-vao-co-phieu-cong-nghe.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245742"><figcaption class="align-center">Theo bà Judy Hsu, sự bùng nổ của AI tại Trung Quốc thuyết phục các nhà đầu tư nước này rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng - Ảnh: VVS</figcaption></figure><p>Bà đề cập đến sự trỗi dậy của DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI Trung Quốc thúc đẩy làn sóng tăng giá cổ phiếu công nghệ trên sàn chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục từ cuối tháng 1, trước khi áp lực chốt lời xuất hiện vào tuần trước.</p><p>DeepSeek đã ra mắt hai mô hình AI nguồn mở V3 và R1 với chi phí và mức tiêu thụ điện toán chỉ bằng một phần nhỏ so với các công ty nước ngoài. Hiệu suất của hai mô hình này được đánh giá ngang tầm với sản phẩm do OpenAI, công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực AI, phát triển.</p><p>Trong một bài viết, DeepSeek tiết lộ đào tạo V3 chỉ bằng 2.048 GPU (bộ xử lý đồ họa) Nvidia H800 trong vòng hai tháng. Đây không phải là loại chip AI hàng đầu của Nvidia. Ban đầu H800 được Nvidia phát triển như một sản phẩm giảm hiệu năng để vượt qua các hạn chế từ chính quyền Biden với mục đích bán cho thị trường Trung Quốc, song sau đó bị cấm theo lệnh trừng phạt của Mỹ.</p><p>DeepSeek tuyên bố rằng quá trình huấn luyện mô hình này chỉ tiêu tốn 2,8 triệu giờ GPU với chi phí 5,6 triệu USD, bằng một phần nhỏ thời gian và tiền bạc mà các công ty Mỹ bỏ ra cho các mô hình AI của họ.</p><p>Vừa qua, DeepSeek được các nhà phát triển toàn cầu hoan nghênh, ca ngợi vì tiết lộ các kỹ thuật mà họ sử dụng để xây dựng các mô hình AI hiệu suất cao, chi phí thấp của mình.</p><p>Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên tục kêu gọi sự tích hợp giữa công nghệ và công nghiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thông qua các "lực lượng sản xuất mới".</p><p>Sự hưng phấn do DeepSeek tạo ra đã giúp Hang Seng Tech Index tăng gần 30% từ đầu tháng 2 đến ngày 18.3. Tuy nhiên sau đó, tâm lý hưng phấn phần nào suy giảm, kéo theo mức giảm 8,5% của chỉ số này kể từ thời điểm đó.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Hang Seng Tech Index (HSTECH) là chỉ số chứng khoán theo dõi các hãng công nghệ lớn niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (HKEX).</p><p><b>Đặc điểm chính của Hang Seng Tech Index</b></p><p>Ra mắt vào tháng 7.2020 để phản ánh hiệu suất của các hãng công nghệ hàng đầu.</p><p>Bao gồm 30 hãng công nghệ có ảnh hưởng lớn, trong đó có:</p><p>Tencent Holdings (công nghệ &amp; internet)</p><p>Alibaba Group Holding (thương mại điện tử)</p><p>Xiaomi (thiết bị điện tử)</p><p>Meituan (dịch vụ giao đồ ăn)</p><p>JD.com (bán lẻ trực tuyến)</p><p>Tập trung vào các lĩnh vực như AI, điện toán đám mây, thương mại điện tử, công nghệ tài chính và internet di động.</p><p>Được coi là "Nasdaq của Hồng Kông" vì tương đồng với Nasdaq 100, chỉ số công nghệ của Mỹ.</p><p><b>Vai trò của Hang Seng Tech Index</b></p><p>Là thước đo quan trọng của thị trường công nghệ Trung Quốc và Hồng Kông.</p><p>Bị ảnh hưởng bởi chính sách chính phủ, quan hệ Mỹ - Trung và xu hướng công nghệ toàn cầu.</p><p>Được nhiều quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) và nhà đầu tư theo dõi để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ Trung Quốc.</p></div><p><b>Rủi ro cao nhưng dòng tiền đầu tư vẫn mạnh</b></p><p>Bất chấp những biến động gần đây trên thị trường chứng khoán, Judy Hsu cho biết khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư giàu có tại Trung Quốc vẫn ở mức cao. Thành công của DeepSeek khiến nhiều nhà đầu tư tăng tỉ trọng phân bổ tài sản tại châu Á, đặc biệt là vào các hãnh công nghệ tiềm năng.</p><p>"Đây là một bước ngoặt lớn. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều tin tức thú vị hơn nữa. Trung Quốc đã chứng tỏ mình là một thế lực trong các lĩnh vực công nghệ này", Judy Hsu nhận định.</p><p>Standard Chartered là một trong ba ngân hàng phát hành tiền tệ tại Hồng Kông, đang củng cố vai trò là nhà cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế ở Trung Quốc đại lục. Standard Chartered đang tận dụng nhu cầu ngày càng tăng của những người Trung Quốc giàu có với các dịch vụ quản lý tài sản.</p><p>Judy Hsu cho biết Standard Chartered cũng sẽ đầu tư vào nhân lực và công nghệ số để cải thiện dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp Trung Quốc đại lục, trong bối cảnh nhiều công ty nước này đang đẩy mạnh kế hoạch mở rộng ra quốc tế.</p><p>Standard Chartered dự định tuyển thêm nhiều quản lý quan hệ khách hàng tại Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và UAE, với mục tiêu giám sát thêm 200 tỉ USD tài sản mới từ khách hàng trong vòng 5 năm tới. Ngân hàng này có kế hoạch đầu tư 1,5 tỉ USD để đạt được mục tiêu đó.</p><p>Là một ngân hàng tập trung vào các thị trường mới nổi, Standard Chartered đang hoạt động tại hơn 50 quốc gia ở châu Á, Trung Đông và châu Phi, nơi dân số giàu có tiếp tục tăng. Hồng Kông hiện là thị trường lớn nhất của Standard Chartered.</p><p>Tại Trung Quốc đại lục, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý tài sản quốc tế thường sử dụng các chương trình như QDII (chương trình nhà đầu tư tổ chức trong nước đủ điều kiện) để giúp người dân Trung Quốc đầu tư vào thị trường nước ngoài.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>QDII là cơ chế do Trung Quốc triển khai nhằm cho phép các tổ chức tài chính trong nước đầu tư vào các tài sản nước ngoài một cách hợp pháp.</p><p><b>Đặc điểm chính của QDII</b></p><p>Mục đích: Giúp nhà đầu tư trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, đa dạng hóa danh mục đầu tư.</p><p>Đối tượng tham gia: Các tổ chức tài chính được cấp phép như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và bảo hiểm.</p><p>Hạn mức đầu tư: Các tổ chức tham gia phải tuân thủ hạn mức do Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc (SAFE) cấp phép.</p><p>Các kênh đầu tư: Có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, sản phẩm tài chính phái sinh tại thị trường nước ngoài.</p><p><b>Vai trò của QDII</b></p><p>Giúp Trung Quốc kiểm soát dòng vốn ra nước ngoài trong khi vẫn thúc đẩy hội nhập tài chính toàn cầu.</p><p>Cung cấp thêm cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư tổ chức trong nước, thay vì chỉ tập trung vào thị trường nội địa.</p><p>Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức tài chính Trung Quốc trên thị trường quốc tế.</p><p>Ngoài QDII, Trung Quốc còn có cơ chế QFII (Qualified Foreign Institutional Investor), cho phép các tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường tài chính Trung Quốc theo hạn mức được cấp phép.</p></div><p><b>"DeepSeek giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách AI với Mỹ xuống còn 3 tháng"</b></p><p>Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn ba tháng trong một số lĩnh vực, nhờ DeepSeek tối ưu hóa việc sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, theo Lý Khai Phục – Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp 01.AI.</p><p>Lý Khai Phục, nhân vật có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực AI toàn cầu và từng là Chủ tịch Google Trung Quốc, nói với <i>Reuters</i> rằng DeepSeek đã giúp Trung Quốc vượt lên trong một số lĩnh vực như kỹ thuật phần mềm hạ tầng.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/cuu-chu-tich-google-trung-quoc-dat-cuoc-tuong-lai-01-ai-vao-deepseek-va-ma-nguon-mo1.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/cuu-chu-tich-google-trung-quoc-dat-cuoc-tuong-lai-01-ai-vao-deepseek-va-ma-nguon-mo1.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/22/cuu-chu-tich-google-trung-quoc-dat-cuoc-tuong-lai-01-ai-vao-deepseek-va-ma-nguon-mo1.jpg" alt="cuu-chu-tich-google-trung-quoc-dat-cuoc-tuong-lai-01-ai-vao-deepseek-va-ma-nguon-mo1.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245208"><figcaption class="align-center">Lý Khai Phục nói DeepSeek giúp Trung Quốc rút ngắn khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn ba tháng trong một số lĩnh vực - Ảnh: SCMP</figcaption></figure><p>DeepSeek gây chấn động giới công nghệ khi ra mắt mô hình AI nguồn mở V3 và R1 có hiệu suất tương đương sản phẩm của OpenAI nhưng được phát triển với chi phí và tài nguyên tính toán thấp hơn đáng kể. Điều này thách thức giả định rằng các lệnh trừng phạt từ Mỹ đang kìm hãm sự phát triển của AI Trung Quốc.</p><p>"Trước đây, tôi nghĩ rằng khoảng cách là từ 6 đến 9 tháng và Trung Quốc thua kém ở mọi mặt. Song bây giờ, tôi tin rằng có lẽ Trung Quốc chỉ chậm hơn Mỹ khoảng 3 tháng trong một số công nghệ cốt lõi, nhưng thực tế lại đang dẫn trước ở một số lĩnh vực cụ thể", Lý Khai Phục chia sẻ với <i>Reuters </i>trong một cuộc phỏng vấn tại Hồng Kông.</p><p>Ông cho rằng các lệnh trừng phạt về chất bán dẫn của Mỹ là "con dao hai lưỡi", gây ra khó khăn trong ngắn hạn nhưng cũng buộc các công ty Trung Quốc phải đổi mới trong điều kiện hạn chế, đặc biệt về việc phát triển thuật toán.</p><p>"Việc DeepSeek có thể tìm ra chuỗi tư duy mới để cải tiến học tăng cường cho thấy họ đang bắt kịp Mỹ rất nhanh, hoặc thậm chí còn sáng tạo hơn", Lý Khai Phục nhận định, đề cập đến khả năng của mô hình DeepSeek trong việc hiển thị quá trình lập luận trước khi đưa ra câu trả lời. Đây là tính năng mà OpenAI từng phát triển nhưng chưa công bố cho người dùng.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Học tăng cường là phương pháp học máy, trong đó một tác nhân học cách đưa ra quyết định bằng cách tương tác với môi trường và nhận phản hồi dưới dạng phần thưởng hoặc hình phạt. Mục tiêu của học tăng cường là giúp tác nhân tối đa hóa phần thưởng dài hạn thông qua các hành động mà nó thực hiện</p></div><p>Ngành công nghệ Trung Quốc bước vào cuộc đua AI toàn cầu sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào cuối năm 2022. Song trước khi DeepSeek xuất hiện, nhiều chuyên gia Trung Quốc vẫn cho rằng họ còn khoảng cách xa so với các đối thủ phương Tây.