Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý các nguồn lực phục vụ phòng chống dịch COVID-19

Lam Thanh | 14/06/2022, 11:11

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Sáng 14.6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua hai nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023.

Giám sát việc huy động, quản lý các nguồn lực phục vụ phòng chống dịch

Theo đó, với 475 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết, có 469 tán thành (chiếm 94,18%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát là việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn 2020 - 2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng từ ngày 1.1.2018 đến ngày 31.12.2022 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung giám sát là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc: Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng…

qh.jpg
Quốc hội đã biểu quyết thông qua hai nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023

Đoàn giám sát cũng kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Giám sát về việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Quốc hội cũng tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, với 471 đại biểu tham gia biểu quyết, có 465 đại biểu tán thành (chiếm 93,37%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Phạm vi giám sát về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ tháng 7.2021 đến hết tháng 6.2023 trên phạm vi cả nước; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững từ tháng 7.2021 đến hết tháng 6.2023 trên phạm vi cả nước; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ tháng 7.2020 đến hết tháng 6.2023 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: HĐND, UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: HĐND, UBND 51 tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4.4.2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung giám sát nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý các nguồn lực phục vụ phòng chống dịch COVID-19