Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội thông báo đại dịch COVID-19 khiến hơn 21.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ từ trần, để lại nhiều đau thương, mất mát to lớn.

Quốc hội mặc niệm đồng bào tử vong, cán bộ chiến sĩ hy sinh bởi COVID-19

Lam Thanh | 20/10/2021, 09:15

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội thông báo đại dịch COVID-19 khiến hơn 21.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ từ trần, để lại nhiều đau thương, mất mát to lớn.

Sáng 20.10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15 chính thức khai mạc. Khác với thông lệ, kỳ họp cuối năm nay được rút ngắn tối đa thời gian để tạo điều kiện cho Chính phủ và các bộ ngành, địa phương chống dịch, lo phục hồi và phát triển kinh tế.

Tổng thời gian của kỳ họp này là 17 ngày, dự kiến bế mạc vào 13.11. Kỳ họp được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt.

Trong đợt 1, Quốc hội họp trực tuyến trong 11 ngày (từ ngày 20 - 30.10). Đợt 2 họp tập trung tại Nhà Quốc hội trong 6 ngày, từ ngày 8 - 13.11. 

mn.png
Quốc hội mặc niệm đồng bào tử vong, chiến sĩ hy sinh bởi dịch COVID-19

Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội cho rằng trong thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội. Đại dịch khiến hơn 21.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tử vong, hy sinh, để lại nhiều đau thương, mất mát to lớn.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội chia sẻ sâu sắc về những tổn thất, mất mát mà nhân dân phải gánh chịu; xin được ghi công, tôn vinh những đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã quên mình phục vụ nhân dân, đất nước. Để tri ân, tưởng nhớ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ từ trần, hy sinh, đề nghị các đại biểu dành một phút mặc niệm”, ông Mẫn nêu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15 diễn ra sau khi Hội nghị Trung ương diễn ra tốt đẹp. Trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới, nền kinh tế toàn đang chậm lại và có sự phân hóa; sự đứt gãy các mắt xích quan trọng trong chuối cung ứng toàn cầu kéo dài hơn so với dự đoán…

Trong nước, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của nhân dân. Kinh tế quý 3 chỉ số âm so với cùng kỳ, khiến kinh tế 9 tháng tăng trưởng thấp,dự báo cả năm chỉ được 2,5%, thấp xa so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra; nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản; việc làm, đời sống người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Một số chỉ tiêu không đạt nhưng kinh tế vĩ mô ổn đinh, nông nghiệp tăng trưởng khá và vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế; thu ngân sách và các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo...

Quốc hội đánh giá cao việc điều hành của Chính phủ, cảm ơn sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp, đồng bào ta ở nước ngoài…

“Qua gian nan, thử thách, ý chí kiên cường của dân tộc ta được phát huy hơn bao giờ hết. Quốc hội chia sẻ sâu sắc với những thiệt hại mà người dân, doanh nghiệp phải gánh chịu”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Theo nội dung chương trình, Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.

Cụ thể, Quốc hội xem xét các báo cáo về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có nội dung về việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15; Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024…

Tại phiên khai mạc vào sáng 20.10, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp, Chính phủ sẽ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tiếp đó Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ có Báo cáo thẩm tra đánh giá về báo cáo này của Chính phủ…

Tại phiên họp thứ 4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 như Chính phủ trình và đề nghị tập trung một số nội dung trong tâm như: Thực hiện chuyển đổi sang mô hình thích ứng an toàn với dịch bệnh; xây dựng phương án, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tại một số địa phương; bảo đảm đủ nguồn cung vắc xin, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, nâng cao năng lực hệ thống y tế, tăng cường khả năng điều trị bệnh...

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội mặc niệm đồng bào tử vong, cán bộ chiến sĩ hy sinh bởi COVID-19