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Đằng sau việc xAI mua lại X với giá 33 tỉ USD: Bổn cũ soạn lại của Elon Musk https://1thegioi.vn/dang-sau-viec-xai-mua-lai-x-voi-gia-33-ti-usd-bon-cu-soan-lai-cua-elon-musk-230946.html Sat, 29 Mar 2025 12:48:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/dang-sau-viec-xai-mua-lai-x-voi-gia-33-ti-usd-bon-cu-soan-lai-cua-elon-musk-230946.html Elon Musk hôm 28.3 thông báo công ty trí tuệ nhân tạo xAI đã mua lại nền tảng mạng xã hội X trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Đằng sau việc xAI mua lại X với giá 33 tỉ USD: Bổn cũ soạn lại của Elon Musk</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">29/03/2025 12:48</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Elon Musk hôm 28.3 thông báo công ty trí tuệ nhân tạo xAI đã mua lại nền tảng mạng xã hội X trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>“Sự kết hợp này định giá xAI ở mức 80 tỉ USD và X ở mức 33 tỉ USD (45 tỉ USD trừ 12 tỉ USD nợ)”, Elon Musk viết.</p><p>Điều đáng nói: Cả xAI và X đều là công ty của Elon Musk. Thương vụ này có thể giúp tỷ phú giàu nhất thế giới dễ dàng hơn trong việc huấn luyện mô hình AI mang tên Grok của xAI.</p><p>Elon Musk đã mua lại X (trước đây là Twitter) với giá 44 tỷ USD dù ban đầu hội đồng quản trị công ty phản đối đề nghị từ Giám đốc điều hành Tesla.</p><p>Elon Musk từng cố gắng rút khỏi thương vụ này nhưng phải đối mặt với khoản phí hủy hợp đồng 1 tỉ USD nếu thỏa thuận thất bại. Cuối cùng, thương vụ hoàn tất vào tháng 10.2022 và công ty mạng xã hội từng niêm yết công khai từ 2013 trở thành công ty tư nhân dưới quyền sở hữu của Elon Musk.</p><p>Kể từ khi tiếp quản X, Elon Musk đã cắt giảm mạnh đội ngũ lãnh đạo lẫn nhóm niềm tin và an toàn của nền tảng. Sau đó, người dùng X báo cáo về sự gia tăng của nội dung độc hại và phát ngôn thù địch. Điều này khiến X đã chứng kiến sự rời đi của hàng loạt nhà quảng cáo.</p><p>Theo trang <i>Insider, </i>Elon Musk đến nay vẫn chưa thể xoay chuyển hoàn toàn tình hình của X, nhưng các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến nền tảng này, một phần vì mối quan hệ tài chính của nó với xAI.</p><p>Trước khi có tin tức về thương vụ mua bán giữa hai công ty của Elon Musk, X sở hữu 6 tỉ USD cổ phần trong xAI, theo trang <i>Bloomberg</i>.</p><p>Elon Musk thành lập xAI vào tháng 3.2023 với mục tiêu “xây dựng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy khám phá khoa học của nhân loại”. Là đối thủ cạnh tranh với OpenAI, xAI đã ra mắt chatbot AI Grok, được tích hợp vào X và dựa một phần vào dữ liệu được tạo trên nền tảng này để huấn luyện.</p><p>“xAI và X có tương lai gắn chặt với nhau. Hôm nay, chúng tôi chính thức thực hiện bước đi hợp nhất dữ liệu, mô hình, năng lực tính toán, phân phối và nhân sự. Sự kết hợp này sẽ mở ra tiềm năng to lớn bằng cách pha trộn khả năng AI tiên tiến của xAI với tầm phủ sóng rộng lớn của X”, Elon Musk cho biết hôm 28.3.</p><p>Tỷ phủ 53 tuổi người Mỹ nói thêm: “Tôi muốn ghi nhận sự cống hiến mạnh mẽ của tất cả mọi người tại xAI và X, vì giúp chúng ta đạt được cột mốc này. Đây mới chỉ là khởi đầu”.</p><p>Người phát ngôn của X từ chối bình luận về thương vụ này khi trang <i>Insider</i> liên hệ. Đại diện của xAI cũng không phản hồi ngay lập tức yêu cầu câu hỏi từ <i>Insider</i>.</p><p>Trong một bài đăng chia sẻ thông báo từ Elon Musk, Linda Yaccarino (Giám đốc điều hành X) viết rằng tương lai của hai công ty “không thể tươi sáng hơn”.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/29/dang-sau-viec-xai-mua-lai-x-voi-gia-33-ti-usd-bon-cu-soan-lai-cua-elon-musk.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/29/dang-sau-viec-xai-mua-lai-x-voi-gia-33-ti-usd-bon-cu-soan-lai-cua-elon-musk.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/29/dang-sau-viec-xai-mua-lai-x-voi-gia-33-ti-usd-bon-cu-soan-lai-cua-elon-musk.jpg" alt="dang-sau-viec-xai-mua-lai-x-voi-gia-33-ti-usd-bon-cu-soan-lai-cua-elon-musk.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245715"><figcaption class="align-center">Elon Musk vừa thông báo xAI mua lại X với giá 33 tỉ USD trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu - Ảnh: Getty Images</figcaption></figure><p><b>Bổn cũ soạn lại</b></p><p>Thỏa thuận giữa X và xAI không phải là lần đầu tiên Elon Musk thực hiện động thái tương tự giữa các công ty của mình. Năm 2016, Tesla đã mua lại SolarCity (công ty năng lượng mặt trời do hai anh em họ của Elon Musk là Peter và Lyndon Rive sáng lập) với giá 2,6 tỉ USD, đồng thời gánh thêm khoản nợ 3 tỉ USD của SolarCity.</p><p>SolarCity sau đó được hợp nhất thành Tesla Energy và phải đối mặt với một vụ kiện từ các cổ đông. Họ cho rằng thương vụ này thực chất là một cuộc giải cứu SolarCity. Elon Musk cuối cùng đã thắng kiện, tránh được khoản bồi thường khoảng 2 tỉ USD.</p><p><b>Các chuyên gia nói gì?</b></p><p>“Tôi nghĩ thương vụ này giúp loại bỏ một công ty gây rắc rối, giống SolarCity trước đây và giờ là X, đưa nó ra khỏi tâm điểm chú ý. Thế nhưng, xAI quá bí ẩn và bị kiểm soát chặt chẽ bởi Elon Musk. Các nhà đầu tư vào xAI lại quá gần gũi với ông ấy, nên rất khó để nói họ nhìn thấy những rủi ro gì”, Ann Lipton, chuyên gia luật doanh nghiệp và giáo sư luật tại Đại học Tulane, chia sẻ với trang <i>Insider.</i></p><p>Ann Lipton cho rằng Elon Musk đã loại đi các cổ đông có thể đặt câu hỏi về giá trị và tương lai của X.</p><p>“Bây giờ, chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu xAI có thực sự đáng giá như lời đồn hay không, nhưng ít nhất vào lúc này, tôi nghĩ các cổ đông của X hài lòng với việc trao đổi cổ phiếu. Elon Musk giúp một khoản đầu tư gây rắc rối trở nên ít bị chú ý hơn. Nếu xAI bị thổi phồng quá mức thì đó là chuyện của tương lai”, Ann Lipton bình luận.</p><p>"Diễn biến này khá bất ngờ và có phần khó đoán. Ở một mức độ nào đó, nó khép lại một chương trong câu chuyện đầy biến động của X", chuyên gia phân tích Paolo Pescatore của hãng PP Foresight nhận định.</p><p>Chuyên gia Gil Luria của hãng D.A. Davidson &amp; Co cho biết: "Con số 45 tỉ USD không phải là ngẫu nhiên. Nó cao hơn 1 tỉ USD so với giá mua lại Twitter vào năm 2022, cho phép Musk chia sẻ giá trị của xAI với các nhà đầu tư Twitter trước đây".</p><p>Là người giàu nhất thế giới, Elon Musk đang củng cố quyền lực tại Washington D.C khi lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) dưới chính quyền Trump, được giao nhiệm vụ loại bỏ sự lãng phí trong ngân sách liên bang. Điều này có thể giúp Elon Musk ảnh hưởng đến các cơ quan giám sát hoạt động kinh doanh của mình.</p><p>Một nhà đầu tư vào xAI nói với hãng tin <i>Reuters </i>rằng không ngạc nhiên về thương vụ này, coi đây là bước đi của Elon Musk nhằm củng cố quyền kiểm soát tại các công ty của mình. Nhà đầu tư giấu tên này cũng tiết lộ Elon Musk không cần sự chấp thuận từ họ mà chỉ thông báo rằng hai công ty đã hợp tác chặt chẽ và việc hợp nhất sẽ giúp tích hợp Grok sâu hơn.</p><p><b>Cuộc đua với OpenAI</b></p><p>xAI gần đây đã huy động được 10 tỉ USD trong một vòng gọi vốn, nâng giá trị công ty lên 75 tỉ USD, theo một báo cáo truyền thông.</p><p>Tháng 2 vừa qua, Elon Musk đã đề nghị mua lại nhánh phi lợi nhuận của OpenAI (công ty đứng sau ChatGPT) với giá 97,4 tỉ USD, nhưng bị từ chối.</p><p>Elon Musk vốn là đồng sáng lập OpenAI cùng CEO Sam Altman vào năm 2015. Sau này, ông trở thành đối thủ cạnh tranh với OpenAI và đệ đơn kiện lên tòa án liên bang California (Mỹ) nhằm ngăn chặn OpenAI chuyển đổi từ mô hình phi lợi nhuận sang công ty vì lợi nhuận. Tuy nhiên, hồi đầu tháng, thẩm phán đã bác bỏ yêu cầu ban đầu của Elon Musk.</p><p>Cuộc đua AI ngày càng nóng lên, với các khoản đầu tư khổng lồ đổ vào lĩnh vực này. xAI cũng đang tăng cường khả năng tính toán với cụm siêu máy tính Colossus được coi là lớn nhất thế giới, đặt tại thành phố Memphis (bang Tennessee).</p><p>Tháng 2, xAI ra mắt Grok-3, phiên bản mới nhất mô hình AI và chatbot của mình, cạnh tranh trực tiếp với OpenAI (được Microsoft hậu thuẫn) và DeepSeek (Trung Quốc). X có thể giúp phân phối các sản phẩm AI của xAI, đồng thời cung cấp nguồn dữ liệu người dùng theo thời gian thực.</p><p><b>"Giải phóng X"</b></p><p>Sau khi hoàn tất thương vụ mua lại Twitter vào tháng 10.2022 và chấm dứt thời gian công ty này niêm yết công khai từ 2013, Elon Musk tuyên bố: "Con chim đã được giải phóng".</p><p>Sau khi tiếp quản, Elon Musk cắt giảm mạnh lực lượng lao động của công ty, khiến nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng và doanh thu sụt giảm nhanh chóng. Gần đây, một số nhà quảng cáo đã quay lại X do ảnh hưởng của Elon Musk trong chính quyền Trump ngày càng lớn.</p><p>Bảy ngân hàng đã cấp khoản vay 13 tỉ USD cho Elon Musk mua lại X đã giữ khoản nợ này trong sổ sách suốt hai năm trước khi bán hết vào tháng trước, nhờ sự quan tâm ngày càng gia tăng từ nhà đầu tư với các công ty AI và hiệu suất hoạt động cải thiện của X hai quý gần nhất.</p><p>Sau thương vụ sáp nhập X và xAI, các nhà đầu tư mua lại khoản nợ này có thể thu lợi lớn. Espen Robak, nhà sáng lập hãng Pluris Valuation Advisors, nói: "Chắc chắn khoản nợ này giờ đáng giá hơn, nếu không muốn nói là đã được trả hết".</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>​Pluris Valuation Advisors là công ty tư vấn tài chính chuyên cung cấp dịch vụ định giá cho các tài sản khó thanh khoản, phức tạp và đang gặp khó khăn. Thành lập vào năm 2006 và có trụ sở chính tại thành phố New York (Mỹ), công ty chuyên về thẩm định giá bất động sản, định giá doanh nghiệp, tài sản vô hình và các chứng khoán như chứng khoán hạn chế, quyền chọn cổ phiếu và các yêu cầu phá sản. ​</p></div><p>Hôm 28.3, một thẩm phán Mỹ đã bác bỏ yêu cầu từ Elon Musk nhằm hủy vụ kiện cáo buộc ông đã lừa dối các cổ đông cũ của Twitter bằng cách trì hoãn quá lâu việc công bố khoản đầu tư ban đầu của mình vào công ty này.