Bộ Công Thương cho biết từ đầu năm tới nay đã có 10 lần giữ giá xăng dầu thông qua Quỹ bình ổn, với tổng số tiền hơn 5.500 tỉ đồng đã được chi ra.

Quỹ bình ổn đã chi hơn 5.500 tỉ đồng để ghìm giá xăng dầu tăng mạnh

18/10/2018, 05:40

Bộ Công Thương cho biết từ đầu năm tới nay đã có 10 lần giữ giá xăng dầu thông qua Quỹ bình ổn, với tổng số tiền hơn 5.500 tỉ đồng đã được chi ra.

Giá xăng dầu thời gian qua liên tục tăng - Ảnh: Internet

Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 17.10, Bộ Công Thương cho biết từ đầu năm đến nay đã có 19 kỳ điều hành giá. Trong đó chỉ có 2 lần giảm giá và có tới 10 lần giữ giá xăng dầu thông qua Quỹ bình ổn, với tổng số tiền được chi lên tới hơn 5.500 tỉ đồng.

Tính đến ngày 31.8 vừa qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 3.100 tỉ đồng. Hoạt động của Quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua đã khá hiệu quả trong điều hành, góp phần kiểm soát giá các mặt hàng, qua đó góp phần ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá xăng tăng kéo theo nhiều mặt hàng sẽ tăng, ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Đặc biệt là trong năm tới, khi thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng sẽ tăng lên mức kịch trần 4.000 đồng/lít thì vai trò của Quỹ bình ổn ngày càng quan trọng.

Ở kỳ điều hành xăng dầu gần đây nhất là vào ngày 6.10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON92 lên tới 1.563 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 700 đồng/lít. Dầu diesel ở mức 400 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít. Tuy nhiên, giá xăng dầu vẫn đồng loạt tăng mạnh từ 400 đồng/lít lên tới gần 800 đồng/lít

Trong một diễn biến khác tại buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho biết vừa qua Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3720/QĐ-BCT với những phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019-2020.

Theo đó, Bộ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, tương đương 36%. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cho giai đoạn 2019-2020 tập trung vào 14 ngành nghề.

Theo đó, lĩnh vực án toàn thực phẩm được đề xuất cắt giảm 79 điều kiện; đơn giản hóa 34 điều kiện trong tổng số 132 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Llĩnh vực kinh doanh thuốc lá sẽ được chuyển hậu kiểm 8/65 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này. Về lĩnh vực kinh doanh rượu, đề xuất cắt giảm 6 điều kiện, chuyển hậu kiểm 7 điều kiện trong tổng số 30 điều kiện.

Với lĩnh vực điện lực, đề xuất cắt giảm 7 điều kiện, đơn giản hóa 2 điều kiện, chuyển hậu kiểm 3 điều kiện trên tổng số 49 điều kiện hiện hành.

Đối với lĩnh vực hóa chất, đề xuất cắt giảm 15 điều kiện, đơn giản hóa 24 điều kiện, chuyển hậu kiểm 12 điều kiện trên tổng số 77 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực.

"Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5%, cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này, tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%", ông Sơn cho hay.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quỹ bình ổn đã chi hơn 5.500 tỉ đồng để ghìm giá xăng dầu tăng mạnh