Bài báo khoa học quốc tế về dầu khí Việt Nam được xem là bằng chứng chủ quyền biển đảo tin cậy. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít bài báo khoa học về dầu khí của Việt Nam được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. 

Rất ít bài báo khoa học về dầu khí Việt Nam đăng trên tạp chí quốc tế, vì sao?

Một Thế Giới | 18/06/2014, 14:31

Bài báo khoa học quốc tế về dầu khí Việt Nam được xem là bằng chứng chủ quyền biển đảo tin cậy. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít bài báo khoa học về dầu khí của Việt Nam được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. 

Nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng ít bài báo quốc tế  

Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, bài báo khoa học “Hệ thống dầu khí và cơ chế hình thành các bể trầm tích ở thềm lục địa Việt Nam” do TS Nguyễn Xuân Huy cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, vừa được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế Journal of Energy Sources, vào đầu tháng 6 năm nay. 
Ngoài ý nghĩa khoa học, nội dung bài báo còn có ý nghĩa góp phần khẳng định chủ quyền các bể dầu khí của Việt Nam ở biển Đông, cũng là chủ quyền biển đảo dưới góc độ khoa học, thông qua các bản đồ, bảng biểu, số liệu minh chứng khoa học.
Thực tế cho thấy, rất hiếm các công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam được đăng trên các tạp chí uy tín như: Elsevier, Taylor & Francis, Springer, mặc dù Việt Nam có rất nhiều chuyên gia giỏi, các giáo sư, tiến sĩ được xem là nhà khoa học đầu ngành.
Chính sách cản bước các nhà nghiên cứu khoa học?
Trao đổi, nhiều người trong ngành cho rằng, dù đã có nhiều thay đổi, nhưng đến nay, chính sách thu hút người giỏi và môi trường làm việc ở các trường đại học, viện nghiên cứu vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Điều này khiến đa số các nhà khoa học hiện chỉ thích đi làm thuê các dự án bên ngoài do có thu nhập cao. 
Rất ít người quan tâm, cũng như có cơ hội giao lưu học thuật và tham gia các hội nghị quốc tế. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến vấn đề nghiên cứu khoa học của Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới.
Rat it bai bao khoa hoc ve dau khi Viet Nam dang tren tap chi quoc te, vi sao?
Hệ thống bể trầm tích trên biển Đông Việt Nam - bản đồ trong bài báo khoa học của TS Nguyễn Xuân Huy vừa được công bố trên tạp chí Journal of Energy Sources
Ngay tác giả bài báo khoa học “Hệ thống dầu khí và cơ chế hình thành các bể trầm tích ở thềm lục địa Việt Nam”, TS. Nguyễn Xuân Huy, người có nhiều công trình công bố quốc tế, cũng cho biết: ông mới chỉ viết duy nhất một bài liên quan đến dầu khí ở biển Đông Việt Nam. Nguyên nhân: rất khó để có thể công bố tiếp theo, vì điều kiện làm việc, cơ sở vật chất nghiên cứu và chế độ đãi ngộ trong trường đại học ở Việt Nam chưa đáp ứng được. 
Hiện nay, ngành dầu khí đóng góp ngân sách lớn, khoảng 20% GDP cho đất nước mỗi năm. Tuy nhiên, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực ở các trường đại học có chuyên ngành dầu khí trong nước còn quá kém, chưa tương xứng với tiềm lực tài chính vốn có. 
Theo TS Huy, cho đến nay, cả nước chỉ có hai trường có kinh nghiệm đào tạo đúng nghĩa chuyên ngành kỹ thuật dầu khí, là: ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội và ĐH Bách khoa TP.HCM. Tuy nhiên thực tế, cả hai đơn vị này hiện đang rất thiếu thốn về cơ sở vật chất giảng dạy, giảng viên. Điển hình như: không có phòng thí nghiệm thực hành, nên giảng viên chủ yếu chỉ giảng dạy lý thuyết suông.  
Nhiều sinh viên giỏi và giảng viên có năng lực, kinh nghiệm đều không muốn ở lại trường, do mức lương thấp và điều kiện làm việc hạn chế. Các doanh nghiệp dầu khí có môi trường làm việc thuận lợi, chuyên nghiệp hơn trường học, cùng mức thu nhập cao và phúc lợi hậu hĩnh – một đặc thù của ngành dầu khí  – thường là nơi “hút” nguồn nhân lực này.
“Vì sao Nhật Bản, Hàn Quốc,… chẳng có mỏ dầu khí nào nhưng ngành công nghiệp năng lượng (dầu khí) của họ lại phát triển thuộc hạng đẳng cấp thế giới. Đó là do họ quan tâm đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực trong các trường ĐH, viện nghiên cứu. Vì vậy, họ hoàn toàn làm chủ công nghệ thăm dò và khai thác ở các mỏ dầu khí trên khắp thế giới. 
Trong khi đó, về cơ bản, công nghệ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào yếu tố nước ngoài, về công nghệ, thiết bị, thậm chí là cả nhân lực từ các tập đoàn dầu khí quốc tế”, TS Huy trăn trở cho biết. 
Lê Quỳnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rất ít bài báo khoa học về dầu khí Việt Nam đăng trên tạp chí quốc tế, vì sao?