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Google thay đổi chính sách minh bạch của Android khiến các nhà phát triển Trung Quốc lo lắng, HarmonyOS hưởng lợi https://1thegioi.vn/google-thay-doi-chinh-sach-minh-bach-cua-android-khien-cac-nha-phat-trien-trung-quoc-lo-lang-harmonyos-huong-loi-230933.html Fri, 28 Mar 2025 22:55:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/google-thay-doi-chinh-sach-minh-bach-cua-android-khien-cac-nha-phat-trien-trung-quoc-lo-lang-harmonyos-huong-loi-230933.html Trước thông tin Google không còn phát triển hệ điều hành Android công khai nữa, một số nhà phát triển tin rằng điều này có thể mang lại lợi thế cho HarmonyOS của Huawei. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Google thay đổi chính sách minh bạch của Android khiến các nhà phát triển Trung Quốc lo lắng, HarmonyOS hưởng lợi</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Trước thông tin Google không còn phát triển hệ điều hành Android công khai nữa, một số nhà phát triển tin rằng điều này có thể mang lại lợi thế cho HarmonyOS của Huawei.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Hôm 28.3, gã khổng lồ công nghệ Google (Mỹ) đã trấn an các nhà phát triển tại Trung Quốc rằng hệ điều hành di động Android vẫn sẽ là mã nguồn mở, sau khi việc thay đổi cách thức công bố mã nguồn của họ làm dấy lên lo ngại rằng nhiều người có thể mất quyền truy cập.</p><p>Google, thuộc sở hữu của Alphabet, đã gửi thông báo tới các đối tác tại Trung Quốc để đảm bảo rằng công ty sẽ tiếp tục tải toàn bộ mã nguồn của các bản cập nhật trong tương lai lên Android Open Source Project (AOSP), mà không giải thích thêm về tần suất cập nhật, tờ <i>China Business News</i> đưa tin hôm 28.3.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>AOSP là nền tảng mã nguồn mở của Android. Đây là nơi Google công khai mã nguồn của hệ điều hành này để các nhà phát triển có thể sử dụng, tùy chỉnh và đóng góp.</p><p><b>Mục đích của AOSP</b></p><p>Cung cấp một phiên bản Android mở và miễn phí mà các nhà phát triển, nhà sản xuất thiết bị và cộng đồng có thể sử dụng.</p><p>Cho phép các công ty như Samsung, Xiaomi, Oppo... tùy chỉnh Android theo nhu cầu riêng (chẳng hạn như MIUI của Xiaomi hay One UI của Samsung).</p><p>Hỗ trợ cộng đồng lập trình viên trong việc phát triển ứng dụng, ROM tùy chỉnh và cải tiến hệ điều hành.</p><p>Song dù Android là mã nguồn mở, Google vẫn kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ quan trọng như Google Play Store, Google Maps, YouTube và các API (giao diện lập trình ứng dụng quan trọng thông qua Google Mobile Services (GMS). Các thiết bị Android không được cấp phép từ Google (ví dụ smartphone Huawei) có thể sử dụng AOSP nhưng không có GMS.</p></div><p>Động thái này diễn ra sau khi trang <i>Android Authority </i>hôm 26.3 đưa tin Google sẽ phát triển các phiên bản Android trong nội bộ và chỉ chia sẻ mã nguồn khi bản cập nhật lớn đã sẵn sàng phát hành.</p><p>Điều đó sẽ đánh dấu sự thay đổi so với cách tiếp cận mà Google thực hiện trước đây, trong đó Android được phát triển công khai với các bản cập nhật thường xuyên có trong kho lưu trữ mã AOSP.</p><p>Google không trả lời <i>Android Authority</i> khi được đề nghị bình luận về chuyện này.</p><p>Thông tin trên đã gây bất ổn cho cộng đồng nhà phát triển tại Trung Quốc, nơi Android đang vận hành gần như phần lớn smartphone không thuộc Huawei (dùng HarmonyOS) hoặc Apple (dùng iOS).</p><p>Các nhà phát triển lo ngại rằng sự thay đổi này có thể làm tăng chi phí và gây nguy hiểm cho việc phát triển ứng dụng, có khả năng phân mảnh hệ sinh thái Android. Một nhà phát triển ứng dụng nói điều này với trang <i>SCMP</i>. Đang làm việc cho một hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, nhà phát triển này yêu cầu không nêu tên vì ta không được phép nói chuyện với giới truyền thông.</p><p>Việc thay đổi chính sách này làm dấy lên câu hỏi về sự phân mảnh công nghệ trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Huawei phát triển hệ điều hành HarmonyOS của riêng mình, hiện không còn tương thích với ứng dụng Android, và thu hút được nhiều nhà phát triển Trung Quốc chuyển sang nền tảng này.</p><p>Nhà phát triển Trung Quốc nói chuyện với <i>SCMP</i> gần đây đã chuyển sang nhóm HarmonyOS của công ty mình. Anh cho biết quyết định mới nhất của Google có thể thúc đẩy sự phổ biến của HarmonyOS.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/google-thay-doi-chinh-sach-minh-bach-cua-android-khien-cac-nha-phat-trien-trung-quoc-lo-lang-harmonyos-huong-loi.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/google-thay-doi-chinh-sach-minh-bach-cua-android-khien-cac-nha-phat-trien-trung-quoc-lo-lang-harmonyos-huong-loi.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/google-thay-doi-chinh-sach-minh-bach-cua-android-khien-cac-nha-phat-trien-trung-quoc-lo-lang-harmonyos-huong-loi.jpg" alt="google-thay-doi-chinh-sach-minh-bach-cua-android-khien-cac-nha-phat-trien-trung-quoc-lo-lang-harmonyos-huong-loi.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245704"><figcaption class="align-center">Rộ tin Google sẽ phát triển các phiên bản Android trong nội bộ và chỉ chia sẻ mã nguồn khi bản cập nhật lớn đã sẵn sàng phát hành - Ảnh: Shutterstock</figcaption></figure><p>Từ khi Apple ra mắt iPhone vào năm 2007, Google đã dành nhiều năm để phát triển một hệ điều hành nguồn mở thay thế iOS, biến Android trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, với hệ sinh thái sôi động thu hút các nhà phát triển. Hiện tại, Android vận hành hơn 2,5 tỉ thiết bị hoạt động, gồm smartphone, máy tính bảng và tivi thông minh. Theo công ty phân tích StatCounter, tính đến tháng 2, Android chiếm hơn 71% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu.</p><p>Thành công của Android một phần đến từ chính sách phát triển mã nguồn mở, cho phép các nhà phát triển toàn cầu duy trì các nhánh riêng của mã AOSP trong khi Google cập nhật phiên bản mới.</p><p>Việc Google thay đổi cách tiếp cận khiến cộng đồng nhà phát triển Trung Quốc tranh luận sôi nổi về việc liệu Android có trở nên kém minh bạch và ít mở hơn hay không. Một chủ đề liên quan trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp của Trung Quốc tương tự Quora) đã thu hút hơn 2,1 triệu lượt xem.</p><p>Tuy nhiên, một số nhà phát triển không hề nao núng trước sự thay đổi này, tin rằng nó không có khả năng ảnh hưởng lớn đến công việc của họ.</p><p>"Các nhà phát triển ứng dụng di động thường xây dựng ứng dụng dựa trên phiên bản Android ổn định chứ không phải phiên bản nội bộ. Miễn là Google vẫn duy trì lịch trình phát hành phiên bản Android như kế hoạch thì sẽ không có nhiều tác động", theo Li An, nhà phát triển độc lập sống tại thành phố Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc.</p><p>Kết quả nghiên cứu mới nhất từ hãng Counterpoint Research cho thấy HarmonyOS hiện chiếm 19% thị phần tại Trung Quốc đại lục, hơn iOS 2%. Android vẫn là hệ điều hành chiếm ưu thế với 64% thị phần trong quý 4/2024. Đáng chú ý, Huawei đã duy trì vị trí dẫn đầu trước Apple về hệ điều hành trong suốt năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng cho công ty sau những khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ.</p><p>Huawei đã tham dự AWE 2025 (Triển lãm Thiết bị gia dụng và điện tử tiêu dùng Trung Quốc) cách đây vài này. Tại sự kiện, ông Richard Yu, Chủ tịch mảng Kinh doanh Giải pháp tiêu dùng và Ô tô thông minh của Huawei, cho biết HarmonyOS có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn thứ ba trong thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân, vốn đang bị thống trị bởi Apple và Microsoft.</p><div class="sc-empty-layer"></div> EU sẽ hạn chế tiền phạt Apple và Meta để tránh gia tăng căng thẳng với ông Trump https://1thegioi.vn/eu-se-han-che-tien-phat-apple-va-meta-de-tranh-gia-tang-cang-thang-voi-ong-trump-230929.html Fri, 28 Mar 2025 21:42:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/eu-se-han-che-tien-phat-apple-va-meta-de-tranh-gia-tang-cang-thang-voi-ong-trump-230929.html Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thực thi các quy định kỹ thuật số với các tập đoàn công nghệ lớn nhưng áp dụng mức phạt tài chính thấp với các vi phạm. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">EU sẽ hạn chế tiền phạt Apple và Meta để tránh gia tăng căng thẳng với ông Trump</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thực thi các quy định kỹ thuật số với các tập đoàn công nghệ lớn nhưng áp dụng mức phạt tài chính thấp với các vi phạm.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>EU dự kiến sẽ áp dụng mức phạt tối thiểu với Apple và Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) vào tuần tới theo Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA), khi tìm cách tránh gia tăng căng thẳng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trang <i>FT</i> đưa tin.</p><p>Theo những người am hiểu về quyết định này, Apple dự kiến sẽ bị phạt và buộc phải sửa đổi các quy tắc của App Store, sau khi có cuộc điều tra về việc liệu gã khổng lồ công nghệ Mỹ có ngăn cản các nhà phát triển ứng dụng hướng người tiêu dùng đến các ưu đãi bên ngoài nền tảng của họ hay không.</p><p>Các cơ quan quản lý EU sẽ đóng lại một cuộc điều tra khác về Apple liên quan đến thiết kế màn hình lựa chọn trình duyệt web mà không có thêm hình phạt nào.</p><p>Meta Platforms cũng sẽ bị phạt và nhận yêu cầu thay đổi mô hình “trả phí hoặc đồng ý” của mình, vốn buộc người dùng hoặc phải đồng ý cho phép theo dõi dữ liệu hoặc phải trả phí đăng ký để có trải nghiệm không có quảng cáo trên các sản phẩm của họ.</p><p>Theo DMA, các công ty có thể phải chịu mức phạt tối đa đến 10% doanh thu toàn cầu của họ, điều này có thể dẫn đến khoản tiền phạt lên đến hàng tỉ USD với cả Apple và Meta Platforms.