Đó là nhận định của Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1/2019 diễn ra chiều 11.4.

Quý 1: Kinh tế vẫn phụ thuộc FDI, cổ phần hóa DNNN giậm chân tại chỗ

11/04/2019, 16:05

Đó là nhận định của Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1/2019 diễn ra chiều 11.4.

Ảnh minh hoạ từ Internet

Theo VEPR, với mức tăng trưởng đạt 6,79% của quý 1, mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi.

Tuy nhiên, trước diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chủ nghĩa bảo hộ, rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tương lai không rõ ràng của tiến trình Brexit và mâu thuẫn trong nội bộ khu vực EU, sự "thất thường" của Tổng thống Mỹ Donald Trump… đang khiến tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 trở nên bất định hơn do có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.

Tỷ lệ lạm phát bình quân quý 1 đang ở mức vừa phải (2,63%), tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng thời gian gần đây. Tác động của việc tăng giá điện và xăng dầu vừa qua đến CPI có thể kéo dài tới 2-6 tháng. Do vậy, để đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4%, chính sách tiền tệ của NHNN vẫn cần sự thận trọng.

VEPR dự báo tăng trưởng cả năm 2019 là 6,8%.

Theo VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 1 ở mức 6,79%, thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (7,45%). Đáng lưu ý là sự sụt giảm mạnh của chỉ số PMI xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua vào tháng 2.2019 do sự sụt giảm về lượng việc làm và hàng tồn kho khiến mức độ lạc quan của nhà sản xuất cũng giảm đáng kể.

Tăng trưởng của nền kinh tế vẫn tiếp tục phụ thuộc vào FDI và xuất khẩu của khu vực này trong khi cổ phần hóa khu vực DNNN tiếp tục dậm chân tại chỗ. Trong quý 1, có 43,5 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động, nhưng cũng có tới 14,8 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động (tăng 20,8%); 15,3 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể và 4,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 23,9%).

Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu và môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện.

Tỷ lệ lạm phát bình quân quý 1 đang ở mức vừa phải (2,63%), tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Tác động của việc tăng giá điện và xăng dầu vừa qua đến CPI có thể kéo dài tới 2 - 6 tháng. Do vậy, để đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4%, chính sách tiền tệ của NHNN vẫn cần sự thận trọng.

Sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP, EVFTA và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay. Trong quý 1/2019, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.

Dòng vốn từ Trung Quốc, ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Cổ phần hóa khu vực DNNN gần như không có sự tiến triển trong suốt 1 năm qua. Khó khăn trong quá trình định giá tài sản và tâm lý sợ trách nhiệm dường như đang là rào cản chính của quá trình này.

Cuối cùng, VEPR cho rằng ở mức độ dài hạn hơn, Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên là thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Một khi vấn đề thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh chưa được giải quyết, những thành tích về tăng trưởng hay lạm phát đang phải dựa vào một nền tảng bấp bênh.

Lam Thanh

Bài liên quan
Nhu cầu chip AI của Nvidia vẫn bùng nổ nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại khiến nhà đầu tư lo ngại
Nvidia hôm 20.11 dự báo mức tăng trưởng doanh thu chậm nhất trong 7 quý, không đáp ứng được kỳ vọng cao của một số nhà đầu tư đã biến hãng chip trí tuệ nhân tạo (AI) Mỹ này thành công ty có giá trị nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quý 1: Kinh tế vẫn phụ thuộc FDI, cổ phần hóa DNNN giậm chân tại chỗ