</p><p>Tuy nhiên, ba quan chức cho biết Ủy ban châu Âu (cơ quan điều hành EU) đang hướng đến mức phạt thấp hơn nhiều so với ngưỡng này, vì bộ quy tắc kỹ thuật số của khối vẫn còn tương đối mới và các quyết định này vẫn có thể bị thách thức tại tòa án.</p><p>Động thái này diễn ra khi EU cố gắng thực thi DMA, đạo luật được thiết kế để hạn chế sự thống trị của các gã khổng lồ công nghệ trên thị trường kỹ thuật số, đồng thời tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/eu-se-han-che-tien-phat-apple-va-meta-de-tranh-gia-tang-cang-thang-voi-ong-trump.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/eu-se-han-che-tien-phat-apple-va-meta-de-tranh-gia-tang-cang-thang-voi-ong-trump.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/eu-se-han-che-tien-phat-apple-va-meta-de-tranh-gia-tang-cang-thang-voi-ong-trump.jpg" alt="eu-se-han-che-tien-phat-apple-va-meta-de-tranh-gia-tang-cang-thang-voi-ong-trump.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245688"><figcaption class="align-center">EU dự kiến sẽ áp dụng mức phạt tối thiểu với Apple và Meta Platforms vào tuần tới để tránh gia tăng căng thẳng với ông Trump - Ảnh: Anadolu</figcaption></figure><p>Các quan chức cho biết trọng tâm của Ủy ban mới, được bổ nhiệm vào tháng 12.2024, hướng nhiều hơn vào việc đảm bảo các hãng công nghệ lớn tuân thủ luật thay vì đưa ra khoản tiền phạt cao lên đến hàng tỉ euro.</p><p>Các cơ quan quản lý ở EU dự kiến sẽ hủy bỏ vụ việc liên quan đến việc liệu hệ điều hành của Apple có gây khó khăn người dùng khi họ muốn chuyển đổi trình duyệt hoặc công cụ tìm kiếm hay không, sau khi nhà sản xuất iPhone thực hiện hàng loạt thay đổi để tuân thủ các quy định.</p><p>Việc áp đặt bất kỳ hình thức phạt nào với các hãng công nghệ Mỹ đều có nguy cơ gây phản ứng dữ dội. Ông Trump từng trực tiếp chỉ trích các khoản phạt của EU với các công ty Mỹ, gọi đó là một “hình thức đánh thuế” và so sánh với “tống tiền ở nước ngoài”.</p><p>“Đây là một bài kiểm tra quan trọng với Ủy ban châu Âu. Việc nhắm mục tiêu nhiều hơn vào các hãng công nghệ Mỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng xuyên Đại Tây Dương và có thể dẫn đến các hành động trả đũa. Cuối cùng, chính các quốc gia thành viên EU và doanh nghiệp châu Âu sẽ phải gánh chịu hậu quả”, người thuộc một trong những công ty bị ảnh hưởng tuyên bố.</p><p>Tổng thống Trump đã cảnh báo sẽ áp đặt thuế quan với các quốc gia áp thuế dịch vụ kỹ thuật số với các công ty Mỹ. Theo một bản ghi nhớ được công bố vào tháng trước, Trump tuyên bố ông sẽ xem qua các chính sách thuế và quy định “hạn chế sự phát triển” của các tập đoàn Mỹ hoạt động ở nước ngoài.</p><p>Meta Platforms trước đó tuyên bố rằng những thay đổi của họ “đáp ứng yêu cầu từ các cơ quan quản lý EU và thậm chí còn vượt xa những gì luật khối này yêu cầu”. EU gây ra rất nhiều phiền toái cho Meta Platforms nhiều năm qua khi công ty này phải đối mặt với hàng tỉ USD tiền phạt từ các cơ quan quản lý.</p><p>Những quyết định dự kiến, mà các quan chức cho biết vẫn có thể thay đổi trước khi công bố, sẽ được trình lên đại diện 27 quốc gia thành viên EU hôm 28.3. Thông báo về mức phạt với Apple và Meta Platforms sẽ được đưa ra vào tuần tới, dù thời gian này cũng có thể thay đổi.</p><p>Ủy ban châu Âu từ chối bình luận về thông tin trên.</p><p>Hôm 19.3, Ủy ban châu Âu đã cáo buộc Alphabet (công ty mẹ Google) vi phạm DMA. Trong những phát hiện sơ bộ, các nhà quản lý EU bày tỏ lo ngại rằng công cụ tìm kiếm Google ưu tiên các dịch vụ của chính họ hơn so với đối thủ, dù đã có một loạt thay đổi. EU cũng xem xét liệu Google có đang kìm hãm cạnh tranh bằng cách gây khó khăn cho các nhà phát triển trong việc hướng người tiêu dùng đến các ưu đãi bên ngoài kho ứng dụng của mình hay không.</p><p>Các công ty vi phạm DMA có thể bị phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu, và mức phạt có thể tăng lên 20% với các trường hợp tái phạm.</p><p>Cũng trong ngày 19.3, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Apple mở hệ điều hành của mình hơn nữa để hỗ trợ các thiết bị kết nối, chẳng hạn đồng hồ thông minh hoặc tai nghe từ các thương hiệu khác. Quyết định này có thể buộc Apple phải mở hệ điều hành iOS tại EU, dù công ty đã thực hiện một số nhượng bộ nhằm tránh các hành động pháp lý từ khu vực này.</p><p>Quyết định về Apple chưa dẫn đến khoản tiền phạt ngay lập tức. Song nếu công ty từ chối tuân thủ, Ủy ban châu Âu có thể thực hiện các biện pháp bổ sung theo DMA, cuối cùng có thể dẫn đến các hình phạt tài chính.</p><p>Apple cho biết quyết định của Ủy ban châu Âu đang gây rào cản, làm chậm khả năng đổi mới của họ tại châu Âu và buộc gã khổng lồ công nghệ Mỹ này phải cung cấp miễn phí các tính năng mới cho các công ty không phải tuân theo các quy tắc tương tự. “Điều đó có hại cho sản phẩm của chúng tôi và người dùng châu Âu”, Apple thông báo.</p><p>Bà Teresa Ribera, Giám đốc Cơ quan Cạnh tranh của EU, tuyên bố: “Các công ty hoạt động trong EU, bất kể nơi đăng ký kinh doanh, đều phải tuân thủ các quy tắc của EU, gồm cả DMA. Với những quyết định này, chúng tôi chỉ đang thực thi luật pháp”.</p><p><b>"Ông Trump đã làm đảo lộn quan hệ giữa Mỹ và châu Âu"</b></p><p>Giữa tháng 2, bà Teresa Ribera cho rằng Tổng thống Trump đã làm đảo lộn "mối quan hệ tin cậy" giữa Mỹ và châu Âu.</p><p>Teresa Ribera, quan chức quyền lực thứ hai tại Ủy ban châu Âu sau Chủ tịch Ursula von der Leyen, nói với <i>Reuters</i> rằng dù châu Âu cần đàm phán với Nhà Trắng và lắng nghe những lo ngại của họ về thương mại, nhưng EU không nên bị ép buộc thay đổi các luật đã được các nhà làm luật thông qua.</p><p>"Chúng ta cần giữ vững sức mạnh và nguyên tắc của mình", bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại London (thủ đô Anh) hôm 17.2, chỉ trích cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông Trump trong chính trị.</p><p>"Chúng ta cần linh hoạt, nhưng không thể thỏa hiệp về nhân quyền, cũng như không thỏa hiệp về sự thống nhất của châu Âu. Chúng ta cũng sẽ không thỏa hiệp về nền dân chủ và các giá trị", Teresa Ribera tuyên bố.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/meta-co-vu-khi-moi-de-tu-bao-ve-o-nuoc-ngoai-giam-doc-chong-doc-quyen-noi-ong-trump-lam-dao-lon-quan-he-my-eu-2-.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/meta-co-vu-khi-moi-de-tu-bao-ve-o-nuoc-ngoai-giam-doc-chong-doc-quyen-noi-ong-trump-lam-dao-lon-quan-he-my-eu-2-.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/02/18/meta-co-vu-khi-moi-de-tu-bao-ve-o-nuoc-ngoai-giam-doc-chong-doc-quyen-noi-ong-trump-lam-dao-lon-quan-he-my-eu-2-.jpg" alt="meta-co-vu-khi-moi-de-tu-bao-ve-o-nuoc-ngoai-giam-doc-chong-doc-quyen-noi-ong-trump-lam-dao-lon-quan-he-my-eu-2-.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="242518"><figcaption class="align-center">Bà Teresa Ribera cho rằng ông Trump đã làm đảo lộn "mối quan hệ tin cậy" giữa Mỹ và châu Âu - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p>Trump và các thành viên khác trong chính quyền của ông đã chỉ trích EU vì đưa ra quá nhiều quy định và coi các khoản tiền phạt với các hãng công nghệ Mỹ như hình thức "đánh thuế".</p><p>Đầu tháng 2, Phó tổng thống Mỹ JD Vance cho rằng các ủy viên EU đang "đàn áp tự do ngôn luận" do các điều khoản trong Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của khối này, cho phép EU tạm thời hạn chế quyền truy cập vào một nền tảng trực tuyến hoặc công cụ tìm kiếm trong các tình huống khẩn cấp.</p><p>Đáp lại, Teresa Ribera chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ, ám chỉ rằng việc gây sức ép hoặc áp đặt không phải là cách hợp lý để đàm phán với EU.</p><p>Teresa Ribera có quyền phê duyệt hoặc phủ quyết các thương vụ sáp nhập trị giá hàng tỉ euro, cũng như áp đặt các khoản tiền phạt lớn với các công ty tìm cách gia tăng quyền lực thị trường bằng cách bóp nghẹt các đối thủ nhỏ hơn. Ngoài ra, bà còn giám sát chương trình nghị sự xanh của EU và có nhiệm vụ đảm bảo khối này đạt được các mục tiêu khí hậu vào năm 2030.</p><p>Căng thẳng đang gia tăng sau quyết định của ông Trump áp đặt thuế 25% với thép và nhôm EU từ ngày 12.3, áp thuế đáp trả từ tháng 4, áp các mức thuế riêng với ô tô, dược phẩm và chip bán dẫn EU.</p><p>Teresa Ribera chỉ ra sự thiếu chắc chắn và ổn định ở phía bên kia Đại Tây Dương so với châu Âu, đồng thời nhấn mạnh rằng đây không phải là điều mà doanh nghiệp mong muốn trong dài hạn.</p><p>"Họ muốn một hệ sinh thái và khung pháp lý mang lại sự chắc chắn, ổn định và khả năng dự đoán. Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không nghe thấy câu hỏi này được đặt ra theo hướng ngược lại với chính quyền Trump. Tôi không thấy bất kỳ sự ổn định, chắc chắn hay tính hợp lý nào trong những tuyên bố này. Điều đó khá sốc", Teresa Ribera cho hay.</p><p>Ủy ban châu Âu, cơ quan điều phối chính sách thương mại cho khối 27 quốc gia, cho biết sẽ có phản ứng "cứng rắn và ngay lập tức" với việc ông Trump đe dọa tăng thuế quan.</p><div class="sc-empty-layer"></div> MrBeast đề xuất với Mark Zuckerberg điều Facebook nên cải tiến https://1thegioi.vn/mrbeast-de-xuat-voi-mark-zuckerberg-dieu-facebook-nen-cai-tien-230881.html Fri, 28 Mar 2025 10:40:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/mrbeast-de-xuat-voi-mark-zuckerberg-dieu-facebook-nen-cai-tien-230881.html MrBeast không hài lòng vài điều về Facebook và có cơ hội nói thẳng với Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">MrBeast đề xuất với Mark Zuckerberg điều Facebook nên cải tiến</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">28/03/2025 10:40</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">MrBeast không hài lòng vài điều về Facebook và có cơ hội nói thẳng với Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Meta Platforms là công ty mẹ của Facebook, Instagram, WhatsApp và Threads.</p><p>Trong cuộc phỏng vấn chung trên kênh YouTube <i>Colin và Samir</i>, MrBeast (ngôi sao hàng đầu YouTube 26 tuổi có tên thật là Jimmy Donaldson) cho biết một trong những điểm "thực sự tệ" của Facebook Video là không thể nhập các bản âm thanh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.</p><p>“Nếu tôi là giám đốc điều hành Meta Platforms, đây sẽ là một trong những thứ đầu tiên tôi ưu tiên cải tiến”, MrBeast tuyên bố.</p><figure><iframe width="958" height="539" src="https://www.youtube.com/embed/wMW7-yk296U" title="MrBeast Crashed Our Mark Zuckerberg Interview" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen=""></iframe></figure><p>Trên YouTube, MrBeast cho biết anh có thể tải lên nhiều bản âm thanh bằng các ngôn ngữ khác nhau, tự động phát theo từng khu vực. Việc không thể làm điều này trên Facebook khiến lượng người xem video MrBeast giảm đáng kể, vì 70% khán giả của anh không nói tiếng Anh.</p><p>Vì vậy, những video thành công nhất của MrBeast trên Facebook là nội dung không có lời thoại.</p><p>“Nếu tôi nói một từ, lượng người xem sẽ bị cắt giảm hơn một nửa ngay lập tức, vì khi đó video chỉ được đề xuất cho những người nói tiếng Anh”, MrBeast kể.</p><p>Mark Zuckerberg đồng tình với MrBeast, lưu ý rằng phần lớn người dùng các dịch vụ của Meta Platforms không nói tiếng Anh. Tỷ phú 40 tuổi người Mỹ cho biết trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cải tiến các công cụ lồng tiếng của Facebook và những tính năng này có thể xuất hiện trong vòng một năm tới.</p><p>Dù vậy, MrBeast cũng khen ngợi một số điểm tích cực trên Facebook, cho biết anh đã thu hút được nhiều người theo dõi nhất trên nền tảng này trong năm 2024. MrBeast cũng đánh giá cao mô hình kiếm tiền từ video ngắn của Facebook.</p><p>“Thật kỳ lạ là tỷ lệ kiếm tiền trên Facebook cao gấp đôi bất kỳ nền tảng nào khác”, MrBeast nói.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/mrbeast-de-xuat-voi-mark-zuckerberg-nhung-dieu-facebook-nen-cai-tien.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/mrbeast-de-xuat-voi-mark-zuckerberg-nhung-dieu-facebook-nen-cai-tien.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/28/mrbeast-de-xuat-voi-mark-zuckerberg-nhung-dieu-facebook-nen-cai-tien.jpg" alt="mrbeast-de-xuat-voi-mark-zuckerberg-nhung-dieu-facebook-nen-cai-tien.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245597"><figcaption class="align-center">MrBeast đề xuất với Mark Zuckerberg rằng Facebook nên thêm tính năng nhập các bản âm thanh vào video bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau - Ảnh: Internet</figcaption></figure><p>Không chỉ thảo luận công việc, MrBeast còn chia sẻ về lần đầu tiên gặp Mark Zuckerberg thông qua một cuộc gọi Zoom bất ngờ. Sau đó, Mark Zuckerberg đã mời MrBeast đến khu bất động sản riêng tư của ông gần hồ Tahoe (nằm giữa bang California và Nevada ở Mỹ) để tập luyện và đấu MMA.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>MMA (Mixed Martial Arts) là võ thuật tổng hợp, môn thể thao đối kháng kết hợp nhiều kỹ thuật chiến đấu từ các môn võ khác nhau như boxing, judo, muay Thái, jiu-Jitsu, đấu vật, karate, taekwondo...</p><p>MMA rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong giải đấu UFC (Ultimate Fighting Championship), nơi các võ sĩ thi đấu trong lồng bát giác. Đây là một trong những môn thể thao đối kháng khắc nghiệt nhất, yêu cầu cả thể lực, kỹ thuật và chiến thuật cao.</p></div><p>“Tôi đã rất sốc vì cứ nghĩ anh ấy ‘mọt sách’ hơn nhiều”, MrBeast nói.</p><p>Khi được hỏi liệu có lời khuyên nào cho MrBeast trong việc xây dựng công ty Beast Industries hay không, Mark Zuckerberg ca ngợi sự sáng tạo của ngôi sao YouTube này và nói đùa rằng: “Tôi nghĩ nếu cậu làm nội dung về MMA thì sẽ còn đỉnh hơn nữa đấy”.</p><p><b>Tư duy "con bò tím" và nổi khổ của việc là YouTuber nổi tiếng nhất</b></p><p>MrBeast là YouTuber có nhiều người theo dõi kênh nhất (hơn 378 triệu) và thu nhập cao nhất thế giới hiện nay. Thành công của anh đến từ những dự án đặc biệt sáng tạo và chưa từng có ai thực hiện được.</p><p>Trong thế giới sáng tạo nội dung, nếu muốn kiếm tiền thì video của bạn phải lan tỏa rộng rãi trên các nền tảng như YouTube, TikTok, Instagram. Song để thu hút được sự chú ý của nhiều người trong không gian tràn ngập nội dung như hiện nay là rất khó khăn.</p><p>Với hơn 15 năm kinh nghiệm sản xuất video, MrBeast hiểu rõ điều này hơn ai hết. Hiện anh sở hữu khối tài sản cá nhân ước tính 85 triệu USD cùng hàng loạt dự án kinh doanh, hoạt động từ thiện và chương trình truyền hình trên nền tảng Amazon. Theo trang <i>Insider</i>, đế chế của MrBeast đạt giá trị 700 triệu USD.</p><p>Điểm mấu chốt trong chiến lược của MrBeast là tạo ra nội dung hoàn toàn khác biệt. "Để video trở nên viral, nó phải là thứ chưa ai từng làm trước đây", anh chia sẻ trên podcast <i>The Diary of a CEO </i>(Nhật ký của một giám đốc điều hành).</p><p>MrBeast minh họa điều này bằng một ví dụ đơn giản: “Nếu đang lái xe trên đường và thấy một con bò thì bạn sẽ chẳng quan tâm”. Song nếu đó là con bò màu tím, bạn sẽ phải thốt lên: "Chuyện quái gì thế này?". Bạn sẽ kể với bạn bè, nhớ mãi về nó và thỉnh thoảng lại nghĩ về hình ảnh kỳ lạ đó.</p><p>Tương tự, khi lướt mạng xã hội, bạn sẽ bỏ qua những nội dung quen thuộc, giống việc không để ý đến một con bò bình thường bên đường. Song với hình ảnh "con bò tím", bạn sẽ bị cuốn hút ngay lập tức vì là thứ chưa từng thấy trước đó.</p><p>Các video của MrBeast luôn mang tính độc đáo, chẳng hạn "<i>456.000 USD Trò chơi con mực trong đời thực</i>" thu hút hơn 775 triệu lượt xem, "<i>Vé máy bay 1 USD và 500.000 USD</i>" có hơn 466 triệu lượt xem, "<i>Du thuyền 1 USD so với 1 tỉ USD</i>" với hơn 445 triệu lượt xem.</p><figure><iframe width="958" height="539" src="https://www.youtube.com/embed/48h57PspBec" title="Du thuyền 1 đô so với 1,000,000,000 đô" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen=""></iframe></figure><p>Những dự án này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngân sách khổng lồ và tiếp cận những địa điểm đặc biệt, điều mà chỉ một số ít nhà sáng tạo nội dung hàng đầu làm được.</p><p>Trên thực tế, MrBeast từng tiết lộ rằng chi phí sản xuất video của anh lên đến hàng triệu USD. Khi Elon Musk đề nghị MrBeast chuyển nền tảng phát hành video từ YouTube sang X, anh từng từ chối với lý do doanh thu quảng cáo trên X không đủ để bù đắp chi phí sản xuất nội dung.</p><p>YouTuber đình đám này cho biết muốn đạt được "hiệu ứng bò tím" thì video phải hoàn toàn mới lạ và chưa từng được thực hiện trước đây. Theo MrBeast, chìa khóa để thành công là chấp nhận đối mặt với những thử thách phức tạp, thay vì né tránh chúng.</p><p>"Bạn phải rèn luyện bản thân để không sợ những vấn đề khó khăn và thay vào đó, sẵn sàng lao vào giải quyết chúng. Những thử thách lớn nhất thường mang lại ‘hiệu ứng bò tím’ mạnh mẽ nhất, khiến khán giả buộc phải xem", MrBeast tiết lộ.</p><p>MrBeast khẳng định rằng cuộc đua trên YouTube có tính cạnh tranh rất cao và người chiến thắng gần như nắm trọn thị trường. Điều này đòi hỏi những nhà sáng tạo nội dung phải liên tục đổi mới và khai thác các ý tưởng táo bạo.</p><p>"Những video hàng đầu đều thuộc về người thắng cuộc. Nếu muốn nổi bật, bạn phải tận dụng tối đa hiệu ứng bò tím", anh kết luận.</p><p>Thành công của MrBeast là minh chứng cho sức mạnh của sự sáng tạo không giới hạn. Song để đạt đến đỉnh cao như MrBeast thì không chỉ cần tài năng mà còn cả sự đầu tư nghiêm túc về thời gian lẫn nguồn lực.</p><p>MrBeast chia sẻ về những nỗi khổ mà bản thân phải đối mặt khi trở thành YouTuber nổi tiếng nhất thế giới và sở hữu kênh cá nhân có lượng người theo dõi lớn nhất hiện nay.</p><p>Trên postcast <i>The Diary of a CEO</i>, MrBeast cho biết cuộc sống của anh là những ngày nỗ lực không ngừng nghỉ, được thúc đẩy bởi những đòi hỏi từ phía khán giả và những dự án khác nhau.</p><p>"Người bình thường sẽ không muốn sống cuộc sống mà tôi đang có. Họ sẽ cảm thấy khổ sở vì phải làm việc mọi lúc. Rõ ràng, tôi không phải là người máy. Có những lúc muốn chơi trò chơi này hoặc làm một điều gì đó, nhưng khi nhìn vào lịch trình làm việc, tôi sẽ phải gác lại những điều mình muốn làm", MrBeast thổ lộ.</p><p>Sau khi nổi tiếng, MrBeast đã đầu tư để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh của riêng mình để giúp tăng doanh thu, thay vì chỉ kiếm tiền nhờ quảng cáo trên YouTube.</p><p>MrBeast lần đầu dấn thân vào kinh doanh khi hợp tác với công ty Virtual Dining Concepts để mở chuỗi cửa hàng ảo mang tên gọi MrBeast Burger vào tháng 12.2020. Đây là dạng cửa hàng chỉ bán sản phẩm thông qua ứng dụng và không có cửa hàng thực tế.</p><p>Danh tiếng của MrBeast đã giúp chuỗi cửa hàng này bán được 1 triệu chiếc bánh burger ngay trong năm đầu tiên. Song vào năm 2023, MrBeast đã kiện Virtual Dining Concepts, cáo buộc công ty này bán burger chất lượng kém làm tổn hại danh tiếng của anh.</p><p>MrBeast tìm cách thoát khỏi mối quan hệ hợp tác với VDC, nhưng hiện thương hiệu MrBeast Burger vẫn còn tồn tại dưới sự điều hành của Virtual Dining Concepts.</p><p>Tháng 1.2022, MrBeast ra mắt thương hiệu thực phẩm của riêng mình mang tên Feastables, chủ yếu cung cấp sô cô la và các loại đồ ăn nhẹ.</p><p>Kể từ thời điểm được ra mắt, Feastables đã trở thành nguồn thu nhập chính của MrBeast. Doanh thu đến từ thương hiệu sô cô la này thậm chí còn cao hơn số tiền MrBeast kiếm được từ YouTube.</p><p>Trong năm 2024, Feastables đã đạt được lợi nhuận 20 triệu USD từ tổng doanh thu 251 triệu USD, vượt qua cả doanh thu từ mảng nội dung YouTube của MrBeast. Dự kiến trong năm 2025, doanh thu từ Feastables sẽ tăng lên mức 520 triệu USD.</p><p>Tháng 9.2024, MrBeast hợp tác cùng hai YouTuber nổi tiếng khác là KSI và Logan Paul để cùng cho ra mắt thương hiệu đồ ăn trưa đóng gói có tên Lunchly, chuyên cung cấp các món như bánh pizza, gà tây nướng phô mai… kèm thanh kẹo Feastables để tráng miệng.</p><p>Chưa hết, MrBeast còn thành lập công ty phần mềm Viewstats, chuyên cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu cho các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube, giúp họ tối ưu hóa kênh và tăng trưởng lượng người xem. Doanh thu từ Viewstats ước tính sẽ đạt 105 triệu USD trong năm 2025.</p><p>Việc đồng thời điều hành nhiều doanh nghiệp là điều không dễ dàng gì cho MrBeast, ngay cả khi anh có đội ngũ nhân viên hỗ trợ xung quanh.</p><p>MrBeast cho biết để đối phó với áp lực trong công việc, anh đã phải thay đổi cách bản thân đối mặt với cuộc sống hàng ngày để không rơi vào trạng thái trầm cảm.</p><p>"Bạn phải kiểm soát suy nghĩ của mình và chấp nhận rằng đây là cuộc sống mà mình đã chọn. Bạn muốn thành công, muốn thay đổi cả thế giới thì đây là cái giá phải trả", MrBeast nhấn mạnh.</p><p>Ngoài hoạt động kinh doanh, MrBeast thường xuyên thực hiện chương trình từ thiện. Tháng 1.2023, YouTuber này từng chi 5 triệu USD để tài trợ phẫu thuật thay thủy tinh thể cho 1.000 người khiếm thị trên toàn cầu.</p><div class="sc-empty-layer"></div> 'Nỗi sợ Elon Musk' thúc đẩy các nhà quảng cáo chi nhiều tiền hơn trên X https://1thegioi.vn/noi-so-elon-musk-thuc-day-cac-nha-quang-cao-chi-nhieu-tien-hon-tren-x-230874.html Thu, 27 Mar 2025 22:47:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/noi-so-elon-musk-thuc-day-cac-nha-quang-cao-chi-nhieu-tien-hon-tren-x-230874.html Tình hình kinh doanh quảng cáo của X, nền tảng mạng xã hội thuộc Elon Musk, đang có dấu hiệu khởi sắc. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">'Nỗi sợ Elon Musk' thúc đẩy các nhà quảng cáo chi nhiều tiền hơn trên X</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">{Ngày xuất bản}</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tình hình kinh doanh quảng cáo của X, nền tảng mạng xã hội thuộc Elon Musk, đang có dấu hiệu khởi sắc.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Theo dự báo mới từ công ty nghiên cứu EMARKETER, doanh thu quảng cáo của X sẽ tăng trưởng hàng năm lần đầu tiên kể từ 2021.</p><p>EMARKETER dự đoán doanh thu quảng cáo kỹ thuật số tại Mỹ của X sẽ tăng 17,5%, đạt 1,3 tỉ USD trong năm 2025, so với 1,1 tỉ USD vào năm 2024. Trên toàn cầu, EMARKETER ước tính doanh thu quảng cáo của X sẽ đạt 2,3 tỉ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2024. Song có một vấn đề đáng lưu ý.</p><p>Jasmine Enberg, nhà phân tích chính tại EMARKETER, cho biết trong báo cáo của mình rằng một phần từ sự tăng trưởng này "được thúc đẩy bởi nỗi sợ Elon Musk" và do đó có thể không bền vững.</p><p>"Nhiều nhà quảng cáo có thể coi việc chi tiền trên X là một khoản chi phí kinh doanh để tránh những hậu quả pháp lý hoặc tài chính tiềm ẩn. Thế nhưng sợ hãi không phải là một động lực bền vững và tình hình vẫn còn bất ổn, một phần do sự bất mãn ngày càng gia tăng của một số người tiêu dùng với Elon Musk", Jasmine Enberg viết.</p><p>Elon Musk là đồng minh thân thiết hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện lãnh đạo Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE), được giao nhiệm vụ loại bỏ sự lãng phí trong ngân sách liên bang.</p><p>Nhận định của Jasmine Enberg phản ánh những báo cáo trước đây từ trang <i>Insider.</i></p><p><i>Insider</i> đưa tin rằng các giám đốc và cố vấn của các công ty quảng cáo đang miễn cưỡng khuyên khách hàng chi tiền cho X như khoản "thuế Elon", tức là mua quảng cáo trên nền tảng này để tránh rắc rối pháp lý hoặc chính trị.</p><p>Jasmine Enberg cũng cho biết một phần của sự tăng trưởng quảng cáo trên X đến từ việc thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, X có thể hưởng lợi từ chính sách kiểm duyệt nội dung mới lỏng lẻo hơn của Meta Platforms.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Hôm 7.1, Meta Platforms đã thông báo rằng sẽ thay thế chương trình kiểm tra thông tin của bên thứ ba bằng các ghi chú cộng đồng (Community Notes) do người dùng tạo, giống cách làm trên mạng xã hội X.</p><p>Theo đó, Meta Platforms sẽ dừng hợp tác với các đơn vị kiểm chứng sự thật, thay vào đó phụ thuộc vào cộng đồng.</p><p>Meta Platforms cũng ngừng chủ động quét các bài viết về lời nói thù hận và các loại vi phạm khác, chỉ kiểm tra những bài đăng đó khi có báo cáo từ người dùng, theo Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg. Công ty sẽ tập trung hệ thống tự động vào việc gỡ bỏ "các vi phạm nghiêm trọng" như khủng bố, khai thác trẻ em, lừa đảo và ma túy.</p><p>Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến Facebook, Instagram và Threads, ba nền tảng truyền thông xã hội lớn với hơn 3 tỉ người dùng toàn cầu.</p></div><p>X không trả lời ngay lập tức khi trang <i>Insider</i> đề nghị bình luận. Là công ty tư nhân, X không công khai báo cáo doanh thu quảng cáo.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/27/noi-so-elon-musk-thuc-day-cac-nha-quang-cao-chi-nhieu-hon-tren-x.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/27/noi-so-elon-musk-thuc-day-cac-nha-quang-cao-chi-nhieu-hon-tren-x.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/27/noi-so-elon-musk-thuc-day-cac-nha-quang-cao-chi-nhieu-hon-tren-x.jpg" alt="noi-so-elon-musk-thuc-day-cac-nha-quang-cao-chi-nhieu-hon-tren-x.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245587"><figcaption class="align-center">Theo EMARKETER, ảnh hưởng đặc biệt của Elon Musk với chính quyền Trump đóng vai trò trong sự tăng trưởng quảng cáo cho X - Ảnh: Getty Images</figcaption></figure><p><b>Mối quan hệ đầy sóng gió giữa X và các nhà quảng cáo</b></p><p>Dù có sự phục hồi gần đây, doanh thu quảng cáo của X vẫn thấp hơn đáng kể so với thời kỳ trước khi Elon Musk tiếp quản mạng xã hội này. Năm 2022, khi Elon Musk mua lại công ty với giá 44 tỉ USD, X đạt doanh thu quảng cáo 2,4 tỉ USD tại Mỹ, theo ước tính của EMARKETER.</p><p>Sau khi Elon Musk làm chủ, doanh thu quảng cáo của X lao dốc. Một số nhà quảng cáo lo ngại về những thay đổi của ông với nền tảng, gồm việc sa thải hàng loạt nhân viên, nới lỏng chính sách kiểm duyệt nội dung, thay đổi quy tắc xác minh tài khoản và khôi phục một số tài khoản bị cấm trước đó, trong đó có tài khoản của ông Trump.</p><p>X đã phản pháo lại một số nhà quảng cáo quay lưng với nền tảng này. Tháng 8.2024, X đã đệ đơn kiện một số nhà quảng cáo, cáo buộc họ đã thông đồng bất hợp pháp để tẩy chay nền tảng thông qua Global Alliance for Responsible Media - tổ chức hiện đã giải thể. Vụ kiện vẫn đang tiếp diễn.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Global Alliance for Responsible Media (GARM) là Liên minh Toàn cầu vì truyền thông có trách nhiệm, sáng kiến do Hiệp hội Quảng cáo thế giới (World Federation of Advertisers - WFA) khởi xướng vào năm 2019.</p><p>GARM được thành lập nhằm thúc đẩy một môi trường truyền thông an toàn, giúp bảo vệ người dùng và thương hiệu khỏi những nội dung độc hại trên các nền tảng số. Liên minh này quy tụ các công ty quảng cáo, nền tảng công nghệ và cơ quan truyền thông lớn như Unilever, Nestlé, Facebook, Google, TikTok, YouTube, Twitter (nay là X) để xây dựng các tiêu chuẩn chung về nội dung quảng cáo có trách nhiệm.</p><p>Tuy nhiên, GARM đã trở thành tâm điểm tranh cãi khi Elon Musk và nền tảng X cáo buộc tổ chức này "âm mưu" gây áp lực buộc các thương hiệu tẩy chay quảng cáo trên X, dẫn đến một vụ kiện của X nhắm vào một số thành viên của GARM vào năm 2023.</p></div><p>Chiến lược bán hàng của X cũng bị giám sát chặt chẽ bởi các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ. Họ đã gửi thư lên Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ yêu cầu điều tra.</p><p>Trong thư, các thượng nghị sĩ trích dẫn một bài viết của trang <i>The Wall Street Journal</i>, trong đó nói rằng Linda Yaccarino (Giám đốc điều hành X) và một cấp phó đã gây áp lực buộc công ty quảng cáo IPG chi tiêu nhiều hơn trên X. Theo <i>The Wall Street Journal</i>, các giám đốc IPG hiểu thông điệp này như lời nhắc nhở rằng chính quyền Trump có thể cản trở thương vụ sáp nhập trị giá 13 tỉ USD giữa IPG và gã khổng lồ quảng cáo Omnicom.</p><p><b>Mức định giá X tăng vọt trở lại 44 tỉ USD</b></p><p>Cách đây một tuần, mức định giá của X đã tăng vọt trở lại 44 tỉ USD, cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ sau khi Elon Musk trở thành cố vấn cho Tổng thống Trump. 44 tỉ USD là con số mà Elon Musk từng chi để mua X vào tháng 10.2022.</p><p>Vào tháng 9.2024, X được định giá dưới 10 tỉ USD. Song trong một thỏa thuận thứ cấp gần đây, các nhà đầu tư đã định giá X ở mức 44 tỉ USD.</p><p>Kể từ khi tiếp quản X, Elon Musk đã nới lỏng các chính sách kiểm duyệt của nền tảng, dẫn đến việc nhiều nhà quảng cáo rời đi. Theo tiết lộ từ Fidelity vào cuối tháng 9.2024, giá trị của công ty đã giảm xuống dưới 10 tỉ USD. Tuy nhiên, X đã báo cáo khoảng 1,2 tỉ USD lợi nhuận điều chỉnh trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ trong năm 2024, tương đương mức trước khi Elon Musk mua lại.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Fidelity là công ty quản lý tài sản và dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ, được thành lập vào năm 1946. Fidelity cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như quản lý quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, môi giới chứng khoán và các sản phẩm hưu trí. Đây là một trong những tổ chức đầu tư lớn nhất trên thế giới, quản lý hàng nghìn tỉ USD tài sản cho khách hàng cá nhân và tổ chức.</p><p>Một trong những dịch vụ nổi bật của Fidelity là quỹ tương hỗ, trong đó có quỹ Blue Chip Growth, chuyên đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao, gồm cả xAI và X của Elon Musk.</p></div><p>Một nhóm gồm 7 ngân hàng, trong đó có Morgan Stanley, Bank of America, Barclays và MUFG, đã bán gần như toàn bộ khoản vay 12,5 tỉ USD mà Elon Musk sử dụng để tài trợ cho việc mua lại Twitter. Sự quan tâm của nhà đầu tư với các khoản vay này đã tăng lên sau khi ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.2024, do mối quan hệ thân thiết giữa Elon Musk và chính quyền mới.</p><p>Ngoài ra, Elon Musk đã chuyển 25% cổ phần trong công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI của mình cho các nhà đầu tư vào X vào đầu năm ngoái. xAI hiện được định giá 45 tỉ USD, cung cấp sự đảm bảo mới cho các chủ nợ của X và tăng cường giá trị nền tảng này.</p><p>Để đa dạng hóa nguồn thu, X dự kiến ra mắt X Money, ví điện tử và dịch vụ thanh toán ngang hàng, với Visa là đối tác đầu tiên.</p><p>X cũng hợp tác chặt chẽ với xAI để tích hợp công nghệ AI vào mạng xã hội này, gần đây ra mắt phiên bản chatbot AI Grok-3 cho người dùng. Trong buổi giới thiệu hôm 18.2, Elon Musk gọi Grok-3 là “AI thông minh nhất trên Trái đất”.</p><div class="sc-empty-layer"></div> Microsoft từ bỏ các dự án trung tâm dữ liệu ở Mỹ và châu Âu, cổ phiếu Nvidia, Meta và Alphabet rớt giá https://1thegioi.vn/microsoft-tu-bo-cac-du-an-trung-tam-du-lieu-o-my-va-chau-au-co-phieu-nvidia-meta-va-alphabet-rot-gia-230856.html Thu, 27 Mar 2025 12:10:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/microsoft-tu-bo-cac-du-an-trung-tam-du-lieu-o-my-va-chau-au-co-phieu-nvidia-meta-va-alphabet-rot-gia-230856.html Việc Microsoft thu hẹp quy mô trong 6 tháng qua gồm việc hủy bỏ và trì hoãn hợp đồng thuê trung tâm dữ liệu, theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư TD Cowen (Mỹ). <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Microsoft từ bỏ các dự án trung tâm dữ liệu ở Mỹ và châu Âu, cổ phiếu Nvidia, Meta và Alphabet rớt giá</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">27/03/2025 12:10</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Việc Microsoft thu hẹp quy mô trong 6 tháng qua gồm việc hủy bỏ và trì hoãn hợp đồng thuê trung tâm dữ liệu, theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư TD Cowen (Mỹ).</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Microsoft đã từ bỏ các dự án trung tâm dữ liệu mới tại Mỹ và châu Âu với tổng công suất khoảng 2 gigawatt điện, theo các phân tích của TD Cowen. Nguyên nhân được cho là do dư thừa cụm máy tính phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI).</p><p>Các nhà phân tích này từng gây lo ngại cho nhà đầu tư vào tháng 2 khi công bố báo cáo về những hợp đồng thuê trung tâm dữ liệu ở Mỹ của Microsoft bị hủy bỏ. Họ cho biết động thái mới nhất phản ánh quyết định của Microsoft trong việc từ bỏ một số hoạt động kinh doanh mới với OpenAI. OpenAI là công ty khởi nghiệp tạo ra ChatGPT, được Microsoft đầu tư khoảng 13 tỉ USD.</p><p>Đầu năm nay, Microsoft và OpenAI đã điều chỉnh thỏa thuận hợp tác dài hạn, cho phép OpenAI sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của các công ty khác, miễn là Microsoft không có nhu cầu dùng tài nguyên này.</p><p>Các nhà phân tích của TD Cowen cho biết trong báo cáo nghiên cứu mới nhất rằng việc thu hẹp quy mô của Microsoft trong 6 tháng qua gồm việc hủy bỏ và trì hoãn hợp đồng thuê trung tâm dữ liệu. Các nhà phân tích này tiết lộ Google (thuộc Alphabet) đã tiếp quản một số hợp đồng thuê mà Microsoft từ bỏ ở châu Âu. Trong khi Meta Platforms đã tận dụng một phần công suất dư thừa này tại châu Âu.</p><p>“Nhờ các khoản đầu tư đáng kể mà chúng tôi đã thực hiện, công ty tôi có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu hiện tại và đang tăng lên của khách hàng”, đại diện Microsoft cho biết. Người này nói thêm rằng Microsoft năm ngoái đã tăng thêm nhiều công suất hơn bất kỳ năm nào khác trong lịch sử của mình.</p><p>"Dù có thể điều chỉnh chiến lược hoặc cơ sở hạ tầng của mình ở một số khu vực, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả thị trường. Điều này cho phép chúng tôi đầu tư và phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực tăng trưởng cho tương lai của mình", đại diện Microsoft nói thêm.</p><p>Microsoft cho biết vẫn đang đi đúng hướng để chi khoảng 80 tỉ USD để xây dựng các trung tâm dữ liệu AI trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6.2025. Các giám đốc Microsoft cho biết tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm tài chính tiếp theo của công ty.</p><p>Sau giai đoạn mở rộng nhanh chóng để hỗ trợ OpenAI và các dự án AI khác, Microsoft kỳ vọng chi tiêu sẽ chuyển từ xây dựng mới sang trang bị máy chủ và thiết bị tại các trung tâm dữ liệu hiện có.</p><p>Đại diện của Meta Platforms và Google không bình luận ngay lập tức về nghiên cứu từ TD Cowen.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/27/microsoft-tu-bo-cac-du-an-trung-tam-du-lieu-o-my-va-chau-au-co-phieu-nvidia-meta-va-alphabet-rot-gia.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/27/microsoft-tu-bo-cac-du-an-trung-tam-du-lieu-o-my-va-chau-au-co-phieu-nvidia-meta-va-alphabet-rot-gia.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/27/microsoft-tu-bo-cac-du-an-trung-tam-du-lieu-o-my-va-chau-au-co-phieu-nvidia-meta-va-alphabet-rot-gia.jpg" alt="microsoft-tu-bo-cac-du-an-trung-tam-du-lieu-o-my-va-chau-au-co-phieu-nvidia-meta-va-alphabet-rot-gia.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245547"><figcaption class="align-center">Microsoft từ bỏ các dự án trung tâm dữ liệu tại Mỹ và châu Âu, làm dấy lên lo ngại về tình trạng cung vượt cầu - Ảnh: Reuters</figcaption></figure><p>Đầu tuần này, ông Thái Sùng Tín (Chủ tịch gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba) đã cảnh báo về bong bóng tiềm ẩn trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu, nói rằng các dự án mới có thể vượt quá nhu cầu về dịch vụ AI.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Bong bóng ở đây đề cập đến việc đầu tư quá mức vào AI, có thể dẫn đến sự sụp đổ giống như các bong bóng kinh tế trước đây.</p></div><p>Dù Alibaba đã đầu tư mạnh vào AI, Thái Sùng Tín cho biết ông "sửng sốt trước những con số đầu tư khổng lồ đang được nhắc đến ở Mỹ".</p><p>"Người ta đang nói về 500 tỉ USD, hàng trăm tỉ USD. Tôi không nghĩ rằng điều đó hoàn toàn cần thiết. Theo một cách nào đó, nhiều người đang đầu tư trước cả khi nhu cầu thực sự xuất hiện", Chủ tịch Alibaba bình luận.</p><p>Thái Sùng Tín cũng bày tỏ lo ngại khi nhiều người bắt đầu nói về việc xây dựng trung tâm dữ liệu mà chưa có khách hàng, đồng thời nhận thấy "dấu hiệu khởi đầu của một bong bóng nào đó".</p><p>Trong khi đó, Alibaba có kế hoạch đầu tư ít nhất 380 tỉ nhân dân tệ (tương đương 52 tỉ USD) vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và AI ba năm tới. Điều này đánh dấu dự án điện toán lớn nhất từ ​​trước đến nay được tài trợ bởi một doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc.</p><p>“Chúng tôi tiếp tục tin rằng việc hủy bỏ và trì hoãn hợp đồng thuê cho thấy nguồn cung trung tâm dữ liệu đang dư thừa so với dự báo nhu cầu hiện tại”, các nhà phân tích của TD Cowen là Michael Elias, Cooper Belanger và Gregory Williams nhận định.</p><p>Cổ phiếu Microsoft đã giảm 1,3% xuống còn 389,97 USD tại thành phố New York (Mỹ) hôm 26.3. Cổ phiếu Nvidia, nhà cung cấp chip AI hàng đầu dùng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn, giảm 5,7% xuống còn 113,76 USD giữa lúc thị trường chứng khoán lao dốc.</p><p>Cổ phiếu Meta Platforms giảm 2,4% xuống 610,98 USD, còn cổ phiếu Alphabet giảm 3,3% xuống 167,14 USD.</p><p><b>Nvidia và xAI tham gia cùng Microsoft, BlackRock, MGX phát triển cơ sở hạ tầng AI</b></p><p>Nvidia cùng xAI của Elon Musk đã tham gia vào một liên minh do Microsoft, quỹ đầu tư MGX và BlackRock hậu thuẫn để mở rộng cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ, các công ty cho biết tuần trước, khi cuộc đua toàn cầu nhằm thống trị công nghệ này ngày càng gay gắt.</p><p>Liên minh này, được thành lập vào năm ngoái với mục tiêu ban đầu đầu tư hơn 30 tỉ USD vào các dự án liên quan đến AI, là một trong những nỗ lực lớn nhất nhằm tài trợ cho các trung tâm dữ liệu và cơ sở năng lượng cần thiết để vận hành các ứng dụng AI.</p><p>Liên minh đó hiện đã đổi tên thành AI Infrastructure Partnership (AIP). Nvidia, cố vấn kỹ thuật, sẽ tiếp tục vai trò của mình.</p><p>Động thái trên diễn ra hai tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố Stargate, sáng kiến cơ sở hạ tầng AI của khu vực tư nhân do SoftBank Group, OpenAI và Oracle hậu thuẫn, với kế hoạch huy động lên đến 500 tỉ USD. Các nhà đầu tư đã cam kết 100 tỉ USD để triển khai ngay lập tức, phần còn lại dự kiến sẽ được huy động trong bốn năm tới.</p><p>Việc huấn luyện các mô hình AI và xử lý dữ liệu quy mô lớn đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ, dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, các hãng công nghệ đang triển khai hàng nghìn chip AI trong các cụm máy chủ, thúc đẩy nhu cầu với các trung tâm dữ liệu chuyên dụng.</p><p>Để tài trợ cho nhu cầu điện toán và năng lượng, liên minh này đang tìm cách huy động tiền từ các nhà đầu tư, chủ sở hữu tài sản và tập đoàn, với mục tiêu lên đến 100 tỉ USD, gồm cả tài trợ nợ.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Tài trợ nợ là hình thức huy động vốn bằng cách vay nợ thay vì phát hành cổ phiếu hoặc sử dụng vốn tự có. Doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ vay tiền từ ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu để có nguồn vốn đầu tư, và phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo thỏa thuận.</p></div><p>“AIP đã thu hút được sự quan tâm đáng kể từ các đối tác và nguồn vốn kể từ khi thành lập vào tháng 9.2024”, liên minh này cho biết nhưng không tiết lộ tổng số tiền đã huy động được đến nay.</p><p>GE Vernova và công ty tiện ích NextEra Energy cũng sẽ tham gia liên minh, với vai trò lập kế hoạch chuỗi cung ứng và cung cấp các giải pháp năng lượng hiệu quả cao.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>GE Vernova là công ty con của General Electric (GE), chuyên về năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng năng lượng. Công ty này tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng gió (cả trên bờ và ngoài khơi), năng lượng hạt nhân, lưới điện thông minh, công nghệ giảm phát thải carbon.</p></div><p>AIP cho biết các khoản đầu tư của họ cũng sẽ tập trung vào các đối tác tại Mỹ cùng những quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).</p><p>OECD gồm 38 quốc gia thành viên, chủ yếu là các nền kinh tế phát triển. Một số thành viên OECD tiêu biểu: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Úc…</p><div class="sc-empty-layer"></div> Rộ tin iPhone 17 Pro hỗ trợ quay video 8K cực nét https://1thegioi.vn/ro-tin-iphone-17-pro-ho-tro-quay-video-8k-cuc-net-230846.html Wed, 26 Mar 2025 21:25:01 +0700 Thế giới số https://1thegioi.vn/ro-tin-iphone-17-pro-ho-tro-quay-video-8k-cuc-net-230846.html Tin đồn mới về thiết kế khung của iPhone 17 Pro vừa được đăng tải, hé lộ rằng các camera trên máy có thể quay video độ phân giải cao hơn nhiều so với mức 4K hiện tại. <div class="sc-longform-header sc-longform-header-default-normal block-sc-longform-header"><div class="sc-longform-header-text"><span class="sc-longform-header-cate block-sc-cate-name">Thế giới số</span><h1 class="sc-longform-header-title block-sc-title">Rộ tin iPhone 17 Pro hỗ trợ quay video 8K cực nét</h1><div class="sc-longform-header-meta"><span class="sc-longform-header-author block-sc-author">Sơn Vân</span> <span class="sc-text block-sc-text">•</span> <span class="sc-longform-header-date block-sc-publish-time">26/03/2025 21:25</span></div><p class="sc-longform-header-sapo block-sc-sapo">Tin đồn mới về thiết kế khung của iPhone 17 Pro vừa được đăng tải, hé lộ rằng các camera trên máy có thể quay video độ phân giải cao hơn nhiều so với mức 4K hiện tại.</p></div><div class="sc-longform-header-media"></div></div><p>Apple đang quay bộ phim tài liệu về <i>Bono</i> bằng độ phân giải 8K cực nét để phát trên kính thực tế hỗn hợp Vision Pro, nhưng đến nay chưa có iPhone nào có khả năng quay video vượt quá 4K. Tuy nhiên, leaker <i>Fixed Focus Digital </i>vừa gợi ý rằng độ phân giải khi quay video sẽ tăng lên trên iPhone 17 Pro.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Bono là nghệ sĩ, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Ireland, tên thật là Paul David Hewson. Ông là giọng ca chính của ban nhạc rock huyền thoại U2. Bono không chỉ nổi tiếng với sự nghiệp âm nhạc mà còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực, đặc biệt trong các vấn đề nhân quyền, xóa đói giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu. Bono đã tham gia nhiều chiến dịch từ thiện và vận động chính sách, làm việc với các tổ chức lớn như ONE Campaign và (RED) để hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi.</p></div><p>Leaker <i>Fixed Focus Digital</i> đăng thông tin trên mạng xã hội Weibo, trong đó có nội dung: “Với 8K trong tay, dòng iPhone 17 sẽ mang đến nhiều điều hơn nữa”. Đó là lần duy nhất trong bài <i>Fixed Focus Digital</i> nhắc đến video 8K hoặc camera. Phần còn lại của bài viết chủ yếu bàn luận về cảm giác cầm nắm iPhone 17 với thiết kế "nửa nhôm, nửa kính".</p><p>Bài đăng của <i>Fixed Focus Digital</i> đề cập đến dòng iPhone 17 nói chung, chứ không chỉ riêng iPhone 17 Pro. Dù vậy, gần như chắc chắn rằng bất kỳ nâng cấp đáng kể nào về camera cũng sẽ xuất hiện đầu tiên trên các mẫu iPhone Pro.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>Trong lĩnh vực công nghệ, leaker thường là những người rò rỉ thông tin về các sản phẩm sắp ra mắt của các công ty lớn như Apple, Samsung, Google. Leaker có thể là người trong nội bộ công ty, chuyên gia phân tích hoặc những người có nguồn tin đáng tin cậy. Họ thường đăng tải thông tin trên các nền tảng mạng xã hội như X, Weibo hoặc diễn đàn công nghệ. Một số leaker nổi tiếng có thể kể đến Ming-Chi Kuo, Mark Gurman, Ice Universe.</p></div><p>Đây cũng không phải lần đầu tiên có tin đồn iPhone sẽ hỗ trợ quay video 8K. Vào tháng 9.2024, rộ tin Apple đã thử nghiệm quay 8K trên iPhone 16 Pro. Song trên thực tế, Apple không cung cấp tính năng này cho bất cứ mẫu iPhone 16 nào. iPhone 16 Pro chỉ hỗ trợ quay video ở độ phân giải 4K với tốc độ 120 khung hình/giây.</p><p>Nếu iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max thực sự hỗ trợ 8K, nhiều khả năng tính năng quay video không gian (Spatial Video) cho Vision Pro cũng sẽ được nâng cấp lên độ phân giải cao hơn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc Apple sử dụng một hay hai cảm biến có khả năng quay video 8K trên dòng iPhone 17.</p><p>Fixed Focus Digital là leaker từng gây chú ý với thành tích đoán đúng về màu Desert Titanium của iPhone 16 Pro và tên gọi iPhone 16e.</p><figure><img src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/leaker-doan-dung-ten-iphone-16e-loan-tin-iphone-17-pro-ho-tro-quay-video-8k-cuc-net-2-.jpg" data-src="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/leaker-doan-dung-ten-iphone-16e-loan-tin-iphone-17-pro-ho-tro-quay-video-8k-cuc-net-2-.jpg" data-original="https://mtg.1cdn.vn/2025/03/26/leaker-doan-dung-ten-iphone-16e-loan-tin-iphone-17-pro-ho-tro-quay-video-8k-cuc-net-2-.jpg" alt="leaker-doan-dung-ten-iphone-16e-loan-tin-iphone-17-pro-ho-tro-quay-video-8k-cuc-net-2-.jpg" data-src-mobile="" data-file-id="245530"><figcaption class="align-center">Fixed Focus Digital loan tin iPhone 17 Pro hỗ trợ quay video 8K - Ảnh: Internet</figcaption></figure><p>Tin đồn về dòng iPhone 17 của Apple đã được bàn luận nhiều thời gian qua. Tháng trước, trang <i>GizmoChina</i> đưa tin toàn bộ dòng iPhone 17, gồm cả iPhone 17 Air siêu mỏng, sẽ được trang bị tấm nền OLED M14 mới nhất của Samsung.</p><p>Điều thú vị là tấm nền màn hình tiên tiến này lại không xuất hiện trên dòng smartphone Galaxy S25 cao cấp nhất của Samsung trong năm 2025.</p><p>OLED M14 là công nghệ màn hình tiên tiến nhất hiện nay của Samsung, có độ sáng cao hơn 20-30% so với tấm nền M13 trước đó, vốn được sử dụng trên dòng Galaxy S24.</p><p>Galaxy S25 Ultra được trang bị phiên bản cải tiến của M13 là M13+, nhưng vẫn thua kém M14.</p><p>Trước đây, M14 chỉ được dành riêng cho hai mẫu Pro trong dòng iPhone 16. Việc đưa M14 lên toàn bộ dòng iPhone 17 sẽ giúp Apple thu hẹp khoảng cách giữa mẫu tiêu chuẩn và Pro, mang đến trải nghiệm cao cấp hơn cho tất cả smartphone của mình.</p><p>Dòng Galaxy S25 có công nghệ AI ProScaler để cải thiện khả năng hiển thị hình ảnh, nhưng không thể hoàn toàn bù đắp được sự thiếu hụt về phần cứng do không sử dụng M14. Ngược lại, động thái này có thể giúp bộ phận di động của Samsung tiết kiệm chi phí, trong khi Samsung Display lại hưởng lợi từ việc bán các tấm nền OLED M14 đắt tiền hơn cho Apple.</p><div class="sc-hightlight-box block-sc-hightlight-box"><p>AI ProScaler là công nghệ nâng cấp hình ảnh bằng AI do Samsung phát triển để cải thiện chất lượng hiển thị trên màn hình điện thoại. Công nghệ này có thể:</p><p>- Nâng cấp độ phân giải: Sử dụng AI để cải thiện độ sắc nét và chi tiết của hình ảnh hoặc video có độ phân giải thấp lên gần với độ phân giải gốc của màn hình.</p><p>- Cải thiện độ rõ nét: Giúp văn bản, hình ảnh và video trông mượt mà hơn, giảm hiện tượng mờ hoặc nhiễu.</p><p>- Tối ưu hóa màu sắc và độ sáng: Điều chỉnh màu sắc và độ sáng một cách thông minh để phù hợp với từng khung hình hiển thị.</p></div><p>Với các fan của Apple, tin đồn về việc áp dụng OLED M14 trên toàn bộ dòng iPhone 17 là đáng chú ý. Điều này đồng nghĩa tất cả mẫu iPhone 17 đều có màn hình sáng hơn, rực rỡ hơn, chứ không chỉ giới hạn ở phiên bản Pro như dòng iPhone 16.</p><p>Theo trang <i>ETNews</i>, Apple có thể xóa bỏ khoảng cách về tốc độ làm tươi màn hình giữa các mẫu Pro và tiêu chuẩn trên dòng iPhone 17.</p><p>Điều này đồng nghĩa tất cả mẫu iPhone 17 đều có khả năng cuộn và hiển thị hình ảnh mượt mà hơn nhờ màn hình ProMotion 120Hz với công nghệ LTPO.</p><p>LTPO là viết tắt của Low-Temperature Polycrystalline Oxide (oxit đa tinh thể nhiệt độ thấp). Đây là công nghệ màn hình tiên tiến được sử dụng trong các thiết bị di động cao cấp, đặc biệt là các dòng smartphone hàng đầu. Công nghệ LTPO cho phép màn hình điều chỉnh tốc độ làm tươi một cách linh hoạt, tức màn hình có thể tự động điều chỉnh tốc độ làm tươi cho phù hợp với nội dung đang hiển thị.</p><p>Trước đây, màn hình ProMotion 120Hz chỉ dành cho hai mẫu Pro từ dòng iPhone 13 trở lên và iPhone tiêu chuẩn bị giới hạn ở mức 60Hz kém mượt mà hơn.</p><p>Apple có thể sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các cấp iPhone vào năm 2025 giúp iPhone 17 cạnh tranh hơn với một số smartphone Android hàng đầu có nhiều tính năng và tốc độ làm tươi màn hình cao.</p><p>Việc đưa công nghệ màn hình LTPO vào mẫu iPhone 17 rất quan trọng. LTPO cho phép tốc độ làm tươi thay đổi, nghĩa là màn hình có thể điều chỉnh tốc độ này dựa trên nội dung, giúp tiết kiệm pin trong khi vẫn mang lại trải nghiệm mượt mà hơn. Màn hình ProMotion thậm chí có thể giảm tốc độ làm tươi xuống 1Hz trên các mẫu iPhone 14 Pro.</p><p>Dù vẫn chưa rõ liệu iPhone 17 và iPhone 17 Air có thể giảm xuống mức 1Hz hay không, việc nâng cấp lên tốc độ làm tươi lên 120Hz nếu diễn ra chắc chắn là bước tiến đáng kể với iPhone tiêu chuẩn. Điều này khiến chúng hấp dẫn hơn với những người dùng ưu tiên trải nghiệm mượt mà và phản hồi nhanh.</p><p>Xu hướng gần đây của Apple là thu hẹp khoảng cách giữa iPhone tiêu chuẩn và Pro. iPhone 16 được cho có sự chênh lệch tính năng nhỏ nhất từ ​​trước đến nay với mẫu Pro, nên đã trở thành lựa chọn hấp dẫn.</p><p>Nếu tích hợp màn hình ProMotion vào iPhone 17, Apple có thể sẽ loại bỏ một trong những lợi thế chính còn lại của các mẫu Pro.</p><p>Các nhà phân tích trước đây ám chỉ khả năng iPhone không phải Pro sẽ nhận được màn hình ProMotion 120Hz. Tin đồn này, cùng với báo cáo mới nhất từ ​​<i>ETNews</i>, củng cố khả năng Apple nâng cấp màn hình cho toàn bộ dòng iPhone 17.</p><p>Những thay đổi được đồn đoán khác sẽ có trong dòng iPhone 17 gồm iPhone 17 Air siêu mỏng, chip A19 Pro, RAM 12GB, camera tele 48 megapixel trên các mẫu Pro, khả năng làm mát được cải thiện và camera trước được nâng cấp lên 24 megapixel.</p><div class="sc-empty-layer"></div>